Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương II: Thiền Định, Bước Khởi Đầu

08/12/201016:42(Xem: 11305)
Chương II: Thiền Định, Bước Khởi Đầu

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG II
THIỀN ĐỊNH, BƯỚC KHỞI ĐẦU
(MEDITATION, A BEGINNING)

Trong chương này, chúngta nghiên cứu những kỹ thuật thay đổi những thói quen suy nghĩ xấu của chúng tathành những thói quen suy nghĩ đức độ. Có hai phương pháp thiền định mà chúngta sẽ ứng dụng luyện tập. Thứ nhất , thiền định phân tích (analyticalmeditation), là phương pháp hoà mình với những tư tưởng mới và quan điểm tháiđộ mới. Thứ hai, thiền định cố định ( settled meditation), tập trung tư tưởng vàomột vấn đề nhất định.

Mặc dù chúng ta luônkhát vọng tìm kiếm hạnh phúc và mong muốn vượt qua đau khổ, chúng ta vẫn cứphải nếm trải những đau khổ và bất hạnh. Tại sao lại như vậy? Phật giáo chorằng chúng ta thật sự kháng cự những nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình nhưngchúng ta lại miễn cưỡng tham gia những hành vi tạo cho chúng ta niềm hạnh phúclâu bền. Điều này xảy ra như thế nào? Trong đời sống hằng ngày của mình, chúngta thường bị chi phối bởi những suy nghĩ và những cảm xúc mạnh mẽ làm cho chúngta có sự suy nghĩ tiêu cực . Sa vào vòng luẩn quẩn này, chúng ta tạo ra đau khổkhông những cho chính bản thân mình mà còn cho những người khác. Chúng ta phảiquyết tâm ngưng ngay những khuynh hướng này và thay thế chúng bằng những thóiquen mới hành động mới. Giống như một cành cây được ghép vào môt thân cây, nódần dần hòa nhập vào thân cây và tạo ra một cây mới . Chúng ta nuôi dưỡng, pháthuy những khuynh hướng mới bằng cách cố gắng trau dồi việc rèn luyện nhân đức .Đây là ý nghĩa và là đối tượng thật sự của việc luyện tập thiền định.

Suy niệm về bản chất đaukhổ của cuộc đời, suy niệm về những phương pháp để kết thúc đau khổ bất hạnhcủa bản thân là một hình thức thiền định. Qúa trình thay đổi những quan niệm vềcuộc đời, trạng thái tâm hồn tìm kiếm niềm hạnh phúc và vượt qua đau khổ lànhững gì mà chúng ta muốn nói khi chúng ta sử dụng 2 chữ thiền định. Chúng tacó khuynh hướng bị tác động và làm cho tâm hồn của mình đi theo những lối mòních kỷ. Thiền định là một quá trình mà ta có thể chế ngự được tâm trí, hướng nótheo chiều hướng nhân đạo. Thiền định có thể được xem như là một kỹ thuât màchúng ta dùng để hạn chế ảnh hưởng của những thói quen suy nghĩ cũ, phát huynhững thói quen suy nghĩ mới. Nhờ vậy, chúng ta ngăn mình tránh những hành vi phiđạo đức về tâm hồn, lời nói, hành động dẫn chúng ta đến những đau khổ và bấthạnh. Thiền định được ứng dụng rộng rãi trong phương pháp rèn luyện tâm hồn củachúng ta.

Kỹ thuật thiền định nàykhông phải chỉ có nhũng môn đồ Phật giáo mới biết đến và ứng dụng. Ví dụ nhưmột nhạc sĩ tập luyện tập bàn tay của mình, vận động viên tập luyện phản xạ,nhà ngôn ngữ học tập luyện thính giác, học giả tập luyện tri thức của mình vàchúng ta tập luyện điều khiển tâm hồn mình đều có thể biết đến và ứng dụngđược.

