Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Niềm vui

18/11/201017:16(Xem: 6801)
6. Niềm vui


NIỀM VUI

Cách đây khoảng một năm, một người bạn thân của chúng tôi, chị Ayya Khema, một người Đức tu theo phái Theravadin ở Sri Lanka, đã đến thăm chúng tôi và hướng dẫn một khóa tịnh tu Vipashyana (Thiền quán). Phương pháp tĩnh tâm dành cho tôi thật rất dễ chịu, bởi vì chị đã nhấn mạnh về niềm vui. Tôi đã không nhận thấy trước đây tôi đã chú trọng đến nỗi khổ của tôi như thế nào trong khi tôi đang thực tập. Tôi đã tập trung vào việc chấp nhận và thỏa hiệp với những điều không hài lòng, không thể chấp nhận, những rối rắm và những nỗi khổ đau mà tôi đã có trong những tiến trình đó, tôi đã chợt quên đi những niềm vui.

Trong khóa tĩnh tâm bảy ngày này, Ayya Khema đã dạy rằng trong mỗi chúng tôi đều có một nguồn những niềm vui tràn đầy, bằng cách nối kết với chúng và làm cho chúng tuôn chảy, chúng tôi sẽ có thể vui hưởng cuộc sống của chính mình và sẽ được an vui trong lúc thực tập. Niềm vui giống như một cơn mưa xuân nhẹ nhàng làm cho chúng ta tươi tắn lên, hạnh phúc, vui vẻ hơn lên và do đó nó cũng là một phương cách mới để nhìn nhận nỗi khổ của chúng ta. Trong một cuốn sách nhỏ nhan đề “A Guide to Walking Meditation” (Hướng dẫn Thiền hành), ở chương: “The world Contains All the Wonders of the Pure Land” (Thế gian có đủ những kỳ quan của Tịnh độ), tác giả đã viết: “Tôi không nghĩ rằng tất cả chư Phật và chư đại Bồ tát trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ trách phạt tôi vì đã chỉ cho bạn một bí mật nhỏ, rằng không cần phải đi đâu cả để tìm những kỳ quan của cõi Tịnh độ” (“I don't think that all Buddhas and Bodhisattvas of the three times will criticize me for giving you a little secret, that there is no need to go somewhere else to find the wonders of the Pure Land”). Cái cảm giác kỳ diệu và an vui ấy sẽ hiện hữu trong mỗi phút giây, trong mỗi hơi thở, trong mỗi bước chân, hay trong bất kỳ hành động nào trong cuộc sống hàng ngày của chính chúng ta nếu chúng ta biết nối kết với nó. Cái trở ngại lớn nhất đã ngăn chúng ta không liên kết được với niềm an lạc trong ta chính là lòng sân hận.

Sự an vui đồng hành với việc nhận ra vạn vật thật vĩ đại, thật tự do, thật hoàn hảo và thật quý báu. Tức giận với những gì xảy đến với bạn, than phiền về cuộc sống của bạn đồng nghĩa với việc chối từ ngửi hương thơm của những đóa hồng thơm khi bạn rảo bộ trong công viên vào mỗi sáng, hay đồng nghĩa với việc bạn không để ý gì đến những con chim non đang vui nhộn quanh những tán cây trong vườn. Chúng ta quá bị mắc kẹt trong những lo toan và những nỗi đau tâm hồn đến nỗi chúng ta không thể nhận biết được
một cơn gió mát đang thoảng qua hay một ai đó đang đặt những bông hoa trên bàn ăn hoặc khi chúng ta đi bộ vào buổi sáng, những lá cờ đỏ đang rủ xuống và khi chúng ta quay trở lại thì chúng đang tung bay. Sự phẫn nộ, sự thất vọng và bực bội đã hạn chế thị giác, thính giác, xúc giác và cả niềm vui của mỗi chúng ta.

Có một câu chuyện kể về một phụ nữ đang bị những con hổ rượt đuổi. Chị ta chạy thục mạng và những con hổ ngày càng tiến gần hơn. Khi chị chạy đến một bờ vực thẳm, chị nhìn thấy vài dây nho ở đó, vì vậy, chị leo xuống và bám vào các dây nho. Nhìn xuống dưới kia, chị cũng thấy có những con hổ ở phía dưới. Rồi chị nhận thấy có một con chuột đang gặm nhấm những dây nho mà chị đang bám víu. Chị cũng nhìn thấy một chùm nho mọng xinh xắn sát tầm với của chị đang nhô ra khỏi những đám lá xanh. Chị nhìn lên rồi lại nhìn xuống, chị nhìn vào con chuột, rồi chị hái những trái nho, bỏ vào miệng và thưởng thức một cách ngon lành.

Nhưng con hổ đang ở bên trên và cả bên dưới. Đây quả là một tình trạng khó xử mà chúng ta thường gặp phải, nó được xem như vấn đề sinh tử của mỗi chúng ta. Mỗi phút giây chính là hiện tại đang là. Nó có thể là giây phút duy nhất trong cuộc sống, nó có thể là trái nho duy nhất chúng ta ăn. Chúng ta có thể chán chường về nó, hoặc chúng ta có thể thưởng thức được nó và an vui trong mỗi phút giây quí báu của cuộc sống.

