Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Ngài Huyền Trang

17/11/201017:22(Xem: 8610)
13. Ngài Huyền Trang

NGÀIHUYỀN TRANG


Ngài Huyền Trang theo truyệnTây Du không gọi là Huyền Trang mà kêu là Tam tạng thỉnhkinh hay Ðường Tăng. Trong sách nói đủ là Tam tạng Pháp sưHuyền Trang.

Ðường Tăng tức là một vịTăng đời Ðường. Ðời nhà Ðường thì có nhiều vị Tăngđi cầu kinh nhưng chỉ có ngài là đặc biệt nhất, nổi nhất,cho nên nhiều khi họ nói Ðường Tăng đó là chỉ cho ngàiHuyền Trang. Còn Tam tạng Pháp sư là gồm Kinh tạng, Luậttạng và Luận tạng. Vì ngài là vị thông hiểu cả Tang tạngkinh, Luật, Luận nên gọi là Tam tạng Pháp sư.

Tiểu sử của ngài có nhiềungười viết khắp nơi trên thế giới. Riêng Việt Nam có 4,5 người viết như Hòa thượng Thích Minh Châu 1 bản, đạohữu Võ Ðình Cường 1 bản, Trần Hà cũng có 1 bài, ông NguyễnHiến Lê cũng có 1 bài... Trong tiểu sử đầy đủ nói vềngài thì có tập của Hòa thượng Thích Minh Châu hay là củađạo hữu Võ Ðình Cường. Nhưng nói tóm tắt thì có bàicủa Trần Hà và của nhà học giả Nguyễn Hiến Lê. Trongsố này theo tôi thì bài của Nguyễn Hiến Lê là súc tíchnhất và có nhiều ý, nhiều cảm tưởng thâm thúy với ngài- một lịch sử rất đặc biệt. Ông Nguyễn Hiến Lê là mộthọc giả nổi tiếng của miền Nam trước đây.

Trong bài này tôi dựa vào bảncủa Nguyễn Hiến Lê để tóm tắt. Ông Nguyễn Hiến Lê trongbài viết ông đặt đề: "Huyền Trang và công cuộc thỉnhkinh vô tiền khoáng hậu của nhân loại".

Với phụ đề như vậy chúngta biết Huyền Trang là người như thế nào và vĩ đại rasao rồi? Một cuộc thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của nhânloại - của nhân loại chứ không phải của riêng nước TrungHoa - mà cuộc thỉnh kinh ấy vô tiền khoáng hậu, tức trướckhông hề có và sau ngài cũng không hề có được, không ailàm một cuộc thỉnh kinh như ngài đã làm. Trước và sau khôngai làm được như vậy nên gọi là vô tiền khoáng hậu. Nộicâu phụ đề của ông Nguyễn Hiến Lê đặt vào đó, chúngta thấy cái vĩ đại cao thượng như thế nào của ngài HuyềnTrang rồi:

"Huyền Trang (tiếngPháp là Hiuan-tsang) không phải là một triết nhân, chẳng pháthuy được thêm cái gì cho đạo, ông cũng không phải là mộtvăn hào hay một nhà khoa học, lại càng không phải là mộtnhà thám hiểm như Christophe Colomb, Magellan, ông chỉ là mộtPháp sư đi hành hương ở đất Phật; vậy mà sự nghiệpcủa ông đối với đạo Phật quan trọng hơn sự nghiệp củaChu Hi đối với đạo Khổng, ông lại tặng dân tộc TrungHoa bảy mươi lăm bộ sách, gồm trên ngàn quyển, làm giàucho Hoa ngữ được trên vạn tiếng; và lưu lại cho nhân loạivô số tài liệu rất quí về phong tục, khí hậu, sông núi,cỏ cây, di tích của những miền hoang vu, huyền bí ở Trungbộ Á Châu, nhất là Ấn Ðộ, những tài liệu mà các nhàthám hiểm phương Tây tới sau ông đều phải khen là rấtđích xác, rất quí báu. Thử hỏi, trong lịch sử nhân loạicó vị danh nhân thứ hai nào như ông không? Nội một việcdân tộc Trung Hoa thần kỳ hóa cuộc đi thỉnh Kinh của ông,truyền miệng cho nhau sao chép lại thành một bộ tiểu thuyếttức bộ Tây Du Ký - cũng là một cái vinh dự mà từ xưa đếnnay chưa ai được nhận nữa! Nhất là đọc xong tiểu sửcủa ông ta mới thấy tấm gương của ông để lại cho tasoi không có một chút vết. Các vĩ nhân khác, trừ vài vịThánh, còn có thể có chỗ cho ta không phục, còn ông thì suốtđời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếu học, lễ độ, khiêmtốn, trong sạch và hy sinh.

Tôi muốn có mộtbức chân dung của ông quá!"

Câu mở đầu của nhà học giảNguyễn Hiến Lê ca ngợi ngài Huyền Trang như vậy, chúng tathấy và tưởng tượng cái tiểu sử của ngài làm sao nóicho hết được. Một nhà học giả người ngoại đạo chứkhông phải trong đạo, lẽ tất nhiên câu nói của họ ởđây có một nhận xét rất khách quan, chứ không vì tín ngưỡngngười trong Ðạo nói với người trong Ðạo. Nội chữ ôngdùng trên đủ thấy ông kính phục và ca ngợi ngài hết lời."Ðọc xong tiểu sử của ông ta mới thấy tấm gương củaông để lại cho chúng ta soi không có một chút vết. Các vĩnhân khác, trừ vài vị Thánh còn có chỗ cho ta không phục.Còn ông thì suốt đời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếuhọc, lễ độ, khiêm tốn, trong sạch và hy sinh".

Bao nhiêu chuyện hay, bao nhiêutừ ngữ tốt đẹp đều gồm trong lời ca ngợi trên hết- có đủ nơi ngài hết. Christophe Colomb là nhà thám hiểm tìmra Châu Mỹ, Magellan là người đi chu du khắp thế giới. Ôngnếu lên hai người ấy để so sánh qua việc của ngài, khôngphải là nhà thám hiểm, không phải là nhà văn hào, khôngphải là nhà khoa học cũng không phải là triết nhân. Thếnhưng, công lao của ngài đối với đạo Phật, đối vớiTrung Hoa, và đối với nhân loại cũng lớn lao lắm.
"Ông sinh năm 602 sau công nguyên,năm thứ 14 đời Tùy Văn Ðế [*] tại huyện Câu Thị (LộChâu: hiện là huyện Yêm Sa, tỉnh Hà Nam), trong một gia đìnhvọng tộc. Tằng tổ là Trần Khâm được phong tước Khaiquốc quân công đời Bắc Ngụy; tổ phụ là Trần hương làmQuốc sử bác sĩ đời Bắc Tề, thân phụ là Trần Tuệ làmchức quan huyện ở Giang Lăng đời Tùy, sau thấy Tùy DạngÐế là một hôn quân, chán nản, từ quan về nhà dạy học.Ông tên thật là Trần Vỹ, đứng hàng con út. Người anh thứhai, Trần Tố, làm Hòa thượng chùa Tịnh Ðộ (Lạc Dương).Như vậy gia đình ông là một gia đình nhà Nho, phát ở thờiNam Bắc Triều, mà thời đó là một thời rất thịnh củađạo Phật ở Trung Quốc.

[*] Ông Trần Hà trong bài Trần HuyềnTrang và chuyến thỉnh kinh lịch sử (Bách khoa số 57 – ngày15-5-59 nơi Huyền Trang sinh năm 596 (năm thứ 16 đời Tùy VănÐế). Tôi theo René Groussel trong cuốn Surles traces de Bouddha(Plon-1948), tr. 22 Từ Hải không cho biết năm sinh và năm tịchcủa Huyền Trang nhưng có nói năm Trinh Quán thứ nhất (TrinhQuán là niên hiệu của Ðường Thái Tông), tức 627 Tây lịch,Huyền Trang 26 tuổi (tuổi tính theo phương Ðông), vậy hợpvới thuyết của Groussel: Huyền Trang sinh năm 602. Vả lại,Nếu Huyền Trang sinh năm đó là năm thứ 8 của đời Tùy VănÐế, chứ không phải là năm thứ 16.

Ðạo Phật bắt đầu vào Trung Quốccó lẽ từ đời Tần, đến đời Hán ảnh hưởng còn ít;qua đời Ðông Tấn và Nam Bắc Triều, nhân xã hội Trung Hoahủ bại, loạn lạc liên miên, dân chúng khổ sử, không tìmđược nỗi an ủi ở đạo Phật mới có ở đạo Nho, nênquay về đạo Lão, nhất là đạo Phật, mà đạo Phật mớicó cơ sở phát triển mạnh mẽ. Sử chép đời Bắc Triềuđã có non 900 chùa Phật và tại Lạc Dương, Tăng ni ở cácnước họp nhau lại có trên 3.000 người. Từ vua quan đếndân chúng, ai cũng sùng bái đạo Phật. tăng ni được hưởngnhiều quyền lợi: khỏi phải đi lính, được miễn thuế,sưu dịch; cho nên càng loạn lạc, càng nghèo khổ, dân chúnglại càng chạy vào ẩn náu dưới cửa Phật. người có củacũng xin đầu Phật, để đất đai khỏi phải đóng thuế,thành thử đạo Phật bành trướng rất mau; đến đời BắcNgụy, nhà chùa chiếm được một phần ba tổng số diệntích đất đai trong nước.

Cuối đời Nam Bắc Triều, nhà Châuthấy nguy cơ cho triều đình, chủ trương diệt đạo Phật,bắt 3 triệu tăng ni hồi tục và ra lệnh phá rất nhiều chùachiền. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ 6, đạo Phật lại phụchưng, rồi nhân chính sách bạo tàn của Tùy Dạng Ðế làmcho dân chúng lầm than, điêu đứng (ba lần chiến tranh vớiCao Ly, động viên đến hơn một triệu tráng đinh nhưng thua;một lần xuống Giang Nam ngắm quỳnh hoa nở, mà bắt hơn mộttriệu dân để đào kinh từ Lạc Dương đến Giang Ðô), chùachiền lại mọc lên rất nhiều, mở rộng cửa đón nhữngkẻ chán ngán thời cuộc hoặc trốn sâu lậu thuế.

Thân phụ Huyền Trang là một trongnhưng người chán ngán đó. Ông không quy y, vẫn giữ đạoNho, nhưng ham đọc kinh của đạo Lão và đạo Phật".

Lúc 8 tuổi ngài thích nghi lễ, rấtnghiêm cẩn, có lễ độ, tính tình ngay thẳng, không thíchnhảy nhót, không ngơ ngác y như các em bé khác. Lúc cha ngàiđem Hiếu kinh giảng cho ngài nghe, đến đoạn ông Tăng Tửkhi nghe giảng bèn đứng dậy nghe thầy giảng kinh. Thấy ôngTăng Tử như vậy, khi ngài đang ngồi nghe cha giảng kinh, ngàicũng đứng dậy sửa áo. Cha ngài ngạc nhiên hỏi tại saođang ngồi nghe như vậy mà đứng dậy là nghĩa làm sao? Ngàithưa: Tăng Tử nghe thầy giảng mà còn đứng nghiêm trang thayhuống chi con nghe cha dạy mà con không đứng dậy là vô lễ.Thế cho biết lúc 8 tuổi ngài đã như vậy rồi. Từ đó chúngta biết tinh thần của ngài ra sao rồi.

"Huyền Trang, hồi tám tuổi đãthích lễ nghi, tính tình nghiêm cẩn. Ít năm sau, một ngườianh là Tố quy y, Huyền Trang được nghe anh thỉnh thoảng giảngđạo Phật cho nghe, ham mê cũng muốn theo anh. Năm 13 tuổi,ông lại chùa Tịnh Ðộ ở Lạc Dương xin quy y. mới đầu,nhà chùa còn do dự, chê ông nhỏ tuổi quá, sau thấy ông thànhtâm và thông minh lạ thường, nên chấp thuận." [*]

[*] Theo Nguyễn Huy Khánh, tác giảcuốn khảo luận tiểu thuyết Trung Hoa thì lần đó chùa TịnhÐộ được lệnh triều đình chọn 27 vị Hòa thượng. Muốnlà Hòa thượng phải qua một kỳ sát hạch về trình độhọc vấn và tư cách đạo đức (quy chế đó có từ đờiTùy hết đời Minh mơi bãi bỏ). Số người ứng thi có đếnmấy trăm. Huyền Trang cũng ghi tên, nhưng vì nhỏ tuổi khôngđược phép dự. Tuy vậy, cậu bé thông minh ấy vẫn khôngnẳn lòng, cứ núp gần công môn mà nghe lỏm. Một bữa TrịnhThiện Quả – người triều đình phái tới – thấy cậubé đứng rình nghe biết là ngườ có chí, lại thấy hìnhdung tuấn tú thêm đối đáp như lưu, hỏi: "Người muốn xuấtgia để làm gì?" – Thưa: "ý muốn, xa nối Phật Như Lai, gầnsáng như Pháp". Thiện Quả bèn đặc cách cho làm Tăng (khảoluận tiểu thuyết Trung Hoa tr. 149, Khai Trí – 1950).
Lúc bấy giờ ở ngôi chùa TịnhÐộ được phép của nhà vua tuyển chọn thêm 27 vị tăng.Trong khi đó người xin vô làm Tăng có cả 100. Người đạidiện Triều đình đến tuyển chọn tên là Trịnh Thiện Quả.Ngài Huyền Trang tuổi nhỏ nên không được đưa vào danh sáchtuyển chọn. Nhưng Ngài cứ đứng lấp ló ngoài cửa lắngnghe. Trịnh Thiện Quả thấy vậy liền hỏi về tuổi tác,quê quán, sở thích... Ðặc biệt khi khỏi vì sao ngài muốnđi xuất gia? Ngài trả lời: Tôi xin xuất gia là xa thì nốiPhật, Như Lai, gần thì làm sáng như Pháp (Viên thiệu NhưLai, cận quan như pháp). Câu này có ý nói: Tôi xuất gia ýnhìn về xa, về trước, về đức Phật, tôi muốn nối dõigiòng giống của Phật. Nhìn về gần trong hiện tại tôi muốnlà sáng giáo pháp đang di truyền của ngài vậy. Xuất gia làvì mục đích đó. Trong khi tuổi đang còn nhỏ, chỗ Triềuđình tuyển Tăng, vì tuổi nhỏ không được tuyển, cũng khôngchịu về nhà cứ đứng thơ thẩn lấp ló để mà nghe ngóng,ham thích cái chuyện xuất gia đó, cho nên khi trả lời câunói đó thì ông Trịnh Thiện Quả đặc cách cho ngài đượcvào làm Tăng".

