Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Vô thường

17/11/201017:20(Xem: 5858)
11. Vô thường

VÔ THƯỜNG

Người đời khiđã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhàNhư Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh phápNhư Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân địnhđược đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giácngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanhphá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầmđau khổ. Cho nên trong kinh Pháp Cú có dạy:
"Vì sợ hãi bất an mà đếnquy y thần núi, quy y thần cây, quy y miếu thờ thổ thần nhưngđó chẳng phải là chỗ nương dựa yên ổn, là chỗ quy ytối thượng. Ai quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên. Tráilại quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, phát trí tuệ chân chính,hiểu thấu bốn lẽ mầu: biết khổ, biết khổ nhân, biếtkhổ diệt và biết tám chi Thánh đạo diệt trừ khổ não;đó là chỗ quy y an ổn, là chỗ quy y tối thượng. Ai quy ynhư vậy, giải thoát hết đau khổ".
Vì không nhận chân đúng lời Phậtdạy, nên chúng sanh sống trong cảnh vọng tưởng mà khởità kiến: vô thường chấp là thường, vô ngã chấp là ngã,không thanh tịnh chấp là thanh tịnh, khổ đau chấp là an lạc,nên bị luân hồi và đau khổ triền miên.

Tất cả mọi sự vật trong thếgian này đều phải biến chuyển không ngừng: chúng luôn luônsanh, trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại, không. Thế giớikhông một vật nào tồn tại vĩnh viễn và có thể đứngyên một chỗ; tất cả đều vô thường, không những vô thườngtrong từng năm, tháng, ngày, giờ mà còn vô thường trong từngsát-na sanh diệt.

Ðối với con người cũng vậy,hôm nay tóc còn đen nhánh, ngày mai soi gương lại đã thấybạc đầu. Hôm nay làn da còn tươi láng, ngày mai đã thấynếp nhăn nheo.

Vũ trụ, sơn hà, đại địa, dùrất to lớn khiến chúng ta tưởng lầm nó là kiên cố, nhưngthật ra nó cũng chịu sự biến hoại vô thường không kém.Hòn núi kia khi chúng ta chưa sanh nó đã có, đến khi chúngta nhắm mắt nó vẫn còn. Chúng ta tưởng hòn núi đó là thường;cho đến của cải vật chất, nhà cửa chúng ta cũng tưởnglầm như thế. Vì tưởng lầm nên chúng ta quay cuồng trongvòng điên đảo, đem cái tâm tham, sân, si để giành giựtlấy những gì chúng ta cho là quý, là thường, là chân thật,nên mới gây ra biết bao đau khổ xấu xa, thậm chí đôi lúccòn giành giựt nhau từng đồng bạc, từng chút địa vị,từng lời ăn tiếng nói, từng bước đi, từng cử chỉ...Ðến như cái thân của chúng ta do tứ đại (đất, nước,gió, lửa) hợp thành, do năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành,thức) cấu tạo nên, từ khi cha mẹ sinh ra cho đến khi nhắmmắt lìa đời, không biết bao nhiêu lần biến chuyển đổithay cho đến các tế bào trong cơ thể chúng ta cũng thay đổitrong từng giờ, từng khắc mà chúng ta không hay, không biết.

Thân thể của mọi người đềuvô thường như thế - Ðôi lúc chúng ta cũng biết như thế,nhưng chính chúng ta vẫn cứ mong thân của chúng ta tồn tạimãi mãi, tại vì lòng tham, chấp ngã, nên chúng ta thấy "ta"là quý hơn tất cả mọi người, chỉ có "ta" mới đáng đượctrọng vọng, khen ngợi, còn người khác thì không nên trọngvọng, khen ngợi. Chính là vì lòng chấp ngã, ích kỷ, ganhtỵ, tham lam của chúng ta mà ra.

