Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Qui y

18/11/201017:23(Xem: 6514)
13. Qui y


QUI Y

Hôm nay tôi muốn nói về qui y Tam Bảo–Phật, Pháp, Tăng–và ý nghĩa của qui y Tam Bảo.

Khi còn là những đứa trẻ nhỏ, chúng ta tùy thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác. Chúng ta không thể tự ăn uống và tự săn sóc cho mình. Nếu không vì sự thiếu khả năng ấy của trẻ con thì sẽ không có sự nuôi dưỡng. Thật lý tưởng, thời kỳ nuôi dưỡng ấy là một thời kỳ mà lòng từ. sự thương yêu có thể được kích thích trong ta. Giáo lý Shambhala dạy chúng ta rằng những người lính chiến trẻ con được đặt trong những chiếc nôi của tình yêu thương. Thật lý tưởng, trong số những người đang nỗ lực để tạo nên một xã hội tỉnh thức, trong thời kỳ nuôi dưỡng, cá nhân cần phát triển tự nhiên lòng nhân từ, sự tôn trọng chính họ và có một ý niệm về cảm giác thư giãn, thoải mái với chính mình. Trong một xã hội đầy tỉnh thức, sẽ có một số buổi lễ truyền thông điệp, cũng như nhiều truyền thống đã có, trong đó đứa trẻ trở thành một thanh niên hay một thiếu nữ một cách trịnh trọng. Dường như rất thường chúng ta là nạn nhân của sự không được nuôi dưỡng đầy đủ ban đầu, và chúng ta không biết khi nào chúng ta lớn lên. Một số người dù ở tuổi 50 hoặc 60, 70 vẫn còn phân vân không biết mình đã lớn lên như thế nào. Chúng ta vẫn còn trẻ con trong tâm hồn, có thể nói như vậy.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cho dù chúng ta cảm thấy rằng mình không được nuôi dưỡng đàng hoàng, hay dù chúng ta cảm thấy may mắn được nuôi dưỡng đàng hoàng–bất cứ tình cảnh nào của chúng ta–trong giây phút hiện tại chúng ta có thể luôn nhận ra rằng nền tảng chính là sự phát triển lòng từ ái đối với chính chúng ta–bởi chúng ta và cho chúng ta. Toàn bộ tiến trình của Thiền tập là một quá trình tạo nền tảng vững chắc, tạo một chiếc nôi của lòng từ ái nơi đó chúng ta thật sự được nuôi dưỡng. Chất liệu nuôi dưỡng là niềm tin vào trí tuệ, sức khoẻ, sự dũng cảm và lòng chân thành của chúng ta. Chúng ta phát triển nhận thức rằng con đường chúng ta đang đi, loại tính cách chúng ta có và cách chúng ta biểu hiện đời sống–là tốt, và rằng bằng cách hãy là con người chúng ta đang là một cách đầy đủ và chấp nhận hoàn toàn điều đó, tôn trọng chính mình, chúng ta sẽ đứng vững trên nền tảng của tình thương yêu.

Tôi luôn nghĩ rằng cụm từ “qui y” là rất hiếu kỳ bởi vì nó nghe có vẽ hữu thần, mang tính đối ngẫu và tùy thuộc sự nương tựa vào một điều gì đó. Tôi nhớ rất rõ vào lúc bị stress cực độ trong đời, tôi đã đọc Alice in Wonderland. Alice trở thành một nữ anh hùng đối với tôi vì cô ta rơi vào trong chính hố thẳm này và cô ta rơi một cách tự do. Cô ta không bám níu bờ mé, cô ta không hoảng sợ, không nỗ lực chấm dứt sự rơi, cô ta chỉ rơi xuống và quan sát sự vật khi cô đang rơi xuống. Rồi khi rơi xuống, cô ta đang ở một nơi hoàn toàn mới lạ. Cô ta không nương tựa vào điều gì cả. Tôi thường mong muốn như vậy bởi vì tôi thấy chính tôi đến gần hố thẳm và gào thét, bám víu trở lại, không muốn đi đến nơi không có chỗ bám víu.