Vậy nên, hoà mình vàoviệc rèn luyện tâm hồn là một hình thức thiền định. Chỉ đơn giản là đọc quanhững kỹ thuật thiền định một vài lần thì chẳng có ích lợi gì. Chúng chỉ có íchnếu bạn chú tâm vào, bạn suy niệm về những vấn đề mà chúng ta đã đề cập đến ởchương trước v? những hành vi phi đạo đức, những lời nói vô nghĩa, sau đó chúngta khảo sát chúng một cách toàn diện hơn nhằm mở rộng sự hiểu biết của mình.Bạn càng khảo sát suy xét tỉ mỉ về một vấn đề, bạn càng thấu hiểu vấn đề đó sâusắc hơn. Điều này giúp bạn đánh giá đúng những gía trị của nó. Nếu qua sự phântích của mình, bạn chứng minh được một vấn đề nào đó hoàn toàn không có gía trịgì,vậy thì bạn hãy quên nó đi. Nếu như, một cách khách quan bạn nhận thấy mộtvấn đề nào đó là đúng đắn , thì niềm tin của bạn đặt vào vấn đề đó có một sựbền vững mạnh mẽ. Toàn bộ quá trình nhgiên cứu khảo sát này được xem như là mộthình thức thiền định.

Chính Đức Phật đã nói:"Những nhà sư và những người khôn ngoan đã không đơn giản chấp nhận nhữnglời nói của tôi mà không có sự tin tưởng tôn kính trong lòng . Các bạn nên nắmbắt mọi vấn đề bằng sự phân tích phê bình và chấp nhận chúng dựa trên cơ sở làchính sự hiểu biết của mình".Câu nói đáng nhớ này mang nhiều ẩn ý. Rõ rànglà Đức Phật muốn nói với chúng ta rằng khi chúng ta muốn đọc một đoạn văn.Chúng ta nên không những dựa vào sự nồi tiếng của tác giả mà chúng ta còn phảidựa vào nội dung của chính đọan văn đó. Khi nắm bắt được nội dung, chúng ta nêndựa vào chủ đề chính và ý nghĩa của đoạn văn đó hơn là lối hành văn được ứngdụng trong đoạn văn đó. Khi liên hệ tới chủ đề chính, chúng ta nên dựa vàonhững hiểu biết và những kinh nghiệm của chính mình hơn là dựa vào những cảmxúc tâm hồn. Nói cách khác, chúng ta phải phát huy những kiến thức của Dharma.Chúng ta phải ứng dụng rộng rãi những chân lý của Đức Phật vào trong chính đờisống hàng ngày của chúng ta, có như vậy chúng mới được phản ánh rõ rệt. Lòng từbi sẽ kém gía trị khi nó vẫn còn là một khái niệm trong tâm hồn. Lòng từ biphải được thể hiện qua thái độ cư xử của chúng ta đối với mọi người, nó đượcphản ánh qua những suy nghĩ và những hành vi của chúng ta. Khái niệm về lòngkhiêm tốn không làm giảm tính kiêu ngạo của chúng ta; nó phải được thể hiện quanhững suy nghĩ và những hãnh động thật sự của chúng ta.

HOÀ MÌNH VÀO MỘT ĐỐI TƯƠÏNG CHỌN LỌC
(FAMILIARITY WITH ACHOSEN OBJECT)
Tiếng Tây Tạng gọi thiềnđịnh là "gom", có nghĩa là "hòa mình". Khi chúng ta ứngdụng thiền định có nghĩa là chúng ta hòa mình vào một đối tượng chọn lọc nàođó. Đối tượng này không cần phải là một đối tượng vật chất cụ thể như một bứcảnh về Đức Phật hay một bức ảnh về chúa Jesus trên thập tự giá. Đối tượng chọnlọc có thể là một phẩm chất tinh thần trừu tượng mà chúng ta dung dưỡng trongtâm hồn. Nó cũng có thể là những cử động đều đặn của hơi thở chúng ta mà chúngta tập trung vào để chế ngự sự bất an trong lòng. Nó cũng có thể là chính trithức của chúng ta. Tất cả những phương pháp này được trình bày rõ ở những trangsau. Bằng những phương pháp này, kiến thức của chúng ta về đối tượng mà chúngta chọn lọc sẽ gia tăng.