"Ông học hết các kinh của Tiểuthừa, Ðại thừa rồi đến kinh Niết-bàn, giáo lý rất caosiêu; học đến quên ăn quên ngủ".
Kinh Niết-bàn là kinh cao nhất:Phật nói lên câu: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.Các Kinh khác có Kinh nói có Kinh không. Tất cả chúng sanh đềucó Phật tính, trong Kinh Niết-bàn chú trọng đưa lên cái đạolý ai cũng có Phật tính. Ðó là một đạo lý cao siêu nhất.Bây giờ chúng ta nghe lâu ngày quá quen rồi nên coi thường,chứ người mới nghe, nghe đó lạ tai lắm, lạ vô cùng, vìhọ lý luận: Phật là Phật, chúng sanh là chúng sanh. Phậtlà cao thượng, là siêu việt, còn chúng sanh là thấp hèn,là ô uế, là mê muội, chớ sao chúng sanh lại có Phật tính.Câu đó chỉ trong đạo Phật mới có chứ các đạo giáo kháckhông làm sao mà có. Câu đó được nói ra, được nhấn mạnhở trong Kinh Ðại bát Niết-bàn. Cho nên Kinh Ðại bát Niết-bàncó ý nghĩa cao sâu là vậy. Trước khi đi Tây vức, chính ngàiđã học nhiều kinh sách rồi, bởi trước ngài, ngài sinh năm1602, trước ngài ở Trung quốc năm 1607 đã có ngài Ma-đằngđến Trung Quốc dịch kinh Tứ thập nhị chương. Từ đó trởvề sau trải qua 4, 5 thế kỷ có nhiều vị tăng ở Ấn Ðộvà các nước khác đến dịch kinh cũng nhiều rồi nên ngàicũng đã học các kinh dịch đó, cả Tiểu thừa, Ðại thừaở Trung Quốc.

"Hồi đó là cuối đời Tùy, đầuđời Ðường, trong nước loạn lạc. Khi đô thành một ổđạo tặc, mà miền Hồ nam thành cái hang mãnh thú, đườngphố Lạc Dương đầy thây người.

Phải lánh đi nơi khác, Huyền Trangbàn với anh qua Thành Ðô (Tứ Xuyên), ngụ chùa Không Túc trong2, 3 năm, tiếp tục học hết kinh của các giáo phái.

Năm 20 tuổi, nội loạn đã chấmdứt, ông về Trường An, kinh đô nhà Ðường. Trường An làđất Phật đầu tiên ở Trung Hoa. Từ 5 thế kỷ trước, nhữngvị tu hành ở Ấn Ðộ qua cất chùa tại đó và dịch nhữngkinh tiểu thừa, Ðại thừa từ Phạn ngữ qua Hoa ngữ. Côngviệc dịch thuật đó có thể chia làm hai thời kỳ:

- Từ Ðông Hán đến Tây Tấn (khoảng230 năm) dịch chưa có hệ thống gì cả.

- Từ Ðông Tấn đến đầu đờèường (khoảng 270 năm) đã thấy những dịch phẩm có giátrị như bộ Pháp Hoa, bộ Ðại phẩm..., tuy có thú vị vềvăn chương, nhưng chưa thật sát nghĩa. Dịch giả đại biểucho thời ấy là một người Tây vức tên là Cưu-ma-la-thập.

Ở Trường An, Huyền Trang ráng đọchết những kinh đã dịch, tìm những Hòa thượng có danh tiếngđể học đạo, nhưng ông nhận thấy rằng họ cũng thờ đứcThích Ca Mâu Ni mà giáo thuyết của họ khác nhau xa quá, cókhi phản nhau nữa. Có bao nhiêu tôn phái là có bấy nhiêu chủtrương, làm cho ông hoang mang, không nhận được đâu là đạochính truyền".
Bởi vì khi đạo Phật truyềnqua Trung Hoa rồi thì có ngài cũng nghiên cứu và trong quá trìnhnghiên cứu cũng có sự hiểu biết riêng của mình. Chính vìthế nên nhận định cũng khác nhau, nên mới lập ra các tôngphái, hệ phái như Tịnh Ðộ tông, Luật tông, Pháp tướngtông, Chân ngôn tông, Cu xá, Duy thức... mỗi tông phái đềucó kiến giải riêng. Vị này hiểu câu Kinh Phật như thếnày nên chủ xướng ra như thế này, vị khác hiểu như thếkia nên xướng ra như thế kia, cho nên khi đọc, ngài thấynhư vị này nói vầy, vị khác nói khác, có vẻ hoang mang khôngbiết đâu là chánh đạo.

"Bất mãn, ông xin phép anh đi họcđạo ở khắp miền Bắc tại các vùng Xuyên Ðông (đông đôtỉnh Tứ Xuyên), qua Hồ Bắc, Hà Nam, Sơn Ðông, Hà Bắc. Càngtìm hiểu, ông càng nảy ra nhiều nghi vấn, đã không tin đượccác vị Hòa thượng mà ngay trong những bản dịch kinh Phậtông cũng thấy nhiều chỗ lờ mờ mâu thuẫn, hoặc dịch sai.Vậy muốn hiểu rõ đạo thì chỉ còn một cách là đến nơiphát tích của đạo Phật, tức Ấn Ðộ, để học tiếngPhạn rồi nghiên cứu tại chỗ những kinh điển cổ nhất.Ý "Tây du" của ông phát sinh từ đó."
Từ đó chúng ta biết rằng,ngài cố tìm cách đi tìm học đạo ở Ấn Ðộ. Trước khiqua Ấn Ðộ, ngài đã cố công đi tìm các vị Hòa thượng,trưởng lão về các bộ kinh còn lại. Nhưng các Hòa thượngđôi khi trả lời không đồng nhất, thậm chí có khi mâu thuẫnnhau. Trong các kinh được dịch có nhiều chỗ tối nghĩa, cóđoạn dịch sai nên Ngài quyết chí phải tìm đến tận gốc- nơi sản sinh phật giáo để tìm hiểu cho tận ngọn ngành.Ngài tin rằng đó là sự cầu học một cách chắc chắn từnơi gốc thì mới bảo đảm hơn. Từ tấm gương cầu họctận gốc của Ngài, thiết nghĩ chúng ta cũng nên học tậpnhư Ngài vậy.

Ngày nay, các Phật tử khi đọccác kinh sách của các Thiền sư, thức giả trước tác dịchthuật bằng tiếng Việt, đó là điều quí. Nhưng quí hơnlà phải đi vào các văn bản gốc của các kinh đã đượcin ấn, để từ đó chúng ta đối chiếu các bản dịch haytrước tác ấy đúng tới mức nào. Khi đọc kinh sách Phậtgiáo, các Phật tử cũng phải có nhận thức vững vàng vềgiáo lý, điều nào sai chưa đúng lắm thì có thể tìm hiểunơi các vị đã hiểu biết để tránh sự thắc mắc, hoặcgiả là nên cầu học nơi các vị đã có trình độ Phậthọc vững vàng thì chắc chắn các Phật tử sẽ nhận ra đượcchỗ đúng sai trong các kinh sách Phật học đã được trướctác in ấn trước đó. Các Phật tử nên trầm tỉnh suy tưvề giáo lý của đức Phật, đừng vội phê phán. Dĩ nhiên,phải thận trọng trong khi đọc là tốt nhất, đừng tưởngrằng sách nào viết về Phật cũng đúng và tin theo hết.

Ðó là thái độ cẩn trọng,trọng Pháp, nên ngài Huyền Trang mới có tinh thần đi tìmhọc từ bản gốc ở Ấn Ðộ là vậy. Ðó cũng là cách giảiđáp những nghi vấn, thắc mắc mà bấy lâu này ngài đangphân vân không biết đâu là đúng đâu là sai, và nếu đúngthì đúng tới mức nào, nên Ngài quyết chí đi cầu pháp ởTây phương là vậy.
"Năm Trinh Quán nguyên niên, nămđầu triều vua Ðường Thái Tôn (62 sau Công nguyên)."
Có nhiều thuyết nói năm Trinhquán nguyên niên, có năm Trinh quán nhị niên, có năm Trinh quántam niên, xê xích trong một hai năm.

"Huyền Trang cùng với vài vị Hòathượng nữa dâng biểu lên nhà vua xin phép qua Ấn du học.Truyện Tây Du Ký chép rằng Ðường Thái Tôn sai Tam Tạng [*]đi thỉnh kinh, lại cho làm ngự đệ, cho lấy họ nhà Ðường,có lẽ để nịnh triều đình mà quy công cho nhà vua, chứsự thật thì khác hẳn; vua Thái Tôn không cho phép, vì nướcmới được bình trị, vương quyền chưa được vững, màsự ngoại giao với các dân tộc ở phía Tây, tại Trung bộÁ Châu lại chưa được tốt đẹp".

[*] Xem lại trang Tam Tạng vốncó nghĩa là ba kho kinh Phật: Kinh tạng, Luật lạng, Luận tạng;đây chỉ pháp danh Huyền Trang.
Theo truyền thuyết, có nhiềungười nói như trong truyện Tây Du, Ngài Huyền Trang đi thỉnhkinh là do lịnh của vua Ðường Thái Tông. Nếu nói như vậythì sai lầm, không những không sai đi mà cấm không cho đin?a là khác. Bởi vì lúc đó vua Ðường mới dành được ngôinơi triều nhà Tùy, cho nên việc bình địch trong nước chưayên. Sự giao dịch với bên ngoài vua đều cấm hết. Nộibất xuất ngoại bất nhập. Ngài Huyền Trang tự tìm trốnđi chứ không phải vua sai đi.

"Ðợi mãi không được phép, cácvị Hòa thượng cùng dâng biểu với ông ngã lòng bỏ đi.Ông kiên nhẫn ở lại Trường An, học hết tiếng Ấn Ðộ.Ðêm ngày ông cầu nguyện các vị Bồ-tát cho ông đủ sángsuốt và nghị lực thực hành nổi chương trình tây du củaông, mà ông biết là rất khó khăn, phải qua nhiều nơi hiểmtrở, hoang vu, trộm cướp."
Ðơn phát 627 mà đến 629 cũngchưa có.

"Một đêm năm 629, ông nằm mộngthấy một ngọn linh sơn ở giữa biển, bèn nhảy xuống nướcđể lội qua thì vừa lúc đó, một bông sen xuất hiện, đỡông, đưa ông tới chân núi. Núi dựng đứng, leo không được,ông chưa biết tính sao thì một ngọn cuồng phong bí mật nângbổng ông lên tới ngọn núi. Ðứng trên núi nhìn chung quanhthây cảnh bao la, rực rõ. Ông thích quá, tỉnh dậy."
Vì sự thành tâm cầu nguyệnrất chí thành cao độ và rất chính đáng, cho nên có sựcảm ứng là ngài nằm mộng thấy một ngọn linh sơn ở giữabiển. Sướng quá ngài nhảy ào xuống chứ không biết cólội được hay không! Trong khi nhảy như vậy có một bôngsen đỡ lên đưa đến chân núi thì núi quá cao không biếtlàm sao mà leo. Khi ấy có một ngọn gió cuồng phong nâng lênchóp núi. Khi đứng trên chóp núi nhìn tứ bề chung quanh mênhmông bát ngát không có gì. Ngài rất sung sướng và tưởngtượng rằng việc đi thỉnh Kinh của mình đã có cảm ứng.

"Từ đó ông càng quyết tin rằngthế nào cũng thành công và chính lòng quyết tín, mộ đạođó đã giúp ông thắng mọi gian nan sau này. Ít bữa sau, nhânmiền chung quanh Trường An bị nạn mưa đá mất mùa, triềuđình xuống chiếu cho phép dân ở kinh đô được đi nơi kháclàm ăn, ông theo nhóm người di cư, tiến về phương Tây, mởđầu cuộc du hành vạn lý.

Năm đó (629), ông 28 tuổi (tính theophương đông), đến năm 44 tuổi mới trở về, tính ra xa quêluôn trong 16 năm.

Tuổi đó là tuổi hăng hái, tintưởng, mà bẩm tính ông lại nghiêm cẩn, ôn hòa, nên ôngrất được nhiều người mến trọng. "Nước da hơi sạm,mắt sáng. Vẻ mặt uy nghiêm, nét mặt tươi sáng rực rỡ.Giọng nói trong trẻo, rõ ràng, ngôn ngữ cao nhã, hoa mỹ, dudương, ai nghe cũng mê..." Nhìn ông, người ta nhận ngay thấysự dung hòa của đạo Phật và đạo Khổng - lòng từ bi,đại độ của đạo Phật, đức lễ độ, sáng suốt củađạo Khổng. Ông vừa thương người, vừa cương quyết, trangnghiêm như đại giang, mà lại bình tĩnh, rực rỡ như bôngsen nổi trên mặt nước".
Ngài không những thông minh màrất đẹp. Tánh tình rất nghiêm cẩn mà lại hòa nhã, khiêmtốn. Ðó là điều rất hiếm. Thường thường người thôngminh thì hay kiêu ngạo, kiêu căng khó khiêm tốn, nhu hòa. Ngườithông minh thì hay cãi. Nhưng ở ngài không có chuyện đó, đólà đức tính của một con người toàn diện đạo đức, thôngminh, cần cù, nghiêm cẩn, nhu hòa, nhẫn nhục... đều có nơiNgài.

"Ta sẽ chia cuộc hành trình củaông làm 4 giai đoạn:

- Từ Trường An tới Ngọc Môn Quan,hết địa phận Trung Quốc.
- Từ Ngọc Môn Quan tới Kapica biêngiới địa phận Ấn Ðộ, qua những nước nhỏ ở Trung bộChâu Á.
- Giai đoạn ở Ấn Ðộ.
- Giai đoạn trên đường về; nhưđộc giả sẽ thấy, do một tình cờ mà lúc về, ông theomột đường khác với lúc đi, thành thử ghi chép thêm đượcnhiều nhận xét về một miền lúc đó còn bí mật.

Từ Trường An ông tới Tân Châu(coi trên bản đồ), Lan Châu, rồi Lương Châu (hiện là huyệnVũ Uy, Tỉnh Cam Túc) - tức Hà Tây, cửa ngõ của huyện VũUy, Trương Dịch, Ðôn Hoàng, Tửu Tuyền).

