Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thể và dụng của tâm

04/07/201214:06(Xem: 9805)
Thể và dụng của tâm
THỂVÀ DỤNG CỦA TÂM
Nguyễn Thế Đăng

Tất cả chúng ta đều đang sống với tâm và bằng tâm. Tùy theo chất lượng của tâm mà chúng ta có đời sống như thế nào. Nếu tâm nặng nề, hạn hẹp, ô nhiễm thì cuộc đời của chúng ta hẳn ở những cấp độ thấp, nhiều khổ đau; tâm nhẹ nhàng, rộng lớn, trong sáng thì cuộc đời của chúng ta ở những cấp độ cao, nhiều hạnh phúc. Thế nên chúng ta phải hiểu biết, kinh nghiệm tâm ở những chiều cao rộng nhất của nó. Đó chính là mục đích thật sự của đời người.

Thể của tâm

Luận Đại Thừa Khởi Tíncủa ngài Mã Minh nói:

“Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng bao trùm khắp. Pháp giới Một Tướng này tức là Pháp thân bình đẳng của Như Lai, Pháp thân này còn gọi là Bản giác.

Một niệm tương ưng (với thể của tâm), biết rõ được tâm vô minh sơ khởi, tâm không còn tướng sơ khởi của vô minh. Vì xa lìa vọng niệm vi tế nên thấy được bản tánh của tâm. Chứng được tâm vốn thường trụ gọi là Cứu cánh giác.

Bởi thế trong Khế Kinh nói rằng: ‘Nếu chúng sanh quán vô niệm thì chúng sanh đó đã hướng về trí Phật’”.

Thể của tâm, hay bản tánh của tâm, vốn là vô niệm, nghĩa là không có tư tưởng phân biệt, chia cắt, không có vọng tưởng. Vì vô niệm, nó là thanh tịnh, các tư tưởng không thể đạt đến và phá hư bản tánh của tâm. Trong nghĩa đó, nó không thể bị nhiễm ô bởi những tư tưởng. Nó còn được gọi là Pháp thân, Bản giác, Chân Như, Phật tánh…

“Tâm này từ xưa đến nay, tự tánh vốn thanh tịnh. Chân tâm thì vốn không có phân biệt. Nhưng bởi có vô minh nên có tâm nhiễm ô. Tuy có tâm nhiễm ô, nhưng bản tánh của tâm vẫn thường hằng bất biến. Bởi thế chỉ Đức Phật mới thấu rõ nghĩa này. Bản tánh của tâm thường vô niệm nên gọi là bất biến”.

Tóm lại, thể của tâm hay bản tánh của tâm là tánh Không. Nói theo sự lập tông của Lục Tổ Huệ Năng, nó là Vô niệm, Vô tướng, và Vô trụ.

Nhưng nó không phải là một cái không có gì cả, một cái hư không vô tri; Luận Đại Thừa Khởi Tínví nó như tấm gương sáng và có đủ tất cả các công đức:

“Lại nữa, tự thể và tự tướng của tâm Chân Như, ở nơi tất cả các phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, chư Phật, từ xưa đến nay chưa hề tăng giảm, chẳng phải trước kia thì sanh, về sau thì diệt. Nó rốt ráo thường hằng như vậy. Từ xưa nay, tánh Chân Như vốn tự sẳn đủ tất cả công đức. Như là:

  1. Đại trí huệ quang minh
  2. Chiếu soi khắp pháp giới
  3. Chân thật rõ biết
  4. Tự tánh của tâm vốn thanh tịnh
  5. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
  6. Tự tại trong mát không biến đổi”.

Thể của tâm, hay bản tánh của tâm, vốn vô niệm, các tư tưởng không thể làm nhiễm ô, biến chất nó được. Cái vốn giải thoát đó có sẵn và đầy đủ nơi mỗi chúng ta. Hiện giờ chúng ta đang có nó, đây là Nền Tảng cho mọi sự thực hành của chúng ta.

Tất cả các pháp tu, dù đó là Chỉ, Quán, Chỉ Quán song tu, mọi hạnh cho đến niệm Phật, trì chú, quán tưởng Bổn tôn… đều y cứ vào Nền Tảng này. Đó là Đại thừa.