Ví dụ, khi chúng taquyết định nên mua xe hiệu nào, chúng ta phân tích lợi hại của từng hiệu xekhác nhau, và chúng ta quyết định chọn hiệu xe nào đó, từ đó chúng ta cân nhắcsuy xét những phẩm chất của hiệu xe đó, hiểu biết của chúng ta về hiệu xe đótăng lên. Chúng ta có thể trau dồi những đức hạnh về lòng khoan dung của mìnhtheo cách như vậy. Chúng ta cũng cân nhắc những tính chất cấu thành lòng khoandung, cân nhắc sự bình an mà lòng khoan dung đem đến cho tâm hồn chúng ta, cânnhắc sự ngưỡng mộ mà mọi người dành cho những ai có lòng khoan dung. Đồng thờichúng ta phải cân nhắc được những trở ngại của lòng khoan dung- sự tức giận vàkhông hài lòng mà chúng ta phải chịu đựng, sự sợ hải và lòng căm ghét mà lòng khoandung gây ra trong lòng mọi người. Bằng cách thường xuyên theo đuổi những lôisuy xét như trên, lòng khoan dung của chúng ta tự nhiên tăng lên, phát triểnngày càng mạnh mẽ qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Qúa trình rèn luyện tâmhồn như vậy là một quá trình lâu dài. Một khi chúng ta có được lòng khoan dungcao độ, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng với mọi việc.

Chúng ta cần phải ứngdụng những cách suy xét như vậy trong đời sống hàng ngày của mình. Đặc biệt ứngdụng khi chúng ta cần phải cải thiện những hành vi có khuynh hướng phi đạo đức.Khi chúng ta không hài lòng với một ai đó, chúng ta thường chiêm nghiệm nhưnglổi lầm của họ, trong lòng chúng ta phát sinh sự kết tội ngày càng mạnh mẽ vềlỗi lầm của người đó. Tâm trí chúng ta tập trung hết sức vào việc suy xét phântích lỗi lầm đó, và vì vậy, lòng bất kính mà chúng ta dành cho người đó tănglên, Tương tự, khi chúng ta thích thú quan tâm đến một người hay một vật nào đóthì lòng ngưỡng mộ của chúng ta dành cho đối tượng đó ngày càng tăng dần. Để cóthể tập trung trong những trường hợp như vậy thì không khó lắm, nhưng để tậptrung vào việc trau dồi nhân cách thì khó hơn bởi vì những cảm xúc và khát vọngthì luôn luôn mạnh mẽ.

Có nhiều hình thức thiềnđịnh. Có một số hình thức thiền định không đòi hỏi một nghi thức hay một yếu tốvật chất nào cả. Bạn có thể thiền định trong khi đang lái xe, đang đi dạo ,trong khi đang di chuyển trên xe buýt, tàu hỏa và thậm chí trong khi bạn đangtắm. Nếu bạn muốn lựa chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày để luyệntập thiền định tập trung hơn, bạn nên chọn buổi sáng sớm, bởi vì tại thời điểmđó đầu óc chúng ta minh mẫn và sáng suốt nhất trong ngày. Bạn nên ngồi trongmột không gian tĩnh lặng, lưng của bạn phải thẳng. Như vậy sẽ giúp bạn tậptrung tốt hơn. Tuy nhiên, có một điều quan trọng là bạn phải trau dồi luyện tậpbất kỳ lúc nào và ở bất kỳ nơi nào mà bạn cảm thấy thuận tiện. Bạn không cầnphải luyện tập thiền định một cách cầu kỳ lễ nghi.

