Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thống an cư

19/06/201204:28(Xem: 7242)
Truyền thống an cư
TRUYỀN THỐNG AN CƯ
Khánh Uyên

truyenthongancu-khanhuyenKhông như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập. Đức Phật vốn là người tự mình đạt tới giác ngộ giải thoát, sau đó, đã vì lòng từ mà trao truyền trí tuệ của Ngài cho muôn loài. Vì không có ý định xây dựng một tôn giáo để đóng vai giáo chủ, Đức Phật hoàn toàn không có thiên kiến chủ quan trong việc thiết lập nghi thức sinh hoạt, chỉ căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của Tăng đoàn mà ấn định luật cho Tăng chúng. Rất nhiều trường hợp, chính cộng đồng chấp nhận Tăng đoàn của Đức Phật đã có những đóng góp cho việc xây dựng truyền thống sinh hoạt của Tăng đoàn. Truyền thống an cư là một minh chứng cụ thể nhất.

Dưới thời Đức Phật, không khí truy cầu chân lý ở Ấn Độ hết sức nhiệt náo. Nhiều giáo đoàn rao giảng các luận thuyết khác nhau về sự hình thành vũ trụ, về bản chất của cuộc sống… Nhiều người từ bỏ đời sống gia đình tham gia sinh hoạt cúa các giáo đoàn, sống cuộc sống khổ hạnh hay truy lạc tùy theo niềm tin của mình với mong ước thực hiện chân lý giải thoát. Họ đi khắp xứ Ấn Độ để truyền giáo và thu phục tín đồ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, họ có thể quy tụ lại với nhau ở một số trú xứ nhất định hoặc giải tán chờ đến lúc tập họp lại. Mặt khác, trong thời gian liên kết với các giáo đoàn loại này, vị tu sĩ vẫn có những liên hệ với gia đình. Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn khác. Tỳ-kheo thuộc Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn sống theo hạnh viễn ly, lấy trung đạo làm phương châm, thực hiện việc khất thực để duy trì thọ mạng, tài sản chỉ có ba y một bát, buổi sáng vào làng khất thực, trước giờ ngọ tìm chỗ thọ thực, thời gian còn lại thực hành quán niệm hay thiền định để hiểu rõ lời Phật dạy và chứng đạt chân lý. Cuối cùng, các Tỳ-kheo nghỉ chân dưới một gốc cây có tán lá, một tảng đá, hay một hang động, gần nơi có nước, không quá xa làng mạc, ở chỗ tránh được rủi ro về ác thú, cướp bóc… Đặc biệt, các Tỳ-kheo không được ở quá ba đêm tại cùng một chỗ. Đây là biện pháp nhằm triệt để tiêu diệt tâm sở hữu, vì ngay cả chỗ nghỉ chân giữa nơi khoáng dã cũng không phải là “gốc cây, tảng đá, hay hang động của tôi” để có thể củng cố quan niệm ngã sở. Như thế, trong giai đoạn đầu, Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn không có trú xứ nhất định. Vào mùa mưa, các Tỳ kheo cũng vào làng mạc khất thực và điều này có nhiều bất tiện. Mùa mưa là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc, trời mưa làm nước tràn ngập mặt đất ảnh hưởng đến hang ổ của các loài bò sát, côn trùng. Khi đi lại trong mùa mưa, các Tỳ-kheo làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối, có thể dẫm đạp lên côn trùng hay bò sát nhỏ mà không biết, lại có thể bị các loài nọc độc tấn công; ngoài ra thói quen ngủ nơi khoáng dã của các Tỳ-kheo không thực hiện được. So sánh với việc an trú trong mùa mưa của các giáo đoàn khác, dân chúng chỉ trích việc đi lại trong mùa mưa của Tăng đoàn Đức Phật. Công nhận sự chỉ trích đó là chính đáng, Đức Phật thiết lập quy định cho các Tỳ-kheo được tìm chỗ trú ngụ trong ba tháng mùa mưa. Điều khác biệt với những giáo đoàn khác nằm ở chỗ, đệ tử Phật an cư ba tháng không chỉ để tránh đi lại trong mùa mưa, mà còn tận dụng thời gian ở yên một chỗ để thực hiện việc tu học và giáo hóa một cách tích cực.

