Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Thiền Vipassana 10 Ngày (Từ 06-17/03/2013) tại TP. Twentynine Palms, California

25/10/201204:26(Xem: 8295)
Khóa Thiền Vipassana 10 Ngày (Từ 06-17/03/2013) tại TP. Twentynine Palms, California
vipassana-practice
THIỀN VIPASSANA
VIPASSANA MEDITATION
Do Thiền Sư S.N. Goenka và các Thiền Sư Phụ Tá giảng dạy
theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Ba Khin

Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày
Từ ngày 06 đến ngày 17 tháng 03 năm 2013
tại Trung Tâm Thiền
Dhamma Vaddhana (SCVC)
tại Thành Phố Twentynine Palms, California
bodhi-leaf

Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.

Tuyệt đối không có sự cải đạo. Mặc dù Vipassana là phương pháp do Đức Phật tìm ra, sự thực hành không chỉ giới hạn cho Phật tử. Nhiều người từ nhiều tôn giáo khác nhau đã hưởng được những lợi ích nhờ thiền Vipassana và thấy không có gì xung khắc với tín ngưỡng của họ.

Đây là một khóa thiền nội trú 10 ngày hoàn toàn miễn phí.Phương pháp thực hành sẽ được hướng dẫn tuần tự, tỉ mỉ trong suốt khóa thiền. Mọi phí tổn ăn ở đều do sự đóng góp thiện nguyện của những thiền sinh cũ. Sau khi đã hoàn tất ít nhất một khóa thiền 10 ngày và hưởng được những lợi ích an vui từ khóa thiền, các thiền sinh cũ có thể đóng góp để giúp cho những người khác cũng có được cơ hội tương tự.


Trong suốt trong thời gian của khóa thiền:

+ Thiền sinh sống trong phạm vi của trung tâm, không liên lạc với thế giới bên ngoài.

+ Thiền sinh tránh không đọc hoặc viết, tạm ngưng những lễ nghi tôn giáo hoặc các phương pháp thiền khác.

+ Hằng ngày thiền sinh tuân theo một thời khóa biểu nghiêm túc gồm 10 giờ ngồi thiền, 1 giờ nghe pháp thoại, xen lẫn với những giờ nghỉ.

+ Thiền sinh phải giữ im lặng tuyệt đối và không liên lạc với những người đồng khóa (chỉ trao đổi những điều cần thiết với thiền sư phụ tá và ban quản lý).

Download thông báo về khóa thiền này để in và phổ biến cho bạn bè trong cộng đồng người Việt:

https://dl.dropbox.com/u/32740350/vipassana_web/DhammaVaddhana_SCVC/ThienVipassana_JT_flyer_2013.pdf

Trung tâm thiền SCVC sẽ bắt đầu nhận đơn cho khóa này từ ngày 6 tháng 11 năm 2012.

Xin quý vị nộp đơn càng sớm càng tốt để bảo đảm có chỗ vì số người nộp đơn luôn luôn nhiều hơn sức chứa của trung tâm.(Sau khi được nhận vào khóa thiền, nếu vì lý do gì quý vị không thể tham dự được, xin thông báo sớm cho ban tổ chức để chúng tôi thu xếp cho thiền sinh khác tham gia.)

QUY TRÌNH NỘP ĐƠN GHI DANH:

LƯU Ý
1) Trước khi nộp đơn, xin quý vị đọc kỹ “Bản Nội Quy Cho Các Khóa Thiền” dưới đây.
https://sites.google.com/site/vnvipassana/ban-noi-quy

2) Trong đơn ghi danh, thiền sinh cần ghi rõ chi tiết tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, các thuốc uống có toa bác sĩ, và các thức ăn bị dị ứng. Điều này rất quan trọng để trung tâm thiền chuẩn bị hỗ trợ đúng mức. Đã có nhiều trường hợp thiền sinh không ghi đầy đủ thông tin và giữa khóa thiền có những sự cố phải bỏ về giữa khóa rất đáng tiếc.

Trung tâm thiền và ban tổ chức người Việt có thể hỗ trợ các thiền sinh ghi danh bằng 1 trong 3 cách sau:

Cách 1) Nộp đơn trực tiếp ONLINE (bằng tiếng Anh) qua trang web:

http://courses.dhamma.org/en-US/schedules/schvaddhana

Click "Apply" trước khóa "Mar 06 - Mar 17 10-day Vietnamese-English" để chọn và ghi danh cho khóa này.

