Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo và Đạo JA-IN

30/11/201017:02(Xem: 8800)
Phật Giáo và Đạo JA-IN


Hoang Phong
MỘT CÕI TỊNH ĐỘ
TRONG MỖI CHÚNG TA
Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010

PHẬT GIÁO VÀ ĐẠO JA-IN

Ja-in(Jaïn) là một tôn giáo nhỏ nhưng rất lâu đời chủ trươngmột vài khái niệm giáo lý khá gần với Phật giáo. Tín ngưỡngnày xuất hiện cùng thời hoặc có thể trước cả Phật giáotrong thung lũng sông Hằng và hiện nay vẫn còn tồn tại. Thôngthường các học giả Tây phương và cả Đông phương vẫnthường xem Phật giáo là một tín ngưỡng "phản ứng" lạivới đạo Bà-la-môn, tuy nhiên gần đây hơn thì một số họcgiả Tây phương sau khi nghiên cứu và tham khảo kỹ lưỡngcác tư liệu và kinh sách lại có khuynh hướng tin rằng tưtưởng Phật giáo hướng nhiều hơn vào việc chống lại giáolý của đạo Ja-in. Bài viết này sẽ trình bày sơ lược vàinét về đạo Ja-in và sau đó sẽ nêu lên sự phát triển songhành giữa Phật giáo và đạo Ja-in trong thung lũng sông Hằngcách nay 25 thế kỷ.

Sơ lược vềđạo Ja-in

ĐạoJa-in được thiết lập dựa vào giáo lý của một vị thầylà Mahavira (-599 - 527 trước Tây lịch), tức cùng một thờivới Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Vị thầy Mahavira mà kinh sáchtiếng Hán gọi là "Đại Cần Dũng" thường được xem nhưvị tổ sáng lập ra đạo Ja-in, tuy thế theo kinh sách củatôn giáo này thì Mahavira chỉ là vị thầy thứ 24 thừa hưởnggiáo lý của vị thầy thứ 23 tên là Parshvanatha, và có thểtừ cả nhiều vị thầy khác trước nữa. Tuy nhiên các họcgiả Tây phương không mấy tin vào điểm này và xem tất cảcác vị thầy trước vị thứ 22 đều là huyền thoại. Dầusao thì "vị thầy thứ 24" là Mahavira cũng là vị quan trọngnhất đã hệ thống hóa và thành lập đạo Ja-in.

Trongsuốt dòng lịch sử phát triển, đạo Ja-in chưa bao giờ trởthành một tôn giáo lớn. Số tín đồ hiện nay chỉ gồm khoảngtừ 2 đến 8 triệu và hầu hết là người Ấn sinh sống trênđất Ấn. Ngoài ra thì có hai nhóm nhỏ tín đồ ở Hoa Kỳvà Anh quốc mà hầu hết đều là những người Ấn di dân.Tuy chỉ là thiểu số, nhưng các tín đồ đạo Jain đã giữmột vai trò rất quan trọng về chính trị và kinh tế trongxã hội Ấn ngày nay.

hoangphong-phatgiaovadao-jain-01
Vịthầy thứ 24 Mahavira
(xinchú ý không ăn mặc quần áo)
hoangphong-phatgiaovadao-jain-02

Parshvanatha(vị Thầy thứ 23)

hoangphong-phatgiaovadao-jain-03
Biểutượng của đạo Ja-in
(bàntay tượng trưng cho sự trấn an tinh thần, lòng bàn tay
cóghi chữ bất bạo động)

ĐạoJa-in là một tôn giáo rất kỷ cương và nghiêm khắc, chủtrương bất bạo động, thực thi bố thí và kính trọng sựsống dưới bất cứ hình thức nào. Giáo lý gồm có bốnnguyên tắc căn bản là : cấm mọi hành vi hung bạo đối vớitất cả sinh vật (cấm sát sinh và tuyệt đối phải ăn chay),không nói dối, không trộm cắp, không phạm vào hành vi tìnhdục ô nhiễm, không bám víu vào của cải vật chất. Phươngpháp tu tập thì gồm có việc nhịn ăn (bốn ngày trong mộttháng), luyện tập du-già (chịu đựng các cảm giác đau đớn),tránh mọi lời nói và hành động vô bổ, nghiên cứu kinhsách và tôn vinh các vị thầy tiền bối mà họ gọi chunglà các vị Thirthakara. Tín đồ Ja-in được phân chia thànhhai thành phần : tu sĩ và người thế tục, thành phần tu sĩđược chia ra làm hai tập thể riêng biệt là nam phái và nữphái. Trên thực tế thì cả hai thành phần xuất gia và thếtục phải sinh hoạt chung với nhau thật chặt chẽ, và chínhyếu tố đoàn kết đó đã tạo ra sức mạnh cho cả tậpthể tín đồ đạo Ja-in.

ĐạoJa-in chủ trương sự hiện hữu của một cái ngã mang tínhcách thực thể gọi là atman, cái ngã đó bị trói buộc vàgiam hãm bởi nghiệp tạo ra trong kiếp sống trước. Quan niệmcủa đạo Ja-in về sự hiện hữu của cái ngã là một trongnhững quan điểm khác biệt căn bản và quan trọng hơn hếtso với Phật giáo. Đạo Ja-in chủ trương cần phải tu tậpkhổ hạnh để giúp cho cái ngã tự "cởi trói" và vượt thoátra khỏi sự giam hãm của nghiệp và nhờ đó sẽ tự pháthiện được bản thể đích thực của mình để tự giảithoát thoát cho mình ra khỏi chu kỳ tái sinh.

Nhưvừa được trình bày trên đây Phật giáo và đạo Ja-in cómột số quan điểm bề ngoài khá gần nhau nhưng thật ra thìhoàn toàn khác biệt trên căn bản. Bài viết dưới đây sẽtrình bày các mối tương quan và sự phát triển song hành giữahai tôn giáo ấy trong thung lũng sông Hằng.

Một vài sựkiện trùng hợp "lạ lùng"

giữa hai vị Mahavira và Đức Phật

VịThầy Mahavira sinh ra trong một vương quốc nhỏ tên là Kundagramagần thành Vệ-xá-li (Vaisali). Thân phụ của ông tên là Sĩ-đạt-ta (Siddharta) là vị vua cai trị vương quốc này. Mahahvirakhi mới sinh mang tên là Vardhamana cũng giống như tên của ĐứcPhật khi mới sinh, ông được nuôi nấng trong cảnh xa hoa vàđược giáo dục để sau này nắm giữ quyền bính. Gia tộccủa ông thuộc vào giai cấp võ biền (kshatriya), tức là giaicấp lãnh đạo trong xã hội.