Dụng của tâm

Dụng của tâm là những tư tưởng, những xúc cảm đang khởi lên của chúng ta. Dụng của tâm là mọi biểu lộ của tâm thành tư tưởng, xúc cảm… có thể cảm nghiệm được. Chỉ tiếc rằng những tư tưởng, xúc cảm ấy đều bị nhiễm ô, đều bị “cái ta và cái của ta” pha trộn đủ thứ màu sắc thương ghét, đều bị vô minh làm hôn ám, méo mó, đông cứng, tê liệt. Chính những cái làm cho nhiễm ô, méo mó này khiến chúng ta đau khổ và lạc lõng trong sanh tử. Thật ra, cái trói buộc chúng ta chính là những tư tưởng và xúc cảm bị méo mó của chúng ta. Sanh tử chính là những tư tưởng và xúc cảm bị méo mó của chúng ta, chứ bản thân sanh tử không hề có.

Thế nên, chúng ta phải chuyển hóa chúng, tịnh hóa chúng khỏi bị nhiễm ô, đưa chúng trở lại thật thể và thật dụng của nó. Nói theo hệ thống Duy Thức, sự chuyển hóa ấy là: A-lại-da thức chuyển thành (hay chuyển trở về, chuyển lại) Đại viên cảnh trí, Mạt-na-thức chấp ngã chuyển thành Bình đẳng tánh trí, ý thức phân biệt chuyển thành Diệu quan sát trí, và năm thức giác quan chuyển thành Thành sở tác trí. Đây là sự chuyển giả về chân, chuyển vọng về thật… của Đại thừa. Nền tảng và kết quả của sự chuyển hóa này y cứ trên sự thật là thể và dụng chỉ là một, như sóng và nước đại dương là một, như bóng trong gương và gương là một.

Ai cũng có dụng của tâm, phàm cũng như thánh. Nhưng không biết (vô minh) dụng ấy của tâm sẽ đưa chúng ta vào sanh tử khổ đau. Còn tịnh hóa được nhiễm ô, thấu rõ được, thì những dụng của tâm ấy sẽ đưa chúng ta trở lại thật tướng của sanh tử là Niết-bàn an lạc.

Về thật dụng của tâm, Luận Khởi Tínnói:

“Thể và tướng (hay dụng) của tánh giác này đồng như hư không, giống như tấm gương sáng sạch.

Gương này có nghĩa Như Thật Bất Không, tất cả cảnh giới thế gian đều hiện trong đó, chẳng ra chẳng vào, không mất không hoại. Đó là Nhất Tâm thường trụ, trong đó tất cả các pháp chính là thật tánh vậy”.

“Tất cả cảnh giới, từ xưa đến nay, vốn là Nhất Tâm, lìa tất cả mọi tưởng niệm. Chỉ vì chúng sanh mê vọng thấy ra cảnh giới, cho nên tâm có phân biệt, chia cắt. Vì vọng khởi các tưởng niệm, chẳng tương ưng với pháp tánh, nên mê mờ chẳng thể thấu hiểu rõ ràng.

Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp. Tự thể chiếu soi rõ suốt tất cả các pháp, có đại trí dụng vô lượng phương tiện, tùy chúng sanh hợp với chỗ hiểu nào đều có thể khai thị mọi nghĩa của Pháp, cho nên được gọi là Nhất thiết chủng trí”.

Cũng một thể và dụng của Nhất Tâm, nhưng chúng sanh thì biết một cách sai lầm, sử dụng một cách sai lầm, mà càng lúc càng lạc xa khỏi thật tánh của tất cả các pháp chính là Nhất Tâm ấy.

“Thế nên, tất cả chúng sanh không được gọi là Giác, bởi vì từ xưa đến giờ niệm niệm tương tục, chưa từng lìa niệm, đó gọi là vô minh vô thủy.

Nếu được vô niệm thì biết tướng sanh trụ dị diệt của tâm (của các niệm) đồng với vô niệm. Thật ra bản giác vô niệm này không khác với thủy giác. Chỉ do bốn tướng sanh trụ dị diệt cùng lúc nương nhau mà có, đều không tự lập (đều vô tự tánh). Tâm (vô niệm hay hữu niệm) xưa nay vốn bình đẳng, đồng một tánh Giác”.

Niệm sanh trụ dị diệt đều duyên sanh vô tự tánh, thấy được sự vô tự tánh của tất cả các niệm thì ngay đó niệm vốn giải thoát.

Nói cách khác, niệm sanh trụ dị diệt đồng với vô niệm, niệm đồng với vô niệm thì niệm vốn giải thoát.

