Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Đối mặt với thực tại

18/11/201017:15(Xem: 7272)
5. Đối mặt với thực tại


ĐỐI MẶT VỚI THỰC TẠI
Hôm qua, tôi đã nói về cách trau dồi tính chính xác, dịu dàng và cởi mở, đã trình bày một phương pháp Thiền tập giúp chúng ta khơi mở được những phẩm chất mà chúng ta đã sẵn có. Bây giờ, những chỉ dẫn sẽ nhấn mạnh đến sự khôn ngoan, sáng suốt hay sự minh mẫn mà chúng ta có. Đôi khi những lời chỉ dẫn cũng nhấn mạnh đến những trở ngại, nhấn mạnh việc chúng ta bị mắc kẹt như thế nào trong căn phòng nhỏ tối tăm của mình... Đây thật sự là hai mặt của một vấn đề. Khi được đặt chung với nhau, hạnh phúc và khổ đau sẽ nói lên bản chất cuộc sống con người. Đó là những gì chúng ta nhận thức khi thực tập Thiền.

Chúng ta thấv được sự vật thật là đẹp, thật là tuyệt vời, thật đáng ngạc nhiên và chúng ta cũng thấy chúng ta bị mắc kẹt như thế nào. Điều đó không có nghĩa cái này là tốt còn cái kia là xấu, mà đó là một loại chất liệu hỗn hợp phong phú, giá trị nhưng cũng khá khó chịu. Khi chúng được trộn lẫn với nhau, nó chính là chúng ta–là con người này. Điều này chính là điều chúng ta đến đây để nhận biết cho chính mình. Cả hạnh phúc và khổ đau đều luôn hiện hữu ở đây, chúng hòa lẫn trong nhau. Đối với một người thực chứng cao thì sự khác nhau giữa các chứng loạn thần kinh và sự thông minh là rất khó nhận biết do bởi đôi khi các biểu hiện bên ngoài của cả hai đều như nhau. Năng lực sáng tạo cơ bản của sự sống–sinh lực–dâng trào và lan tỏa trong tất cả hiện hữu. Nó có thể được nhận biết như một năng lực tràn đầy, không đè nén, tự do và mãnh liệt. Hoặc nó cũng có thể được nhận biết như một thứ năng lực hạn hẹp, xấu xa và gây thương tổn. Mặc dù có quá nhiều lời hướng dẫn, chỉ bảo, nhiều phương pháp thực tập, nhưng tựu trung vẫn là làm sao để trở nên thật sự chân thành đối với những gì tồn tại trong trí óc của bạn–những ý nghĩ, những cảm xúc những cảm giác của thân thể, cả những gì tạo nên cái chúng ta gọi là “Tôi” hay “Ta”. Không ai khác có thể phân loại cho bạn những gì có thể chấp nhận và những gì nên chối bỏ, những gì được xem như có thể giúp bạn tỉnh dậy hay làm bạn mê ngủ. Không ai khác thật sự có thể chọn lựa cho bạn những gì nên chấp nhận–những gì có thể mở mang thêm thế giới của bạn; và những gì nên chối bỏ– những gì làm bạn quẩn quanh trong những nỗi khổ đau lập đi lập lại mãi. Phương pháp Thiền tập này được gọi là phương pháp vô thần, nó không dạy bạn tin ở Thượng đế hay không tin ở Thượng đế, nó dạy rằng không ai khác ngoài bạn có thể nói với bạn điều gì cần chấp nhận và điều gì nên chối bỏ.

Sự thực tập Thiền sẽ giúp chúng ta biết rất rõ cái năng lực cơ bản này với sự chân thành và sự tận tâm thật vĩ đại, và chúng ta có thể phân biệt được đâu là độc dược và đâu là lương dược; mỗi một loại dược liệu đều có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi chúng ta. Chẳng hạn, một người nào đó có thể uống rất nhiều cà phê và nó thật sự có thể làm anh ta tỉnh táo và trở nên sáng suốt; những người khác chỉ uống một tí thôi cũng đủ làm cho thần kinh người ấy trở nên quá căng thẳng. Những loại thức ăn khác nhau cũng ảnh hưởng đến mỗi chúng ta một cách khác nhau. Vì vậy chỉ có chúng ta mới thật sự có mối liên hệ mật thiết nhất với chính những năng lực của chúng ta. Chúng ta là những người duy nhất biết cái gì có thể đánh thức mình dậy và cái gì có thể làm mình say ngủ. Vì thế, chúng ta hãy cứ ngồi đây trên chiếc ghế nệm này trong căn phòng sáng trưng với những thành tích rực rỡ kỳ lạ này và với bức ảnh Karmapa trước mặt. Bên ngoài, tuyết vẫn rơi và gió vẫn gầm rú. Giờ này qua giờ khác, chúng ta ngồi ở đây và chỉ có gắng quay trở lại với phút giây hiện tại, nhận thức được những gì đang diễn ra trong tâm trí của chúng ta, theo dõi hơi thở ra, đính vào ý nghĩ của chúng ta nhãn hiệu: “suy nghĩ”, rồi quay về với phút giây hiện tại, nhận thức được những gì đang diễn ra trong tâm trí của chúng ta. Sự chỉ dẫn ở đây là chúng ta phải hết sức chân thành và tận tâm đối với quá trình thực tập để dần dần biết được buông bỏ có nghĩa là gì đối với những gì cần nắm bắt và cả đối với những gì không cần nắm bắt.