Kinhsách Ja-in cũng thuật lại tài năng thượng thặng, trí thôngminh phi thường và lòng dũng cảm của vị hoàng tử Vardhamana.Năm mười ba tuổi ông có con, nhưng sau đó thì chán ngán cuộcsống thế tục, không màng những cảnh xa hoa vật chất, từbỏ gia đình đi theo các nhà tu khổ hạnh. Sau một thời gianngắn sống chung với các vị khổ hạnh ông quyết định cởibỏ hết quần áo và tuyên bố nhất định chỉ cần khoáclên người "quần áo của không gian" là đủ, và cứ như thếông thản nhiên du hành khắp nơi. Sau mười hai năm tu tậpkhổ hạnh và sau khi thiền định dưới một gốc cây ôngđạt được sự thật tối thượng và tự giải thoát chomình khỏi mọi sự trói buộc của nghiệp (karma) và thế giớiluân hồi (samsara) và trở thành một vị "Jina", có nghĩa làvị "Chiến thắng" (kinh sách tiếng Hán dịch chữ Jina là "Tốithắng"). Sau khi "đắc đạo" thì ông đi thuyết giảng khắpnơi trong thung lũng sông Hằng. Vị "Chiến thắng" mất vàonăm bẩy mươi hai tuổi tại thị trấn Pava thuộc tiểu bangBihar ngày nay. Tuy không thọ được như Đức Phật, nhưng vàothời bấy giờ sống hơn bảy mươi tuổi cũng đã là mộttrường hợp hiếm hoi.

Sựtrùng hợp giữa Mahavira và Đức Phật không phải chỉ giớihạn trên phương diện tiểu sử như vừa nêu lên trên đâymà cả trên phương diện giáo lý nữa. Đạo Ja-in không tônthờ một vị Trời tối thượng sáng tạo ra vũ trụ, mà chỉchủ trương sự giải thoát cá nhân không dựa vào một sứcmạnh thần linh nào cả. Đạo Ja-in một mặt không chấp nhậnkinh Vệ-đà và chống lại sự phân chia giai cấp xã hội củađạo Bà-la-môn và một mặt chủ trương tất cả mọi cánhân con người đều có thể tự giải thoát cho mình khỏiluân hồi để trở thành một vị "Chiến thắng". Muốn đạtđược mục đích ấy thì phải tu tập dựa vào ba nguyên tắcgọi là "Tam Bảo" : đức tin đúng, sư hiểu biết đúng vàhành vi đúng. "Tam Bảo" của đạo Ja-in rõ ràng chỉ là cáchnhái theo giáo lý của Phật giáo.

Cáctín đồ Ja-in gọi vị thầy Mahavira của họ là Như Lai (Tathagatha),hoặc là A-la-hán (Arahant)..., họ cũng gọi tập thể các ngườixuất gia là Tăng đoàn (Sanga). Tóm lại đạo Ja-in và Phậtgiáo sử dụng nhiều danh xưng và tước hiệu giống nhau, đưara một số giáo lý tương tợ với nhau... Vậy từ đâu lạicó những sự trùng hợp như thế ? Có phải là tôn giáo nàybắt chước tôn giáo kia rồi dần dần tự nhận là của mình,hay là các sự trùng hợp ấy chỉ đơn giản là một sự kiệnngẫu nhiên ? Gần đây một số học giả Tây phương có đưara một số giả thuyết giải thích các thắc mắc trên đâysau khi phối hợp và tìm hiểu kỹ lưỡng hơn các sự kiệnxảy ra trong bối cảnh của thời bấy giờ.

Các giả thuyếtvề sự trùng hợp
giữa đạoJa-in và Phật giáo

Mộtsố điểm trùng hợp về tiểu sử của Đức Phật và Mahavirađã khiến cho một số học giả Tây phương thuộc thế kỷXIX bị nhầm lẫn và họ quả quyết rằng Mahavira và ĐứcPhật chỉ là một vị Thầy duy nhất, Phật giáo thì gọivị ấy là Đức Phật còn đạo Ja-in thì gọi là Mahavira.Sau đó thì có hai học giả khác là Horace Hayman Wilson (1785- 1860) chuyên gia về đông phương học người Anh và ChristianLassen (1800 - 1876) chuyên gia về đông phương học người Na-uy,cả hai sau khi nghiên cứu tường tận hơn thì lại cho rằngđạo Ja-in chỉ là một chi phái nhỏ của Phật giáo, vì theohọ thì giáo lý Ja-in của Mahavira xuất hiện nhiều thế kỷsau Phật giáo. Vào năm 1884, Hermann Jacobi (1850 - 1937) một chuyêngia lỗi lạc người Đức về văn minh Ấn độ lại phủ nhậnhoàn toàn giả thuyết trên đây của Horace Hayman Wilson và ChristianLassen và ông đã chứng minh bằng những luận cứ thật chínhxác là đạo Ja-in và Phật giáo tuy cả hai phát triển trongcùng một thời kỳ và cùng một nơi nhưng lại hoàn toàn làhai tôn giáo khác biệt nhau. Sau đó lại có nhiều khảo cứumới hơn được thực hiện và tất cả đều xác nhận tínhcách cá biệt của tôn giáo Ja-in và vị sáng lập đúng thậtlà Mahavira. Tuy thế đến nay các học giả vẫn chưa hoàn toànđồng ý với nhau về năm sinh của vị thầy này. Nếu căncứ và tin vào chính kinh sách của đạo Ja-in thì Mahavira sinhvào năm - 599, tức không xa với năm sinh của Đức Phật baonhiêu.