Trong mỗi cuộc sống con người, bạn được sinh ra và sinh ra một mình. Và rồi một quá trình bắt đầu. Và khi bạn chết, bạn chết một mình, không ai đi theo bạn. Hành trình mà bạn thực hiện, cho dù niềm tin của bạn về hành trình đó là gì, thì bạn thực hiện nó một mình. Ý tưởng căn bản về qui y là giữa sống và chết chỉ có một mình. Cho nên, qui y Phật-Pháp-Tăng không có nghĩa là tìm sự an ủi nơi mẹ và cha, mà là sự biểu hiện cơ bản mong muốn nhảy ra khỏi tổ, cho dù bạn cảm thấy sẵn sàng hay chưa, để đi qua những nghi thức rườm rà và trở thành một người lớn không có chỗ dựa nào cả. Nó diễn tả sự nhận thức của bạn rằng cách duy nhất để bắt đầu một hành trình thật sự của cuộc đời là cảm thấy nền tảng của lòng từ ái và sự tôn trọng chính bạn. Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta không bao giờ đến điểm mà chúng ta cảm thấy chắc chắn 100%: “Tôi có chiếc nôi nuôi dưỡng của tôi. Quá trình nuôi dưỡng ấy đã hoàn thành. Bây giờ tôi có thể bay nhảy”. Chúng ta luôn phát triển Từ tâm và tiếp tục bay nhảy. Lần trước, tôi đã nói về việc gặp bờ mé và khao khát nắm giữ một cái gì đó khi chúng ta tiến đến giới hạn của chúng ta. Rồi chúng ta thấy rằng có nhiều từ ái hơn, nhiều tôn kính với chúng ta hơn, nhiều tin tưởng cần được nuôi dưỡng hơn. Chúng ta tiến hành quá trình đó và chúng ta cứ tiếp tục bay nhảy.

Vì thế đối với chúng ta, qui y có nghĩa là cắt bỏ sự ràng buộc, cắt cuốn rốn đi và một mình bắt đầu cuộc hành trình của con người đầy đủ, không có sự thêm sức của người khác. Qui y là phương thức mà chúng ta bắt đầu trau dồi sự cởi mở và sự chân thật cho phép chúng ta ngày càng ít phụ thuộc. Chúng ta có thể nói: “Chúng ta không nên tùy thuộc người khác nữa, chúng ta nên cởi mở” nhưng đó không phải là mấu chốt. Mấu chốt là bạn bắt đầu từ nơi bạn đang là, bạn xem bạn trẻ con như thế nào và bạn không phê phán điều đó. Bạn bắt đầu khám phá với tính hài hước và nhân ái với chính bạn, tất cả những nơi bạn đeo bám, và mọi lúc bạn nắm giữ, bạn nhận ra: “A! Đây là nơi mà qua chánh niệm và sự thực tập Tonglen của tôi và qua mọi việc tôi làm: cả cuộc đời của tôi là một quá trình học cách làm bạn với chính tôi”. Mặt khác, nhu cầu đeo bám, nhu cầu nắm giữ hay khóc đòi mẹ cũng cho bạn thấy rằng đó là bờ mé của tổ ấm. Bước ngang qua đúng ở đó– là một cú nhảy–trở thành động cơ để trau dồi lòng Từ ái. Bạn nhận ra rằng nếu bạn bước ngang qua bậu cửa ấy là bạn đang tiến về phía trước, bạn đang lớn dần lên, trở thành một người trưởng thành.

Nói cách khác, trở ngại lớn nhất chính là sự si mê. Khi bạn gọi “Mẹ!” hoặc khi bạn cần một bàn tay để nắm giữ, nếu bạn chối từ nhìn vào toàn bộ tình huống, bạn không thể thấy nó như một lời dạy–một gợi ý để nhận ra rằng đây là nơi mà bạn có thể đi xa hơn nơi bạn có thể yêu mình hơn. Nếu bạn không thể nói với mình vào lúc đó “Tôi sẽ xem xét điều này, bởi vì đó là tất cả những gì tôi cần làm để tiếp tục hành trình tiến về phía trước và cởi mở hơn” thì bạn đã bị kết dính với trở ngại của sự si mê.