Chắc độc giả đã quen với tênđó. Vương Chi Hoán, một thi sĩ thời Thịnh Ðường, đượcngười đương thời tặng cho tên Thi Thiên Tử nhờ bài LươngChâu từ tả cảnh rừng núi hoang vu ở miền biên lái đó:

"... Hoàng Hà viễn thượngbạch vân gian,
Nhất phiến cỏ thành vạn nhẫnsan..."
Tạm dịch:
Hoàng Hà treo ngọn giữamây xanh,
Vạn bậc non cao, một mãnh thành
Ngay từ đời Ðường, mà có lẽ từtrước nữa, Lương Châu đã là ngã ba của các con đườngmòn đưa những đoàn thương nhân từ phương Tây hoặc từMông Cổ tiến vào Trung Hoa. Các thương nhân đó gồm rấtnhiều giống người, ngôn ngữ, phong tục khác nhau, họp chợở Lương Châu để trao đổi hàng hóa, tin tức và chắc chắncũng để do tham cho sự canh phòng rất nghiêm mật. Ðô đốcLý Ðại Lượng được lệnh phong tỏa, không cho người ngoàivô Trung Quốc và người Trung Quốc lọt ra ngoài. Huyền Trangphải nấn ná chờ cơ hội, nhân dịp đó ông thuyết phápcho các thương nhân, người ta tạ ơn ông vật gì thì ôngđem cúng vào chùa hết."
Nhân lúc tụ tập Ngài thuyếtpháp cho các thương nhân, khi được cúng dường, Ngài lạicúng cho chùa hết.
"Hơn một tháng sau nhân lúc línhcanh trễ nải, ông trốn thoát, Lý Ðại Lượng sai vệ binhđuổi bắt; nhờ Pháp sư Tuệ Uy phái hai môn đệ là TuệLâm và Ðạo Chỉnh đi theo bảo hộ. Huyền Trang mới thoátđược. Họ đêm đi, ngày trốn, lần mò đến Qua Châu (hiệnlà huyện Tây An, tỉnh Cam Túc).

Thứ sử Qua Châu là Ðộc Cô Khaitheo đạo Phật, tuy biết lệnh của triều đình, nhưng làmlơ cho ông, lại chỉ dẫn đường đi cho ông nữa. Từ QuaChâu, tiến lên phía Bắc ít chục dặm tới Ngọc Môn Quan(lúc Ðường sơ, thì Ngọc Môn Quan tương đương như huyệnYên Tây ngày nay), một cửa ải nằm trên biên giới và ởbờ sông Hồ Lô (nay là sông Sớ Lặc), nước chảy xiết,gió lộng suốt ngày đêm vì lòng sông rất lạ lùng: Trênhẹp, dưới rộng.

Cảnh ở đây thật là rợn tócdu khách. Một thế kỷ sau, nhà Ðường đã bình phục nhữngdân tộc ở phía Tây, vậy mà các thi sĩ triều Minh Hoàng,chỉ nghĩ tới miền biên tái hoang vu, hiểm trở này cũng nổilên những giọng ai oán, mà thương cho những chinh phu phảiđi thú ở nơi đó, và cho những người vợ trẻ của họở nhà đăm đăm trông chồng:

QUAN SƠN NGUYỆT - Lý Bạch

Minh nguyệt xuất Thiên San,
Thương mang vân hải gian,

Trường phong kỷ vạn lý,

Xuy độ Ngọc Môn Quan,

Hán há Bạch đăng đạo,

Hồ khuy Thanh hải loan,

Do lai chinh chiến địa,

Bất kiến hữu nhân hoàn.

Thú khách vọng biên sắc,

Tư quy đa khổ nhan,

Cao lâu đương thử dạ,

Thán tức vị ưng nhàn.

Tản Ðà dịch:

Vừng trăng ra núi Thiên San [1]
Mênh mang nước bể mây ngànđang soi

Gió đâu muôn dặm chạy dài,

Thổi đưa trăng sáng ra ngoàiNgọc Môn [2]

Bạch - đăng quân Hán đóng đồn,

Vùng kia Thanh hải dòm luôn mắtHồ.

Từ xưa bao kẻ chinh phu,

Ðã ra đất chiến, về ru mấyngười?

Buồn trông cảnh sắc bên trời,

Giục lòng khách thú nhớ nơiquê nhà,

Lầu cao, đêm vắng, ai mà,

Ðến nay than thở ắt là chưanguôi.

[1] Cũng có tên là Tuyết San,ở Tân Cương, nơi đó tháng năm mà vẫn còn tuyết phủ tuyệtnhiên không có hoa cỏ: Ngũ nguyệt Thiên sơn tuyết, vô hoachỉ hữu hàn. (Tái hạ khúc – Lý Bạch)

[2] Tức Ngọc Môn Quan

"Qua sông Hồ Lô, ra khỏi Ngọc MônQuan rồi, lại phải tránh 5 toà phong hỏa đài báo hiệu bằngcách đốt lửa lên khi có giặc tới để cho người canh ngọnđài kế đó trông thấy cũng đốt lửa lên, như vậy truyềntin lần lần cho Ngọc Môn Quan."
Ngoài Trung Quốc ra còn đặt5 phong hỏa đài. Lúc đó họ báo tin bằng cách đốt lửalên, đài thứ 2, 3, 4 đốt lửa lên tức tin tới Ngọc MônQuan. Tới nơi cửa ải sẽ đề phòng.

"Mỗi đài cách nhau khoảngtrăm dặm (mỗi dặm khoảng 600 thước tây) và đều có línhcanh, đài xây giữa một vùng hoang vu, thành thử ai muốn kiếmthức ăn, nước uống phải đến chân phong hỏa đài, mà sẽbị giam cầm, tra hỏi."
Ðài canh như vậy mà chỉ có tớichân đài mới có nước mà thôi. Tới phong hỏa dài thì bịchận lại.
"Thấy đường đi khó khăn,Huyền Trang lo lắng. Ngựa ông bị bịnh, mới chết. Hai ngườimà pháp sư Tuệ Uy cho theo ông thì một người sợ lệnh triềuđình truy nã, đòi lộn về; còn một người ốm yếu quá,không sao chịu nổi gian lao trên đường, ông cũng cho về nốt,thế là ông lại cô độc. Ông mua một con ngựa khác, sửasoạn lên đường thì một người trong miền, tên là ThạchBàn Ðà xin theo làm đồ đệ".
Thạch-bàn-đà là một người Hồ(người Trung Á) xin quy y thọ giới với ngài. Ông này biếtđường nên xin dẫn đường đi.
"Ðêm đó hai thầy trò khởi hành,gặp một ông già. Nghe Huyền Trang kể mục đích thỉnh kinh,ông già thán phục, nhưng khuyên: "Thầy nên trở về đi, khôngtới nơi được đâu vì đường về phương Tây nguy hiểmlắm; nếu gặp những đám cát di động hoặc nhưng cơn giólửa thì không thể nào thoát được. Ðã nhiều đoàn thươngnhân bỏ mạng trên đường rồi".

Ông không nghe, cứ tiến, đốn câyngô đồng bắc cầu qua sông Hồ Lô. Qua bờ bên kia sông, mệtquá ông chợp mắt được một lúc thì thấy người đưa đườngtên Tiếu Hồ nằm cách xa ông khoảng trăm bước, rút kiếmra, rón rén tiến lại khi cách ông độ mươi bước thì ngừnglại, ra vẻ do dự một chút rồi trở lui".

Ông già Hồ đi thì đêm đó ôngdắt ra một tiếu hồ khác giới thiệu với ngài. Ngài HuyềnTrang cho ông trở lui. Khi qua một chỗ rộng mệt quá chợpmắt thì thấy Tiếu hồ đứng dậy cầm gươm đi rón rénlần đến bên ngài rồi do dự rút lui.

"Gần sáng, tỉnh dậy, ông khôngnhắc gì đến việc ban đêm cả, lẳng lặng bảo hắn đilấy nước. Hắn miễn cưỡng vâng lời, nhưng một lát sauthưa: "Con đường này dài và nguy hiểm. Ở chân phong hỏađài thứ năm mới có nước, muốn kiếm nước thì phải lẻntới ban đêm, bị chúng bắn chết mất. Thầy trò mình trởvề thôi". Ông vẫn không nghe cứ tiến tới. Thình lình hắnrút gươm ra, bắt ông đi trước. Ông không chịu, thấy ôngcan đảm, bình tĩnh lạ thường, hắn không dám hạ thủ, bỏông trốn mất".
Mới 1 bước đầu mà thấy nguyhiểm như vậy. Vì sao hắn làm dữ như vậy? là hắn khuyênông trở lại không được thì phản làm sao? Ðể đi mộtmình thì lộ ra, nếu bị bắt thì khai báo ra thì hắn sẽbị tai họa lây, cho nên hắn cố làm là khuyên ông trở về,thứ hai phải giết ông đi. Cả hai đều không được cho nênphải bỏ trốn.

"Ông lại thui thủi một mình trênsa mạc. Gần tới phong hỏa đài thứ nhất, ông nấp tronglòng một con kinh khô, đợi đến tối mới mò ra, kiếm nướcuống. Ðúng lúc ông múc nước, hai mũi tên bay vèo bên taiông, ông la lên: "Tôi là Hòa thượng ở Trường An đây, đừngbắn nữa", rồi ông lại nạp mình cho lính. Người chỉ huyđài đó là hiệu úy Vương Tường, một tín đồ đạo Phật".

Ðiều đó chứng tỏ rằng lúc đóđạo Phật đang lan truyền rộng ở Trung Hoa cho nên ông HiệuÚy ở đây cũng theo đạo Phật. Vương Tường khuyên ông đừngđi nữa, ông cũng không nghe, nói: "Bần tăng đau lòng thấyrằng kinh Phật thiếu sót mà mỗi người hiểu một lối khôngbiết đâu là đạo chân truyền, nên đã nguyện qua Ấn Ðộhọc đạo. Nếu hiệu úy ngăn cản bần tăng thì giết bầntăng đi, chứ nhất định bần tăng không chịu trở gót đâu".

Thấy lòng cương quyết đó, VươngTường đành để ông đi, sau khi tặng ông ít vật thực vàviết thư giới thiệu với người chỉ huy đài thứ nhì. Riêngđài thứ năm thì họ Vương khuyên ông nên tránh, vì viênchỉ huy không theo đạo Phật, mà tính tình hung bạo.

Ông nghe lời, qua khỏi đài thứtư rồi đi về hướng Tây, tiến vào sa mạc Hạ Diên Tích(tức sa mạc Qua-Bích, Gobi) và từ đây ông rời xứ sở củatổ tiên, không biết bao giờ mới trở lại nữa.

Nhìn lại một lần cuối cùng phonghỏa đài thứ tư, ông bùi ngùi, rồi buông cương cho ngựabước tới.

Ðường qua sa mạc dài 800 dặm,tức non 500 cây số, có tên là Sa Hà (con sông cát). Ngườixưa đã tả sa mạc đó như vầy: "Không có loài cầm, khôngcó loài thú, chẳng có nước mà cũng chẳng có cỏ. Muốntìm phương hướng thì các bộ hành phải nhận bóng của mìnhvà tụng kinh Phật".

Huyền Trang chắc đã làm đúng theocâu đó. Các nhà thám hiểm như Christophe Colomb, Magellan vượtđại dương, tuy gặp những cảnh giông tố, hoặc đói khátnhưng còn có bầu bạn, thủy thủ. Ngay như Alain Gerbault, tuymột mình lênh đênh trên một chiếc thuyền buồm đi vòngquanh thế giới, nhưng cũng không đến nỗi cô độc vì còntin tưởng thế giới theo dõi hành trình của mình mà tớihải cảng nào cũng có người chờ đón để hoan hô. Còn HuyềnTrang thì thui thủi trong sa mạc mênh mông, ngày chỉ có ánhnắng gay gắt của mặt trời, đêm chỉ có ánh sáng mờ mờcủa các vì sao, cảnh cô độc thật ghê gớm mà đức mạohiểm của ông cổ kim chưa ai bì kịp".
Sa mạc Gobi này rộng mênh mông,khoảng 800 dặm Anh. Năm trước có chuyến đi. Mông Cổ tôiđã có dịp tới nơi đó. Họ làm một số nhà cho khách dulịch đến đó ở lại đôi ba ngày để nhìn cảnh sa mạcvà tận hưởng không khí trong lành ở đây. Tôi đến đóđược hai đêm. Hôm đó họ đưa chúng tôi đến thăm mộttrại nuôi lạc đà. Ngồi trênxe hơi anh lái xe tìm conđường đi mau nhất để tới nơi sở nuôi lạc đà, nhưnganh cũng bị lạc. Khi tìm được đường anh trở lại chỗxuất phát cũng mất cả hàng giờ. Giữa sa mạc Gobi nhìn ratoàn là cỏ lúp xúp, núi đá và chân trời mà thôi.

Mênh mông quá, đi một mình giữasa mạc, khiếp quá! Ông Nguyền Hiến Lê có cái hay là đemso sánh ngài Huyền Trang với các nhà thám hiểm khác. Các nhàthám hiểm khác mặc dù đi trên biển mênh mông một mình nhưngmà hai bên bờ có người chầu chực họ, theo dõi họ, tiếptế nước cho họ khi họ đến nơi. Chứ Ngài Huyền Trang đikhông ai đưa, đến không ai đón, đi thì đi lén, may mắn lắmtrên đường đi nếu gặp bạn bè họ giúp cho một đoạnđường mà thôi. Trước mắt không biết ai là người đónvì ai biết ngài là Huyền Trang đâu? Khi so sánh như vậy, NguyễnHiến Lê đã cho thấy sự kỳ vĩ của ngài Huyền Trang hơncác nhà thám hiểm trước trên thế gian.
"Ông tìm suối nước mà không thấy,chỉ thấy những đội binh mã nhung phục bằng nỉ và da thú,cưỡi lạc đà, giáo mác sáng ngời ẩn rồi hiện, tới rồilui, biến đổi kỳ dị ở chân trời. Ông thúc ngựa lạigần thì mọi vật biến đâu mất hết. Thì ra đó chỉ làảo ảnh trong sa mạc."
Ảo ảnh thật khiếp, thấy mộtđội binh trước mắt, nếu không cương quyết thì ngài đàđi lui rồi. Nếu cương quyết đi tới thì toàn là ảo ảnh.