Tấtcả các học giả ngày nay đều công nhận Mahavira là mộtnhân vật lịch sử, sinh ra trong một gia đình quý phái, concủa một vị vua cai trị một vương quốc nhỏ trong vùng đôngbắc Ấn. Theo các học giả Tây phương thì các điểm trùnghợp giữa Mahavira và Đức Phật cũng không phải là một sựkiện quá khó hiểu vì vào thời bấy giờ có rất nhiều tínngưỡng bộc phát và bành trướng rộng lớn trong toàn thểthung lũng sông Hằng. Việc "ghi chép" nguồn gốc của các tínngưỡng ấy và lai lịch của các vị sáng lập đều nhấtthiết dựa vào các "công thức" và "khuôn mẫu" lý tưởngcó sẵn trong nền văn hóa cô truyền của Ấn độ : chẳnghạn như "lý tưởng từ bỏ cuộc sống xa hoa và vương giả","hình ảnh một người du-già đạt được giác ngộ dướimột gốc cây", v.v... Đối với các danh xưng mang tính cáchtôn vinh thì cũng có thể chỉ là các danh xưng được cáctín ngưỡng thời bấy giờ đã sử dụng chung, chẳng hạnnhư chữ tăng đoàn (sangha) không phải là một danh xưng riêngbiệt và đặc thù của Phật giáo dùng để chỉ định tậpthể những người xuất gia mà chữ sangha trong tiếng Phạnchỉ có nghĩa là một "tập thể", một sự "kết hợp".

Lịch sử pháttriển của đạo Ja-in

Nếucăn cứ vào kinh sách của đạo Ja-in thì giáo lý của Mahaviracó trước giáo lý của Đức Phật. Kinh sách Ja-in ghi chéprằng vị "Chiến thắng" Mahavira là vị thứ 24 trên dòng truyềnthụ của các vị thầy tiền bối "sáng lập" ra đạo Ja-in,và nếu đúng thật như thế thì đạo Ja-in bắt buộc phảiđược thành lập trước khi giống dân Arya đến định cưtrên đất Ấn, điều đó nhất định là một sự phi lý.Một số học giả Tây phương chỉ công nhận tối đa sựhiện hữu lịch sử của hai vị thầy thứ 22 và thứ 23 trướcMahavira mà thôi. Vị thầy thứ 22 tên là Neminatha, tuy nhiênsố tư liệu về vị thầy này ít ỏi lại không được chínhxác và đáng tin lắm. Vị thầy thứ 23 tên là Parshvanatha,còn gọi là "Người đã sang được phía bên kia bờ", vịnày sống vào thế kỷ thứ VIII trước Tây lịch. Các họcgiả Tây phương cho rằng các vị thầy trước vị thứ 22đều là các vị thầy huyền thoại vì theo họ con số 24 làmột con số chỉ có giá trị "tượng trưng" trong văn hóa Ấnđộ, chẳng hạn như trong một tập kinh nhỏ bằng tiếng Palilà Buddhavamsa (thuộc Tiểu bộ kinh - Khuddaka-Nikaya) có nêu lênsự hiện hữu của 24 vị Phật, con số 24 trong tập kinh nàycũng chỉ có tính cách tượng trưng.

Dầusao thì Mahavira cũng là một nhân vật có thực, là vị thứ24 đã "Vượt sang được bờ bên kia" và đã đứng ra cảitổ giáo lý Ja-in để thành lập một tín ngưỡng mạch lạchơn so với giáo lý của vị tiền bối thứ 23 là Parshvanatha.Mahavira thiết lập thêm một số phương pháp tu tập khổ hạnh,nêu lên một vài nguyên tắc mới về đạo đức và nhấtlà đưa thêm vào phần giáo lý vai trò của từ-bi và bất-bạo-động.Tín đồ Ja-in phải thề nguyện từ bỏ sự hung bạo dướibất cứ hình thức nào, phải bất-bạo-động từ trong tưtưởng, lời nói cho đến mọi cử động trên thân xác. Họphải tôn trọng nguyên tắc đó đối với chính mình và khôngđược phép đồng lõa, ra lệnh hay xúi dục người khác thựcthi sự bạo động. Vì thế mà các "nhà sư" Ja-in khi đi phảicầm theo một cây chổi để quét, quét đến đâu bước đếnđấy để tránh dẫm vào côn trùng trên mặt đất, họ cònphải đeo khăn che mũi và miệng để khỏi hít thở ruồi muỗivà các côn trùng nhỏ bé trong không khí. Các đài truyền hìnhTây phương ngày này thỉnh thoảng vẫn trình chiếu các phóngsự về Ấn độ cho thấy các tín đồ Ja-in sống chung vớichuột, bọ, gián, kiến v.v...và vì lòng từ bi còn phải nuôinấng và bảo vệ chúng nữa. Việc tu tập thì nhất thiếtphải hành xác, nhịn đói để cố ý tạo ra sự đau đớnvà sử dụng sự đau đớn đó như một phương tiện đểxóa bỏ nghiệp (karma) quá khứ đang trói buộc họ trong thếgiới ta bà (samsara). Cách tu tập khổ hạnh của đạo Ja-innhiều khi gây ra chết người vì đau đớn quá sức.

Sự tương quangiữa đạo Ja-in và Phật giáo

Nhưđã trình bày trên đây, một số học giả và chuyên gia Tâyphương trong thế kỷ XIX đã lầm lẫn vì cho rằng đạo Ja-inxuất hiện sau Phật giáo và đạo Ja-in có thể chỉ là mộtchi phái nhỏ phát sinh từ Phật giáo, nhưng thật ra thì đạoJa-in là một tín ngưỡng riêng biệt và khác hẳn. Mặc dầuPhật giáo và đạo Ja-in đều chống lại việc hiến sinh đểtế lễ do kinh Vệ-đà của đạo Bà-la-môn chủ xướng, nhưngPhật giáo không hoàn toàn chấp nhận ý nghĩa của từ bi vàbất-bạo-động theo quan điểm của đạo Ja-in vì Phật giáokhông quá sức khắt khe và câu nệ trong việc trường chaynhư đạo Ja-in ít nhất là đối với người thế tục. Hơnnữa như đã được nêu lên trên đây Phật giáo không tánđồng và chấp nhận một số quan điểm căn bản về giáolý của đạo Ja-in chẳng hạn như sự hiện hữu của cáingã (atman) và các phương pháp tu tập hành xác.

Mộtvài học giả Tây phương cũng cho rằng có thể vì lý do Phậtgiáo và đạo Ja-in đều quyết liệt chống lại việc hiếnsinh và đã được nhiều người hưởng ứng chủ trườngnày cho nên sau đó đạo Bà-la-mộn đã phải "nhượng bộ"và các kinh sách Upanisad thay cho kinh Vệ-đà đã đưa ra lờikêu gọi các vị chủ lễ hãy từ bỏ các việc hiến sinhđẫm máu và man rợ.