Làm việc với các trở ngại là một hành trình của cuộc sống. Con người luôn phải đối mặt với những tình huống bất ngờ. Dĩ nhiên, con người có thể khiếp hãi, đặc biệt là trước những tình huống nguy hiểm. Đó là một sự sợ hãi. Nhưng với một trái tim mềm yếu, run rẩy, con người nhận ra rằng anh ta chỉ sắp bước vào cái chưa biết, và rồi đi về phía trước để gặp đối thủ. Con người nhận ra rằng kẻ thù không là gì cả ngoài công việc chưa hoàn thành của mình, và rằng nỗi sợ hãi đó thật sự cần được đối mặt. Trở ngại chỉ là một vài hình ảnh xuất hiện đâu đó, và nó xuất hiện trong nhiều hình thức: như người yêu phụ bạc chúng ta, bố mẹ không thương yêu chúng ta đầy đủ, một ai đó lợi dụng chúng ta... Một cách cơ bản, những gì chúng ta đối mặt là nỗi sợ hãi và sự bám víu trở lại, là những trở ngại không cần thiết. Trở ngại duy nhất là sự si mê, từ chối nhìn vào công việc chưa hoàn tất của chúng ta. Ví như khi mỗi lần con người đi ra và gặp kè thù, anh ta nói: “A! lại chính là kẻ thù, và không đủ sức để đối mặt với nó” và rồi rút lui. Cuộc sống như vậy sẽ trở thành một câu chuyện tái diễn về sự thức dậy vào buổi sáng, đi ra ngoài, gặp kẻ thù và nói “Không có cách nào khác” và rút lui. Trong trường hợp đó bạn trở nên rụt rè, sợ hãi hơn và trẻ con hơn. Không ai nuôi dưỡng bạn nhưng bạn vẫn ở trong chiếc nôi đó, và bạn không bao giờ đi qua những lễ nghi trưởng thành của bạn.

Trong một bài hát Oryoki chúng ta hát: “Sự thánh thiện của Phật-Pháp-Tăng là khó nghĩ bàn”. Và “Tôi lễ Phật, lễ Pháp và lễ Tăng. Tôi kính lễ và luôn kính lễ 3 ngôi Tam bảo”. À, chúng ta không phải đang nói về việc tìm sự an ủi nơi Phật-Pháp-Tăng. Chúng ta không phải đang nói về lễ lạy để được cứu rỗi. Chúng ta nói một cách truyền thống, đức Phật là một tấm gương cho những gì chúng ta có thể trở thành. Đức Phật là một người tỉnh thức, và chúng ta cũng là một đức Phật. Điều đó thật đơn giản, chúng ta là những vị Phật. Đó không phải là một cách nói. Chúng ta là một người tỉnh thức, nghĩa là một người luôn tiến bộ, luôn cởi mở, luôn tiến về phía trước. Điều đó không dễ dàng gì và thậm chí nó còn đi kèm với nhiều sợ hãi và nghi ngờ. Đó là những gì có nghĩa là con người, đó là những gì có nghĩa là một chiến sĩ.

Để bắt dầu, khi bạn rời khỏi chiếc nôi yêu thương, bạn đang mặc bộ giáp tuyệt đẹp này, bởi vì trong ý nghĩa nào đó, bạn được bảo vệ và bạn cảm thấy an toàn. Rồi bạn đi qua lễ nghi trưởng thành, một quá trình cởi bỏ đi chiếc áo giáp mà bạn có ảo tưởng là nó đang bảo vệ bạn tránh một điều gì đó chỉ để nhận ra rằng thật sự nó đã ngăn chặn bạn sống đầy đủ và tỉnh thức hoàn toàn. Rồi bạn tiến về phía trước và gặp những kẻ thù, và mỗi cuộc gặp gỡ sẽ chỉ cho bạn lúc cần cởi những chiếc áo giáp để tiến về phía trước.