Thực ra, từ chỗ hằng ngày các Tỳ-kheo đi chung với nhau theo từng nhóm nhỏ vài ba người vào làng mạc khất thực trong buổi sáng rồi đến trước giờ ngọ tìm một chỗ nghỉ ngơi, thọ thực, kinh hành, thiền định, quán tưởng, tu học… đến chỗ tập trung một số khá đông Tỳ-kheo vào một nơi sống chung với nhau trong suốt ba tháng mùa mưa, đáng lẽ đã đòi hỏi Tăng đoàn của Đức Phật phải có sự chuẩn bị và đặt ra cho Tăng đoàn rất nhiều việc phải giải quyết. Tuy nhiên, Tăng đoàn của Đức Phật đã có những cơ duyên thuận lợi. Vào năm thứ ba kể từ khi Đức Phật chứng đạo, Tăng đoàn đã quy tụ cả ngàn Tỳ-kheo. Bấy giờ Đức Phật và chúng đệ tử đi lên phía Bắc đến xứ Ma-kiệt-đà trú ở một ngọn đồi ngoài thành Vương Xá. Sự xuất hiện của một đoàn Tỳ-kheo đông đảo sinh hoạt có quy củ đã khiến Tăng đoàn giành được sự ngưỡng mộ của dân chúng. Tiếng tăm của Tăng đoàn đã vang đến tai vị vương chủ xứ Ma-kiệt-đà là vua Tần-bà-sa-la. Vị vua này đã từng gặp Đức Phật khi Ngài còn tu khổ hạnh. Biết người tu khổ hạnh đó chính là thái tử Tất-đạt-đa dòng Thích-ca ở thành Ca-tỳ-la-vệ, nhà vua thỉnh Đức PHật cùng Tăng đoàn vào thành nhận sự cúng dường và được nghe Đức Phật thuyết pháp. Hoàn toàn kính phục và mến mộ trí tuệ và uy đức của Phật, nhà vua Tần-bà-sa-la xin quy y và dâng cúng khu rừng trúc làm trú xứ cho Tăng đoàn. Nhà vua cho xây tịnh xá và cung cấp đầy đủ tiện nghi để Đức Phật và chúng Tỳ-kheo có nơi an trú, nơi đó gọi là tịnh xá Trúc Lâm. Khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch năm ấy (lịch Ấn Độ gọi là tháng Vesakha), Đức Phật và chúng Tỳ-kheo đã thực hiện mùa an cư đầu tiên của Tăng đoàn tại đó .

Sau mùa an cư này, Đức Phật cùng chúng đệ tử vượt sông Hằng trở lại thành Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ vua Tịnh Phạn là phụ thân của Đức Phật cùng toàn thể hoàng gia đều xin quy y với Phật làm đệ tử tại gia; ngoài ra một số lớn các vị hoàng tử đã xin gia nhập giáo đoàn. Khi rời Ca-tỳ-la-vệ với ý dịnh trở lại an cư tại thành Vương Xá thì Tăng đoàn của Đức Phật được một vị trưởng giả là Cấp-đô-độc mời thỉnh về thành Xá-vệ thuộc xứ Câu-tac-la để an cư tại tịnh xá Kỳ viên được xây dựng trên ngôi vườn của thái tử Kỳ Đà mà ông đã mua được với cái giá “tấc đất, tấc vàng”.

Lịch sử ghi nhận sau mỗi mùa an cư đều có các vị Tỳ-kheo chứng đắc thánh quả. Qua các mùa an cư đó, quy tắc về việc tổ chức an cư đã được ấn định thật tỉ mỉ. Do Tăng đoàn đã phát triển đến hàng ngàn người, Đức Phật cho phép các Tỳ-kheo tụ tập thành từng nhóm với quy mô thích hợp. Tự xây dựng lều làm nơi cư ngụ trong mùa mưa. Ở một khu đất rộng rãi, các lều làm bằng vật liệu nhẹ có thể được dựng thành từng dãy và có thể dựng thành gác cao hai hay ba tầng, có phòng rộng làm chỗ hội họp. Mỗi trú xứ có một phạm vi được ấn định bởi các đường ranh gọi là cương giới. Trong phạm vi đó các Tỳ-kheo sinh hoạt tập thể suốt ba tháng theo các quy định nghiêm ngặt. Một tập thể được công nhận là Tăng-già phải hội đủ bốn vị Tỳ-kheo, trong đó phải có vị đã từng dự an cư trong các mùa mưa trước làm thượng thủ. Tăng-già không hạn định số lượng tối đa. Khi Đức Phật đã chấp nhận phát triển Ni giới, các quy định về an cư cho Tỳ-kheo Ni cũng được quy định thật chặt chẽ. Với những quy định về an cư, từng bước Tăng đoàn của Đức Phật trở thành một giáo đoàn có đời sống định cư, thực sự thể hiện tinh thần nhập thế thông qua việc giáo hóa hàng bạch y trong thời gian tu tập miên mật suốt ba tháng tại một nơi cố định.