Ngoàira trước đây cũng có một số học giả Tây phương nghĩrằng sự xuất hiện của Phật giáo liên hệ ít nhiều vớiphong trào cải tiến chung của đạo Bà-la-môn qua sự xuấthiện của các kinh sách Upanisad. Nhưng điều này hoàn toànsai lầm vì gần đây hầu hết các học giả cận đại đềucho rằng Phật giáo không có gì liên hệ với đạo Bà-la-mônvì hai tôn giáo quá khác biệt nhau từ chủ trương cho đếngiáo lý. Trái lại đối với đạo Ja-in thì Phật giáo cầnphải "cảnh giác" nhiều hơn vì một số quan điểm của đạoJa-in tuy bề ngoài tương tợ nhưng thực ra thì ngược hẳnlại với Phật giáo, do đó dễ xảy ra sự hiểu lầm làmcho người tu tập Phật giáo phải hoang mang. Đây cũng là giảthuyết mới nhất của một vài học giả Tây phương mà ngườichủ xướng là Johannes Bronkhorst, hiện là giáo sư đại họcLausanne của Thụy sĩ. Giả thuyết có vẻ khá mới lạ nàysẽ được phân tích và trình bày trong các phân đoạn sau.

Riêngđối với vấn đề bất-bạo-động thì giữa ba tôn giáoBà-la-môn, Ja-in và Phật giáo cũng khó xác định là tôn giáonào chủ xướng bất-bạo-động trước nhất, bởi vì ĐứcPhật, Mahavira và các kinh sách Upanisad gần như là xuất hiệnđồng thời với nhau. Nếu căn cứ vào tính cách vững chắcvà mạch lạc trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Đức Phậtđi đôi với khái niệm bất-bạo-động thì có lẽ Đức Phậtchính là vị Thầy đầu tiên đã chủ trương phẩm tính đạođức này. Dầu sao thì bất-bạo-động cũng tượng trưng chomột phẩm tính quan trọng nhất trong lịch sử tiến hóa củanhân loại vì đó là phẩm tính đi ngược lại với bản năngthú tính của con người. Chiến tranh và hung bao là nhữngbiểu hiện rõ rệt nhất của thú tính nơi mỗi cá thể vàtrong từng tập thể con người. Nói chung thì lý tưởng bất-bạo-độngđã xuất hiện trước nhất trong nền văn minh Ấn độ.

Bối cảnh pháttriển chung của ba tôn giáo
Ja-in, Bà-la-mônvà Phật giáo

Trongthời kỳ Đức Phật tại thế các tăng đoàn của Phật giáo,của đạo Ja-in và các tập thể giáo sĩ Bà-la-môn, kể cảnhững người tu khổ hạnh đều sinh hoạt chung trong một bốicảnh xã hội và không hề xảy ra sự hiềm khích lẫn nhau.Các kinh sách xưa của Phật giáo có ghi chép vài trường hợpĐức Phật nêu lên một số sai lầm của đạo Bà-la-môn,tuy nhiên không phải vì thế mà sinh ra sự đố kỵ giữa haitôn giáo.

Trongsố các tín ngưỡng chủ trương sự tu tập khổ hạnh thờibấy giờ thì hình như đạo Ja-in "cạnh tranh" với Phật giáotrực tiếp nhất, có thể vì xu hướng tin vào sự hiện hữucủa linh hồn (atman) và sự giải thoát bằng cách tu tập khắckhổ của đạo Ja-in đề xướng là những gì khá thịnh hànhvà thu hút được nhiều người thời bấy giờ. Rất nhiềukinh sách của các trào lưu tín ngưỡng khác cho biết là dânchúng vô cùng kính nể đạo Ja-in khi họ nhìn thấy hình ảnhcác giáo sĩ rất kỷ cương, nhẫn nhục và khắc khổ củatôn giáo này. Kinh sách Ja-in cũng nêu lên trường hợp vua xứMa-kiệt-đà là Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đã cải đạo và theovề với tín ngưỡng Ja-in. Các học giả Tây phương khôngmấy tin vào câu chuyện trên đây tuy nhiên họ cũng vin vàođó để suy luận rằng việc cải đạo thường xảy ra trongthời kỳ cổ đại của Ấn độ và bất cứ tín ngưỡngnào cũng tự cho là mình đã thu hút được nhiều tín đồnhất. Kinh sách Ja-in còn khoe rằng khi vị thầy Mahavira quađời đã để lại một tăng đoàn gồm nhiều chục ngàn giáosĩ khổ hạnh, trong số này có 36 000 thuộc nữ giới, sốngười thế tục theo đạo Ja-in thì đông đảo hơn thế rấtnhiều.

Kinhsách Phật giáo có nói đến vị thầy Mahavira dưới cái tênlà Nigantha Nataputta (Ni-kiền-tử hay Ni-càn-đà Nhã đề tử),có nghĩa là "con trai của dòng họ Nata tín đồ của đạogiải thoát mọi trói buộc". Kinh sách Ja-in cũng có nói đếnĐức Phật và gọi Đức Phật là "Sa-môn Cồ-đàm" (ShramanaGautama). Tuy nhiên không thấy có một văn bản nào của cảhai bên cho biết là Đức Phật và Mahavira có hội kiến trựctiếp với nhau hay không và nhất là có công khai tranh biệnvới nhau trước công chúng hay không. Các kinh sách bằng tiếngPali kể lại nhiều trường hợp các vị thầy Ja-in thuộccấp bậc cao bên cạnh vị Mahavira đã từng đến tham vấnĐức Phật và Đức Phật đã giải thích cho họ là nên tutập theo con đường Trung đạo, như thến tốt hơn là tu tậpkhổ hạnh để tự tạo ra sự đau đớn cho mình. Các tínđồ Ja-in rất thán phục những lời giảng của Đức Phật,trong số này có một vị tên là Dighatapassin sau khi nghe ĐứcPhật thuyết giảng đã trở về thuật lại với vị thầyMahavira của mình như sau : "Sa-môn Cồ-đàm" rất khéo léo,vị ấy biết cách chinh phục tín đồ của các học phái khác"(Majjhima-Nikaya - Trung Bộ kinh, phẩm 56). Theo các học giả Tâyphương thì các câu chuyện hội kiến trên đây dù không hềxảy ra trên thực tế đi nữa thì các đệ tử của ĐứcPhật cũng đã truyền khẩu cho nhau các câu chuyện ấy nhưmột phương pháp tu tập trong mục đích giúp phân biệt đườnglối tu tập của mình với các chủ trương của đạo Ja-in.Ngoài ra các học giả Tây phương còn nghĩ rằng sự kiệnđạo Ja-in không bị Phật giáo đồng hóa là một bằng chứnghùng hồn cho thấy đạo Ja-in đã từng là một đối thủquan trọng đối với Phật giáo.