"Khát quá ông lấy bầu nướcra, nhưng tay ông lóng cóng mà bầu nặng, rớt xuống cát nướcchảy ra hết. Chán nản ông quay trở về phía Trung Hoa".
Khát như vậy, mệt như vậy màcòn một chút nước, đến khi cầm bầu nước ra thì nướccũng giọt rơi ra ngoài mất. Trong cách nói, trong bầu chỉcòn 1 giọt nước hy vọng nước từ giọt ra vào trong miệngmình thì gió nó bay tạt đi mất. Lúc đó là lúc ngài chánnản nhất muốn trở về Trung Hoa.
"Chỉ có lúc đó là ông nghi ngờ.Nhưng sau khi đi được 10 cây số ông lại nghĩ: "Hồi đầuta đã thề là không tới Tây Trúc thì không khi nào trở vềquê hương. Thà đi về phương Tây mà chết còn hơn là trởvề hướng Ðông mà sống". Rồi ông thúc ngựa, hướng vềTây Bắc mà đi.

Cát bụi mù mịt, chạm vào da thịtchỗ nào thì muốn cháy chỗ đó. Ông khát quá, lưỡi sưng,môi nứt, mắt mờ, sức kiệt không tiến được nữa. Ðãnăm ngày và bốn đêm rồi không có một giọt nước thấmmôi. Ông té xỉu trên cát, nhưng chưa đến nỗi mê man, cònhăng hái tụng kinh niệm Phật, tới nửa đêm thứ năm thìmột cơn gió mát thổi qua, cơ thể tỉnh táo lại như mớiđược tắm xong. Ông vỗ về con ngựa, nó đứng dậy, híhí mấy tiếng nhỏ rồi đi. Ðược khoảng sáu cây số thìtự nhiên nó đổi hướng, không làm sao bắt nó theo hướngcũ được nữa. Ông ngạc nhiên nhưng nghĩ nên để cho nótheo bản năng của nó, vì chác có gì lạ đây. Quả nhiên,đi được một quảng đường nữa thì ông mừng quýnh: mộtđám cỏ xanh hiện ra ở trước mặt. Vậy ngựa đã biếtđánh hơi cỏ từ xa. Bên đám cỏ là một đầm nước trongsáng như gương. Nghỉ ngơi cho hết mệt ông cắt cỏ cho ngựavà múc đầy bầu nước rồi tiếp tục hành trình.

Hai hôm sau ông tới nước I Ngô(nay ở phía nam Cáp Mật tỉnh Tân Cương). Ông đã vượt quảngđường khó khăn nhất, tính ra mất 8, 9 ngày mới qua đượcsa mạc.

I Ngô là một ốc đảo, xưa cóquân đội Trung Hoa đóng, nhưng lúc đó thành một thuộc địacủa Thổ. Huyền Trang ngừng bước trong một ngôi chùa vàgặp ba vị Hòa thượng Trung Hoa. Họ mừng mừng tủi tủichạy ra tiếp đón ông, ôm ông mà khóc, không ngờ tha phươngcòn gặp được người cố quận.

Vua nước Cao Xương (nay thành NhãNhĩ phụ cận hồ Nhã Nhị ở phía Tây Thố lỗ phồn tỉnhTân Cương) ở phía Tây I Ngô, nghe tin ông tới, sai sứ lạiđón. Ông nhận lời đương đêm tới nơi thì vua Cao Xươnglà Khúc văn Thái sai đốt đuốc rồi thân hành ra khỏi hoàngcung để nghinh tiếp, còn Vương Phi và đại thần thì quỳlạy. Khúc văn Thái rất mộ đạo nhưng tính tình vẫn làtính tình hung hãn của một dân tộc kém thông minh. Ông tatiếp Huyền Trang rất long trọng, tôn kính như trò tôn kínhthầy, nhưng nhất định năn nỉ Huyền Trang ở lại làm chứcgiáo chủ trong nước, năn nỉ không được thì dọa nạt.Huyền Trang dùng lời tha thiết để chối từ mà không được,phải cương quyết:

- Bần tăng đến đây không vì danhvọng mà chỉ vì muốn qua Tây Trúc nghiên cứu kinh điển tạichỗ để hiểu rõ đạo Phật rồi về nước giảng lại chomọi người. Bệ hạ không nên ngăn cản bần tăng. Mà ngăncản cũng không được. Bệ hạ chỉ có thể giữ một nắmxương tàn ở lại đây thôi, còn ý chí cùng tinh thần củabần tăng thì không thể giữ được.

Khúc Văn Thái cũng không nghe, lạicàng chìu chuộng hơn trước, đích thân dọn cơm đứng hầu.Huyền Trang phải dùng đến chính sách tuyệt thực, ngồi ngayngắn, không nhúc nhích luôn ba ngày, không uống một giọtnước. Qua ngày thứ tư, Khúc văn Thái thấy hơi thở củaông suy rồi, vừa tủi vừa sợ, quì xuống xin lỗi ông, thềtrước tượng Phật là không dám ngăn cản ông nữa, nhưngxin ông ở lại Cao Xương thêm một tháng nữa để giảng đạocho thần dân. Ông nhận lời ăn uống trở lại.

Khúc Văn Thái sai dựng một cáilều rộng mênh mông che được 300 người. Mỗi ngày, hoànggia, các vị Hòa thượng và các quan trong triều tới lều ngheHuyền Trang giảng kinh.

Khi Huyền Trang lên đường, Khúctặng ông đủ các đồ ngự hàn cùng vật dụng, vàng bạc,gấm vóc, cùng với 30 con ngựa và 25 người tùy tùng, đưaông 24 bức thư giới thiệu với các quốc vương ở trung bộÁ Châu, lại sai một viên tướng đưa đường ông nữa.

Ðể đáp ơn vua Cao Xuơng, ông dânglên một bức khải:

(...) Nép thấy Ðại vương bẫmthụ cái khí thuần hòa của nhị nghi trời đất; rủ áo làmvua, vỗ nuôi dân chúng, phía đông ví bằng phong đại quốc,phía tây yên vỗ tục bách nhung (...) Lại hay kính hiền yêusĩ, hiếu thiện lưu từ, thương xót kẻ xa xôi đi lại, âncần cho tiếp đãi đến nơi, đã được vào hầu, nhuần ơncàng hậu tiếp đãi chuyện trò, phát dương pháp nghĩa. Lạiđược nhờ ngài giáng kết làm nghĩa anh em, dốc một tấmlòng yêu thuận. Và lại được đưa thư cho hơn hai mươi phiêncõi Tây vực, với sức ân cần, sai bảo tiễn tống. Lạithương tôi Tây du vò vọ, đường tuyết lạnh lùng; bèn xuốnglời minh sắc, độ cho bốn chú tiểu Sa di để làm ngườihầu hạ. Nào là pháp nhục mũ bông, đệm cừu giầy miệt,hơn năm mươi thứ và lỉnh lụa vàng bạc tiền nong, đểkhiến cho sung cái phí vãng hoàn trong hai mươi năm. Nép trongthẹn thùng sợ hãi, không biết xử trí cách nào. Dẫu khơidòng nước Giao Hà ví ơn kia chẳng ít kém; cân hòn non ThôngLĩnh, đọ nghĩa nọ còn nặng hơn.

"Sau này xin bái yết chúng sư, bẫmvâng chính pháp, đem về phiên dịch truyền bá những điềuchưa từng nghe. Phá tan cái rừng rậm rạp của những kẻtà kiến, tuyệt hẳn cái ý xuyên tạc của những mối dịđoan (...) May ra cái công nhỏ ấy, ngõ đáp lại cái ơn sâukia. Nay tiền đồ còn xa, không thể lưu ở lâu được, ngàymai từ biệt, thảm thiết bùi ngùi; không xiết đội ơn, candâng khải lên kính tạ". (Ðông Châu dịch - Nam phong số 142,tháng 9, 1929).

Ngày khởi hành, cả triều đình,các tăng lữ và bá tánh đưa ông ra tới cửa thành Tây. HuyềnTrang cảm tấm lòng của nhà vua, hứa trên đường về sẽghé Cao Xương ở lại ba năm, rồi bùi ngùi lên ngựa. Nhưngsau này ông không giữ được lời hứa vì lúc đó, bộ lạcKhúc Văn Thái đã bị diệt vong (bởi Ðường Thái Tông).

Từ đây danh tiếng của ông đượcmọi người biết cuộc hành trình được dễ dàng hơn trướcnhiều, tới đâu cũng được đón đưa long trọng. Khúc VănThái đã có công lớn trong chuyến thỉnh kinh của ông.

Qua một miền rừng núi hiểm trởnổi tiếng là có nhiều mỏ bạc, Huyền Trang tới A Ki Ni (nàylà Yên Chi tỉnh Tân Cương), một nơi nghỉ ngơi của các đoànthương nhân tá túc một đêm rồi tới Khố Xa (tức nướcKhất Chi, Tân Cương) rồi tới Bạc Lục Ca (tức Ôn Túc, TânCương). Miền này rất trù phú. Vì lúc đó tuyết phủ đầydẫy Thiên Sơn không thể tiếp tục hành trình ngay được,Ông phải ở lại đó hai tháng và có dịp nhận xét, ghi chépphong tục cùng văn minh của Khố Xa, lưu lại những tài liệurất quí cho các nhà khảo cổ sau này; Vương quốc đó rộngkhoảng ngàn dặm từ Ðông qua Tây và sáu trăm dặm từ Namchí Bắc. Chu vi kinh đô được 17, 18 dặm. Ðất trồng kêđỏ, lúa mạch, nho, lựu, lê, mận, đào. Có mỏ vàng, đồng,sắt, chì, thiết. Khí hậu ấm áp, dân thuần lương. Văn tựphỏng theo của Ấn Ðộ. Âm nhạc tiến xa hơn các nước lánggiềng nhiều. Chính nhờ Khố Xa mà đạo Phật truyền qua TrungHoa. Vì nằm trên đường chở lụa từ La Mã qua Trung Hoa, nênKhố Xa buôn bán rất thịnh, hạng phú gia bận những đồgấm vóc rực rỡ.

Tại đó, ông gặp một nhà tu hành,học thức uyên bác, là Mộc Xoa Cúc Ða, đã qua Ấn Ðộ nghiêncứu kinh điển trên hai chục năm. Nhờ sự gặp gỡ đó, ôngbiết thêm được nhiều về đạo Phật và Ấn Ðộ, nhưngđôi khi cuộc thảo luận về Phật pháp có giọng hơi gay gắtvì Mộc Xoa Cúc Ða theo Tiểu thừa như hầu hết các Hòa thượngTrung bộ Á Châu, còn ông thì thiên về Ðại thừa. Rốt cuộc,Mộc Xoa Cúc Ða phải nhận rằng ngay tại Ấn Ðộ cũng córất ít học giả như ông.

Khi tuyết bắt đầu tan, ông lạitiếp tục hành trình, tới Ô Hắc Quốc rồi leo núi ThôngLãnh cao 7.200 thước trong dãy Thiên Sơn. Ông tả núi đó rấtkĩ: "Nó rất nguy hiểm, ngọn đụng trời. Từ hồi khai thiênlập địa, tuyết phủ, đóng lại thành những đống băngquanh năm không tan. Băng trải thành từng lớp cứng và rựcrỡ, liên tiếp tới chân trời, lẫn với mây. Nhìn vào chóimắt. (...) Leo trèo thực khó khăn, nguy hiểm. Lại thêm lúcnào cũng có thể có những cơn giông tuyết, thành thử dướigiầy có hai lớp da, dù mặc áo cừu cũng vẫn run lên cầmcập. Muốn ăn hoặc ngủ thì không có chỗ nào khô để nghỉchân. Chỉ có cách là treo nồi lên chỗ nào đó mà nấu ănvà trải chiếu ra để nằm."
Cho nên sau này như Hướng đạotreo n?i lên cây mà nấu là bắt chước từ đây, vì khôngcó chỗ nào khô hết, chỉ có treo nồi nơi cây, đó là cáchthức mấy người đi cắm trại bắt chước. Chuyện đó phátnguyên từ ngài Huyền Trang.

"Leo núi đó, đoàn của Huyền Trangchết mất hơn chục người vì đói lạnh (không kể một sốlớn bò và ngựa), chỉ còn lại lơ thơ ít người.

Xuống tới chân núi, ông theo mộtcon sông rồi tới Nhiệt Hồ (cũng gọi là Hồ Tây Khắc)."Hồ này chu vi khoảng 1.000 dặm nằm dài từ Ðông qua Tây,phía Nam rộng và phía Bắc hẹp. Bốn bề là núi; vô số sôngchảy vào. Nước màu đen phơn phớt xanh, vị mặn và chát".Hồ không bao giờ đóng băng, khí hậu tương đối ấm áp,nên các vua chúa trong miền tới đó để trị hàn. Chính ởgần hồ tại Tô Ðiệp Thành (nay là tỉnh Phục Long là nướcCộng hòa Cát Nhĩ Cát Tư thuộc Nga. Xưa thuộc Tây Ðộc Quyết),mà Huyền Trang gặp Ðiệp Hộ Khắc Hàn của xứ Ðột Quyết.

Khắc Hàn ở trong một cái lềuthêu hoa bằng vàng rực rỡ chói mắt, tuy là man rợ mà cóvẻ uy nghi đáng kính. Khắc Hàn vốn là bà con của Khúc VănThái nên tiếp đãi Huyền Trang long trọng, nghe ông giảng kinhxong, ngưỡng mộ ông lắm, muốn giữ lại "Bạch sư phụ,sư phụ đừng nên qua Tây Trúc. Xứ đó nóng lắm, đông cũngnhư hè. Tôi ngại rằng sư phụ mới qua đó thì mặt mũi sẽchảy ra như sáp hết. Dân chúng thì đen thui, đa số lõa lồ,không biết lễ nghi gì cả, không đáng cho sư phụ tới thăm".
Sở dĩ ông này nói dân chúngẤn Ðộ lõa lồ, không phải dân chúng hoàn toàn lõa lồ hếtđâu, vì ở xa ông chỉ biết một phần mà thôi. Bởi ở ẤnÐộ lúc đó có đạo Kỳ-na-giáo trong đó có phái tu Lõa thể(họ ở trần truồng). Ấn Ðộ bấy giờ cũng có số đó.Thỉnh thoảng họ cũng đi ra đường nhưng con số ấy rấtít. Chắc ông này nghe phái đó nên nói là dân Ấn Ðộ lõalồ, chứ thật ra không phải ai cũng lõa lồ hết, chỉ cómột số ít theo phái Lõa thể mà thôi.

"Ông không nghe, Khắc Hàn phảiđể ông đi. Ông tiến về phương Tây, tới nước Xá Thời,qua một bãi sa mạc rộng khoảng hai trăm rưỡi cây số, cátđỏ, rồi đến nước Phong Mạc Kiện, một nơi có thành lũyrất cổ, vì 9 thế kỷ trước Huyền Trang, A Lịch Sơn Ðạèế đã qua đó để vô Ấn Ðộ.