“Tất cả các pháp đều từ tâm mà khởi, từ vọng tâm mà sanh. Thế nên tất cả phân biệt là phân biệt trong tâm và của tâm. Nhưng tâm thì không thể thấy, không có hình tướng gì để có thể đắc. Phải biết tất cả cảnh giới của thế gian đều do vọng tâm vô minh của chúng sanh mà tồn tại. Thế nên tất cả pháp, như bóng trong gương, không có thật thể để đắc, chỉ là tâm hư vọng. Tâm sanh thì mọi thứ pháp sanh, tâm diệt thì mọi thứ pháp diệt”.

Tất cả tướng và tưởng là do phân biệt sanh, sự vọng sanh này là của tâm và ở trong tâm. Nhưng tâm “không có tướng gì để đắc”, nên tất cả các tướng và tưởng cũng không có tướng gì để đắc. Tâm vô tự tánh, vô tướng nên tất cả các tướng và tưởng, dù chân hay dù vọng, là vô tự tánh và vô tướng, nghĩa là chúng vốn giải thoát.

Tâm sanh thì mọi thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt. Nhưng tâm vốn là vô sanh, nên các tướng và tưởng cũng là vô sanh. Thể của tâm vốn là giải thoát, thế nên dụng của tâm cũng vốn là giải thoát.

Như vậy, những pháp môn của Phật giáo, dù chỉ, quán, chỉ quán song tu hay các Ba-la-mật, các hạnh, các thực hành khác… đều nhằm mục đích thấy được thật thể và thật dụng của tâm, hay dùng một thuật ngữ khác, thấy cho được thật tánh và thật tướng của tâm. Chính cái thấy này đưa chúng ta đến giải thoát và giác ngộ.

Về vấn đề này, Guru Padmasambhava, trong bối cảnh của Đại Toàn Thiện (Dzogchen), thừa cao nhất trong hệ thống Mật giáo của ngài, đã nói như sau:

Quả thật, bản tánh của tâm thì trống không và không có nền tảng nào cả.
Tự tâm con thì không chất thể như bầu trời trống không.
Chỉ để những tư tưởng ở trong thật tướng của chúng,
Không cố gắng sửa sang chỉnh trị chúng, thế là đủ.
Bởi vì sự sanh khởi của những tư tưởng và sự được giải thoát của chúng xảy ra đồng thời.
Những hình tướng trống không trong chính chúng, trở nên tự giải thoát:
Tịnh quang và tánh Không bất khả phân là Pháp thân.
Bản thân những hình tướng thì không có lầm lỗi, nhưng do bởi sự bám níu của con vào chúng, mà có những lầm lỗi.
Nhưng nếu con biết rằng những tư tưởng bám lấy sự vật ấy là tâm, bấy giờ chúng sẽ được giải thoát bởi tự chúng
Mọi sự xuất hiện chỉ là một biểu lộ của tâm.
Quả thật tất cả những hình tướng xuất hiện được giải thoát vào thực tánh của chúng.
Giống như những đám mây trong bầu trời là tự phát sanh và tự giải thoát.
Giống như những làn sóng và nước đại dương không phải là hai.
Bất cứ những tư tưởng nào sanh khởi đều được giải thoát vào trong trạng thái vô niệm tự nhiên của tâm.

(Self-liberation through seeing with Naked Awareness,
Tự giải thoát qua sự thấy với tánh Giác trần trụi, của Padmasambhava, Vajranatha dịch, Snow Lion 2000).

Chính vì sự bám giữ của chúng ta vào các hình tướng, không để cho chúng theo như bản chất của chúng là tự giải thoát vào trong thật tánh của chúng, mà có ra sanh tử đối với chúng ta. Chính vì không để cho những tư tưởng y như chúng là, như những làn sóng vốn là nước và có sanh có diệt cũng chỉ là nước. Thậm chí sự sanh khởi của chúng và sự diệt, sự được giải thoát của chúng xảy ra đồng thời. Chính vì không để cho những đám mây tư tưởng tự giải thoát, tự tan biến trong bầu trời của tâm, mà cứ cố gắng sửa chữa chỉnh trị hay phá tan chúng mà những đám mây vốn vô tự tánh trở thành có thực, từ đó sanh tử trở thành có thực.