Sự phát triểnsong hành của Phật giáo và đạo Ja-in

Suốtdòng lịch sử, đạo Ja-in chưa bao giờ trở thành một tôngiáo lớn, số tín đồ ngày nay trên toàn đất Ấn chỉ vàokhoảng từ 2 đến 8 triệu người và nếu đem so sánh con sốnày với hơn một tỉ người Ấn thì quả thật không có nghĩagì cả. Cách tu tập khổ hạnh vô cùng nghiệt ngã của đạoJa-in có thể đã làm cho một số người phải kính nể nhưngkhông thể thu hút được quảng đại quần chúng. Mặc dầuchỉ là một tôn giáo nhỏ nhưng đạo Ja-in vẫn còn tồn tạiđến nay. Hình ảnh khắc khổ của các tín đồ Ja-in rấtphù hợp với "lý tưởng đạo đức" trong nền văn hóa lâuđời của Ấn độ và nhờ đó mà đạo Ja-in đã chinh phụcđược một số người trong xã hội. Đây có thể cũnglà một trong những nguyên nhân tuy không giúp cho đạo Ja-inphát triển mạnh nhưng cũng đã góp phần vào sự tồn vongcủa tôn giáo này. Mặt khác người ta cũng có thể nghĩ rằngtính cách giới hạn và khiêm nhường của đạo Ja-in đã giúpcho tôn giáo này tránh được các làn sóng bạo lực của cácđạo quân Hung nô và Hồi giáo khi xâm lược Ấn độ. Trongkhi đó thì Phật giáo gần như đã biến mất trên phần đấtnày từ sau thế kỷ XII.

Ngượclại ngày nay trong khi đạo Ja-in vẫn tiếp tục khép mình trongnhững giới hạn khiêm nhường trên lãnh thổ Ấn độ thìPhật giáo lại được truyền bá khắp thế giới và đượccông nhận như một tín ngưỡng hiện đại và khoa học. Cáckhái niệm thâm sâu và thực nghiệm của giáo lý Phật giáongày càng làm cho các khoa học gia và các triết gia Tây phươngphải kinh ngạc. Thật vậy ngày nay Phật giáo đã trở thànhmột tôn giáo toàn cầu, đại diện cho một trào lưu tâm linhngoại lệ trong lịch sử nhân loại, nhất là đã thể hiệnđược tinh thần bất-bạo-động của truyền thống Ấn độtrên toàn thế giới. Trước sự hung bạo và tình trạng căngthẳng ngày càng gia tăng trong thế giới ngày nay thì tinh thầnbất-bạo-động do Phật giáo cổ súy đã chinh phục đượcsự ngưỡng mộ của mọi tầng lớp xã hội con người thuộccác dân tộc và các nền văn hóa khác nhau. Trong khi đó trênquê hương Ấn độ, nhà tu khổ hạnh Gandhi đã trực tiếpthừa hưởng những gì mà vị thầy Mahavira đã để lại.Gandhi đã sử dụng bất-bạo-động như một khí giới đểdành lại nền độc lập cho quê hương ông, trong khi đó thìsuốt trong lịch sử nhân loại hầu như tất cả các dân tộckhác chỉ biết dùng bạo lực mà thôi.

Phật giáo cóphải là một phản ứng chống lại
đạo Bà-la-mônhay không

Từtrước đến nay hầu hết các học giả Tây phương vẫn cókhuynh hướng tin rằng Phật giáo là một trào lưu phản ứnglại tín ngưỡng Bà-la-môn, chống lại việc hiến sinh vàsự phân chia giai cấp trong xã hội và nhất là trên phươngdiện giáo lý thì không chấp nhận sự hiện hữu của linhhồn (atman) do đạo Ba-la-môn chủ xướng. Tuy nhiên gần đâyhơn, học giả Johannes Bronkhorst (như đã được nêu lên trongmột phân đoạn trên đây) cho rằng giả thuyết đó khôngđứng vững vì trên thực tế Phật giáo phát triển gần nhưbiệt lập với đạo Ba-la-môn.

Theohọc giả này thì Đức Phật thuyết giảng trong lãnh thổcủa vương quốc Ma-kiệt-đà (tiểu bang Bihar ngày nay). Vươngquốc này có hai trung tâm đô thị lớn là thành Ba-la-nại(Bénarès, ngày nay là Varanasi) và thành Vương-xá (ngày nay làPatna). Vào thời bấy giờ Ma-kiệt-đà là một cường quốcvăn minh và nổi bật nhất, thống trị toàn thể vùng đôngbắc nước Ấn suốt trong nhiều thế kỷ liên tiếp. Tronglãnh thổ Ma-kiệt-đà người Bà-la-môn chỉ đại diện chomột thiểu số, họ là những người di dân từ các nơi khácđến hoặc chỉ là những người du thực, do đó tín ngưỡngBà-là-môn của họ chỉ giữ một vị thế thứ yếu trongbối cảnh sinh hoạt chung của xã hội. Trung tâm phát triểnthật sự của đạo Bà-la-môn thì cách vương quốc Ma-kiệt-đàkhá xa, thuộc hẳn về phía tây bắc Ấn, nơi phụ lưu Yamunađổ vào sông Hằng.

Nếucăn cứ theo "niên biểu Phật giáo dài" thì Đức Phật tịchdiệt vào năm - 483 trước Tây lịch, và nếu căn cứ theo "niênbiểu ngắn" thì Đức Phật tịch diệt vào năm - 321, và gầnđây hơn thì một số học giả Tây phương sau khi nghiên cứucẩn thận các kinh sách Nam tông lại cho rằng Đức Phật tịchdiệt vào khoảng năm - 400. Nếu dựa vào mốc thời gian "trungbình" này thì chưa đầy một thế kỷ sau khi Đức Phật tịchdiệt thì vào năm - 321 vương quốc Ma-kiệt-đà trở thànhđế quốc Maurya dưới sự cai trị của hoàng đế Candragupta,tức là ông nội của hoàng đế A-dục sau này. Tuy nhiên cácchỉ dụ và các văn bản ghi khắc trên trụ đá và mặt đádưới triều đại của hoàng đế A-dục không hề cho thấybất cứ một ảnh hưởng nào của hệ thống tư tưởng Bà-la-môn,và đấy có thể là một bằng chứng thêm nữa cho thấy làđạo Bà-la-môn chỉ đại diện cho một tín ngưỡng thứ yếutrong lãnh thổ Ma-kiệt-đà.

