Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giá trị của An cư kiết hạ trong đời sống hiện đại

06/10/201007:23(Xem: 17701)
Giá trị của An cư kiết hạ trong đời sống hiện đại

Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma(q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”. Hay nói cách khác, khái niệm an cư cần được hiểu “An” là an tịnh nội tâm, “Cư” là kỳ hạn
ancu-xuhuecư trú tu tập, chuyển hóa tâm thức trong suốt thời gian nhất định nào đó.

Vì vậy, mùa An cư kiết hạ của chư Tăng, Ni thực chất chính là thời kỳ thuận lợi nhất trong việc thực thi đời sống hướng thượng, quyết định sự chuyển hóa tâm thức, là cơ sở thành tựu phạm hạnh giải thoát tối hậu.

Do có giá trị cao cả như thế, ngay từ thời Phật còn tại thế, Ngài đã chú trọng vấn đề này. Chính Đức Phật đã từng khiển trách nhóm Tỷ kheo sáu người và khuyến giáo rằng: “Này các thầy Tỷ kheo, phải an cư trong mùa mưa. Đây là hai thời điểm an cư. Thời điểm trước là ngày kế của ngày trăng tròn tháng Àsàlha, thời điểm sau là vào ngày sau ngày trăng tròn của tháng sau. Này các Tỷ kheo, trong ba tháng mùa mưa an cư không nên du hành. Vị nào đi ra ngoài, nếu không có lý do chính đáng thì phạm Dukkata”.

Rõ ràng, thời gian an cư có thể nói là thời gian quan trọng nhất trong năm của bất cứ hành giả nào hướng tâm giải thoát. Nó không chỉ có giá trị quyết định vấn đề thăng chứng tâm linh, phẩm hạnh trí tuệ của từng cá nhân đoàn thể Tăng già mà còn có tác động khai mở tâm thức, thiết lập và phát triển đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của giới Phật tử tại gia thuần tịnh.

Cho nên, ta chẳng ngạc nhiên gì, ngày nay đến thời điểm an cư, giới lãnh đạo Phật giáo đã chú trọng chỉ đạo thiết lập những trường hạ quy củ để chư Tăng, Ni tập trung an cư trong một môi trường thanh tịnh, thuận lợi cho việc hành trì tu tập. Giá trị việc thiết lập đạo tràng an cư không đơn giản là hành giả an cư phải sống tập trung để tránh mưa, sợ đi lại nhiều và dẫm đạp trên đất làm chết côn trùng, mà thật ra còn có ý nghĩa cao hơn là để Tăng, Ni có điều kiện thanh tịnh tam nghiệp, học hỏi giáo pháp, thăng tiến trong lộ trình hành trì giới định tuệ. Trong ý nghĩa đó, an cư được minh giải như một quá trình tự thân tu tập, tự thân hành trì, mục đích cuối cùng là tự thân giải thoát thành Phật mà bất cứ người nào hành trì giáo pháp Như Lai ước nguyện.

Các bản kinh A hàmNikàyatừng thuật lại, nhờ có sự tập trung An cư kiết hạ mà các hành giả trong thời gian này đã có sự thăng chứng vượt trội; kết quả là nhờ sống phạm hạnh mà thành tựu giới, nhờ thành tựu giới mà chứng đạt được định, nhờ chứng đạt định mà khai mở trí tuệ, nhờ có trí tuệ mà chứng đắc quả Thánh. Kinh Chánh pháp niệm xứđề cập đến sự nhiệt tâm tinh tấn của chư Tăng thật đáng tôn kính, ngoài việc đi vệ sinh, thì các hành giả an cư dành toàn bộ thời gian còn lại để ngồi kiết già, hành trì thiền định cho đến khi chứng đắc quả Thánh.

Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp. Các hành giả Tăng, Ni trẻ tuổi có cơ may học pháp từ các bậc trưởng thượng; và các bậc trưởng thượng có thuận duyên sách tấn giáo huấn đàn hậu học thăng tiến trưởng thành. Có như thế, sinh mệnh Tăng già không những trường tồn mà việc hoằng hóa độ sanh ngày một hưng thạnh, đem lại lợi ích cho quần sanh. Đúng như tinh thần Phật dạy theo kinh Tăng Chi: “Hội chúng nào có các Tỷ kheo sống không biếng nhác, từ bỏ các đọa lạc, đi đầu hạnh viễn ly, sống theo tinh thần tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, hội chúng này sẽ làm lợi ích cho đa số, sẽ làm tăng trưởng lạc giải thoát”. Chính sự thành tựu của việc tu tập này, sẽ góp phần đem lại các chân giá trị hạnh phúc thiết thực cho tự thân mỗi hành giả tu tập giải thoát, kết nối sự hòa hợp thanh tịnh của cả một đoàn thể Tăng già, quyết định cho sự truyền đăng tục diệm, hưng thịnh đạo pháp.