Nơi đó, một ngã ba trên đườngchở lụa nên có vô số hàng hóa quí giá. Ðất cát lại phìnhiêu, trồng loại cây gì cũng được. Dân tộc khác hẳnnhững miền ông đã qua. Ðây bắt đầu là khu vực ảnh hưởngcủa Ba Tư, không chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa. Tuycòn vài ngôi chùa nhưng đều hoang tàn vì vua và dân khôngtheo đạo Phật mà thờ Thần lửa.

Nhà vua tiếp Huyền Trang một cáchkhinh khỉnh, nhưng sau khi nghe ông thuyết pháp tỏ ý cảm động,che chở ông. Có lần dân chúng cầm bó đuốc đánh đuổiông, nhà vua hay tin bắt họ, xử tội chặt chân, chặt tay,ông xin giảm tội cho, và sau đó dân chúng vừa kính vừa sợ,xin theo đạo Phật rất đông. Năm sau, nhà vua lại sai sứqua Trung Hoa tỏ tinh thần phục Ðường Thái Tông. Lúc đóThái Tông mới biết công của ông đối với triều đình.

Từ Phong Mạc Kiện, Huyền Trangtiến về phía Nam, khoảng ba bốn trăm dặm, tới Thiết MônSơn, một nơi vô cùng hiểm trở, rất lợi cho sự dụng võ."Nó là một con đường hẻm thuộc địa phận A Phú Hãn, ngoằnnghèo ở dưới chân hai rặng núi cao chót vót, dựng đứnglên như hai bức tường đen, màu sắt, vì núi có nhiều quặngsắt. Vô số ghềnh thác nằm ngang đường. Ở đầu đườnglà một cái cửa có hai cánh bằng sắt, trên cửa treo nhữngchuông sắt. Những khi gió thổi vào, tiếng chuông vang độnglên như sấm, hòa với tiếng thác đổ ào, mà trời lại uám, thì thật là cảnh địa ngục. Chỉ mười tên quân giữcửa ải đó là đủ ngăn cản thiên binh vạn mã. Người Thổnắm được yếu điểm đó mà kiểm soát hết giao thông vàthương mại giữa Ấn và Trung bộ Á Châu".

Qua khỏi Thiết Môn Quan, đoàn hộtống Ðiệp Hồ Khắc Hàn từ giã trở về. Ông một mìnhtiến về phía đông nam, qua nhiều nước nhỏ rồi một hômtình cờ gặp một vị Hòa thượng trẻ tuổi xứ Thổ HỏaLa tên là Tuệ Tánh tình nguyện làm đồ đệ, đưa ông sangẤn Ðộ. Hai người vòng qua phía Tây Ðại Tuyết Sơn, đitrên hai ngàn dặm nữa thì vị Hòa thượng được lệnh củavua Thổ Hòa La phải từ biệt mà trở về Ðại Hạ".
Thế là ngài đi một mình. Lúcđó Phật giáo đã lan rộng nên tới chỗ nào cũng có ngườitheo đạo Phật hết. Các xứ Trung Á phần nhiều theo đạoPhật.

"Miền đó là miền Bactriane hồixưa, thời thượng cổ thuộc về Ba Tư, sau bị A Lịch SơnÐại Ðế chiếm, chịu ảnh hưởng Hy Lạp trong một thờigian, rồi chịu ảnh hưởng của đạo Phật, có những chùaPhật chứa 3.000 tăng đồ.

Ðoạn đường vòng Ðại TuyếtSơn khó đi nhất. Mây như đặc lại, tuyết bay loạn suốtngày, không bao giờ thấy mặt trời. Ðường cheo leo khôngcó chỗ nào phẳng mà rộng được ba thước. Có khi phảinằm rạp xuống bíu vào đá mà nhích đi từng chút, có khiphải qua những cầu kết bằng mây đong đưa ở trên không,chỉ vô ý một chút là té xuống vực thẳm thác đổ ào ào.

Từ khi Tuệ Tánh trở gót, HuyềnTrang lại thui thủi một mình trong rừng rậm hoang vu, leo đèoShibar cao 3.000 thước tới Kapica (thung lũng Kâbul), một miềnphì nhiêu phong phú; Dài 60 cây số và rộng 20 cây số. Ðóđã thuộc về Ấn, cho nên ông gặp ở Kapica nhiều nhà tuhành Ấn, theo thuyết khổ hạnh: ở trần truồng, ngồi cầunguyện trong rừng, chịu cảnh đói lạnh.

Ông nghĩ ở đó hết mùa hè, rồiđến Lampaka, mà từ khí hậu cho đến người, vật và phongtục đều khác các miền trước. Dân thì vui vẻ, thích cahát, nhảy múa, tuy nhỏ mà nhanh nhẹn, bận áo vải màu rựcrỡ. Ðúng là dân tộc Ấn Ðộ. Khí hậu hơi nóng, cây cốium tùm, và có nhiều khỉ. Ông qua sông Indus tới Taxila, viếngnơi mà theo truyền thuyết đức Phật trong một kiếp trướcđã thấy một con cọp cái đói, không kiếm được mồi, đểnuôi bảy cọp con, bèn động lòng từ bi, từ trên cao đâmđầu xuống gần cửa hang cọp tự hủy thân để nuôi cọp,vì vậy mà đất ở chung quanh đỏ như máu mà cây cối cũngcó sắc đỏ."
Trong Phật giáo có một truyềnthuyết đó là chuyện tiền thân đức Phật, có lần đã xảthân đi để nuôi cọp. Thấy bầy cọp con 7 con nằm la liệt,cọp mẹ không biết lấy gì cho con ăn cứ nằm đó mà run,nên Ngài động lòng thương leo lên cây nhảy xuống bên nóđể thí thân cho nó, do truyền thuyết như vậy nên ở đócây cối nó mọc lên sắc đỏ.

"Taxila thuộc về Kâcmir, một nướcrất thuần đạo, có hàng trăm chùa và 5.000 sư. Chính nơiđó là đất pháp nguyên của phái đại thừa. Nhà vua ngheHuyền Trang cũng theo phái đó, nên rất kính trọng, thân hànhra biên giới và thỉnh lên ngồi một thớt tượng để cùngsong song vô kinh đô. Vì gặp được một pháp sư bảy chụctuổi, Pháp sư Xứng Lão[*] làu thông tam tạng, lại tìm đượcrất nhiều kinh điển (cộng đến non một triệu rưỡi), HuyềnTrang ở lại Kâcmir 2 năm (từ 631 - 633) để học đạo. Tròrất kính thầy, và thầy rất mến trò, tương đắc nhau lắm.Khi đã hiểu rõ kinh điển rồi, Huyền Trang mới từ biệtnhà vua và thầy học để đi thăm đất Phật. Tính ra, ôngxa quê đã bốn năm, trải qua biết bao gian lao, nhưng đã gầntới đích.

[*] Tức Tăng Xứng, Ngài HuyềnTrang học với ngài Tăng Xứng các luận Cu Xá, thuận Chánhlý, Nhơn minh, Thanh minh v.v...

Rời Kâcmir tới Cakala, rồi lạiđi được ít ngày thì một hôm, qua một khu rừng rậm ôngcùng đoàn tùy tùng bị cướp lột hết hành trang, phải trốntrong một cái hang. Nhờ có một đám nông dân hay tin lại cứuđưa tới một chùa Bà-la-môn ở đó. Ông chủ chùa này tintheo đạo Bà-la-môn mà cũng thích nghiên cứu đạo Phật. HuyềnTrang xin ở lại một tháng để tìm hiểu thêm đạo Bà-la-môn,rồi mới đi tới Jâlandhars.

Từ đây cuộc du học của ông thíchthú vô cùng, tới đâu ông cũng gặp những di tích của đạoPhật, tha hồ mà đọc kinh điển mà thảo luận với các phápsư, và thỉnh giáo các vị tu hành uyên bác.

Ấn Ðộ nổi tiếng là một xứhuyền bí, một phần vì địa thế, một phần vì tôn giáo.Về địa thế, xứ đó gần như cách biệt hẳn với các xứchung quanh; ba phía đông, tây và nam là biển, phía bắc thìcó dãy Hy Mã Lạp Sơn cao vòi vọi, rất bất tiện cho sựgiao thông; về tôn giáo thì mới bắt đầu có hai đạo chính,đạo Bà-la-môn và đạo Phật, và một đạo nữa là đạoHồi, từ Ba Tư truyền vào; riêng hai đạo Bà-la-môn và Phậtcó rất nhiều giáo phái mà lý thuyết khác nhau xa. Ðất đairộng mênh mông như một lục địa nhỏ, chia ra hàng trăm nước,có nước nhỏ chỉ bằng một phần trăm nước khác. Vàngbạc châu báu rất nhiều, đền chùa chỗ nào cũng có. Dânrất mê tín mà chia làm nhiều giai cấp; bọn quí phái mơ mộngtrong cung điện hết đi săn thì tưởng thanh sắc, bọn tu hànhBà-la-môn chẳng làm việc gì, chỉ tu hành và rất đượctrọng, hạng thương nhân nhờ giàu có mà cũng được nể,hạng nông dân bị khinh bỉ gần như hạng nô lệ; cuối cùnglà hạng tiện dân bị các giai cấp khác khinh tởm hơn làta khinh tởm người cùi, đến nỗi không ai dám lại gần họvà cái bóng của họ chiếu vào vật nào thì vật đó bịcoi như dơ bẩn, phải nép đi chứ không ai chịu mó vào nữa.

Tóm lại, từ văn minh đến phongtục, khác hẳn Trung Hoa. Huyền Trang sống non 10 năm ở đấy,có dịp đi khắp các nơi, được trông thấy bao nhiêu điềulạ, rồi bẩm sinh có óc nhận xét tinh tế, ghi cả lại trongtập du ký, thành một mớ tài liệu rất quí giá chẳng nhữnggiúp người Trung Hoa thời đó mà còn giúp cả những họcgiả thời nay hiểu Ấn Ðộ nữa. Chính René Grosset, tác giảcuốn "Sur les traces de Bouddha" cũng phải thán phục tài nhậnxét của ông, coi ông vào hàng chân chính nhất thời cổ".

Kâcmir thuộc Kế Tân, một nướcrất thuần đạo, một nước lúc trước là cái bàn đạp,đạo Phật từ đó làm nơi xuất phát để truyền qua TrungQuốc. Khi đạo Phật truyền lên Tây bắc Ấn, Kâcmir là mộtnước hết sức thịnh hành về Phật giáo.

"Từ Jâlandhara, ông tiến xuốngphía đông nam, tới Mâthura, rồi qua phương đông tới thượnglưu sông Gange (Hằng Hà). Ông tả con sông đó y như một nhàkhoa học: "Gần nguồn, sông rộng ba dặm, mà gần cửa biểnrộng 10 dặm. Nước bình thường thì trong xanh nhưng thườngthay màu mà mặt nước mênh mông. Rất nhiều sinh vật kỳdị sống trong sông, phần nhiều không làm hại người. Vịcủa nước ngọt và dễ chịu, cát mịn vô cùng. Người bảnxứ coi sông đó là một vị thần, kẻ nào tắm nước sôngthì gội hết được tội, nếu uống nước hay chỉ rửa miệngthôi cũng tiêu tan được những khổ não, nếu chết đuốitrong sông thì được lên trời. Lúc nào trên bờ cũng có vôsố người tụ họp đàn ông lẫn đàn bà". Ông cho như vậylà dị đoan."
? Ấn Ðộ có 4 lối hỏa táng,tức 4 lối chôn. Thủy tán: Chết rồi đem bỏ xuống sôngHằng, họ tin rằng hồn sẽ lên Thiên đàng, Thổ tán: Chôncất như Việt Nam. Hỏa tán: Tức đem thiêu lấy cốt rảitrên nước, núi, đồng ruộng, đất đai hay giữ lại tronghũ kỷ niệm. Và không tán: Là đem bỏ trên đồi vắng chochim và súc vật ăn. Ðó là 4 cách tán. Tuy nhiên ở Ấn Ðộhiện nay có cách bỏ xuống nước sông Hằng là cách phổthông nhất.

"Tới Kanauj, ông không được gặpvua Harsha (Giới Nhật), một người rất mộ Phật, mỗi nămthường họp tất cả các vị pháp sư Ấn Ðộ tại kinh đôđể tranh biện về Ðạo, lại mời vị nào đức độ caonhất, học thức sâu nhất lên ngồi trên ngai vàng của mìnhmà thuyết pháp.

Khi ngồi thuyền xuôi sông Gange vớihai chục người nữa để tới Prayâga, ông gặp một tai nạnkinh khủng. Thuyền qua một khúc sông hai bên là rừng rậm.Một bọn cướp bơi một chục chiếc thuyền ra chận, lôicả hành khách lên bờ. Bọn họ thờ nữ thần Durgâ và mỗinăm phải kiếm một người đàn ông đẹp trai, lực lưỡng,giết để tế thần. Thấy Huyền Trang chúng mừng quá vì nướcda ông trắng trẻo mà nét mặt tươi nhã, thông minh, bàn vớinhau sẽ giết ông. Họ dắt ông tới sân đền, rút gươm rađịnh hạ thủ, thấy ông vẫn bình tĩnh, họ hơi ngạc nhiên.Ông xin được tụng kinh trước khi chết, chúng bằng lòng.Những người đồng hành khóc lóc thảm thiết; còn ông thìcàng tụng kinh, mặt càng tươi tỉnh, sung sướng không biếtgì ở chung quanh cả. Ðột nhiên một cơn dông nổi lên, thuyềnnhồi lên nhồi xuống rồi chìm, cây cối gãy răng rắc. Bọncướp hoảng sợ, tưởng là ông có phép thần, quỳ xuốngxin ông tha tội. Ông mở mắt ra hỏi chúng đã đến giờ chếtchưa."
Cho biết rằng khi nhập tâm địnhtĩnh rồi thì như trong Kinh nói: Nếu một người phát tâmtrở về nguồn thì 10 phương thế giới đều tan biến hết.Chính ngài trong giờ phút này, 10 phương thế giới đều tanbiến, đối với ngài không có. Cảnh rùng rợn xung quanh đóđến khi nhập định thì không biết nên ngài mới hỏi: Ðãđến giờ chết chưa?

"Khi hay chúng đã đổi ý ông cũngkhông lộ nét vui. Vừa lúc đó gió ngớt.

Sau Prayàga, ông lại thăm Kaucămbi,rồi lên phương bắc xứ Népal để viếng các đất Thánhcủa đạo Phật.

