Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyến du lịch nhớ đời đến Tây Tạng

23/11/201209:28(Xem: 5903)
Chuyến du lịch nhớ đời đến Tây Tạng

CHUYẾN DU LỊCH NHỚ ĐỜI ĐẾN TÂY TẠNG

Nguyễn Văn Dũng

Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.

Lhasa là thủ phủ của Tây Tạng, là “thành phố của chư thiên”, ở độ cao 3.700m so với mặt nước biển, nghĩa là cao hơn nhiều so với ngọn Phanxipang của chúng ta. Các nhà địa chất quả quyết rằng, 40 triệu năm trước, Tây Tạng nằm sâu dưới đáy biển - Bán đảo Ấn Độ di chuyển đụng phải lục địa châu Á rồi dội lên thành cao nguyên Tây Tạng, trong đó có dãy Himalaya với ngọn Everest cao 8.848,2m, cao nhất thế giới, và hàng trăm ngọn núi khác cao trên 7.000m. Ngày nay trên cao nguyên Tây Tạng vẫn còn nhiều hồ nước mặn với đủ các loài hải sản. Ở chợ Barkhor, nơi các quầy mỹ nghệ, người ta bày bán nhiều vỏ ốc biển làm quà kỷ niệm. Không biết chúng là hậu duệ thứ bao nhiêu đời của cụ ốc tổ 40 triệu năm trước. Lên núi cao tìm cái chỉ có dưới biển sâu, đó là điều lạ lùng trong vô số những điều lạ lùng của vùng đất được mệnh danh là “Nóc nhà thế giới” này.

Đừng chờ đợi điều gì bạn từng gặp, Tây Tạng thuộc về một cảnh giới khác. Là vùng đất lạ lùng và huyền bí. Là nơi trời và đất gặp nhau. Mặt trời, mặt trăng cùng muôn ngàn tinh tú là bè bạn. Tây Tạng là cội nguồn của những con sông thiêng: Hằng Hà, Ấn Hà, Brahmaputre, Mekong, Hoàng Hà, Dương Tử... Đỉnh Ngân Sơn là trung tâm thế giới, là núi Tu di của cõi hồng trần.

Tây Tạng rộng gấp bốn lần diện tích Việt Nam. Đất trời mênh mông và tĩnh lặng đến nao lòng. Không gian Tây Tạng trong vắt và sâu thẳm, khiến mọi vật ta nhìn tưởng như rất gần mặc dù nó ở rất xa. Thiên nhiên Tây Tạng rực rỡ một thứ sắc màu thuần tuý và thanh tịnh trong suốt, nó đánh thức năng lực trực giác nơi mỗi con người. Tây Tạng, mây chỉ một màu trắng tinh khôi để cho mặt trời mặc sức tô điểm. Nước không bao giờ sôi tới 100 độ. Còn nắng thì vàng hươm và say đắm lạ lùng.

Tây Tạng có nhiều hồ lớn, thiêng liêng và đẹp vào hàng đệ nhất thiên hạ. Như hồ Namtso, ở độ cao 4.718m. Sự tĩnh lặng tuyệt đối và vẻ diệu kỳ của nó không thể nói nên lời. Sông Tsangpo bắt nguồn từ Ngân Sơn, chảy từ tây sang đông dọc theo Himalaya, rồi đổ ra vịnh Bengale trước khi hào phóng trích một phần sinh khí cho ba con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long.

Ai từng đi qua đoạn đường khoảng 500km từ Lhasa đến Shigatse (thành phố lớn thứ 2 của Tây Tạng) hẳn thấy rằng đó là con đường hùng vĩ và hiểm nguy nhất trong đời. Có lẽ vì vậy mà người ta chỉ đi một lần. Lần trở lại Lhasa chúng tôi đi dọc theo sông Yarlung Tsangpo. Từ cội nguồn, sông không màu mè, làm dáng làm duyên. Sông, đục màu đất đen, chảy xiết như để kịp mang sinh khí tài bồi cho một nơi nào đó. Hoá ra cũng như con người, để có dòng nước mát lành hoà thân vào biển cả, sông cũng phải tự mình rèn giũa, chắt lọc, gạn đục khơi trong. Bên phải chúng tôi, sông Tsangpo khi gần, khi xa, khi ẩn sâu dưới tầng tầng vực thẳm chỉ còn như một dải lụa đào.