Vàokhoảng năm - 300, có một sứ thần người Hy lạp là Mégasthenès(-340 - 282 trước Tây lịch) được hoàng đế Seleucos đệI gởi sang đế quốc Maurya để đảm trách việc giao tiếpvới hoàng triều Candragupta. Nhà ngoại giao này lưu ngụ suốtmười năm trong lãnh thổ của đế quốc Maurya và viết đượcmột bộ sách tựa là Indika gồm bốn quyển, mô tả các giaicấp dân chúng và phân tích các tín ngưỡng trong lãnh thổMa-kiệt-đà. Tuy bộ sách bị thất truyền nhưng đã đượccác học giả Hy lạp khác trích dẫn. Nhờ đó người ta cũngbiết được đại cương nội dung của bộ sách này. Bộ sáchcó nêu lên sự hiện diện của những người Bà-la-môn dướitriều đại Candragupta nhưng không hề ghi chép bất cứ mộtảnh hưởng quan trọng nào về đạo Bà-la-môn của họ, ngượclại chỉ nêu lên thật chi tiết sự tin tưởng rộng lớntrong quảng đại quần chúng về thuyết tái sinh và luật nhânquả... do Đức Phật chủ trương. Căn cứ vào các bằng chứngtrên đây các học giả Tây phương kết luận rằng tín ngưỡngPhật giáo không hề là một phản ứng đối đầu với đạoBà-la-môn và hoàn toàn không liên hệ gì với phong trào cảitiến của tôn giáo này. Hơn nữa theo họ thì các kinh sáchxưa của Phật giáo nhất thiết chỉ trình bày và thuyết giảngvề các khái niệm như luân hồi và nhân quả mà không thấymột khoảng nào nói đến hoặc bài bác hệ thống tư tưởngBà-la-môn.

Những khácbiệt căn bản giữa đạo Ja-in và Phật giáo

Cóthể đạo Ja-in đã được thành lập từ trước với vịthầy thứ 23 là Parshvanatha, tuy nhiên khái niệm về sự giảithoát khỏi chu kỳ luân hồi trong giáo lý Ja-in chỉ thấy xuấthiện với vị thầy thứ 24 là Mahavira tức là vị thầy cùngthời với Đức Phật. Đạo Ja-in chủ trương rằng tất cảmọi hành động của một cá thể nhất định sẽ tạo rahậu quả trong tương lai, mỗi cá thể phải gánh chịu hậuquả của nghiệp như một thứ định mệnh và không có bấtcứ một phương cách nào để biến cải hay thay đổi đượcquá trình nhân quả đó. Vì thế nếu muốn "cắt đứt" hay"ngăn chận" hậu quả do hành động của chính mình gây rathì phải chận đứng mọi hoạt động trên thân xác và trongtâm thần, có nghĩa phải tuyệt đối giữ sự bất độngvà sau cùng thì sự giải thoát tối hậu sẽ thực hiện đượcvào lúc chết. Nếu như sự "im lìm và bất động" không tạora nghiệp mới thì những nghiệp sẵn có từ trước do nhữnghành động trong quá khứ tạo ra sẽ vẫn còn nguyên, vậylàm thế nào để có thể đạt được sự giải thoát cuốicùng ? Để giải quyết cho vấn đề khúc mắc này đạo Ja-intin rằng phải hành xác, phải dùng sự đớn đau để khửtrừ các vết tích của nghiệp tạo ra trong quá khứ.

Đốivới Phật giáo thì khác hẳn, mỗi cá thể đều có khả nănghóa giải hay biến cải được nghiệp của chính mình bằngtừ bi và nhất là sự hiểu biết tức là sự giác ngộ. Đólà khía cạnh vô cùng tích cực của Phật giáo và đấy cũngchính là động cơ thúc dục và khuyến khích chúng ta phảitu tập. Phật giáo không chủ trương "tiêu diệt" nghiệp quákhứ bằng cách "hành xác" và "ngăn chận" nghiệp mớibằng sự "bất động", mà đúng hơn phải hóa giải xung nănghay xung động tạo ra nghiệp tức là phải loại bỏ dục vọng,vì dục vọng sẽ kéo theo sự thèm khát và bám víu làm phátsinh ra nghiệp. Sự giải thoát trong giáo lý nguyên thủy doĐức Phật thuyết giảng nhất thiết thuộc vào lãnh vựctâm thần, điều đó có nghĩa là muốn đạt được sự giảithoát thì một cá thể phải ý thức được một cách minhbạch những hành động của chính mình, và phương pháp "thiềnđịnh" có thể trực tiếp giúp cho chúng ta thực hiện đượcmục đích đó. Đức Phật ngồi xuống một gốc cây đểtìm hiểu bản chất và sự vận hành của mọi hiện tượngtrong tâm thức của Ngài cũng như trong vũ trụ này và Ngàiđã quán thấy được bản chất đích thực và tối hậu củachúng, sự quán thấy ấy có nghĩa là sự Giác ngộ và Giácngộ sẽ mang lại sự Giải thoát cuối cùng. Đức Phật khônggõ mõ, đánh chuông hay cầu khẩn bất cứ một sức mạnhhay một vị thần linh nào cả, Ngài cũng không tự hành xácmình bằng cách co một chân để đứng yên bất động.

Lời kết

Thậtsự thì ngoài một số huyền thoại ra chúng ta không biếtgì nhiều về cuộc đời của Đức Phật, ít nhất là trênphương diện sử học. Tuy nhiên nhờ vào kinh sách thật phongphú và các chứng tích đủ loại người ta khám phá ra sựhiện hữu của một bậc vĩ nhân, một chúng sinh ngoại lệ,một nhân vật lịch sử mang tên là Cồ-đàm. Chung quanh Ngàilại còn có những nhân vật lịch sử khác như Ma-ha Ca-diếp,A-nan-đà, Tần-bà Sa-la, Mục-kiền-liên, Xá-lợi-phất, La-hầu-la,Đề-bà Đạt-đa... Nếu như chúng ta chỉ biết rất ít vềcuộc đời của Đức Phật thì ngược lại chúng ta đã thừahưởng rất nhiều về những lời giáo huấn của Ngài. Sởdĩ những lời giáo huấn ấy còn lưu giữ được đến naychính là nhờ sự cố gắng phi thường của các đệ tử củaNgài ngay từ buổi ban đầu đã sớm biết sống quây quầnvới nhau để truyền khẩu cho nhau những lời giáo huấn củaNgài suốt hơn năm trăm năm trước khi kinh sách bằng chữviết xuất hiện.