Trước sau ông đã làm lễ nhữngnơi:

1. Nước Gavastis (Xá Vệ) nơi màxưa đức Thích Ca trú ngụ và truyền đạo lâu nhất.
2. Nước Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ)nơi ngài chào đời (hiện là tỉnh Gorakhpur).
3. Nước Kusinagara (Câu-thi-ma-kiệt-la)gần Népal, nơi ngài tịch.
4. Thánh Bénares (Ba-nại-la nơi ngàiThành đạo).
5. Nước Vaisali (Vệ-xá-lỵ) hiệnlà tỉnh Besarh, nơi mà ngài thích nghỉ chân trong mùa mưa.
6. Chùa Ðề La Dà và gốc Bồ-đề.

Trong cuộc hành hương đó, lòngông rung động, bồi hồi tưởng như lúc nào cũng được nghenhững bản nhạc du dương. Ðời hy sinh của đức Thích Cahiện lên, hồi này tiếp hồi khác, rực rỡ, đủ từng chitiết."
Khi tới thăm cảnh giáng sinhcủa các thánh tích của Phật thì Ngài tưởng tượng nhưngài thấy Phật. thấy Phật từng giai đoạn một.

"Ðây là chỗ mà một bàdì của Ngài, cũng là mẹ nuôi của Ngài nữa, xin Ngài chophụ nữ được qui y, sau dựng lên một chùa Phật đầu tiêncho các ni cô ".
Tức di tích của bà Ma-ha Bà-xà-ba-đề,di mẫu của Phật xin đi xuất gia. Bà là người xin Phật đixuất gia đầu tiên để làm một người nữ xuất gia, màtừ trước ở Ấn Ðộ chưa có đạo nào khác có và bà làngười đầu tiên xuất gia trong giáo pháp của Ngài. Sự xuấtgia của bà ban đầu xin Phật không chấp nhận. Vì Phật sợngười nữ vào hàng Tăng giới thì sẽ hỗn độn nên ban đầuNgài không chấp nhận. Nhưng sau nhờ Tôn giả Anan xin đứcPhật nhiều lần Ngài mới chấp nhận. Khi chấp nhận Ngàira 8 điều kiện mà trong luật gọi là Bát Kính Pháp. Mộtngười nữ xuất gia thọ giới rồi phải giữ Kính Pháp nữa,tức 8 pháp phải cung kính đối với Tăng. Ðó là người nữxuất gia trong giáo pháp của Ngài vậy.
"Ðây là nơi chôn nhau cắt rốncủa Ngài. Ôi cảnh vật tang thương. Cung điện xưa kia ởđâu mà nay chỉ còn một vùng cỏ úa dưới ánh tà dương!Kinh đô của vua cha đã bị tàn phá đến nổi không còn nhậnra chu vi nữa. Cũng may di tích còn lưu lại ít nhiều. Thổdân còn chỉ được chỗ mà Hoàng Tử đấu kiếm và thắngđược đối thủ, chỗ mà lần đầu tiên Ngài thấy cảnhlão, bệnh, tử; con đường mà Ngài theo cái đêm bỏ cha mẹvợ con, phú quý vinh hoa, rũ sạch bụi trần để đi tìm đạo.Nhớ lại những chuyện đó, Huyền Trang rưng rưng nước mắtmà thấy sự hy sinh của mình còn kém xa sự hy sinh của đứcPhật. Người ta dắt ông lại thăm một cánh đồng, nơi màNgài sụt sùi thấy nông phu bừa đất, nhổ cỏ và giết nhữngsâu và trứng sâu, đau lòng tưởng như người thân của mìnhbị hại vậy. Ôi! lòng nhân của Ngài mênh mông như vũ trụ!Và ngôi chùa ở mép khu rừng kia, phải là nơi Ngài cỡi bỏáo đẹp, lấy gươm cắt tóc, đưa cho Xa Nặc, bảo y trởvề không? Kinh truyện còn chép Xa Nặc khóc ròng và con ngựacủa Ngài cũng cảm động, liếm chân Ngài trước khi từ biệt.

Ðây là chỗ Ngài tịch. Ðã hơn11 thế kỷ rồi. Ngôi nhà của người thợ rèn đã mời Ngàidùng bữa cơm cuối cùng còn đó. Mà chỗ kia là nơi Ngài nằmnghỉ, nơi người ta cất hỏa đàn để thiêu Ngài.

Ở Bénarès ông đi thăm Lộc viên,nơi Ngài thuyết pháp lần đầu cho năm đệ tử đầu tiên.Huyền Trang còn nghe văng vẳng lời Ngài dạy:

"Hỡi các Tỳ -kheo. có hai thái cựcmà ta phải tránh. một cái là đời hoan lạc, nó thấp hèn,phù phiếm; một là cái đời khổ hạnh, nó thê thảm, xấuxa và vô ích... Hỡi các Tỳ -kheo, đây là chân lý về đaukhổ:sanh, lão, bệnh, tử, phải xa cách cái gì mình yêu, đólà khổ. Và đây là nguồn gốc của khổ:Lòng dục (...)Vàđây là chân lý về phép diệt khổ:Diệt được lòng dụcđó là diệt được khổ ".

Ông ngừng lại lâu ở gốc Bồ-đề.Ðây mới là đất Thánh của đạo Phật, nơi đức Thính Canhập định và giáo đạo. Hiện nay gốc Bồ -đề cũ khôngcòn, nhưng lúc ông tới thì nó vẫn tươi tốt: "Thân cây trắngvàng, lá xanh và láng, mùa hè cũng như mùa đông đều tươitốt. Nhưng tới ngày lễ Niết -bàn thì rụng hết một lượtrồi hôm sau mọc ra mơn mởn. Ngày đó các vị vua chúa lạitưới sữa vào gốc cây, đốt đèn, trưng bông, lượm ítlá rồi về ". Sau nầy người ta xây một bức tường gạchchung quanh và cất một ngôi chùa ở gần cổng bắc vòng thành.

Cạnh gốc cây có một tượng Phật.Người ta đồn có lời sấm rằng khi tượng đó bị đấtlấp kín thì đạo Phật thất truyền ở Ấn Ðộ. Huyền Trangthấy tượng đã bị vùi tới ngực, đoán chỉ độ 200 nămsau thì bị vùi trọn. Lạ lùng thay, tới thế kỷ thứ 9, đạoPhật cực suy ở Ấn, trừ vài miền như Magadha và Bengale,không còn mấy người theo nữa.

Ông quỳ ở gốc cây, than thở,cầu nguyện rồi đi thăm cái hồ xưa của đức Thích Ca haylại tắm, giặt, trước khi lại chùa Nâlandà (nước Magadha) lưu học.

Ấn Ðộ có hàng vạn ngôi chùamà Nâlandâ lớn nhất, đẹp nhất, cũng là trường đại họccổ nhất. Gần như một thành thị riêng biệt."
Trường đại học cổ nhấtở Ấn, trước cả các trường đại học Tây phương. HuyềnTrang đến là đầu thế kỷ thứ 7, cuối thế kỷ thứ 6,khi ấy trên thế giới chưa có mấy Ðại học hết. Nalandacó một trường Ðại học là cao nhất, chứa cả 3.000 Tăng.Người nào muốn vào học phải qua một cuộc hạch hỏi mớivô học được, cho biết rằng phật giáo thời đó rất thịnhhành. Chùa dựng lên 700 năm mà ngài Huyền Trang đến đó cuốithế kỷ 6, như vậy là dựng lên trước cuối thế kỷ 1 trướcTây lịch.

"Chung quanh là một bức tường gạch,ở trong có hàng chục ngôi chùa, vô số nhà ở và phòng hộihọp, phòng tụng kinh. Ðứng ở các hành lang nhìn ra:Nóc nhànhư "bay lên trên khói", "phong vân nói ở chung quanh" mà "senxanh rực rỡ trên dòng nước trong". Giọng văn ông khi tảcảnh đó bóng bẩy như giọng thi sĩ Trường An.

Chùa có một thư viện rất cổvà đầy đủ: Kinh Ðại thừa, Tiểu thừa, Phệ đà (trên150 bộ ), rồi sách thuốc, thiên văn, địa lý, toán, kỹ thuật...luôn luôn lúc nào cũng có mười ngàn tăng lữ lại học thuyếtÐại thừa. Kỷ luật rất nghiêm, từ khi chùa dựng lên tớilúc đó, trên 700 năm, chẳng những thường dân mà các vuachúa cũng kính trọng tinh thần của tăng lữ trong chùa, chucấp cho rất nhiều: mỗi ngày 200 gia đình đem gạo, sữa,bơ, trái cây lại cúng.

Vị sư chủ trì là Giới Hiền phápsư (Cilabhadra), một nhà học giả uyên bác nhất thời đó,năm ấy đã 106 tuổi mà óc vẫn sáng suốt. Hay tin Huyền Trangtới, pháp sư sai 200 tăng lữ và hàng ngàn tín đồ cầm cờphướn, dù, đem hương hoa đi đón rước. Tới chùa, HuyềnTrang lại chào pháp sư; theo tục trong miền, cũng quỳ gối,đập đầu vào sàn, lạy, xin nhận làm môn đệ. Giới Hiềnpháp sư cảm động đến sa lệ: "Ít tháng trước, ta đau nặng,chỉ mong được mau giải thoát. Một đêm ta nằm mộng thấyba vị ra lệnh cho ta phải sống để đợi một Hòa thượngTrung Hoa tới mà truyền đạo cho. Bây giờ con tới đây, hợpvới mộng đó lắm."
Ngài Giới Hiền là Pháp chủvà 106 tuổi thọ. Thân tứ đại đang hành hạ và ngài muốngiải thoát nhưng đêm nằm mộng thấy 3 vị thần nhân bảolà phải đợi 1 vị sư Trung Hoa đến và truyền đạo cho họrồi mới giải thoát, thì ngài Huyền Trang tới.

"Vì quá già, từ lâu Giới Hiềnpháp sư không giảng kinh nữa, lần này mới ráng giảng choHuyền Trang bộ luận trọng yếu nhất là bộ Du Già luận".
Du-dà là luận Duy thức học,100 cuốn.

"Ngày khai giảng, tăng lữ và tínđồ các miền chung quanh họp lại đông như ngày hội. HuyềnTrang học rất tiến tới, trong số vạn sư đồ ở chùa, maylắm được 10 người theo nổi ông.

Ông ở chùa 15 tháng (634 sau C.N)học hết bộ Du Già luận và học thêm triết Bà-la-môn vàPhạn ngữ, soạn được một cuốn ngữ pháp tiếng Phạn giảnlược mà rất đúng.

Ông xin phép Giới Hiền pháp sưđi chu du Ấn Ðộ để tìm hiểu thêm các giáo phái khác, nhấtlà tình hình Phật giáo ở mỗi nơi.

Ông thăm xứ Bengale, xuống hảicảng Tâmralipti, trên vịnh Bengale định đóng ghe ra đảo TíchLan, (trung tâm của phái Tiểu thừa) nhưng có kẻ khuyên ôngđừng đi đường biển, vì sóng gió, ông bèn theo đườngbộ, men biển mà tiến xuống Tây Nam, tới ngang đảo TíchLan rồi sẽ đón ghe, như vậy chỉ mất ba ngày biển.

Trên đường, ông thăm xứ Odradeca,Kalinge, Andhra, Pallava (ông tới đây năm 640).

Theo René Grousset, Huyền Trang khôngqua đảo Tích Lan vì trong đảo đương có nội loạn và nạnđói, nhưng theo ông Trần Hà trong bài Trần Huyền Trang vàchuyến thỉnh kinh lịch sử (Bách Khoa số 57, 68 và 60) thìHuyền Trang có vượt biển qua Tích Lan, chưa rõ thuyết nàođúng.

Tới cực Nam Ấn, ông theo bờ biểnphía Tây, mà lên tới gần ranh giới Ấn Ðộ - Ba Tư, qua nhữngxứ Mahârâshtra, Nasik, Bharukacha. Nhận xét được điều gìông cũng ghi chép kỹ lưỡng. Mà những nhận xét đó thườngrất đúng, chẳng tính tình cũng giống Mahratte ở nước Mahârâshtra(Calukya), hồi ông đi qua ra sao, thì bây giờ cũng vậy; bìnhdị, ngay thẳng, nhưng tự ái và nóng tính, trọng nghĩa vàkhinh chết hy sinh để báo ân mà mạo hiểm để báo oán, vàrất đàng hoàng, báo trước cho kẻ thù biết rồi mới ratay.

Tướng của họ mà bị cầm tùthì thà chịu chết như không chịu cái nhục để kẻ thắngbắt mình phải bận quần áo đàn bà. Giống người đó làgiống thượng võ nhất ở Ấn Ðộ.

Những ghi chép của ông về côngviệc dẫn thủy nhập điền và những tơ lụa của Ba Tư cũngrất đúng, mặc dù ông qua xứ đó mà chỉ nghe người ta kểlại.

Ðến cực Tây Ấn Ðộ sau khi khảosát phong tục, tôn giáo, kinh điển trong các chùa khắp nơi(có chỗ ông ở lại học đạo 1, 2 năm), ông băng qua trungbộ Ấn mà qua phía đông, tới xứ Magadha và trở lại chùaNâlandâ. Lần này ông ôn lại tất cả những điều đã họcđược, rồi suy nghĩ để tìm chân lý.

Giới Hiền pháp sư vẫn còn sốngsai ông chủ trì cuộc diễn giảng về Nhiếp đại thừa luận.Ông Trần Hà, trong bài đã dẫn, chép rằng:

"Bây giờ nhà Sư-tử-quang, cũngđược đệ tử hữu danh của Giới Hiền pháp sư, không phụcsự chủ trì của Huyền Trang..., nhưng khi Huyền Trang viết3.000 câu tụng "Hội tông luận" thì cả chùa Tăng chúng đềuphục cả, Giới Hiền pháp sư cũng khen nức nở. Tử Quangthấy sự học của mình còn non kém, xấu hổ bỏ chùa ra đi,hơn năm sau mới trở lại.

"Cũng lúc ấy, có một người Bà-la-mônviết 40 điều lý luận đem dán trước cửa chùa Na-lan-đà,thách rằng: - Nếu ai bác được điều của ta, ta sẽ tựcắt đầu tạ lỗi.

Mấy ngày sau, vẫn chưa ai dám biệnbác. Huyền Trang bèn thỉnh Giới Hiền pháp sư đến chứngkiến để ông tranh luận với người Bà-la-môn ấy. Rốt cuộc,người Bà-la-môn đuối lý và yêu cầu được làm theo lờihứa. Huyền Trang đáp: - Hòa thượng không được sát sanh.