Trungpa Rinpoche thường dạy: “Bạn có thể đặt gánh nặng xuống”– đây là một trong những lời dạy chính yếu của ông. Trong cuốn A Guide to Walking Meditation (Hướng dẫn Thiền hành), tác giả đã mở đầu bằng cách nói về sự gánh nặng của mỗi con người như thế nào và nếu bạn muốn, bạn có thể trút bỏ nó đi, bạn có thể đặt nó xuống, bạn có thể làm điều đó. Bạn có thể liên lạc với niềm an vui trong tâm trí của bạn.

Vào những ngày êm ả như hôm nay, khi mọi vật thật yên tĩnh, bạn có thể nhận thấy rằng bạn đang rất nghiêm trang và làm việc rất cương quyết: Mở cửa một cách nghiêm trang, uống trà một cách nghiêm trang, tập trung quá sức để được yên tĩnh và hoạt động một cách chậm chạp đến nỗi bạn trở nên mệt mỏi. Ngược lại, bạn chỉ cần thư giãn và nhận thấy rằng đằng sau sự lo lắng, buồn phiền, thất vọng đang ám ảnh trí óc bạn thì mặt trời luôn bừng lên vào buổi sáng, di chuyển qua bầu trời và chiều hôm thì lặn xuống. Chim chóc đang bay lượn và đang kiếm mồi, cây cỏ đang bị gió thổi lay hay đang đứng yên. Sức sống của cỏ cây đang trào dâng từ trái đất, vạn vật thật là phong phú vô cùng. Bạn có thể phát triển sự say mê cuộc sống của bạn, tính hiếu kỳ và niềm vui thú của bạn. Bạn có thể liên hệ với sự hân hoan, an vui của bạn. Bạn có thể bắt đầu ngay từ giờ phút này.

Người Navajo dạy con cháu họ rằng mỗi buổi sáng khi mặt trời thức dậy, nó là một mặt trời hoàn toàn mới. Nó được sinh ra mỗi sáng, nó sống trong kỳ hạn một ngày và vào đầu hôm nó ra đi, không bao giờ quay trở lại nữa. Khi những đứa trẻ bắt đầu có nhận thức, những người lớn đưa chúng ra ngoài trời vào lúc bình minh và nói: “Mặt trời chỉ sống duy nhất một ngày. Các con phải sống hết mình trong ngày hôm nay để cho mặt trời không lãng phí những giây phút quí báu nó đã dành cho các con”. Nhận thức được sự quí báu của mỗi ngày là một phương thức sống tốt, một cách sống mới có thể liên kết với niềm an vui trong mỗi chúng ta.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2016(Xem: 10972)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
27/03/2016(Xem: 7288)
Ảo Ảnh Của Tâm Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục. Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.
26/03/2016(Xem: 7636)
Đây không phải là 1 bài báo. Đây là 1 bài viết từ những gì tôi, một phật tử trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp cảm nhận và viết lên. Có những cái nói không ai tin, đọc không ai tin. Đây là câu chuyện tôi mắt thấy, tôi tai nghe, tôi mũi ngửi, tâm tôi cảm nhận.
26/03/2016(Xem: 7910)
Khi nằm mộng ai biết mình đang mộng - Tỉnh giấc rồi mới biết đã từng mơ?. - Người tu Đạo, hỏi bao giờ hết mộng - Thưa, là khi Khai ngộ, thoát mê mờ. -
24/03/2016(Xem: 8045)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
24/03/2016(Xem: 8683)
Chiều thứ 2, ngày 21 tháng 3, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, TP HCM sẽ chính thức khai mạc Hội Sách TP HCM lần thứ IX. Dù biết Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Xuất bản Việt Nam, rất rất bận, vừa bay vào TP HCM từ Huế, Đà Nẵng và Hội an sau chuyến công tác tại 3 thành phố này cũng như đã tham gia khóa thiền tích cực 10 ngày, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn chúng tôi vào chiều chủ nhật.
22/03/2016(Xem: 6635)
Trong bài này tôi không bàn chuyện cao viễn mà nói chuyện thực tế của đời sống. Chư tổ nói rằng, “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Điều đó có nghĩa là giáo lý nhà Phật gắn chặt với cuộc sống của con người. Gắn chặt với cuộc sống nhưng phải hữu ích cho con người.
22/03/2016(Xem: 7656)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
19/03/2016(Xem: 9349)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo, phá hoại các đền chùa Phật, họ cũng cướp bóc tài sản và tàn phá những gì không thuộc Hồi giáo. Phật giáo đã bị tiêu diệt nơi xứ Phật. Nhưng may mắn thay cho đạo Phật, dưới triều đại vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trưóc. CN, Phật giáo đã được truyền qua xứ Sri Lanka/Tích Lan, Miến điện ...
19/03/2016(Xem: 10150)
Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]