Trải qua hơn 2.500 năm truyền bá và phát triển truyền thống an cư mùa mưa của Tăng đoàn Phật giáo vẫn được duy trì. Tuổi đạo của một vị tu sĩ được tính theo số mùa an cư mà vị ấy đã tham dự. Trong mùa an cư, chẳng những chư Tăng Ni có điều kiện thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tăng trưởng Giới Định Tuệ, xứng đáng làm ruộng phước cho hàng Phật tử tại gia, mà chính những người Phật tử tại gia cũng có điều kiện thực hiện vai trò “cận sự”. Trong lúc chuẩn bị mùa an cư, Phật tử cúng dường các phẩm vật cần thiết giúp chư Tăng Ni tu tập suốt ba tháng. Trong quá trình an cư của chư Tăng Ni, Phật tử thường xuyên lui tới tham học, giúp đỡ việc tổ chức sinh hoạt của chư Tăng Ni, nhờ đó tạo được công đức thiết thực trong hành trình tu học. Nhiệt tâm của hàng Phật tử tại gia góp thêm một động lực khiến chư Tăng Ni tinh cần trau dồi giới đức. Sự tinh cần của chư Tăng Ni củng cố tín tâm của hàng Phật tử tại gia. Khi hiểu rõ ý nghĩa của truyền thống an cư, một mùa an cư được tổ chức và thực hiện chu đáo thực sự sẽ mang lại lợi lạc cho mọi người con Phật, dù xuất gia hay tại gia.

Khánh Uyên
(Văn Hóa Phật Giáo 131)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2016(Xem: 31024)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20273)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10390)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6391)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13310)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
23/04/2016(Xem: 8111)
Bình bát cơm ngàn nhà Thân chơi muôn dặm xa Mắt xanh xem người thế Mây trắng hỏi đường qua
22/04/2016(Xem: 11296)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6066)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao. Chuyện là chúng tôi có Vườn Yêu Thương. Triết lý cũng rất giản đơn và do thầy Hùng - người lập ra công ty sách Thái Hà của chúng tôi đưa ra: “Chút điều xấu cùng ngăn cùng giữ. Chút điều lành cùng thử cùng làm”.
16/04/2016(Xem: 8223)
Rohith Vemula không bao giờ có thể thoát ra khỏi những sự trói buộc của nhóm “sinh đẻ hạ cấp" của mình. Anh đã là một "Dalit" - một thuật ngữ dịch nôm na là giới "bị đổ vỡ, hư hỏng vứt đi" - một nhóm của những tầng lớp thấp nhất được gọi là "Hạ tiện". Những điều ghi chép trong nhật ký cá nhân và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của anh ta đã mở ra cho thấy một cuộc sống đầy ngập những khó khăn của việc lớn lên trong sự nghèo khó, và những phấn đấu với một xã hội mà, đối với anh, dường như chống lại sự tiến bộ của một sinh viên như anh. Cái đòn sau cùng làm anh gục ngã là khi trường đại học Hyderabad Central University thu hồi lại học bổng rất khó khăn mới đạt được của anh sau khi có một nhóm những sinh viên khác, phần lớn thuộc đẳng cấp cao, báo cáo là anh đang tham dự trong những hoạt động "phản quốc" - - như trường hợp, biểu tình phản đối việc xử tử hình một tên khủng bố mà anh đã tin là bị xử oan .
07/04/2016(Xem: 7697)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]