THIỀN ĐỊNH PHÂN GIẢI
(ANALYTICAL MEDITATION)
Như tôi đã nói, có 2loại thiền định được sử dụng trong việc suy niệm và tiếp thu những vấn đề màtôi đã thảo luận trong sách này. Loại thứ nhất, thiền định phân giải. Ở hìnhthức thiền định này, việc hòa mình thấu hiểu hòan tòan một đối tượng chọn lọc -chiếc xe mà bạn muốn sở hữu, hoặc lòng từ bi, hoặc lòng khoan dung mà bạn mongmuốn đạt được - được trau dồi qua quá trình lý kuận của việc phân tích. Ở đây,bạn không những chỉ tập trung duy nhất vào một đối tượng , hơn nữa, bạn phảiphát huy một trạng thái gần gũi cảm thông với đối tượng ch?n lọc của mình bằngcách thường xuyên luyện tập khả năng suy luận của mình. Đây là một hình thứcthiền định mà tôi sẽ nhấn mạnh khi chúng ta khám phá những đối tượng khác nhaumà ta cần phải trau dồi trong suốt quà trình luyện tập tâm hồn. Một số đốitượng này thuộc những đặc trưng của việc luyện tập Phật giáo, một số khác thìkhông. Tuy nhiên một khi bạn đã phát huy được sự hòa mình vào một đối tượngbằng cách phân tích thì điều quan trọng là bạn phải giữ được trạng thái luôntập trung vào đối tượng đó bằng cách sử dụng "thiền định cố định"(settled meditation).

THIỀN ĐỊNH CỐ ĐỊNH
(SETTLEDMEDITATION)
Loại thiền định thứ hailà thiền định cố định. Điều này xảy ra khi chúng ta có thể dán chặt tâm trí củamình vào một đối tượng nào đó mà không cần phải cố gắng tập trung phân tích haysuy nghĩ. Ví dụ, khi chúng ta thiền định về lòng từ bi, chúng ta phát huy lòngcảm thông của mình đối với mọi người và cố gắng nhận thức được những đau khổ màhọ phải gánh chịu. Để làm được như vậy chúng ta phải áp dụng hình thức thiềnđịnh phân giải. Tuy nhiên , một khi chúng ta đạt được cảm xúc của lòng từ bitrong trái tim mình, một khi chúng ta nhận thấy được rằng việc thiền định đãgây ra những thay đổi tích cực nơi thái độ cư xử của chúng ta đối với mọingười, đến lúc đó ta ứng dụng thiền định cố định để làm cho cảm xúc đó tồn tạimãi trong lòng chúng ta, không cần phải cố gắng suy niệm. Điều này làm cho lòngtừ bi của chúng ta thêm sâu sắc hơn. Khi chúng ta cảm thấy là những cảm xúc vềlòng từ bi của mình yếu dần, chúng ta có thể một lần nữa ứng dụng hình thứcthiền định phân giải nhằm phục hồi lòng cảm thông quan tâm chăm sóc mọi ngườicủa mình trước khi ứng dụng hình thức thiền định cố định.

Khi chúng ta thành thạohơn, chúng ta có thể dể dàng chuyển từ hình thức này sang hình thức kia nhằmđạt được những phẩm chất đạo đức mà chúng ta mong muốn. Ở chương 11 "Duytrì điềm tĩnh" (calm abiding) chúng ta sẽ khảo sát những kỹ năng nhằm pháttriển thiền định cố định của chúng ta đến một mức độ mà chúng ta có thể duy trìsự tập trung của mình vào một đối tượng nào đó mà chúng ta muốn thiền định vềnó trong khoảng thời gian bao lâu tuỳ thích.

Như tôi đã nói đối tượngmà chúng ta muốn thiền định ở đây không nhất thiết phải là một đối tượng cụ thểmà chúng ta có thể nhìn thấy được. Trong ý thức, người ta hòa lẫn tâm hồn mìnhvào đối tượng nhằm trau dồi hiểu biết của mình về đối tượng đó. Thiền định cốđịnh cũng giống như những hình thức thiền định khác. Thiền định cố định có đạođức đoan chính hay không là tuỳ thuộc vào mỗi người luyện tập. Hơn nữa, chúngta ứng dụng thiền định cố định vào việc luyện tập của chúng ta và từ đó kếtluận những giá trị tinh thần mà thiền định cố định giúp ta đạt được. Nếu ta tậptrung tâm trí vào lòng từ bi , thiền định cố định là đạo đức đoan chính; n?u tatập trung tâm trí vào sự tức giận, thiền định cố định là phi đạo đức và khôngđoan chính.