Tây Tạng có một nền văn hóa độc đáo và thâm hậu, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo. Nhưng Phật giáo Tây Tạng không còn là Phật giáo Ấn Độ, cũng chẳng phải Phật giáo Trung quốc, mà là thứ Phật giáo đặc trưng của Tây Tạng, vừa đầy tính lý luận khúc chiết vừa đầy tính mật tông ảo diệu. Tây Tạng có đến 16.000 tu viện lớn nhỏ. Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất, nằm ở trung tâm Lhasa. Ở đây có bức tượng Jowo Rinpoche - tượng Phật Thích ca Mâu ni thời trai trẻ. Đó là bức tượng tuyệt vời nhất mà khả năng con người có thể làm nên. Các Lạt ma khi đăng quang đều được tổ chức ở ngôi đền này. Hàng ngày, hàng chục nghìn người dân Tây Tạng từ khắp nơi trên đất nước mênh mông đổ về đây chiêm bái. Họ lạy: chắp tay khỏi đầu, trán, cằm, ngực rồi nằm dài xuống đất, thành kính và khiêm nhẫn. Không biết họ cầu nguyện điều gì? Cho họ, cho người thân, hay cho đất nước họ? Cách không xa Jokhang về hướng tây là điện Potala. Đây là điện thờ vĩ đại nhất Tây Tạng, cao 120m, ngang 360m, tổng diện tích 360.000m2, 13 tầng, 999 phòng, mái mạ vàng. Là nơi đặt bảo tháp chứa di cốt các vị Lạt ma. Là trung tâm lãnh đạo tôn giáo và chính trị trong suốt 400 năm. Potala là kho tàng nghệ thuật tôn giáo, và là nơi cất giữ không kể xiết những tranh tượng, kinh sách vô giá của Phật giáo Tây Tạng.

Dân Tây Tạng rất sùng đạo. Đối với họ sống là để phục vụ đạo pháp, đời sống vật chất là phương tiện để vươn tới đỉnh cao tâm linh. Còn cái chết chỉ là đánh dấu một giai đoạn trong vòng sinh tử miên viễn. Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định. Trong những người ta gặp trên đường phố: anh phu xe, chị quét rác, lão ăn xin... rất có thể một vị bồ tát nào đó đã hoá thân sống cuộc đời bình thường giữa thế gian mà ta không hay. Ý nghĩ ấy làm trái tim ta bừng sáng và dậy lên một niềm hạnh phúc không ngờ.

Nhưng, ấn tượng nhớ đời về chuyến đi lại thuộc về một khía cạnh khác: tổ chức. Mãi khi đến Thành Đô, chúng tôi mới được thông báo: lên Tây Tạng, áp suất thấp, không khí loãng, dưỡng khí thiếu, lượng oxy trong não thiếu, bởi vậy cấm vận động tay chân không cần thiết, cấm ăn no, tuyệt đối cấm tắm và gội đầu; cấm những người mắc bệnh phổi, tim, gan, áp huyết, các bệnh đường hô hấp... người thông dịch còn nói nhỏ với tôi, và “không trên tuổi 40”. Vậy là tôi vướng cả hai, vừa áp huyết cao vừa thừa đến 24 tuổi.

Đoàn chúng tôi gồm 24 người, kể cả hướng dẫn viên và người thông dịch. Tất cả đều người Trung Quốc, trừ hai chúng tôi. Anh chàng thông dịch khỏe mạnh, vui vẻ, sốt sắng, nhưng chỉ trọ trẹ một ít tiếng Việt và không biết gì về Tây Tạng. (Sau mới hay, trong công ty những người nói sõi tiếng Việt và hiểu biết về Tây Tạng không ai đủ sức khỏe chịu đựng khí hậu khắc nghiệt trên cao nguyên này). Thế là suốt một tuần ở Tây Tạng, chúng tôi sinh hoạt, ăn, ở theo chế độ của người Trung Quốc. Điều này dẫn đến một trở ngại khác: Trong tình trạng nhức đầu, khó thở, mất ngủ, buồn nôn, do ảnh hưởng của “độ cao”, chúng tôi không sao nuốt nổi đống thức ăn thấm đẫm mỡ, chất sốt lầy nhầy, và “mùi Tàu” kinh dị. Thường mỗi ngày, chúng tôi chỉ ăn được chén cháo trắng là một trong những món có trên bàn ăn sáng của họ.
Chúng tôi đã trải qua những ngày ở Tây Tạng mà nay mỗi lần nhớ lại vừa vui vui, vừa tự hào, vừa thấy như vẫn còn run. Tôi có một bài học từ chuyến đi đầy ấn tượng ấy: Phải có đủ sức
khỏe, chỉ đi với tour tổ chức cho đoàn Việt Nam (hướng dẫn tiếng Việt, ăn ở theo chế độ người Việt), và với tâm thức của một kẻ hành hương chứ không là một khách du lịch quen tìm sự hưởng thụ dễ dãi.

Nguyễn Văn Dũng
Huế, 10/2003

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 6394)
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương,
25/12/2013(Xem: 7954)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 9602)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 9749)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 8870)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 7915)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 6410)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 9005)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 10136)
Trong một buổi giảng trước khóa lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm tổ chức tại quận Cam (Orange County, Los Angeles) ngày 22 tháng 10-2012, pháp sư Trang Trí đã giới thiệu cuốn sách Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật. Nói về nhân duyên biên soạn cuốn sách ấy, pháp sư cho biết: Trước kia, Ngài đã thấy rất nhiều người niệm Phật vô cùng tinh tấn nhưng tới phút cuối cùng không buông xuống nổi,
23/12/2013(Xem: 7424)
Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quý vị nghe. Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chứ không có gì lạ. Một sáng, khi xả thiền ra tôi có tuyên bố với một số người rằng: "Tôi quả thực là con ngỗng chúa biết uống sữa, lọc nước chừa lại". Câu nói đó quý vị nghe lạ đời phải không? Ðây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi học tôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567