Phải có niềm tin rằng ở mỗi chúng ta đều có tất cá những gì cần có để đạt đến giác ngộ. Chúng ta có nguồn năng lượng căn bản vận chuyển trong mỗi chúng ta. Đôi khi nó biểu hiện như là sự sắc sảo tài ba nhưng đôi khi nó lại biểu hiện như là sự khờ khạo, lầm lẫn. Bởi vì chúng ta là những người đúng đắn, là những người thật sự tốt, nên tự chúng ta có thề phân tích cho chính mình những gì cần chấp nhận và những gì cần buông bỏ. Chúng ta cần phải phân biệt được cái gì có thể làm cho chúng ta trưởng thành, minh mẫn, hoàn thìện và cái gì–nếu chúng ta quá dính mắc vào nó–có thể làm chúng ta luôn khờ dại, bé nhỏ... Đây là một tiến trình để tự làm bạn với chính mình và với thế giới của chúng ta. Tiến trình này bao hàm không chỉ những gì chúng ta thích, mà bao hàm cả một thế giới sống động với hai mặt của thực tại– khổ đau và hạnh phúc–nhưng tất cả đều có thể dạy chúng ta rất nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2017(Xem: 6726)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về. Tại một vài khu phố nổi tiếng bạo lực ở Hoa Kỳ, khi bóng đêm buông xuống, và những hoạt động mờ ám của xã hội trở nên dày đặc hơn, người cảnh sát có khi phản ứng chậm là chết; nhưng nếu phản ứng hấp tấp và bất cẩn, có khi lại gây ra những thương tích và tử vong oan ức. Do vậy, căng thẳng là bệnh thường nhất của cảnh sát.
04/04/2017(Xem: 9839)
"Khi hành giả niệm danh hiệu Phật đến mức nhứt tâm (không xen tạp), tất cả tâm là Phật, tất cả Phật là tâm. Tâm và Phật như là một. Tôi e rằng nguyên lí và cách thực hành nầy không phải ai cũng hiểu được. Tôi luôn luôn có khát vọng xiển dương những điều đó cùng với đại nguyện của đức Phật A-di-đà nhằm cứu độ tất cả chúng sanh. Làm sao tôi dám che giấu sự thật nầy và chỉ tiết lộ cho một mình ngài? Nếu nói có một chơn lí chỉ được kín đáo tiết lộ cho cá nhân, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải Phật pháp. Tuy nhiên, dầu nói thế, lão đạo nầy có một pháp bí mật tuyệt vời của riêng mình. Hôm nay, do quí vị yêu cầu nên tôi không ngại n
04/04/2017(Xem: 8215)
Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.
04/04/2017(Xem: 5828)
Thường thì chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn mới có thể bắt đầu hành trình tâm linh. Thí dụ như một cơn khủng hoảng trầm trọng, sự đau khổ ê chề, hay sự mệt mỏi và chán chường cùng cực vì phải tới lui và tái diễn những vai trò càng lúc càng trở nên vô nghĩa: đó là những yếu tố thúc đẩy hành trình tâm linh (John Snelling, The Elements of Buddhism", p. 117). Câu chuyện sau đây có thể nêu rõ quan điểm nầy:
04/04/2017(Xem: 9224)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại bang Ladakh- India, được cơ hội thân cận các vị LạtMa nơi này và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết.
03/04/2017(Xem: 8004)
Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.
02/04/2017(Xem: 8304)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
01/04/2017(Xem: 13114)
Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.
01/04/2017(Xem: 11842)
Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ở đời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ướcrất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏ bê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này.
31/03/2017(Xem: 9367)
Ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa mồng 3 tháng 3 thầy trò chúng tôi quy tụ tại Pháp Loa Thiền Tự, huyện Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội để tưởng nhớ đến Ngài. Có mặt trong ngày đặc biệt nay có khoảng vài chục quý thầy, quý sư cô đang thực hành thiền cùng các thiền sinh cư sỹ. Buỗi lê thật đơn giản và sâu sắc, ngắn gọn và ý nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]