NếuĐức Phật là một nhân vật lịch sử đã gắn liền vớithời đại của Ngài thì giáo lý của Ngài cũng đã đượcthành lập trong bối cảnh của thời đại bấy giờ. Phậtgiáo không phải là một tôn giáo thần khải từ thượng từngkhông gian hay từ một hành tinh khác "rơi xuống", giáo lý củaĐức Phật cho thấy một vài khía cạnh tương quan với cáctrào lưu tư tưởng và tâm linh của thời bấy giờ và đãđược chuyển tải bằng ngôn ngữ cũng của thời bấy giờ.Đạo Ja-in là một trong những chứng tích cụ thể tiêu biểucho một tín ngưỡng phát triển song hành với Phật giáo vàvẫn còn tiếp tục rơi rớt đến nay, trong khi rất nhiềucác tín ngưỡng khác đã đi vào lịch sử. Trong số này cóthể kể ra chi phái "Phật giáo" cực đoan và bảo thủ do Đề-bàĐạt-đa chủ xướng chống lại giáo lý của Đức Phật đãtồn tại ít nhất cho đến thế kỷ thứ VII trước khi biếnmất. Ngài Huyền Trang trong tập Tây vực ký cho biết đã từngtrông thấy nhiều môn đệ của Đề-bà Đạt-đa trong ba ngôichùa ở tiểu bang Bengale thuộc đông bắc nước Ấn, gầnnơi cửa sông Hằng. Một thí dụ khác là đạo Ajivika mà kinhsách gốc Hán gọi là "Lõa hình ngoại đạo" là một tín ngưỡngkhá đại chúng trong thời kỳ của Đức Phật vả cũng đãbiến mất vào thế kỷ XIV. Đạo Ajivika chủ trương muốnđạt được giải thoát thì phải tuyệt đối loại bỏ tấtcả mọi hình thức ràng buộc kể cả quần áo trên người,tín đồ Ajivika phải trần truồng và sống bằng khất thực.Tín ngưỡng Ajivika đã từng bị các giáo sĩ Ja-in và các đệtử của Đức Phật đả kích.

Trênđây chỉ là hai thí dụ điển hình thuộc các tôn giáo mangtính cách cực đoan, ngoài ra còn có nhiều trào lưu tư tưởngvà tín ngưỡng khác ôn hoà hơn cùng phát triển song hành vớiPhật giáo và đồng thời cũng "cạnh tranh" ít nhiều vớiPhật giáo trong thời đại bấy giờ, tuy nhiên hầu hết cũngđã đi vào lịch sử, chỉ có Phật giáo là đã trở thànhmột tôn giáo toàn cầu. Chiều sâu của những tư tưởng phátsinh từ kinh nghiệm thực tiễn của Đức Phật đã làm chấnđộng và xao xuyến con người của thời đại chúng ta. Thếgiới Tây phương ngày càng kinh ngạc hơn khi khám phá ra tínhcách hiện đại và khoa học của Phật giáo.

Sựbành trướng và tồn vong của một tín ngưỡng nhất địnhtùy thuộc vào giá trị và sự vững chắc của giáo lý, tuynhiên sự tồn vong đó còn nhờ vào sự góp phần của cácyếu tố khác thuộc môi trường chung quanh, chẳng hạn nhưbối cảnh lịch sử, văn hóa và bản tính của một dân tộc.Tu tập khổ hạnh là một truyền thống lâu đời của nướcẤn, chính Đức Phật khi từ bỏ gia đình để tìm con đườngĐạo Pháp cũng đã bị thu hút bởi lối tu tập này. Hìnhảnh một vị du-già trần truồng, khắp thân thể trát trovà đất, râu tóc bờm xờm, một chân đứng một chân co,hay tay chắp vào nhau và đưa thẳng lên trời, tuyệt đốigiữ im lìm và bất động cho đến khi kiệt lực, là mộthình ảnh "lý tưởng" và "can đảm" làm cho một số đôngngười Ấn phải kính nể, nhưng biết đâu hình ảnh đó cũngcó thể làm cho một số phụ nữ Trung hoa chẳng hạn phảiđỏ mặt và ù té chạy khi trông thấy. Nếu từ thời cổđại phần lớn các tín ngưỡng ở Ấn độ chủ trương bất-bạo-động(ahimsa), thì vua chúa Trung hoa chỉ cần phất tay là có kẻphải rơi đầu, gần đây hơn thì chỉ cần một cuộc vạnlý trường chinh hay một bước tiến nhảy vọt cũng đủ làmcho hàng chục triệu người chết. Vào thế kỷ thứ VI khicác người tu tập trong chùa Thiếu lâm múa võ thì ngài Bồ-đềĐạt-ma phải ngồi im đối diện với một bức tường trongsuốt chín năm để chinh phục những người chung quanh. Ngườita cũng không quên là vào thế kỷ thứ IX, thiền sư Lâm tếđưa ra công án "phùng Phật sát Phật phùng Tổ sát Tổ". Đấylà những nét khác biệt giữa văn hóa và tính khí giữa cácdân tộc. Nếu như Gandhi có hô hào sự khắc khổ và bất-bạo-độngtại Trung quốc thì chưa chắc đã có mấy người nghe theo.Ngược lại trên đất nước Ấn độ, khi các vị du-già trầntruồng đang giữ thế đứng một chân im lìm và bất độngmà thấy sự "hăng say" của các vệ binh đỏ xông lên thìcó thể cũng phải bung cả hai chân mà chạy cho nhanh.

Cáchso sánh "tương phản" trên đây không mang mục đích diễu cợthay khen chê gì cả, vì đó là những gì rất "tự nhiên" thuộcvăn hóa, tính khí và cộng nghiệp của mỗi dân tộc, nhữngthứ ấy phát sinh từ giáo dục, truyền thống và quá khứcủa các tập thể con người trong từng quốc gia và xã hội.Nêu lên sự nhận xét trên đây chỉ để tự nhắc nhở mỗingười trong chúng ta cần phải nhìn lại chính mình để phânbiệt đâu là ảnh hưởng của giáo dục, văn hóa, bản tínhcá nhân, tánh khí của chủng tộc..., để đừng lầm lẫnvới những gì tinh khiết, tinh túy và trong sáng của ĐạoPháp. Khi nào chúng ta có thể vượt lên trên được nhữngthêm thắt và hình thức của bối cảnh chung quanh, bản chấttrói buộc của thân xác và những xung động trong tâm thứccủa chính mình thì khi đó chúng ta mới quán thấy đượcchánh Pháp ở đâu, thế nào mới là sự tu tập và cứu cánhcủa nó là gì.