Những truyện đó không chắc đãđúng nhưng có thể tin được. Một người đã từng trải,học rộng, bẩm tính lại ôn hòa, nhã nhặn như ông tất khônghiếu thắng; nhưng trong một xứ giáo phái lộn xộn như ẤnÐộ, lại được mục kích những cuộc tranh biện rất thườnggiữa các giáo phái, thì thế nào ông cũng phải đưa ý kiến,có khi để hòa giải, cũng có khi để vạch chỗ sai lầm.Ta đã biết, ông cũng như đa số các Hòa thượng uyên báccủa Trung Hoa, thiên về Ðại thừa, ông đứng ra hòa giảicác tiểu phái trong giới theo Ðại thừa ở Ấn, bảo rằngcái hại là do người trước chú thích kinh điển theo ý riêngcủa mình, nhưng cái hại đó không lớn, chẳng qua chỉ làđại đồng tiểu dị, vậy ta nên bỏ tiểu dị mà theo đạiđồng cho khỏi xung đột nhau.

Ðối với Tiểu thừa, ông nghiêmkhắc hơn. Ông chỉ trích mạnh nhất là đạo Bà-la-môn, vànhững giáo phái chủ trương khổ hạnh, theo những tục kỳcục, dã man. Có bạn lấy tro cọ vào người tới khi da trắngbệch ra cho như vậy mới đắc đạo. Có kẻ không bận quầnáo, tóc lông đều nhổ hết, trần như con nhộng. Có tinh thầnKhổng học, có óc lương tri, ông không chịu được nhữngxuẩn động đó. Ông bực mình thấy những "tu sĩ" đeo vàocổ một chuỗi mảnh sọ người, hoặc bận những quần áodính đủ các thứ dơ, ăn những thịt thối để cho "tâm hồnđược giải thoát".

Vua một nước láng giềng, nướcKamarùpa (vua Cưu-ma-la nước Ca-ma-lâu-bà, hiện này là tỉnhAssam) hâm mộ tài ông, mời ông tới kinh đô giảng kinh. Nhưngđồng thời vua Harsha (vua Giới Nhật), một vị quân chủ hùngcường nhất Ấn Ðộ thời đó, cai trị gần hết Bắc BộẤn, lại có tài văn thơ rất sùng đạo Phật, cũng muốnrước ông lại kinh đô là Kanauj (Khúc Nữ thành). Vua Kamrùpaphải phục tùng vua Harsha, bỏ chương trình của mình, rồicùng hai vạn thớt voi, ba vạn thuyền, dẫn cả binh lính hộtống Huyền Trang tới Karughira, chỗ vua Harsha đương cắm trại.Huyền Trang tới vào lúc tối. Nóng lòng, vua Harsha không chịuđợi đến sáng hôm sau, sai đốt đuốc rồi cùng các tướngtáđi đón. Gặp Huyền Trang, nhà vua quỳ xuống đất, hôn chânông, đeo hoa đầy người ông. Ít bữa sau nhà vua rước ôngvà vua Kamarùpa về kinh đô là Kanauj (năm 643). Quân đội củahai nước lần đó họp lại; thành một cuộc rước long trọngchưa từng thấy. Tiếng chuông, tiếng trống, tiếng đờn,tiếng sáo vang lừng trên sông. Tiểu vương các nước chưhầu cũng lại tiếp rước. Tính ra có 18 quốc vương trungbộ Ấn Ðộ, ba ngàn tăng lữ Ðại thừa và Tiểu thừa, haingàn Bà-la-môn và một ngàn tăng lữ ở chùa Nâlandâ tụ họptại Kanauj để nghe ông thuyết pháp.

Ðàn dựng lên rồi, tượng Phậtbằng vàng đã rước lại. Tượng Phật tới đâu thì vua Harshacho rắc vàng bạc, châu báu tới đó. Rồi tiệc dọn cho mọingười; bảo vật tặng cho tăng lữ.

Huyền Trang ngồi ghế Luận chủ,giảng về phá ác kiến luận và nhiều nguyên lý Ðại thừakhác. Vua Harsha lại cho chép bài giảng của ông, đem dán ởcửa để mọi người coi, dưới bài thêm rằng hễ ai vạchđược một chỗ sai thì để đền ơn, nhà vua sẽ cho ngườiđó được chặt đầu mình. Huyền Trang đâu có muốn nhưvậy! Khi chính trị xen vào tôn giáo thì chân lý phải lu mờ!Ðược 18 ngày mà vẫn không có ai dám lại biện luận vớiông cả. Vua Harsha cả mừng, tuyên bố là phái Ðại thừađã toàn thắng và tặng Huyền Trang một vạn đồng tiềnvàng, ba vạn đồng tiền bạc, một trăm bộ quần áo bằngvải tốt, một thớt voi, đỡ ông lên ngồi trên bành, dạokhắp kinh đô. Tăng lữ phái Tiểu thừa và Bà-la-môn oán lắm,nhưng không dám bạo động. Vua Harsha đem hết cả châu báocủa cải trong kho phân phát cho dân chúng, chỉ giữ một bộđồ vải thô. Nhưng 18 vua chư hầu của ông ta vội vàng thunhặt của cải trong dân gian để mua lại những bảo vậtmà vua Harsha đã phân phát rồi tặng lại nhà vua. Thế làchâu lại về hợp phố mà vua Harsha được tiếng khen là theođúng bài học từ bỏ phú quí của đ?c Thích Ca.

Huyền Trang không phục nhưng cũngkhông dám chỉ trích, xin phép về Trung Quốc. Nhà vua giữ lại,các tăng lữ chùa Nâlandâ cũng khuyên ở lại. Ông đáp:

"Trung Hoa ở xa Tây Trúc, đườngđi lại hiểm trở cho nên đạo Phật truyền tới trễ màít người hiểu được kỹ lời dạy của đức Thích Ca. Chínhvì vậy nên bần tăng mới lặn lội đến đây để cầu đạo,nay đã học xong, xin được về nước để chỉ lại cho nhữngngười không được may mắn lại đất Phật như bần tăng.Bần tăng đâu dám quên lời khuyên tự giác rồi giác tha củathầy".

Vua Harsha (Giới Nhật) nghe vậy khôngdám cản nữa, nhưng xin cho sứ giả đưa về đường biểnđể có dịp trình quốc thứ lên vua Thái Tông. Ông cũng từchối vì đã hứa với vua Cao Xương là khi về ghé nước đóở lại ít năm: Món nợ danh dự đó không thể không trả.

Vua Harsha tặng ông nhiều bảo vật,thớt voi, sai một đoàn hộ tống ông tới biên giới Ấn,lại viết nhiều thứ thư giới thiệu ông với các vua cácmiềân ông đã qua. Còn kinh điển và tượng Phật thì saingười chở theo. Vua Kamarùpa (Assam) cũng tặng ông một chiếcáo ngự hàn, và cùng với vua Harsha đưa ông mấy chục dặmra khỏi thành. Lúc từ biệt ai nấy đều sa lệ.

Lòng quyến luyến của hai quốcvương đó thực cảm động. Ba ngày sau, Huyền Trang ngạc nhiênthấy một đoàn kỵ binh đuổi theo đi đầu là hai vua, lạitiễn thêm một đoạn đường nữa, rồi lại bùi ngùi lúcchia tay. Lần này thì vĩnh biệt. Bốn năm sau vua Harsha bịgiết và một đoạn sử rực rỡ của Ấn Ðộ kết thúc.

Huyền Trang nghỉ ở Bilsar (phíabắc Kansuj) hai tháng trong mùa mưa năm 643, rồi đi ngược conđường cũ, qua Jàlandhara Taxila. Miền đó đầy kẻ cướpnhưng ông được yên ổn vì họ hiểu công việc thỉnh kinhcủa ông.

Ðầu năm 644, ông qua sông Indus.Tới giữa sông, sóng nổi lên dữ dội, một chiếc thuyềnnghiêng ngả, người giữ kinh té xuống nước, cứu được,nhưng mất nhiều cuốn kinh chép tay và nhiều hạt giống.

Vua nước Kapica hay tin ông tới,lại đón ông ở bờ sông, thấy vậy sai người đi chép ngaynhững kinh đã mất. Nhiều vua khác cũng đi xa hàng chục dặmđể tiễn biệt ông vì tới đâu dân chúng cũng tiếp rướcông long trọng. Tính ra ông ở Ấn Ðộ 10 năm."

Ở Ấn Ðộ 10 năm, đi về 7 năm.
"Coi trên bản đồ, độc giả thấytới Badakhsan ông không theo con đường cũ đưa tới ThiếtMôn Quan mà rẽ qua hướng đông.

Vua Kapica đã dự bị cho ông đủvật thực, y phục, lại sai trăm người đưa ông qua ÐạiTuyết Sơn vì biết rằng quảng đường leo núi đó khó khănnhất. Ông leo lên mất 14 ngày. Cảnh vô cùng lạnh lẽo, hoangvu; không có một ngọn cây, chỉ toàn đá chồng chất lênnhau tới hút mắt. Núi cao và gió mạnh đến nỗi chim khôngdám bay qua.

Hết Ðại Tuyết Sơn rồi đếnThông Lĩnh. Người trong miền vì lạnh quá, sống trong hangthú vật, kể chuyện có lần hàng ngàn thương nhân và lạcđà qua đó gặp cơn bão tuyết bị vùi trọn trong tuyết. Họlại kể có hai vị Phật sống, ngồi tham thiền, không ănuống, không cử động, trong một cái hang từ 700 năm rồimà da thịt chỉ khô chứ không rã. Và còn nhiều truyện quáiđản hơn nữa.

Ông tới Kashgar, Yarkand (Ka-Tan), Vuđiền là một tiểu quốc phong phú nhờ đất tốt, trồngdâu được. Hồi xưa Trung Hoa giữ kín cách trồng dâu và nuôitằm vì đó là nguồn lợi rất lớn. Chắc độc giả đãbiết thời Trung Cổ lục Trung Hoa chở qua Châu AÂu đắt tớinỗi cứ bắt lên cân mà đổi lấy vàng. Tương truyền vuaVu Ðiền cưới được một công chúa Trung Hoa và công chúađã đem lén theo được một ít hột dâu và ít con tằm làmgiàu cho nước của chồng mà bí mật của Trung Hoa từ đóbị tiết lộ, truyền qua Byznace rồi Châu AÂu.

Vua Vu Ðiền lưu ông lại bảy thángđể giảng đạo cho dân chúng nghe. Ông nhờ một đoàn thươngnhân bản xứ đem giúp một tờ biểu về Trường An để xinphép triều đình được nhập cảnh (vì trước ông lén đi).

Cuối tờ biểu có đoạn:

"... (Huyền Trang tôi) chu du lịchlãm đến mười bảy năm (tính theo Trung Hoa), nay đã từ nướcBát-la-gia-già qua cõi Già-tất-thí, vượt núi Thông Lĩnh quasông Ba mê, đi về đến nước Vu Ðiền. Vì có đem theo convoi lớn đi, nó chết đuối mất, kinh bản đem về rất nhiều,chưa mướn được xe chở, vậy phải tạm đình ở lại. Chưakịp ru ruổi về để sớm yết kiến chốn hiên bệ. Khônxiết ngóng trông. Cần sai người tục nước Cao Xương tênlà Mã Huyền Trí theo bọn thương lữ đi về trước dâng biểutâu lên vua nghe" (Ðông Châu dịch - Ông Ðường Tăng HuyềnTrang - Nam phong số 143, tháng 10/1929).

Trong thời gian đó, ông cũng saingười đi lấy những bản kinh mà vua Kapica sai chép lại choông.

Tới địa phận Trung Quốc, ôngngừng lại ở Sa Châu (huyện Ðôn Hoàng) để đợi chiếuchỉ của vua Ðường. Triều đình mới đầu cũng bất bìnhvì ông dám vi lệnh, nhưng trên 10 năm đã qua, danh tiếng củaông đã lên, công của ông lớn, làm vẻ vang cho nước nhàở những nơi xa lạ, nên vua Thái Tông được thư ông rấtvui, xá tội và bắt các quan địa phương phải tiếp đón,giúp đỡ ông trên đường về.

Một ngày đầu xuân năm 645, đườngphố Trường An tưng bừng già trẻ, trai gái dắt dìu nhau điđón, hoan hô ông nhiệt liệt. Cớ Phướn, võng lọng phấtphới, tiếng chuông tiếng trống vang lừng, hương khói nghingút, cảnh náo nhiệt còn hơn ngày Thượng nguyên. Các hòathượng ở kinh đô họp nhau lại khiêng kinh điển, tượngPhật về chùa Hoàng Phúc.

Ông đã xa quê mười sáu năm, đigần ba vạn cây số qua 123 nước và đem về được:

150 Xá lợi tử.

7 tượng Phật bằng gỗ quý caotừ thước tới 3 thước 50.

Và 647 bộ kinh. Và dịch xong 75 bộ1.335 cuốn.

Ít bữa sau, ông đến thành Lạc Dươngyết kiến vua ở cung Phụng Lâu, vua Thái Tông hỏi sao ôngđi Tây Trúc mà không tâu trước, ông đáp:

Kẻ hạ thần đã có tâu, nhưngviệc nhỏ quá cho nên không được đệ lên. Rồi vì quá mộđạo, nên phải lẻn đi, thực mang tội lớn."
Câu trả lời quá hay, quá khôn,cho nên chúng ta cũng phải bắt chước. Nội một chuyện vilịnh vua là một tội rất lớn, đến khi Vua hỏi trả lờisao nói cho Vua tha tội đó đi. Ngài trả lời rất khéo. Ngàicho rằng: Kẻ hạ thần đã tâu trình nhưng vì việc quá nhỏnên không đáng để ý, không đáng đệ lên. Nói như vậyVua cũng vừa lòng vì nó nhỏ quá, nên cũng không chấp làmgì.

"Vua chỉ mĩm cười, hỏi thăm vềnhững nước Huyền Trang đã qua. Vua lại khuyên ông làm quan,ông từ chối.

Các nhà thám hiểm Tây phương, mườinhà như một, hễ về tới nước rồi thì xin triều đìnhhoặc chính phủ được đi nữa, mà người ta cũng khuyếnkhích họ đi, vì lần thứ nhất chỉ là để dò đường,nhưng lần sau mới là để đặt cơ sở và mưu lợi. HuyềnTrang rất có thể kể tình muốn giao hiếu với Trung Quốccủa các vua Cao Xương, Harsha, Kapica..., và xin Ðường TháiTông cho mình trở lại các nước đó với một bọn thươngnhân, rồi sau với một số quân đội để khuếch trươngđế quốc Trung Hoa như chính sách của Bồ, Ý, Hòa, Anh, Phápsau này".

