Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiện pháp lạc trú

17/11/201212:26(Xem: 10071)
Hiện pháp lạc trú

HIỆN PHÁP LẠC TRÚ

Nhiều Tác Giả


hienphaplactru-nhieutacgiaTrong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.Trong ý hướng đi tìm hiểu sự việc, ban biên tập Thư Viện Hoa Sen sao lục các văn kinh liên hệ và trình bày các ý kiến của các nhà học Phật. Trước hết chúng tôi liệt kê văn kinh cả Pali và Sanskrit với các link dẫn nguồn:

Nguồn Tư Liệu

Nếu như chúng ta chấp nhận quan điểm cho rằng, trong 5 bộ Nikaya “Kinh Tương Ưng Bộ” là bộ kinh được kết tập sớm nhất, kê đến là “Kinh Trung Bộ”, “Kinh Trường Bộ”, “Tăng Chi Bộ” và “Tiểu Bộ” thì bài kệ này được xuất hiện khá sớm trong “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 1, Chương I: Tương Ưng Chư Thiên, phẩm Cây Lau, Kinh Rừng Núi số 10,trang 18, HT. Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1993. với nội dung:

Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành.

Cũng với nội dung này, sau đó đến “Kinh Trung Bộ” tập 3 được phát triển thành 4 kinh: Thứ nhất là “Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả” (Bhaddekarattasuttam) số 131,với nội dung gồm 2 phần tổng thuyết và biệt thuyết. Phần tổng thuyết bằng bài kệ 16 câu:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

..../.... (Xin xem thêm phần Đức Phật giải thích tiếp theo bài kệ này - rất quan trọng...)
Và phần Biệt thuyết là lời giải thích của đức Phật về nội dung bài kệ này. Thứ hai, “Kinh A Nan Nhứt Dạ Hiền Giả” (Ananda bhaddekaratta suttam) với nội dung Tôn giả A Nan giảng giải bài kệ này; Thứ ba, “Kinh Đại Ca Chiên Diên Nhứt Dạ Hiền Giả” (Kaccana bhaddekaratta suttam) với nội dung Thế Tôn đọc bài kệ này cho Tôn giả Samiddhi nghe, sau đó Tôn giả Ca Chiên Diên giảng rộng ý nghĩa bài kệ này cho Tôn giả Samiddhi và các Tỷ kheo nghe, Thứ tư, “Kinh Lomasakangiya Nhứt Dạ Hiền Giả” (Lomasakangiya bhaddekarattasuttam) với nội dung đức Thế Tôn giảng bài kệ này cho Tôn giả Lomasakangiya..

Ngoài ra, phần Hán dịch, trong “Kinh Trung A Hàm” cũng có 3 kinh tương đương, như Số 165. “Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên”, số 166 “Kinh Thiền Thất Tôn” và Kinh số 167 “Kinh A Nan Đà thuyết”. Vì để tiện độc giả so sánh, ở đây người viết xin trích bài kệ từ “Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên” như sau:

Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc

Bạt-địa-la-đế kệ này.4

Đây là nguồn tư liệu liên quan đến bài kệ nhấn mạnh thời gian hiện tại, được ghi chép trong các kinh A Hàm và Nikaya. Về mặt hình thức, có thể nói bài kệ đầu tiên được ghi chép trong “Kinh Tương Ưng” tuy chỉ có 8 câu, nhưng ý nghĩa của nó cũng chẳng khác mấy so với bài kệ gồm 16 câu trong “Kinh Trung Bộ” hay “Kinh Trung A hàm”, nếu có khác nhau chăng nữa, chỉ là phần giải thích, tức là phần văn xuôi, mà trong kinh được đức Phật gọi bài kệ là phần Tổng thuyết (phần cương yếu), phần giải thích gọi là phần Biệt thuyết. Phần biệt thuyết cũng được gọi là phân tích (vibhanga) hay luận (abhidhamma). Từ điểm này, nó gợi ý cho chúng ta hiểu rằng khi Thế Tôn còn tại thế, giáo pháp được đức Thế Tôn giảng dạy vẫn chưa tách ra thành 3 tạng, tức kinh luật và luận. Điều đó có nghĩa rằng trong kinh có luật và luận.