Qui y Phật có nghĩa là bạn đang sẵn sàng bỏ cả cuộc đời để nhận thức và nối kết với sự tỉnh thức của bạn, học hỏi rằng mỗi lần bạn gặp trở ngại, bạn cởi bỏ nhiều lớp áo si mê hơn, đặc biệt là chiếc áo che phủ tâm hồn bạn. Đó là những gì chúng ta đang làm ở đây suốt kỳ thực tập này, cởi bỏ áo giáp, cởi bỏ sự bảo vệ, cởi bỏ tất cả những thứ che phủ trí tuệ của chúng ta. Chúng ta không phải cố gắng để trở thành những gì chúng ta không phải, mà đang khám phá lại, nối kết lại với con người chúng ta đang là. Vì thế khi chúng ta nói: “Tôi qui y Phật” có nghĩa là tôi nương tựa sự dũng mãnh và khả năng không hãi sợ khi cởi bỏ tất cả những áo giáp che phủ sự tỉnh thức của tôi. Tôi tỉnh thức, tôi sẽ bỏ cả đời tôi để cởi bỏ được chiếc áo giáp si mê này đi. Không ai có thể cởi bỏ nó được bởi vì không ai khác biết được những chiếc khóa nhỏ ở đây, không ai khác biết được nó bị may chặt ở đâu, biết được nơi mà phải mất nhiều công trình để tháo mở được sợi chỉ thép đặc biệt ấy ra. Tôi có thể có một sợi dây kéo thòng xuống phía trước và có những khóa móc từ trên xuống. Mỗi lần tôi gặp những trở ngại, tôi cởi bỏ càng nhiều khóa móc càng tốt, thậm chí tôi có thể cởi bỏ luôn dây kéo. Tôi có thể nói với bạn: “Đơn giản. Khi bạn gặp trở ngại, bạn chỉ cần cởi mở một trong những khóa móc và rồi dây choàng sẽ rơi ra”. Và bạn nói: “Cô ta đang nói gì vậy”. Bởi vì bạn đã may một đường dưới cánh tay trái của bạn với một sợi chỉ thép. Mỗi lần gặp trở ngại, bạn phải lấy ra những con dao đặc biệt mà bạn giấu trong một chiếc hộp với tất cả những vật quí giá của bạn và cắt bỏ một vài sợi chỉ này đi, càng nhiều càng tốt, cho đến khi bạn bắt đầu kêu lên với kinh ngạc: “Như vậy đã quá đủ cho bây giờ”. Rồi bạn bắt đầu tỉnh thức nhiều hơn và liên hệ nhiều hơn với tính Phật, và bạn biết đầy đủ ý nghĩa của qui y Phật. Đối với người tiếp theo mà bạn gặp, bạn nói: “Thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn phải làm là lấy những chiếc dao nhỏ của bạn ra khỏi chiếc hộp quí và bắt đầu” và họ nhìn vào bạn và nói: “Anh ta đang nói gì vậy?”. Bởi vì họ có những chiếc áo lớn che phủ cả thân thể và đầu óc họ. Cách hay nhất để cởi những chiếc áo này đi là bắt dầu nắm những đầu mối của chúng, và họ biết rằng mỗi khi họ gặp trở ngại, họ thật sự bắt đầu cởi bỏ. Vì vậy bạn phải làm điều đó một mình. Hướng dẫn cơ bản rất đơn giản: Bắt đầu cởi bỏ áo giáp si mê. Đó là điều mà tất cá mọi người có thể nói với bạn. Không ai có thể nói với bạn cách làm điều đó bởi vì bạn là người duy nhất biết bạn bị khóa buột trong đó như thế nào để bắt đầu.