Sauhết xin trích dịch hai đoạn kinh ngắn trình bày trong phầnphụ lục dưới đây : một của Phật giáo nêu lên tính cáchcực đoạn của đạo Ja-in, một của đạo Ja-in chỉ tríchkhái niệm tạo nghiệp do dục vọng và tác ý của Phật giáo.

Phụ Lục

- KinhPhật giáo :

"Mộthôm tại thành Vương Xá, Như Lai đang ở trên đỉnh Linh Thứu.Các tín đồ đạo Ja-in thì sinh sống ở mõm Đá Đen trêntriền núi Isigli. Họ ném bỏ tất cả ghế ngồi và liên tụcluyện tập bằng cách đứng thật im để nhận chịu mọicảm giác đau đớn vô cùng khủng khiếp đang xuyên thấu vàongười.

Vàolúc chiều tối, Như Lai xuất thiền và đến thăm những ngườiJa-in, Như Lai bảo với họ rằng : "Này các Bạn, tại sao cácbạn lại cứ liên tục đứng im như thế, ghế thì lại đemném đi, để phải nhận lấy những cảm giác đau đớn vôcùng khủng khiếp đang xuyên thấu vào người ?"

KhiNhư Lai nói với họ như thế thì họ đáp lại rằng : "NàyBạn, vị Ja-in Nataputta (tức Mahavira) là một vị toàn năngvà đã hiểu biết tất cả. Vị ấy xác nhận rằng đã đạtđược sự hiểu biết và quán thấy tất cả và đã nói [vớichúng tôi] như thế này : 'Dù đang đi, đang đứng , đang ngủhay đang thức, thì Ta [đây lúc nào] cũng đạt được sựhiểu biết và quán thấy' và vị ấy lại còn nói thêm [vớichúng tôi] như sau : 'Này các môn đệ Ja-in, các người đãphạm vào những hạnh động xấu trong quá khứ. Vậy hãy tutập để tiêu diệt chúng bằng cách ăn ở khổ hạnh và chịuđựng sự đau đớn. Khi các bạn đang ở tại đây và tronggiây phút này thì phải giữ cho thân xác bất động, khôngđược nói hay suy nghĩ, [như thế] thì các bạn sẽ không cònphạm vào những hành vi mang lại hậu quả trong tương lai.Sự đau đớn [khi tu tập] như thế sẽ làm cho hậu quả củanhững hành động trong quá khứ phải tan biến và [đồng thời]không tạo ra thêm những hành động mới, và như vậy sẽkhông lưu lại một hậu quả nào trong tương lai. Khi tươnglai không còn hậu quả nữa, thì hành động sẽ được loạibỏ. Khi hành động bị loại bỏ, thì khổ đau cũng sẽ bịloại bỏ theo. Khi khổ đau bị loại bỏ thì mọi cảm giáccũng sẽ bị loại bỏ. Khi cảm giác bị loại bỏ thì mọikhổ đau cũng bị loại bỏ theo'. Đó là những gì mà chúngtôi tin tưởng và chấp nhận, tóm lại là chúng tôi rất hàilòng.

NàyBạn Cồ-đàm, lạc thú không thể đạt được bằng lạcthú, mà chỉ đạt được bằng khổ đau. Bởi vì nếu dùnglạc thú để đạt được lạc thú thì vua Seniya Bimbisara (Tần-bà-sa-la)của xứ Ma-kiệt-đa sẽ đạt được lạc thú, bởi vì ôngấy tự tạo cho mình lạc thú lớn hơn cả lạc thú của ngàiCồ-đàm". (Trích từ Trung Bộ Kinh- Majjhima-Nikaya, 1, dựa theo bản dịch của nữ học giả CatherineGolliau)


-Kinh của đạo Ja-in :

"Nếumột người nào đó dùng một cây xiên để xiên ngang mộtổ bánh có dầu để nướng trên bếp nhưng lại nghĩ [trongđầu] đấy là một con người, hoặc là người ấy xiên mộtquả bầu để nướng, nhưng lại nghĩ rằng đấy là mộthài nhi, thì dưới mắt chúng tôi người ấy [nhất định]là một kẻ phạm tội, bởi vì hắn đã giết một chúng sinh.Nếu nói ngược lại thì nếu một người nào đó không phảilà một người Đạo hạnh (Arya) xiên một người thật đểnướng và nghĩ rằng đấy là một ổ bánh có dầu, hoặcxiên một hài nhi để nướng và nghĩ rằng đấy là một quảbầu, thì theo quan điểm của chúng tôi hắn không phải làmột kẻ phạm tội vì hắn không hề giết một chúng sinhnào cả. Nếu một người nào đó không phải là người Đạohạnh xiên một người hay một đứa bé bằng một cái xiênđể nướng trên lửa bỏng mà nghĩ rằng đấy là một miếngbánh có dầu, thì đối với Phật giáo hắn không cần phảinhịn đói khổ sở mà làm gì". (Tríchtừ kinh Suyagada, 2.6, 26-28 của đạo Ja-in, theo bản dịch củahọc giả Catherine Golliau).

Lờibàn thêm :

Tínđồ Ja-in nhạo báng Phật giáo bằng cách chế giễu và châmbiếm khái niệm về tác ý tạo nghiệp trong Phật giáo, vìtheo họ thì chỉ có hành động mới tạo ra nghiệp mà thôi.Phật giáo chủ trương những xung năng hay xung động trong tâmthức, chẳng hạn như dục vọng, tâm ý, những xúc cảm bấnloạn, v.v... trong tâm thức trước khi phát sinh thành hành độngcụ thể trên thân xác cũng đã để lại những vết hằncủa nghiệp trên dòng tiếp nối liên tục của tri thức, thídụ như sự nung nấu hận thù tuy không để lộ ra bên ngoàinhưng cũng không thể nào tránh khỏi những tác động và hậuquả tiêu cực của nó trên thân xác và trong tâm thức củachính mình.

Bures-Sur-Yvette,27.05.10

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6355)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6375)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5517)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3855)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3934)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4712)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4717)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5094)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5233)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6518)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]