KINH NHẤT DẠ HIỀN GIẢ - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt(Song ngữ Việt Anh)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2020(Xem: 5162)
Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.
19/09/2020(Xem: 11654)
Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trương ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởương Học viện
18/09/2020(Xem: 7955)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm tình:''Lắng nghe để Hiểu, nhìn lại để Thương'', vào ngày hôm qua thứ năm (17 Sept 2020) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong khi mùa dịch còn dai dẳng.. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 278 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Mauriya & Santi Anus Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 34 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/09/2020(Xem: 6534)
Charles “Chuck” Feeney, đồng sáng lập tập đoàn bán hàng miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers (DFS), là nhà hảo tâm lớn nhất và ẩn dật nhất thế giới, theo Observer. Cho đi mọi cái mình có Không như Elon Musks hay Mark Zuckerberg – hai tỷ phú công nghệ cam kết sẽ cho đi ít nhất một nửa tài sản trước khi qua đời, Feeney nổi tiếng với lời hứa cho đi mọi số tiền mình có và sẽ chết như một người đàn ông không có đồng xu nào dính túi.
18/09/2020(Xem: 7379)
Trong thời gian qua có đôi lần, thiền sinh yêu cầu chúng tôi giải thích cụm từ “Tam Tự Quy Y Là Gì? ”. Nay thuận duyên chúng tôi gửi đến các bạn bài viết về đề tài quy y nầy. Muốn hiểu ý nghĩa của “Tam Tự Quy Y ” trước hết chúng ta cần biết rõ “Tam Quy Y ” là gì? I. “TAM QUY Y” HAY “QUY Y TAM BẢO” LÀ GÌ? Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng. “Tam Quy Y ” hay “Quy Y Tam bảo” nghĩa là quy kính, nương tựa nơi ba ngôi quý báu đó là Phật, Pháp và Tăng.
18/09/2020(Xem: 6508)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông. Tro bụi mịt mù, bao phủ hết bầu trời, làm cho nền trời lúc giữa trưa mà ửng lên màu vàng cam, có khi đỏ ối như ráng chiều hoàng hôn. Hai vầng nhật nguyệt dường như bị che khuất suốt những ngày cuối hạ. Tro tàn theo gió cuốn đi thật xa, rời bỏ núi rừng, rồi rơi lả tả trên những cánh đồng, sông suối, cỏ cây, nhà cửa, xe cộ... khắp các vùng. Không khí như bị đặc quánh lại với mùi khét lẹt của khói. Lệnh giãn cách xã hội và mang khẩu trang chưa được cởi mở hoàn toàn, lại càng cần thiết hơn trong lúc này, khi con người mong tìm nơi trú ẩn an toàn để thở được không khí trong lành.
16/09/2020(Xem: 6856)
Ni Sư Thích Nữ Diệu Hiếu, là vị Tiến Sĩ đầu tiên tốt nghiệp Thiền Vipassana tại Myanmar vào năm 2016. Đầu năm 2017 Ni Sư về Việt Nam, là giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM đến nay. Hội đủ duyên lành, được quý Phật tử phát tâm cúng dường mảnh đất cách Học Viện Phật Giáo VN tại TP. HCM 3km. (Thuộc Xã Lê Minh Xuân - Huyện Bình Chánh - TP. HCM). Với tâm nguyện hoằng Pháp lợi sanh, Ni Sư muốn xây dựng Thiền Viện để có chỗ Ni Sư cùng 10 vị đệ tử an tâm tu học. Là nơi thực tập Pháp hành cho quý Tăng Ni sinh tại Học Viện Phật Giáo VN. Và là Thiền Viện nơi chúng sanh thập phương về tu học và thực hành lời dạy của Đức Phật.
16/09/2020(Xem: 8403)
Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương Springvale (SICMAA) được sự tài trợ của chính phủ tiểu bang Victoria có chương trình đặc biệt để trợ giúp quý vị gặp khó khăn trong giai đoạn COVID-19. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm: - Cung cấp các thông tin về COVID-19 - Giúp đỡ các gia đình neo đơn, thăm hỏi, cung cấp các thông tin cũng như hướng dẫn để kết nối các dịch vụ hỗ trợ bao gồm “Gói cứu trợ khẩn cấp” dành cho những trường hợp đặc biệt, giúp đỡ khi bị bạo hành trong gia đình, dịch vụ gia cư, và sức khỏe v.v… - Điền đơn xin các hỗ trợ từ chính phủ, Dịch vụ tìm việc, Centrelink, hỗ trợ tiền điện
15/09/2020(Xem: 13481)
Tranh Minh Họa Kinh Phổ Môn Nghĩa Kinh Dịch: HT. Thích Trí Tịnh Tranh minh họa: Sư Cô Thích Nữ Huyền Linh
15/09/2020(Xem: 6936)
Vào một ngày sinh nhật của tuổi thu đông nào đó trong không gian vắng lặng của những tuần lễ phong tỏa , cô đơn không một bóng thân nhân nghe hạnh phúc đùi hiu và tự bao giờ lệ đã thấm môi ... Thì bạn ơi xin mời bạn hãy nghe một bài hát của Trịnh công Sơn “ Ru Ta Ngậm Ngùi “ hoặc có thể ngâm một bài thơ vừa nghĩ được hầu tự tặng cho mình như an ủi cho những ngày được hạnh phúc làm người ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]