Một cách cụ thể, nếu chúng ta luôn luôn an trụ trong bầu trời của tâm, những đám mây tư tưởng sẽ tự chúng giải thoát, sẽ tự tan biến vào trong bản chất của chính chúng là bầu trời.

Vì không tin, không trực tiếp thể nghiệm, cho nên không thấy thể của tâm vốn là vô niệm, như bầu trời trong sáng mà không một đám mây tư tưởng nào làm nhiễm ô được, che lấp được, nên chúng ta không sống được Bản giác hay Pháp thân vốn thường trụ tại đây và bây giờ của chúng ta. Vì không tin cho nên không thấy dụng của tâm là những tư tưởng mà “sự sanh trụ dị diệt của chúng đồng với vô niệm”, nghĩa là vốn tự giải thoát, như những đám mây tự sanh tự diệt trong bầu trời, thế nên chúng ta không sống được cái dụng thanh tịnh của tâm: “tâm định hay không định, có tướng hay không tướng, xưa nay vốn bình đẳng, đồng một tánh giác”.

Thể của tâm là tánh Không, dụng của tâm là sắc thọ tưởng hành thức. Trong thật tướng, dụng và thể là một, “sắc tức thị Không”, “thức tức là Trí”. Nếu không có dụng của tâm là sắc, nếu không có sắc thì không có gì để học hiểu Không và để Không có thể hiển bày với chúng ta. Nếu không có dụng của tâm là thức thì không có gì để thấy Không, hay Trí. Nếu không có bóng (trong gương) thì không có gì để gương tự hiển bày. Nếu không có sóng thì cũng khó có thể thấy nước của đại dương.

Cái đầu tiên của số phận con người là kinh nghiệm sanh tử và cũng chính sanh tử là cái trói buộc con người làm con người luân hồi liên tục không dứt. Nhưng cũng nhờ chính sanh tử mà con người có thể nhìn thấy thật tướng của sanh tử là Niết-bàn, và do đó có tự do giải thoát.

Người theo Đại thừa không vội vã bỏ cái dụng của tâm, không vội vàng bỏ chạy khi thấy con rắn, mà thực ra chỉ là sợi dây thừng. Người ấy thực hành để dần dần nhìn ra thể của dụng, thật tánh và thật tướng của dụng, và do đó sử dụng cái dụng này đúng đắn hơn, rõ biết thật tướng của dụng, để từ đó mà có tự giác, giác tha. Khi ấy dụng của tâm chính là cái mà Đại thừa gọi là “phương tiện thiện xảo”.

Chúng ta trở lại với Thiền tông Việt Nam mà cốt lõi của nó là rõ tâm: “cốt chỉ rõ tâm” (Trần Thái Tông, Phổ khuyến phát Bồ-đề tâm).

Về thể và dụng của tâm, chúng ta chỉ trích đoạn đầu trong bài Phật Tâm cacủa Huệ Trung thượng sĩ:

Phật! Phật! Phật! Không thể thấy!
Tâm! Tâm! Tâm! Không thể thuyết!
Nếu tâm sanh, đó tức Phật sanh
Nếu Phật diệt, đó tức tâm diệt
Diệt tâm còn Phật làm sao có
Diệt Phật còn tâm bao giờ xong
Muốn biết tâm Phật, tâm diệt sanh
Hãy chờ mai sau Di Lặc quyết.
Xưa không tâm
Nay không Phật
Phàm thánh trời người như ánh chớp
Thể tâm không thị cũng không phi
Tánh Phật chẳng hư cũng chẳng thực
Bỗng nhiên khởi
Bỗng nhiên dừng
Qua lại xưa nay giả vòng vo
Đâu chỉ thừa tổ tông mai một
Lại khiến yêu ma loạn trong nhà.
Muốn cầu tâm
Chớ ngoài tìm
Bản thể như nhiên tự không tịch
Niết-bàn sanh tử buộc ràng suông
Phiền não Bồ-đề không đối địch.
Tâm tức Phật
Phật tức tâm
Diệu chỉ linh minh suốt cổ kim
Xuân đến tự là hoa cười mỉm
Thu về đâu chẳng nước thu trong
Bỏ vọng tâm
Giữ chân tánh
Như người bỏ gương mà tìm bóng
Nào hay bóng hiện ở trong gương
Chẳng biết vọng từ trong chân hiện
Vọng đến không thực cũng không hư
Gương nhận không tà cũng không chánh…

