Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Dâng Y Kathina

30/10/201211:30(Xem: 11232)
Lễ Dâng Y Kathina


kathina12 (10)
LỄ DÂNG Y KATHINA

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác ấy.

*

Lời Nói Đầu

Núi rừng Viên Không năm nay (Pl.2549), một lần nữa, người thí chủ là Cô Dhammanandā cùng thân quyến, bạn hữu xin làm Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại núi rừng Viên Không này.

Lần này, Cô Dhammanandā có lời thỉnh cầu bần sư biên soạn một quyển sách nhỏ giảng giải về tầm quan trọng của Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng.

Nhân dịp này, bần sư xét thấy rằng: Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng là một truyền thống của Phật giáo từ thời quá khứ xa xưa cho đến thời hiện tại này, đã trải qua từ các thế hệ người xưa mãi cho đến thế hệ của chúng ta bây giờ, và trở thành một truyền thống hằng năm trong các nước Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda. Do đó, bần sư đã cố gắng sưu tầm từ Tam Tạng Pāḷi và Chú giải để biên soạn thành quyển sách nhỏ này, để cống hiến cho quý vị độc giả muốn tìm hiểu về Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng:

- Xuất xứ của Lễ Dâng Y Kathina.

- Tính chất đặc biệt của Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng.

- Nghi thức làm Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng.

- Nghi thức chư Tỳ khưu Tăng thọ y Kathina.

- Phước thiện Lễ Dâng Y Kathina và quả báu của phước thiện ấy, v.v…

Đó là những vấn đề mà quý độc giả sẽ được hiểu biết được một phần nào qua quyển sách nhỏ này.

Thật ra, Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng là một trong những pháp rộng lớn, có nhiều chi tiết nên biết, song quyển sách nhỏ này không thể nào đầy đủ được. Vả lại, khả năng của bần sư cũng có hạn, bần sư cố gắng sưu tầm được bao nhiêu, xin cống hiến đến quý độc giả bấy nhiêu!

Quý độc giả là bậc thiện trí, xem thấy có những điều gì sơ sót, thậm chí có chỗ nào sai, kính xin quý vị từ bi chỉ giáo cho bần sư biết, bần sư kính cẩn tiếp thu những lời chỉ giáo ấy để sửa chữa lại cho đúng.

Bần sư chân thành biết ơn quý vị.

Mùa an cư nhập hạ Pl. 2549
Núi rừng Viên Không,
Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)

-ooOoo-


Lời Nói Đầu Lần Thứ Nhì

Năm 2006 Phật lịch 2550, lễ dâng y kathina tại Tổ đình Bửu Long, Quận 9, T.p Hồ Chí Minh do gia đình cô Thái Thị Ngọc Dung, pháp danh: Trí Đăng làm chủ lễ; và tại Thiền viện Viên Không, Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do gia gia đình cô tu nữ Hoàng Thị Nga, pháp danh: Vô Niệm làm chủ lễ. Cả 2 thí chủ chính này có tác ý thiện tâm muốn ấn hành quyển “Lễ Dâng Y Kathina” này để làm món quà Pháp Bảo kính dâng đến chư Tỳ khưu Tăng và kính biếu đến tất cả các bà con, bạn bè đồng thí chủ trong buổi lễ dâng y kathina tại Tổ đình Bửu Long và Thiền viện Viên Không.

Những thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng trong mùa mưa vừa là một phước thiện vô lượng và rất hy hữu; lại còn thêm phần bố thí Pháp Bảo cao quý hơn các loại bố thí khác, cho nên bần sư vô cùng hoan hỷ cố gắng biên soạn lại quyển Dâng Y Kathina năm 2005, Phật lịch 2549 tại Thiền viện Viên Không.

Lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng sau khi đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, là một truyền thống từ khi Đức Phật còn trên thế gian và tiếp tục hằng năm trên các nước Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda cho đến ngày nay. Phước thiện của lễ dâng y kathina này rất lớn lao vô lượng và rất hy hữu. Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng. Về phần chư Tỳ khưu Tăng cũng cần phải hiểu biết nghi thức làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Do đó, quyển sách “Lễ Dâng Y Kathina” này có thể giúp cho các thí chủ và chư Tỳ khưu về công việc dâng y kathina và thọ y kathina cho được thành tựu, để cho những thí chủ có được phước thiện vô lượng, đồng thời để cho chư Tỳ khưu Tăng có được quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng được trọn vẹn.

1) Gia đình cô Thái Thị Ngọc Dung, pháp danh: Trí Đăng là người thí chủ chính làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng tại ngôi Tổ đình Bửu Long. Do nhờ phần phước thiện thanh cao này hộ trì cho toàn thể gia đình bà con thân bằng quyến thuộc của cô Thái Thị Ngọc Dung, nhất là Trần Trung Kính, Trần Thảo Mai, Mickey, Thompson, Billy Trần v.v... Cầu xin tất cả quý vị hoan hỷ phần phước thiện thanh cao này để cho thân tâm thường được an lạc, mọi công việc trong đời được thành tựu như ý, nhất là tiến hóa trong mọi thiện pháp, để tạo duyên lành trên con đường giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Và xin hồi hướng phần phước thiện thanh cao này đến thân bằng quyến thuộc nội ngoại hai bên từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, nhất là thân phụ là ông Đào Văn Trà và thân mẫu là bà Thái Thị Em, pháp danh: Chiếu Nguyên v.v... Cầu mong tất cả quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện thanh cao này để giải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

2) Gia đình cô tu nữ Hoàng Thị Nga, pháp danh: Vô Niệm là người thí chủ chính làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng tại ngôi Thiền viện Viên Không. Do nhờ phần phước thiện thanh cao này hộ trì cho toàn thể gia đình bà con thân bằng quyến thuộc của cô tu nữ Hoàng Thị Nga, nhất là Hoàng Văn Nút, Hoàng Minh Thái, Hoàng Thị Bạch Vân v.v... Cầu xin tất cả quý vị hoan hỷ phần phước thiện thanh cao này để cho thân tâm thường được an lạc, mọi công việc trong đời được thành tựu như ý, nhất là tiến hóa trong mọi thiện pháp, để tạo duyên lành trên con đường giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Và xin hồi hướng phần phước thiện thanh cao này đến thân bằng quyến thuộc nội ngoại hai bên từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, nhất là là ông Hoàng Văn Tính và bà Nguyễn Thị Nhung, ông Trịnh Văn Lùng và bà Đoàn Thị Nhớn v.v... Cầu mong tất cả quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện thanh cao này để giải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Mùa an cư nhập hạ Pl. 2550
Núi rừng Viên Không,
Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)

Source: Buddhanet

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2013(Xem: 6033)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 7538)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 10748)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 6161)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
10/05/2013(Xem: 7326)
Cách đây trên hai ngàn năm, hình ảnh Đức Phật thuyết Pháp tại ngọn núi Thứu linh thiêng vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng của những người con Phật. Hôm nay vào những ngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2013, đạo tràng Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức do Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Điển hướng dẫn. Nhìn các chủng tử của Như Lai với những khuôn mặt sáng ngời ngợi và tài giảng Pháp như những dòng Pháp nhũ thấm sâu vào tận lòng người, ta không còn lo sợ về thời mạt pháp sẽ quanh quẩn đâu đây.
09/05/2013(Xem: 9164)
Chúng ta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vật chất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệt nhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay ta bà.
05/05/2013(Xem: 6226)
Tiến sĩ Mehm Tin Mon, Cố vấn Ban Tôn Giáo Miến Điện. Ông sanh tại làng Kamawet, thị trấn Mudon, bang Mon, Miến Điện, năm 1934. Cha mẹ ông đều là những Phật tử thuần thành, sống bắng nghề nông. Thuở nhỏ ông học rất giỏi, được nhiều giải thưởng xuất sắc trong các ngành Vật Lý, Hoá học, Toán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]