Chúng ta phải thiền địnhtheo một quá trình có hệ thống, dần dần chúng ta trau dồi những hiểu biết về đốitượng mà chúng ta đã lựa chọn. Học tập và lắng nghe những bậc thầy có đủ nănglực là một phần rất quan trọng trong quá trình này. Sau đó chúng ta suy ngẫmnhững gì mà chúng ta đã được và được nghe, nghiên cứu kỹ lưỡng mọi vấn đề nhằmtránh sự nhầm lẫn, tránh những nhận thức sai lệch, tránh sự nghi ngờ. Chính quátrình này sẽ gây ảnh hưởng lên tâm trí của chúng ta. Rồi khi chúng ta tập trungvào đối tượng chọn lọc của mình , tâm trí của chúng ta sẽ hòa lẫn vào đối tượngđó một cách hứng thú. Một điều quan trọng là trước khi chúng ta cố gắng suyngẫm thiền định về những khía cạnh tế nhị của triết lý Phật giáo. Chúng ta cóthể rèn luyện giữ cho tâm trí của mình tập trung vào những vấn đề tế nhị như làtrừ khử những đau khổ của mình, vào "sự trống rỗng" (emptiness) củacuộc sống cố hữu.

Cuộc hành trình tâm hồnlà một chặng đường dài. Chúng ta phải lựa chọn lối đi của mình cẩn thận, chúngta phải bảo đảm rằng con đường mà chúng ta đang đi sẽ dẫn chúng ta đến mục tiêucủa chúng ta. Đôi khi, cuộc hành trình này sẽ có dốc cao. Chúng ta phải biếtbước từng bước một, chậm chạp như một con ốc sên, giữ sao cho tâm hồn ta luônđược sâu sắc, ta phải chắc chắn rằng ta sẽ không quên những khó khăn của nhữngngười bạn đồng hành hay những khó khăn của một con cá đang bơi lội trong mộtđại dương ô nhiểm nào đó cách chúng ta hàng ngàn dặm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2024(Xem: 1709)
Nhân mùa chư Tăng An Cư Kiết Hạ & Đại lễ Dâng Y tắm mưa trong tháng 7 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, (Maha Sangha) và các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc An cư, đầu tuần lễ này (7-18-24) Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với sự phát tâm lành của chư Phật tử hữu duyên đã gửi gắm cho con trên con đường Hoằng Pháp đó đây trên các tiểu bang xứ Cờ Hoa. Trong niềm hoan hỷ khi thiện sự viên thành mỹ mãn, xin gửi quý vị số hình ảnh tường trình...
18/07/2024(Xem: 1690)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
18/07/2024(Xem: 1618)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm: ''Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật'', vào ngày hôm qua, các thành viên hội từ thiện chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện một buổi thiện sự chia sẻ cho dân nghèo khúc ruột miền Trung. Kính mời Đại chúng xe bản tường trình từ Cố Đô Huế.
04/07/2024(Xem: 2087)
Trong tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà, chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình ! (June 27 2024)
27/06/2024(Xem: 1553)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... Và trong cuộc sống hàng ngày nếu gặp ai có duyên tu hành tôi cũng khuyên họ làm như thế. Tuy nhiên, không phải ai chúng ta nói họ cũng nghe, vì họ không tin có kiếp trước kiếp sau, không tin hoàn toàn nhân quả tội phước...
18/06/2024(Xem: 1680)
Phần này bàn về các cách dùng cái đồng, kính, gương - chiếu kính, soi đồng, soi gương từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời.
06/06/2024(Xem: 1888)
Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu (Kinh Pháp cú phẩm Phật Đà 194) Trước khi Đức Phật ra đời, Ngài đã mang một hoài vọng lớn cho cuộc đời này rồi. Cho nên trong Trường Bộ Kinh có ghi: Ta ra đời vì lợi ích, an lạc cho số đông, vì lợi ích an lạc cho chư thiên và loài người. Đây là hoài vọng của chư Phật nói chung hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng.
12/05/2024(Xem: 8408)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
08/03/2024(Xem: 2948)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 4438)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]