Cách 2) Nộp đơn bằng EMAIL:

Download đơn ghi danh (file Word Doc hay PDF)

English/Vietnamese Bilingual Application (PDF)
English/Vietnamese Bilingual Application (Doc)

Trong file, điền đầy đủ thông tin và trả lời tất cả những câu hỏi. Đính kèm đơn đã điền vào email attachment và gởi cho:
BTC người Việt: [email protected]

Cách 3) Nộp đơn qua điện thoại:

Download trước đơn ghi danh (nếu có thể được)

English/Vietnamese Bilingual Application (PDF)
English/Vietnamese Bilingual Application (Doc)

Chuẩn bị đầy đủ thông tin và trả lời tất cả những câu hỏi trong đơn.

Gọi điện thoại cho một thành viên của ban tổ chức người Việt trong danh sách bên dưới để được hỗ trợ ghi danh.

LIÊN LẠC BAN TỔ CHỨC NGƯỜI VIỆT:

Ban Tổ Chức khóa thiền Vipassana cho người Việt: email <[email protected]>

  • THANH-ANH HUỲNH – (510) 747-8123
  • LAM-SƠN ĐÀNG – (817) 300-8691
  • BTC Vipassana Việt - (214) 233-6641 (Đây là số điện thoại chung của BTC - số này luôn có người trả lời cuộc gọi và tin nhắn thường trực)

Lịch các khóa thiền Vipassana cho người Việt tại các trung tâm Vipassana trên toàn cầu:

https://sites.google.com/site/vnvipassana/

Download Tài liệu tham khảo:

Giới Thiệu Về Thiền Vipassana (94KB)
Nghệ Thuật Sống Thiền Vipassana (109KB)

Bản Nội Quy Cho Các khóa thiền (101KB)

Các tài liệu khác:
https://sites.google.com/site/vnvipassana/tailieu

Muốn tham khảo thêm bằng tiếng Anh, xin vào website:http://www.dhamma.org

LIÊN LẠC TRUNG TÂM SCVC:

Địa chỉ hộp thư:

Southern California Vipassana Center- Dhamma Vaddhana
P.O. Box 486
Joshua Tree, CA 92252

Địa chỉ lái xe:

Southern California Vipassana Center- Dhamma Vaddhana
68561 Twentynine Palms Highway
Twentynine Palms, CA 92277

Điện thoại:

760-362-4615

Fax:

760-362-4617

Email:

[email protected]

Web site:

http://www.vaddhana.dhamma.org/

Hình ảnh:

http://www.vaddhana.dhamma.org/campus-photos.html

Trung Tâm Thiền SCVC - Dhamma Vaddhana

DhammaVaddhana-01

Trung tâm thiền SCVC nằm ngay phía Bắc của công viên quốc gia Joshua Tree trong thành phố Twentynine Palms, CA, khoảng 2 tiếng rưỡi giờ lái xe từ Los Angeles và San Diego.

Trung tâm có diện tích đất 154 mẫu cảnh quan sa mạc với 10 tòa nhà thiết kế với các tiện nghi hiện đại như hệ thống điều hòa nhiệt độ. SCVC đã được xây dựng từ kinh nghiệm của các trung tâm thiền trước đây để có thể hỗ trợ tốt nhất cho thiền sinh và người phục vụ khóa thiền. Từ trung tâm thiền SCVC, thiền sinh có thể thưởng thức cảnh đẹp vùng sa mạc và đỉnh núi Gorgonio phủ tuyết vào mùa đông.

Kế hoạch xây dựng giai đoạn đầu tiên có sức chứa 60 thiền sinh vừa được hoàn thành, và trung tâm thiền SCVC đã mở các khóa thiền vào tháng 5 năm 2011. Ngay sau khi có thêm kinh phí, trung xây có kế hoạch xây dựng tiếp để nâng sức chứa của khóa thiền lên 160 thiền sinh.

DhammaVaddhana-02
Thiền Đường - The Meditation Hall

DhammaVaddhana-03
Nội Trú Xá Nam - Male student residence

DhammaVaddhana-04
Trai Đường và Nhà Bếp - The Kitchen/Dining Building

DhammaVaddhana-05
Bên trong nhà bếp - Inside the Kitchen

DhammaVaddhana-06
Khu campus Nam - Men's side of campus

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5316)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8114)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6291)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 6895)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5109)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8734)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29723)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10674)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8173)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5222)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]