Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương V: Đau Khổ

08/12/201016:47(Xem: 10375)
Chương V: Đau Khổ

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG V
ĐAU KHỔ
(AFFLICTIONS)

Chúng ta đã nói vềnhững cảm xúc đau khổ và những tác hại mà chúng gây ra cho tâm hồn chúng ta.Tôi phải công nhận rằng chúng ta ai cũng có những cảm xúc như tức giận, khaokhát… .Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chúng ta bỏ mặt những cảm xúc đó.Tôi biết rằng ở trường Tâm lý Western người ta khuyến khích bày tỏ biểu lộ mọicảm giác và cảm xúc, thậm chí là những cảm xúc tức giận. Dĩ nhiên là có một sốngười đã gặp phải một số vấn đề đau thương mất mát trong quá khứ của họ, nếunhững cảm xúc này bị kìm nén, quả thực chúng có thể gây ra những tác hại tâm lýlâu dài. Trong trường hợp như vậy, nói theo kiểu người Tây Tạng "Khi vỏ sòhé mở, cách tốt nhất làm cho nó sạch sẽ là hãy thổi vào nó!".

Vì vậy , tôi thật sự cảmthấy rằng những ai rèn luyện tâm hồn nên chọn cho mình một phương pháp kháng cựnhững cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, tình cảm lưu luyến , ganh tị và phải pháthuy tối đa khả năng kềm chế của mình. Thay vì tự cho phép mình đam mê những cảmxúc mạnh mẽ, chúng ta nên cố gắng giảm thiểu sự lôi cuốn cám dổ của chúng. Nếuchúng ta tự hỏi bản thân rằng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi chúng ta tức giậnhay khi chúng ta bình tĩnh sáng suốt, thì câu trả lời quá rõ ràng. Như trướcđây chúng ta đã thảo luận, trạng thái tinh thần rối loạn là do những cảm xúcđau khổ xuất hiện làm chúng ta mất thăng bằng, chúng làm cho chúng ta bất an vàbuồn phiền. Đ ể tìm được nguồn hạnh phúc lâu dài, chúng ta phải chiến đấu vớinhững cảm xúc đau khổ này. Chúng ta có thể đạt được qua việc rèn luyện và nổlực bền bỉ trong suốt một khoảng thời gian dài- cũng có thể là cả cuộc đời haytừ đời này sang đời khác.

Như chúng ta đã biết,những nổi đau tinh thần không hoàn toàn biến mất; chúng cũng không đơn giảntiêu tan theo thời gian . Chúng chỉ kết thúc khi chúng ta tỉnh táo đẩy lùichúng, giảm thiểu tác hại của chúng và cuối cùng loại trừ chúng hoàn toàn.

Nếu chúng ta muốn thànhcông, chúng ta phải biết cách tham gia chiến đấu với những cảm xúc đau khổ đó.Chúng ta bắt đầu luyện tập học thuyết Dharma của Đ ức Phật bằng cách đọc vànghe những bậc thầy kinh nghiệm giảng giải. Đ ây là cách để chúng ta có thể cảithiện hoàn cảnh khó khăn của mình trong vòng luẩn quẩn của cuộc đời và trở nênnhuần nhuyễn những phương pháp luyện tập giúp chúng ta thoát khỏi vòng luẩnquẩn đó. Với sự nghiên cứu học tập như vậy chúng ta sẽ có được "những hiểubiết có được nhờ lắng nghe". Nó cũng là nền tảng cần thiết cho việc khaithông tâm hồn. Sau đó chúng ta phải suy ngẫm về tất cả những kiến thức và thôngtin mà chúng ta đã học hỏi được, rút ra những kết luận thâm thuý. Làm như vậychúng ta sẽ có được "những hiểu biết có được nhờ chiêm nghiệm". Mổikhi chúng ta có được sự tin tưởng tuyệt đối vào những gì mình đã học hỏi được,chúng ta trầm tư thiền định về những vấn đề đó, nhờ vậy tâm hồn của chúng ta cóthể hòa tan, trộn lẫn vào những vấn đề mà bản thân đã đọc được. Điều này đemđến cho chúng ta sự nhận thức được goi là "những hiểu biềt có được nhờthiền định".

Ba mức độ hiểu biết nàyrất quan trọng trong việc đánh giá những thay đổi thật ự trong cuộc đời chúngta. Với những hiểu biết có được qua việc nghiên cứu học tập, lòng tin tường củachúng ta trở nên sâu sắc hơn, tạo ra sự thông suốt về thiền định. Nếu chúng tathiếu mất những hiểu biết có được qua nghiên cứu học tập và chiêm nghiệm thìcho dù chúng ta có thiền định chuyên tâm, chúng ta cũng sẽ gặp phải một số khókhăn lớn để có thể thông suốt về vấn đề mà chúng ta thiền định, đó cũng là bảntính luẩn quẩn của những điều đau khổ của chúng ta. Điều này cũng giống như làchúng ta bị ép buộc phải gặp một người mà chúng ta không muốn gặp. Vì vậy chúngta phải cố gắng thực hiện được 3 mức độ hiểu biết này liên tục với nhau .

Hoàn cảnh xung quanh ảnhhưởng nhiều đến chúng ta. Chúng ta cần phải có một không gian yên tĩnh để thựchiện việc luyện tập. Điều quan trọng là chúng ta cần phải luyện tập ở những nơivắng vẻ- có vậy tâm hồn chúng ta mới không bị xao lãng.

KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT
( OUR MOST DESTRUCTIVEENEMY)
Việc luyện tập Dharmacủa chúng ta phải là một quá trình nổ lực không ngừng nhằm đạt được trạng tháithoát khỏi những điều đau khổ. Nó không đơn giản là một hành vi đạo đức qua đóchúng ta tránh những điều tiêu cực và phát huy những điều tích cực. Trong việcluyện tập Dharma, chúng ta cố tìm cách vượt qua hoàn cảnh mà tất cả chúng tađều gặp phải: những nạn nhân của đau khổ – kẻ thù số một của sự bình an tronglòng chúng ta. Những đau khổ này như là tình cảm lưu luyến, lòng căm thù, tínhkiêu căng, lòng tham…- là những cảm xúc xui khiến chúng ta cư xử theo những xuhướng tạo ra những đau khổ cho chính bản thân mình. Trong khi luyện tập nhằmđạt được sự bình an và hạnh phúc trong tâm hồn, chúng ta phải luôn xem chúngnhư là ma quỷ, bởi vì chúng giống như là ma quỷ, chúng luôn ám ảnh chúng ta,chúng chẳng đem đến ích lợi gì ngoài những điều đau khổ bất hạnh. Trạng tháivượt ra khỏi những cảm xúc và những suy nghĩ tiêu cực, vượt ra khỏi mọi nỗibuồn phiền gọi là Niết Bàn (Nirvana).

Ban đầu chúng ta khôngthể đối đầu trực tiếp với những sức mạnh tiêu cực này. Chúng ta phải từ từ tiếpcận chúng. Trước hết chúng ta phải áp dụng hình phạt; chúng ta kềm chế để khôngbị áp đảo bởi những suy nghĩ và cảm xúc này. Chúng ta làm như vậy bằng cáchchọn một hình phạt hợp với luân thường đạo lý. Theo Phật giáo, điều này cónghĩa là chúng ta kềm chế 10 hành vi phi đạo đức. Những hành vi này là biểuhiện của những nổi đau tinh thần sâu sắc: tức giận, căm thù và lòng lưu luyến.

Khi chúng ta suy nghitheo chiều hướng này, chúng ta sẽ nhận ra rằng những cảm xúc cao độ như lònglưu luyến – đặc biệt là cảm xúc tức giận và căm thù – rất có hại khi chúng xuấthiện. Chúng ta có thể nói rằng những cảm xúc này là một lực lượng phá hoại thậtsự đối với thế gian này. Chúng ta có thể nói rằng hầu hết mọi rắc rối và đaukhổ mà chúng ta gặp phải đều do những cảm xúc tiêu cực này gây ra. Chúng ta cóthể nói rằng mọi đau khổ đều là hậu quả của những cảm xúc tiêu cực như lưuluyến, lòng tham, ganh tị, ngạo mạn, tức giận và căm thù.

Mặc dù ngay tức thờichúng ta không thể diệt trừ tận gốc những cảm xúc này, nhưng ít ra chúng tacũng không hành động theo những cảm xúc đó. Từ đây, chúng ta phát huy nổ lựcchiêm nghiệm thiền định của mình để chống lại những đau khổ tâm hồn của chúngta và luyện tập một lòng từ bi sâu sắc hơn. Sau cùng chúng ta sẽ trừ diệt mọiđau khổ này. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có được nhận thức về tìnhtrạng trống rỗng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2024(Xem: 2023)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Dân gian VN ta có câu: ''Lễ lạy quanh năm, không bằng tạo Phúc rằm tháng giêng?'' Vì sao thế? Vì ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày Rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau tạo phúc. Cùng trong ý niệm đó, xin chia sẻ với chư vị thiện pháp Rằm Thượng Nguyên tại quê nhà, qua lời tường trình của Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN!
16/02/2024(Xem: 2611)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm Năm hết Tết đến rồi, trong tâm tình : ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'' của người con Phật, vào hôm qua (05 Feb 24) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
07/02/2024(Xem: 2725)
Tại Bịnh Viện Ung Thư, Phân Khoa Nhi Đồng, Cô Giác Ngọc Phước, trao Tịnh Tài của Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas, tận giường bịnh cho các em đang được điều trị tại đây, đóng tiền Hóa & Xạ Trị.
03/02/2024(Xem: 2706)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 THIỀN SƯ TRẦN NHÂN TÔNG ĐÃ NHẮC NHỞ GÌ... (HT. Thích Phước An), trang 4 BÊN THỀM CHÂN NHƯ (thơ HT. Thích Thắng Hoan), trang 5 DUYÊN SANH TỨC VÔ SANH (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 MỘT THOÁNG TRONG MƠ HIỆN TRỞ VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 16
01/02/2024(Xem: 2362)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Ngào ngạt hương Xuân dẫu tại xứ Người không mất gốc Lung linh ánh lửa dù xa quê cũ chẳng quên nguồn.'' Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ và tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ gọi là: '' Của Ít Lòng Nhiều ''..
17/01/2024(Xem: 1841)
Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức. Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!
18/12/2023(Xem: 3233)
Hiểu thêm về chữ Tu Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là: Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)
18/12/2023(Xem: 2713)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
20/11/2023(Xem: 2666)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 2751)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]