Vả lại trong ta có những lúc tham,lúc giận, lúc si, nhưng cũng có những lúc từ bi, hỷ xả,tâm muốn bố thí giúp ích mọi người. Vậy nếu nói lúctham là ta và lúc giận, lúc si, lúc bố thí, lúc từ bi, hỷxả cũng là ta; thế thì, chính trong một bản thân ta hóa racó không biết bao nhiêu cái ta. Thử hỏi trong những cái tađó cái nào đích thực là ta? Khi ta tham lam thì cái tham đóthật là ta; khi ta giận, cái giận đó thật là ta, hay khi takiêu mạn, tật đố cái kiêu mạn, tật đố đó là ta? Nếunói tham là ta thì ta sẽ là con người tham mãi không bao giờthay đổi được! Nếu nói kiêu mạn, tật đố là ta, thìkiêu mạn tật đố không bao giờ thay đổi được! Nhưng không,dù có kiêu mạn, tật đố nhưng khi biết tu hành, phá trừkiêu mạn, sống một cách khiêm tốn, thì có thể thay đổiđược. Dù tham lam nhưng nếu hiểu được đạo lý thì cũngcó thể chuyển đổi được lòng tham lam ra lòng bố thí.

Rõ ràng, tâm của chúng ta luôn luônthay đổi, thân thể của chúng ta cũng thay đổi không ngừng,không có lúc nào thật là ta cả. Ngay trong giờ phút ta tựnghĩ ta đây là ta, thì lời nói ta đó cũng đã sai đi rồi.Bởi vì trong lúc ta nói ta đây, thì chính ảnh tượng mà tatưởng là ta đó cũng đổi khác đi rồi. Tâm hồn ta giờnày không còn như giờ phút trước. Cho nên, vừa mới mởmiệng nhắc đến cái ta thì cái ta đó đã bay đi mất. Thếmà vì không hiểu, cho nên cứ đinh ninh rằng: "Ta đây, ta quýhơn tất cả, muốn được tất cả mọi người tôn trọng,khen ngợi, và tuyệt đối không ai được chê ta hết. Nhưngngược lại ta cũng không muốn tôn trọng và khen ngợi ai cả".Cái ta nó làm cho con người điên đảo, hẹp hòi như vậyđó.

Cho nên, chúng sanh đau khổ là vìvô ngã mà chấp là ngã, không ta mà chấp thật là ta. Ai biếtnhìn kỹ thân thể của mình, qua pháp môn "Bất tịnh quán"như đức Phật đã dạy thì sẽ thấy toàn thân chất chứanhững đồ bất tịnh, nếu bỏ lớp da ngoài thì ai cũng dơbẩn như ai. Cái bất tịnh ấy đã có từ trong bào thai, vàkhi lọt lòng mẹ cũng đã bất tịnh rồi. Dù được trangđiểm bao nhiêu cũng chỉ là cái thân bất tịnh, cho đếnkhi nhắm mắt tắt thở, nó cũng là bất tịnh. Ðối vớicái thân bất tịnh này rõ ràng như vậy mà chúng ta khôngnhận thấy; ngược lại còn chấp cái thân này là tịnh, nênnâng niu, chiều chuộng, trau chuốt nó quá đáng. Vì mù quángđối với thân vô thường, lại cho là thường nên con ngườiluôn luôn đau khổ vì nó.

Ngày xưa có nàng Liên Hoa Sắc, khinghe đức Phật dạy về đạo lý vô thường, rằng thân thểbất tịnh, chúng sanh bất tịnh, hữu tình bất tịnh, thìcô ta liền phát tâm muốn đi tu. Nhưng trên bước đườngđi tu ngang qua một dòng sông, cô xuống sông rửa mặt, nhìnthấy bóng mình dưới nước có gương mặt quá đẹp, cô nghĩthầm: "Mình đẹp như thế này mà đi tu thì uổng quá!" Côbèn quay trở lại. Bạn bè gặp cô trở về bèn hỏi: "Tạisao trước kia chị phát tâm dõng mãnh, muốn đến đức Phậtđể cầu xin xuất gia, tu hành, bây giờ chị lại thối chítrở lui là thế nào?" Cô ta trả lời rằng: "Ôi! Tôi đẹpquá như thế này mà đi tu làm gì cho uổng!" Họ hỏi: "Vậychị đẹp như thế nào?" Cô ta trả lời: "Tôi soi mặt dướinước thấy cái bóng của tôi phản chiếu dưới đó, hếtsức là đẹp".

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấyrằng: Cái đẹp của cô ta chỉ là cái đẹp phản chiếu lạilòng tham đắm xác thân chứ đối với người khác chưa chắcđã đẹp, và đôi với loài cá dưới nước khi thấy bóngcô ta thì phải chạy trốn xa. Cô ta thấy cái bóng mình dướinước cho là đẹp, vì nghĩ lầm cái thân là đẹp, không ngờnó đang xấu, đang hủy hoại từ từ mà cô ta không biếtkhông hay!