Theo truyền thống, qui y Pháp là nương tựa vào giáo pháp của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là: Hãy buông bỏ và cởi mở đối với các pháp. Nhận ra rằng cố gắng bảo vệ chính mình, cố gắng giữ cho lãnh thổ của bạn được an toàn và được khoanh vùng, là đầy dẫy khổ đau. Nó giữ bạn trong một thế giới hướng nội nhỏ bé, ẩm thấp, tạo nên ngày càng nhiều ngột ngạt và sản sinh nhiều khổ dau khi bạn lớn hơn. Khi bạn lớn lên hơn thật khó và ngày càng khó tìm ra con đường. Khi tôi lên 12 tuổi, tôi đọc tạp chí ‘Tôn giáo thế giới”. Bài báo về Khổng giáo nói thế này: “Vào độ tuổi 50, nếu bạn đã phí cuộc đời bạn cho đến khi đó mới cởi bỏ áo giáp ra (Khổng Tử diễn tả điều này bằng ngôn ngữ của ông), lúc đó bạn đã thiết lập một kiểu đầu óc mà phần còn lại của cuộc đời, bạn không thể thay đổi. Nhưng nếu vào độ tuổi 50, bạn trở nên giỏi giang trong việc giữ chiếc áo giáp đó trên người, bạn giữ con dao cắt nút ấy với bất kỳ giá nào thì dù gì đi nữa, dù bạn ở trong một trận động đất đi nữa thì cũng rất dễ thay đổi”. Dù nó đúng hay không, nó làm tôi sợ chết khiếp khi tôi lên 12 tuổi. Nó trở thành một động cơ chủ yếu cho đời sống của tôi. Tôi được xác định phương cách để trưởng thành hơn là để bị mắc kẹt.

Vì vậy qui y Pháp–giáo pháp của đức Phật–là những gì như vậy. Từ một nhận thức rộng rãi hơn, Pháp cũng có nghĩa là toàn bộ cuộc sống. Giáo pháp của đức Phật dạy về buông bỏ và cởi mở, bạn làm điều đó trong cách mà bạn quan hệ với mọi người trong cuộc sống của bạn, trong cách bạn quan hệ với những tình huống bạn mắc phải, trong cách bạn quan hệ với tư tưởng, ý nghĩ của bạn, với tình cảm, xúc cảm của bạn. Mục đích của toàn bộ cuộc sống không phải là kiếm cho nhiều tiền, không phải là có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, không phải là xây dựng tu viện Gampo. Nó không phải là làm bất cứ điều gì đại loại như vậy. Bạn có một cuộc sống rõ ràng và bất cứ cuộc sống nào mà bạn có cũng là một phương tiện để tỉnh thức. Nếu bạn đơn độc và bạn cảm thấy đơn cô, bạn ước mong có một người bạn, đó là một phương tiện để tỉnh thức. Nếu bạn có một gia đình lớn và bạn muốn mình có một chút ít thời giờ nhàn rỗi hơn, đó là một phương tiện để tỉnh thức. Bất cứ cái gì bạn có đều là phương tiện để thức tỉnh. Không có tình huống tốt hơn những gì bạn có. Nó đã tạo ra cho bạn, nó chỉ cho bạn mọi thứ bạn cần để biết nơi mà dây kéo áo choàng của bạn bị mắc kẹt và nơi bạn có thể cởi bỏ. Vì vậy, đó là những gì nói lên về qui y Pháp. Nó phải được làm với việc tìm một không gian cởi mở chứ không phải bị bao phủ bởi chiếc áo giáp si mê.