Nhưng không. Lòng ông đâu ti tiểunhư vậy!"
Các nhà thám hiểm kia không phảiđi thám hiểm không đâu, họ lấy tiền của của nước họ,họ tới chỗ nào thì để ý và sau dẫn quân tới xâm chiếmnước đó. Ngài Huyền Trang thì không. Nếu là người khácthì có thể xúi Vua Trung Hoa tới giao hảo hòa hiếu sau đóđem quân xâm chiếm. Nhưng lòng ông không có ti tiện, ti tiệnnhư những nhà thám hiểm phương Tây.

"Từ chối hết tất cả danh vọng,ông chỉ nghĩ đến việc dịch những kinh ông đã thỉnh ởẤn Ðộ về phổ biến trong quần chúng. Ta quí ông ở chỗđó, ông được ngồi riêng một chiếu trong hàng vĩ nhân thếgiới cũng ở chỗ đó. Mà công việc dịch kinh của ông cũngvĩ đại như chuyến thỉnh kinh đã làm cho đạo Phật truyềnbá rất mau, rất rộng trong cõi Ðông Á, đã làm cho tiếngtăm đời Ðường chói lọi trong lịch sử nhân loại.

Mới về nước được hơn mộttháng, ông bắt đầu ngay công việc dịch kinh đại qui môvà mãi miết làm luôn 19 năm cho tới khi chết.

Ta đã phục óc khoa học của ôngkhi đọc những trang du ký, trong đó ông ghi chép rất đúngvà rất tỉ mỉ từ địa thế, khí hậu tới dân tình, phongtục..., các miền ông đi qua; ta lại càng thán phục hơn nữakhi thấy ông tổ chức công cuộc dịch thuật rất có phươngpháp, rất chu đáo, tưởng như ngày nay, trong thời đại khoahọc này cũng chưa chắc có cơ quan văn hóa làm hơn được.Ông về chùa Hoàng Phúc ở Trường An, mời các vị cao tăngthông cả Hoa ngữ lẫn Phạn ngữ lại hợp tác với ông.

Bắt đầu là phiên âm những từngữ Phạn về triết lý ra tiếng Hán, ghi nghĩa từ ngữ, rồitìm trong Hoa ngữ những từ ngữ để dịch cho đúng, nếukhông có thì tạo ra.

Sau đó là chia nhau ra dịch, nếuai gặp một chỗ nghi vấn thì hỏi những vị "dịch chủ",tức ai gặp một chỗ nghi chủ yếu, học thức uyên thâm.

Dịch xong cuốn nào thì một ngườiđọc bản chữ Phạn, một người dò trong bản Hoa xem có chỗnào dịch chưa sát không; nếu có thể thì bàn bạc lại vớidịch chủ đề sửa chữa.

Rồi còn lại một lần nữa vềcách chia tiết, chương, đoạn và cách chấm câu xem có đúngkhông. Công việc này có thể làm ngay sau công việc dịch,trước công việc dò nghĩa.

Tiếp tới việc đẽo gọt lạicâu văn.

Sau cùng lại so sánh cả hai bảnnguyên văn và dịch văn lại một lần nữa, xem thật đúngvà điêu luyện chưa.

Huyền Trang lãnh việc dịch nhữngkinh khó nhất và chỉ huy công việc dịch những kinh khác.Trong ba năm đầu, ông dịch được chín loại kinh (trong sốđó có hai bộ Ðại Bồ tát Tạng kinh và Phật Ðịa kinh);năm 648, ông đem dâng vua Thái Tông ở Ngọc Hoa cung.

Nhà vua ngự chế bài tựa "Ðạèường Tam Tạng Thỉnh Giáo Tự", rồi sai một vị Hòa thượngdùng lối chữ Vương Hy Chi chép lại để khắc lên bia. Mộtnhà đại thư pháp Chữ Toại Lương cũng sao lại hai bản,một bản khắc lên Nhạn Tháp của chùa Từ AÂn, một bảntại Ðồng Châu, hiện hai bia đá có vẫn còn (theo Trần Hà).

Ðây là một đoạn trong bài tự:

"Nay có thầy Huyền Trang pháp sưlà kẻ lãnh tụ chốn pháp môn. Nhỏ đã linh mẫn, tâm tamkhông, sớm tỉnh ngộ từ xưa, lớn lên lại thần tình, hạnhtứ nhẫn trước bao hàm đủ cả (...), lưu tâm cõi Nội từngthương chính pháp suy tư, để ý cửa huyền, lại khái thâmvăn sai huyễn. Nghĩa muốn chia điều tách lẽ, thêm rộng riềnvăn; diệt ngụy tục chân, khai cho hậu học. Vậy nên ngóngđất Tỉnh qua chơi cõi Tây, mạo hiểm xa đi, một mình vòvõ (...) Chu du Tây vực, mười lẻ bảy năm, duyệt lịch nướcngười, hỏi tìm chánh giáo (...) Những nước kinh lịch đãqua, tóm thu được tam tạng kinh văn, phàm sáu trăm năm mươibảy bộ, đem về dịch ra truyền bá nơi Trung Quốc, để tuyêndương thắng nghiệp. Thánh giáo khuyết mà lại tròn, thươngsinh tội mà lại phúc. Tưới tắt ngọn lửa nồng Hỏa trạch,tót ra khỏi đường mê; lắng trong luồng sóng đục Ái-hà,cùng bước lên bờ giác. Thế mới biết ác nhân nghiệp trụy,thiện bởi duyên thăng, cái cớ thăng hay trụy đều bởi tạingười cả (...) Những mong kinh này thì khắp, trải bao nhậtnguyệt vô cùng phúc nợ nhuần xa, cùng với kiền khôn rộngkhắp, ÐỘNG CHÂU dịch. (Tài liệu dẫn trên).

Tháng 10 năm đó, Hoàng thái tửcho xây chùa Từ AÂn ở Trường An và một viện dịch kinhtrong sân chùa, mới Huyền Trang dời ban phiên dịch về đó.

Năm sau ông dịch mười bộ nữa.Năm 660, ông bắt đầu dịch bộ kinh lớn nhất và khó nhất,bộ Ðại bát nhã kinh. Môn đệ thấy sức ông đã yếu màkinh lại dài, đề nghị dịch tóm lại, ông không chịu, chonhư vậy là cẩu thả, làm hại đến nguyên ý. Ông quyếttâm dịch sát, không thêm bớt. Tốn công nhất là phải thamkhảo trước khi dịch. Vì có ba bản Ðại bát nhã kinh khácnhau, đều mang ở Ấn Ðộ về. Gặp mỗi chỗ đáng nghi ôngsuy nghĩ, so sánh rồi mới dám hạ bút. Tới cuối năm 663,ông đã dịch được sáu trăm quyển.

Ngoài ra ông có để lại cho hậuthế được ba công trình này nữa:

Bản dịch Ðạo Ðức kinh ra chữPhạn để giới thiệu triết học Trung Quốc với Ấn Ðộ.

Viết bộ Ðại Ðường Tây Vứcký, gồm 12 quyển chép hết những điều mắt thấy tai nghetrong chuyến thỉnh kinh qua 128 nước. Bộ này chứa những tàiliệu rất quí cho các nhà khảo cổ Ấn Ðộ và Trung Á saunày, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Nhật,Ðức... và đã giúp các học giả Ấn Ðộ sửa lại nhiềuđiều sai lầm trong lịch sử của họ về thế kỷ thứ 7.

Ðặc biệt nhất là bản dịch Ðạithừa Khởi Tín luận từ Hoa ngữ ngược về Phạn ngữ. Nguyênbản chữ Phạn của Ấn Ðộ đã thất lạc từ lâu, nhưngở Trung Hoa còn giữ được bản dịch ra chữ Hán; bây giờông dịch ngược lại để đền ơn những tôn sư và bạnthân Ấn đã niềm nở dạy bảo hoặc tiếp đón ông (theoTrần Hà).

Ðể thực hành sự nghiệp vĩ đạiđó, ông tổ chức đời sống một cách nghiêm khắc. Mỗibuổi sáng ông lập chương trình phải dịch bao nhiêu tờ,nếu ngày làm không xong thì đêm phải thức để làm nốt,không được chậm trễ. Thường canh ba ông mới đi nghỉ,canh năm đã dậy, thuyết pháp cho trên 100 môn đệ, rồi lạidịch; ngày nào như ngày nấy, năm này qua năm khác, luôn 19năm. Nghị lực cùng sức làm việc của ông thực kinh thiên.

Như tôi đã nói, trước Huyền Trangđã có vài người như Cưu-ma-la-thập dịch kinh Phật. Sau ông,Nghĩa Tịnh qua Ấn thỉnh thêm được bốn trăm bộ kinh nữa,nhưng dịch không được mấy. Ta có thể nói trước sau, haiphần ba công dịch kinh Phật là về ông.

Theo Lương Khải Siêu công việcđó chẳng những làm cho đạo Phật phát triển mạnh ở khắpÐông Á mà còn ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ và văn họcTrung Hoa.

Từ ngữ Trung Hoa đã giàu thêm đượcba vạn rưỡi tiếng, căn cứ vào bộ Phật giáo đại từđiển. Có những tiếng dịch ôm tiếng Phạn như Niết-bàn,Sát-na (một thời gian rất ngắn), phù hộ (chùa Phật; cótiếng dịch nghĩa tiếng Phạn như: Vô minh, chúng sinh, nhânduyên, chân như... Mà thêm được 35.000 tiếng là thêm được35.000 ý niệm.

Văn bạch thoại phạt đạt vì lẽkhi dịch người ta lựa những tiếng bình dị cho dễ hiểu,do đó, bỏ cổ văn, dùng bạch thoại.

Văn thể thay đổi. Phạn ngữ vàHoa ngữ khác nhau. Nhờ công việc dịch mà có sự tiếp xúc,dung hòa giữa hai ngôn ngữ. Chẳng hạn như kinh Phật, khôngdùng hư từ, đối ngẫu mà rất hay đổi trang..., đặc điểmđó ảnh hưởng một phần đến văn học đời Ðường, nhấtlà về phương diện âm vận.

- Văn nhân Trung Hoa vốn ít tưởngtượng mà hay đọc thuyết lý, nhờ đọc những truyện tânkỳ trong kinh Phật mà bắt chước viết những tiểu thuyếtthần quái. Như bộ Sưu Thần Ký, và những truyện Thủy Hử,Hồng Lâu Mộng sau này đều chịu ảnh hưởng của các kinhÐại Trang Nghiêm. Niết-bàn.

Có văn nhân thi sĩ nào ở đờèường và cả những đời sau mà ảnh hưởng lớn đến bựcđó không?

Nhưng đã đến lúc Huyền Trang thấysức suy lần, tự biết không còn sống được bao lâu nữa.Ông nhớ họ hàng, làng mạc. Các ông anh đã qui tiên cả,chỉ còn một bà em. Ông về quê, mừng mừng tủi tủi cùngvới em đi tảo mộ tổ tiên. Vẫn còn cái tinh thần của mộtnhà nho, mặc dù đã trên bốn mươi năm hay sinh cho đạo Phật.Tâm hồn ấy đẹp quá.

Một hôm, ông dặn dò đệ tử:"Ðời này sắp hết. Thầy nằm xuống thì đừng bày vẽ gìcả đấy nhé. Quấn thây trong một chiếc chiếu rồi chôntrong một thung lũng, chỗ nào vắng vẻ, tịch mịch nhé?".trước khi tịch ông như bừng tỉnh, nói: "Ta thấy một bôngsen lớn ở trước mắt, tươi đẹp lạ lùng!". Ba mươi lămnăm trước ông thấy một bông sen đưa Ông biển cả đếnngọn núi Phật, bông sen lần này sẽ đưa ông lên cõi Phật.

Ông tịch ngày mùng 5 tháng 2 nămLân Ðức nguyên niên (644). Ngày 14 tháng 4, một triệu ngườiở Trường An và tứ xứ lại đưa linh cửu ông tới an tángở Bạch Lộc Nguyên [*]. Vua Thái Tông lúc đó đã băng; VuaCao Tông khóc ông và ra lệnh cho đám táng cử hành rất longtrọng. Sau đó, ba vạn người đến cất nhà cư tang ở bênmộ. Trong lịch sử nhân loại, từ xưa đến nay, chưa ai đượccái vinh dự ấy".

[*] Theo Roné Grosset thì ở chùaTừ Ân. Có sách nói là ở chùa tây Minh. Bạch Lộc Nguyênlà một khu đất ở gần chùa Từ Ân chăng?
Trước khi chết, ngài HuyềnTrang dặn, khi chết chỉ cuốn trong chiếu mà chôn. Ðây làđiều ta cần học. Mình đâu có vĩ nhân thông minh bằng ngài,đâu có khí tiết bằng ngài. Cái gì cũng thua hết. Thậm chíngài còn dặn, đừng chôn gần, chôn ở chỗ vắng vẻ đểkhỏi ô uế.

Trước khi đi thỉnh Kinh cũngthấy bông sen. Bây giờ nhập diệt cũng thấy bông sen.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2023(Xem: 3463)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 4883)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 5361)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 3582)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 10691)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 2577)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 5537)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
16/12/2022(Xem: 3704)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
10/12/2022(Xem: 6622)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa Tipitaka (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 17 trùng tụng Tipitaka theo thông lệ hàng năm. Lễ hội quan trọng năm 2022 này do Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức nên tất cả mọi trần thiết, trang hoàng đều do Ban tổ chức Hội trùng tụng Kinh tạng Pali VN thực hiện, nổi bật nhất là cổng chào với hình ảnh hoa tươi rực rỡ “Lưỡng Long chầu Pháp Luân” rất đẹp mắt, khiến ai ai cũng trầm trồ ngợi khen và tán dương công đức. Lễ hội trùng tụng Tipitaka năm nay có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International...Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 tháng 12 cho đến ngày 12/12/2022 là bế mạc, với gần 5000 người tham dự . Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện
03/12/2022(Xem: 3185)
Loạt bài "Tiếng Việt từ TK 17" đã đề cập đến một số cách dùng Hán Việt đặc biệt như sinh thì (~qua đời, chết), Kinh Tại Thiên, Kinh Tin Kính, Kinh Thiên Chúa, lịch sự, thượng hoà hạ mục, thượng phụ, trung phụ, hạ phụ, thượng đế, thiên chủ/chúa2 ...v.v…Phần 37 này bàn thêm về cách dùng một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes đến truyền đạo: sự (~thờ) 事, thửa (~ sở) 所, kì 其, giao cảm 交感, tinh thần 星晨, đang/đương thì 當時, củ thủ 糾手, thiểu ngữ 少語. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com