Cho nên trong kinh Xà Dụ, đức Phậtdạy:

"Này các Tỷ-kheo, sắc làthường hay vô thường? Bạch Thế Tôn, vô thường. Cái gìvô thường là khổ hay lạc? Bạch Thế Tôn, khổ... Do vậynày các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các ngươi, hãy từbỏ thì sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc lâu dài cho các ngươi."
Trong bốn sự thật mà đức Phậtdạy, sự thật đầu tiên là khổ (dukkha). Ngài nói cuộc đờidù có vui mấy cũng chỉ là cái vui mong manh, rốt cuộc khôngthoát ly sự khổ được. Ngài dạy: Chúng sanh mang không biếtbao nhiêu cái khổ trong người: sanh, già, bệnh, chết là khổ.Ðó là cái khổ thường tình ai cũng nhận thấy, cái khổtự nhiên ai cũng mắc phải, hoặc ít hoặc nhiều không aitránh khỏi. Nếu một em bé sanh ra không khổ thì nó đã khôngcất ba tiếng khóc oa oa oa khi mới lọt lòng. Nếu một ngườibịnh không khổ thì họ đã không rên xiết. Người già khôngkhổ thì đã không than phiền mắt mờ tai điếc, và một ngườichết không khổ thì đã không ai khóc. Thế mới biết sanhkhổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ là một sự thật hiểnnhiên mà đức Phật đã từng tuyên bố. Ngoài cái khổ đócòn những cái khổ khác như: Những điều mình ưa, nhữngngười mình thích, những đồ vật mình ham muốn tưởng rằngđó là của mình, mình là cái đó, nó sẽ gắn liền vớimình không bao giờ rời xa được. Nhưng vì hoàn cảnh, vìluật vô thường, những thứ đó nó rời khỏi tầm tay, khôngcách gì cầm giữ lại được. Ðó chính là ái biệt ly khổ.

Ðối với những người, nhữngvật mình ghét, muốn tránh cho khuất mắt mà không thể tránhđược; mình muốn lờ đi nhưng nó cứ hiện ra trước mặt.Trên một con đường, ai cũng muốn đi trên con đường sạchsẽ, có hoa thơm, cỏ lạ, không ai muốn đi trên con đườnglầy lội, đầy gai góc hiểm độc ấy, muốn tránh nhưng bướcđâu vướng đó, muốn né nhưng đi đâu vấp đó. Ðối vớisự vật bên ngoài đã vậy, còn đối với người xung quanh,có người ta ưa thích, nhưng cũng có người ta ghét, ta khôngưa vì lẽ này hay lẽ khác. Nhưng ở giữa hai cái ưa và khôngưa đó cũng tạo nên một cảnh ghét mà phải gặp là khổ,cho nên tục ngữ ta có câu: "Ghét của nào trời trao của ấy".Bên này oán bên kia và bên kia oán bên này. Một khi đã oánnhau như vậy thì vũ trụ bao la trở thành thu hẹp lại mộtgóc. Gặp một người oán ghét ta muốn tránh, nhưng tránh hoàiđến nỗi hết muốn gặp mà cũng không sao tránh được. Vũtrụ bao la trong giờ phút này trở nên chật hẹp đến nỗita tưởng nó không còn một chỗ an toàn cho ta dung thân. Ðólà cảnh oán tắng hội khổ. Cảnh này nếu nằm trong gia đình,trong thân tộc, trong bản thân của mỗi người thì lại càngkhổ hơn nữa.

Chúng sanh luôn luôn nuôi dưỡnglòng tham muốn và mong cầu, đối với cuộc đời này họchưa một lần biết đủ, cảm thấy mình như một ngườithiếu thốn, họ tìm đủ mọi cách để ôm trọn thế giannày. Nhưng tiếc thay! Sự sống con người thật ngắn ngủi,một trăm năm không đủ bề dày thời gian để làm thỏa mãnlòng tham của họ, vì vậy họ chịu khổ đau suốt đời vìham muốn nhiều mà nhận chẳng được bao nhiêu, gọi là cầubất đắc khổ.