Qui y Tăng cũng có nhiều điểm tương tự như vậy. Quy y Tăng không phải là chúng ta nhóm họp trong một câu lạc bộ nơi mà tất cả chúng ta đều là bạn tốt, nói về đạo Phật với nhau, gật gù có vẻ thông thái, phê phán những người không đi theo con đường của chúng ta. Qui y Tăng có nghĩa là nương tựa trong tình huynh đệ của những người đã tự hứa cởi bỏ áo giáp si mê. Nếu chúng ta sống trong một gia đình mà tất cả mọi người đều cam kết cởi bỏ áo giáp si mê, thì một trong những phương tiện đầy năng lực nhất để biết cách thực hiện điều đó là ý chí phản ảnh mà chúng ta đưa ra cho nhau, sự tử tế mà chúng ta bày tỏ với nhau. Thông thường, khi một người đang cảm thấy có lỗi với chính mình và bắt đầu ân hận, mọi người vỗ lưng người ấy và nói rằng: “Ồ, bạn thật tội nghiệp” hay “Vì lợi ích chung, hãy quên nó đi”. Nhưng nếu bạn tự cam kết cởi bỏ áo giáp và bạn biết rằng người khác cũng vậy, có một cách mà bạn có thể thực sự cho họ món quà giáo pháp. Với tình thương và lòng tốt bằng chính kinh nghiệm của bạn về những gì có thể, bạn cho họ sự khôn ngoan mà người khác có thể đã cho bạn một ngày trước đó khi bạn đang đau khổ. Bạn khuyến khích họ dừng than thân trách phận mà hãy nhận ra rằng đó là một cơ hội để phát triển và rằng mọi người đều phải trải qua kinh nghiệm này. Nói cách khác, Tăng là những người cam kết giúp đỡ lẫn nhau để cởi bỏ chiếc áo giáp si mê, bằng cách không khuyến khích sự yếu đuối của họ hay khuyến khích khuynh hướng giữ áo giáp của họ luôn được mặc. Khi chúng ta nhìn nhau ngã quỵ hay nói một cách bướng bĩnh: “Không, tôi thích chiếc áo giáp này”, có một cơ hội để nói rằng dưới tất cả áo giáp đó có nhiều chỗ đau đang mưng mủ, và một ít ánh sáng mặt trời sẽ không thể làm lành được vết thương. Đó là khái niệm về qui y Tăng.

Khi chúng ta nhận ra sự cần thiết cởi bỏ áo giáp si mê, chúng ta có thể nương tựa nơi sự tỉnh thức và chúng ta mong muốn không mặc nó nữa bằng cách qui y Phật. Chúng ta có thể nương tựa nơi giáo pháp của đức Phật và chúng ta có thể nương tựa Tăng bảo, gia đình của chúng ta, những người đã cam kết theo giáo pháp của Phật, những người mà chúng ta có thể chia sẻ khổ đau và niềm vui.

Trungpa Rinpoche đưa ra một định nghĩa về qui y đã được viết trên bảng thông báo của chúng ta ngày hôm kia. Nó bắt đầu bằng một lời khẳng định tuyệt đối: “Vì mọi vật đều chân chất, rõ ràng, không mập mờ khó hiểu nên không có gì để đạt lấy hay để nhận ra”. Nhưng rồi Rinpoche đã đi xa hơn và làm nó trở nên rất thực tế: “Sự thực hành hằng ngày chỉ đơn giản là để phát triển một sự chấp nhận hoàn toàn và sự cởi mở đối với mọi tình huống, mọi cảm xúc và đối với mọi người. Một sự chấp nhận và cởi mở hoàn toàn đối với tất cả tình huống, tất cả cảm xúc, tất cả mọi người, kinh nghiệm mọi điều một cách hoàn toàn, đầy đủ, không ôm lấy, không chứa chất, để con người không tự thu mình lại cũng không tự xem mình là trung tâm”. Đó là lý do chúng ta đến đây để thực tập.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2017(Xem: 9019)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 14004)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 7062)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
26/01/2017(Xem: 7770)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9630)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5485)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9141)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8451)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 7838)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
17/01/2017(Xem: 6457)
Tết Chay An Lạc, cái tên lạ mà đặc biệt ấy những ngày gần đây được nhiều người biết đến và quan tâm theo dõi, cũng như mong ngóng đến ngày diễn ra Tết Chay An Lạc. Đúng như lời hẹn, thứ 7, ngày 14-1, Tết Chay An Lạc diễn ra tại chùa Tứ Kỳ, số 8, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo lịch của Ban tổ chức, 9h mới khai mạc, nhưng 8 giờ, sân Chùa Tứ Kỳ đã đông chật với số lượng khoảng gần 1.000 người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]