Do đó, việc giới Phật tử tại gia nương theo các đạo tràng An cư kiết hạ của chư Tăng, Ni để hướng tâm tu tập giải thoát là điều tất nhiên. Chính Đức Phật từng tán thán: “Nơi nào có hội chúng xuất gia thành tựu pháp, thì nơi đó hội chúng tại gia được an lạc, hạnh phúc nhờ sự hướng dẫn thực tập hành pháp của hội chúng xuất gia”. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, giới Phật tử tại gia ngày nay có nhiều áp lực, lắm nỗi lo toan cần phải giải quyết trong một nền kinh tế thị trường khá biến động, thay đổi và đang ở trong thời kỳ suy thoái khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc các trường hạ cũng là nơi thiết lập đạo tràng cho hội chúng tại gia có điều kiện nghe pháp, hành trì pháp, thực tập đời sống hướng nội một cách thiết thực và hữu hiệu nhất. Kinh Tăng Chi IInói rằng: “Có 5 lợi ích cho người sống chung với người an cư có mục đích. Đó là: 1- Nghe điều chưa được nghe. 2- Làm cho thanh tịnh điều được nghe. 3- An trú chánh tín những gì đã được học. 4- Không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng. 5- Có được các thiện tri thức đồng tu tập”.

Đọc các bản kinh A hàmhay Nikàya, truyện ký Phật giáo, chúng ta cũng thấy giới Phật tử tại gia thời Đức Phật, nhờ biết nương tựa chư Tăng tu hành mà thành tựu các pháp trong thời kỳ An cư kiết hạ hàng năm. Thậm chí các Phật tử ở vùng sâu đã liên kết với bà con quyến thuộc, các bộ tộc, những người cùng thôn xóm đến xin Thế Tôn thỉnh cầu một số chư Tăng về trú xứ của mình an cư để họ có cơ duyên thân cận thiện tri thức, nghe pháp và hành thiện, tạo phước điền. Tại đây, sự kết nối yêu thương được thiết lập, các giá trị đạo đức, nhân cách, trí tuệ của mọi người cũng được định hình nhờ sự tiếp nhận suối nguồn Chánh pháp. Mọi mâu thuẫn, những áp lực của công việc, những ham muốn sẽ giảm thiểu, thay vào đó là sự nảy mầm của các hạt giống thiện lành làm cho đời xanh tươi lên qua sự sự trải nghiệm thực hành các hạnh công đức Ba la mật như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ mà người Phật tử thường làm như là một sự hộ trì Chánh pháp cao cả.

Ngày nay, các đạo tràng tịnh nghiệp chư Tăng, Ni an cư trong ba tháng hạ hàng năm, các đệ tử tại gia đã không ngừng thăng tiến trong việc tu tập hướng đến đời sống hướng thượng. Mô hình tu tập một ngày an lạc, tu Bát quan trai, niệm Phật, bái sám,… dưới sự hướng dẫn của chư Tăng, Ni đã đi trở thành nếp sống quen thuộc, là truyền thống sinh hoạt của người Phật tử trong mùa an cư. Hẳn nhiên, giới Phật tử cũng trở thành người đóng vai trò hộ trì, cung cấp “tứ sự” cần thiết cho chư Tăng, Ni và ủng hộ các việc công ích xã hội khác.

Và như thế, hội chúng xuất gia cùng hội chúng tại gia trong mùa an cư có cơ duyên thân cận, nối kết các thành phần trong xã hội. Người thầy nỗ lực tu tập và hoằng pháp; người trò tiếp nhận pháp và hành pháp trong khả năng, điều kiện có thể, góp sức cùng cộng đồng xây dựng đời sống hạnh phúc. Suy cho cùng, đây chính là mối liên hệ hữu cơ giữa hội chúng xuất gia và tại gia. Nó là cơ sở làm cho đạo pháp hưng thịnh, nước nhà an lạc như Phật dạy: “Tại trú xứ này, đệ tử xuất gia và tại gia sống hòa hợp, hoan hỷ, tu tập thiện pháp như nước hòa với sữa thì tại đó có sự an nhiên tự tại, thoải mái, có sự lợi ích an lạc”(Tăng Chi I).

Vậy là việc An cư kiết hạ của chư Tăng, Ni thực chất là sự an tịnh, tịnh hóa tâm thức không chỉ dành cho chư Tăng, Ni mà cho bất cứ ai hướng tâm tu tập. Chư Tăng, Ni ba tháng ở yên một chỗ, nỗ lực hành trì giới định tuệ trong tinh thần hòa hợp, thanh tịnh để thăng chứng đạo nghiệp, là cơ sở làm cho đạo pháp hưng thịnh, chúng sinh được an lạc. Phật tử tại gia nhờ nhân duyên này, mà chính tự thân của mỗi người có cơ duyên học pháp, khai mở trí tuệ, làm các việc lành, tạo sự nối kết yêu thương cho cộng đồng. Đây chính là giá trị cao nhất mà việc An cư kiết hạ đem lại. Thiết nghĩ, mọi giá trị khác của con người nếu có mặt, chúng cũng xoay quanh giá trị cơ bản này.

Vạn Hạnh, mùa An cư, tháng 6-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2020(Xem: 9538)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6935)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 7138)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6699)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
26/01/2020(Xem: 5807)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8610)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6823)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7531)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5610)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 9249)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]