Dẫu có người cho rằng đời còncó nhiều thú vui chứ đâu phải khổ hết. Coi xi-nê, coi hát,bài bạc, rượu chè cũng vui, trúng số độc đắc hay làmquan cũng vui. Ðức Phật không phủ nhận điều đó, nhưngNgài nói: Cái vui đó là cái vui mong manh trong đau khổ, cáivui còn vướng trong vô minh nghiệp chướng đưa đến khổđau càng sâu dày thêm. Cho nên có một nhà thơ Việt Nam viết:

"Bể khổ mênh mông nướcngập trời
Khách trần chèo một chiếc thuyềnchơi,

Thuyền ai ngược gió ai xuôigió,

Ngẫm lại cùng trong bể khổthôi".
Ngược gió hay xuôi gió, chiếc thuyềncũng ở trong biển mà thôi, không thể vượt lên trên biểnđược. Cho nên cái vui của con người trong cảnh trầm luânnày là cái vui trong đau khổ của thế gian, chưa phải là cáivui giải thoát. Do thế, đức Phật nói đời là đau khổ,mặc dù chúng sanh cho đời là vui, rồi say đắm theo đời,không giờ phút nào rời khỏi, cho đến một ngày nào đóphải nhắm mắt tắt thở, bấy giờ mới hoảng hốt, khổđau!

Nếu biết đem toàn tâm lực an trútrong Chánh pháp thì sẽ nhận rõ lời đó của đức Phật:tất cả sự vật là vô thường, chúng sanh là vô ngã, thânthể là bất tịnh, mọi sự lãnh thọ đều là khổ: dù làthọ khổ hay thọ vui, cũng đều ở trong vòng tương đối.Ðã ở trong vòng tương đối thì có sanh diệt, có sanh diệttất nhiên lòng chúng ta không thỏa mãn, nên sanh ra đau khổ.Ðức Phật vì đại sự nhân duyên đó mà ra đời, để chuyểnmê khai ngộ cho chúng sanh. Mục đích tu hành của người tuPhật là để chuyển nghiệp. Ngài dạy rằng: "Nghiệp dắtthế gian tới, nghiệp kéo thế gian đi, thế gian chuyển theonghiệp, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe". Con vật kéoxe đi vào trong con đường tối tăm mù mịt thì bánh xe cũngphải lăn theo. Chúng sanh lăn theo nghiệp cũng tương tự nhưthế. Mỗi người đều có những nghiệp riêng, nghiệp tốtthì làm cho con người tốt, nghiệp xấu thì làm cho con ngườixấu, nghiệp cao thượng thì trở thành con người cao thượng,và nghiệp thấp hèn thì trở thành con người thấp hèn. Tấtcả đều do nghiệp. Nghiệp là bào thai, nghiệp là sở hữu,cho nên khi sanh ra, khi chết đi, ta cũng chỉ một mình đi theonghiệp chớ không có ai đi theo ta hết. Không ai thay thế tađể đi theo trong khi ta sanh, già, bịnh, chết với cái nghiệpcủa ta mà thôi. Cái nghiệp luôn luôn đi theo ta như bóng theohình. Những người tạo nghiệp lành thì có những ngườibạn lành cùng đi theo. Những người tạo nghiệp dữ thì cónhững kẻ oan gia thù hận đi theo. Người tạo nghiệp lànhthì như mang bình cam lồ đi đây đi đó. Người tạo nghiệpác thì như mang một bồ rắn độc bên mình, luôn luôn nơmnớp sợ hãi, đau khổ. Theo lời Phật dạy, con người làdo nghiệp định đoạt tất cả. Vì vậy: "Con thiên nga chỉbay được giữa hư không, người có thần thông chỉ bay đượckhỏi mặt đất; chỉ có bậc đại trí, đại hạnh dứt sạchnghiệp luân hồi mới bay được khỏi thế gian này" (PhápCú 175).

Bay khỏi thế gian này tức giảithoát, tự tại. Nên con người tu hành là để chuyển nghiệp.Chuyển nghiệp xấu thành tốt, vô minh ra giác ngộ, trầm luânra giải thoát. Tóm lại, chuyển cái nghiệp của chúng sanhra cái nghiệp của chư Phật, Thánh, Hiền. Khi chuyển nghiệpđược rồi thì chính cái nghiệp đó nó trở thành một tòalâu đài để nâng đỡ chúng sanh, giúp cho chúng sanh đượcan vui, giải thoát...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 2142)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 1622)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 1984)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 1762)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 2771)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 2641)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 2094)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 8205)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 1319)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 2644)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567