Văn Hóa Phật Giáo số 153

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2022(Xem: 3774)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
10/12/2022(Xem: 6737)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa Tipitaka (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 17 trùng tụng Tipitaka theo thông lệ hàng năm. Lễ hội quan trọng năm 2022 này do Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức nên tất cả mọi trần thiết, trang hoàng đều do Ban tổ chức Hội trùng tụng Kinh tạng Pali VN thực hiện, nổi bật nhất là cổng chào với hình ảnh hoa tươi rực rỡ “Lưỡng Long chầu Pháp Luân” rất đẹp mắt, khiến ai ai cũng trầm trồ ngợi khen và tán dương công đức. Lễ hội trùng tụng Tipitaka năm nay có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International...Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 tháng 12 cho đến ngày 12/12/2022 là bế mạc, với gần 5000 người tham dự . Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện
03/12/2022(Xem: 3242)
Loạt bài "Tiếng Việt từ TK 17" đã đề cập đến một số cách dùng Hán Việt đặc biệt như sinh thì (~qua đời, chết), Kinh Tại Thiên, Kinh Tin Kính, Kinh Thiên Chúa, lịch sự, thượng hoà hạ mục, thượng phụ, trung phụ, hạ phụ, thượng đế, thiên chủ/chúa2 ...v.v…Phần 37 này bàn thêm về cách dùng một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes đến truyền đạo: sự (~thờ) 事, thửa (~ sở) 所, kì 其, giao cảm 交感, tinh thần 星晨, đang/đương thì 當時, củ thủ 糾手, thiểu ngữ 少語. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&
25/11/2022(Xem: 3471)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Bài kinh Kevaṭṭa-Sutta là một bài kinh dài giảng cho một người thế tục trẻ tuổi tên là Kevaṭṭa khi người này đến xin Đức Phật chỉ định một vị tỳ-kheo trong Tăng đoàn thực thi các phép lạ để thu phục được nhiều người hơn. Thế nhưng Đức Phật khẳng định là Ngài không hề dạy các tỳ-kheo của mình làm phép lạ, mà chỉ giảng dạy họ phải làm thế nào để biến mình từ một con người bình dị trở thành một con người cao quý hơn, đưa mình đến sự Giải thoát cuối cùng và sự Giác ngộ tối thượng. Sự giảng và học hỏi đó tự nó cũng đã là một phép lạ. Đấy là nội dung của toàn bộ bài kinh, và cũng là "kim chỉ nam" giúp chúng ta theo dõi bài kinh rất phong phú, khúc triết, nhưng cũng rất phức tạp này.
25/11/2022(Xem: 7057)
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng và Cảm niệm Thâm Ân Đức Thế Tôn VỊ THẦY VĨ ĐẠI BẬC NHẤT CỦA NHÂN LOẠI. Suốt tuổi vị thành niên ưu tư, trăn trở, đến tuổi lập gia đình thấy mọi niềm vui, khoái lạc đều phù du, trống rỗng; tháng năm dài tìm cách giúp vua, cứu nước, Thái Tử Siddhārtha Gotama luôn cảm thấy mình làm cái việc của con dã tràng xe cát - vì không giải mã được hố thẳm của lòng người (nguyên nhân của khổ uẩn). Với ý chí kiên định, ngài thoát ly gia đình, vợ con, vương vị, quyết tìm ra con đường thoát khổ, giải trình giá trị và ý nghĩa vĩnh cửu cho kiếp nhân sinh.
22/10/2022(Xem: 4394)
Chia sẻ hình ảnh của Khóa tu nhân Lễ Vía Đức Bồ Tát Quan Âm tại Chùa Pháp Hoa Seattle Washington State do Ni Sư Thích Hạnh Nguyện và chư Đạo hữu Tịnh Thanh, Trí Tín tổ chức. Xin thành tâm cảm niệm tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni, chư thiện hữu, Phật tử đã nhiệt tâm hỗ trợ cho Khóa tu được thành tựu viên mãn và giai đại hoan hỷ...
12/10/2022(Xem: 2908)
Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.
30/09/2022(Xem: 4962)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính quý thiện hữu ''Sứ giả Từ Bi'' Đạo Tràng Kim Đài - CA Xin tường trình cùng Đại chúng. Tánh Tuệ vừa hoàn tất 8 giếng nước do quí Thiện hữu bố thí cho dân nghèo xứ Phật và vẫn Continue hoàn tất những giếng nước khác do quí thiện hữu phat tâm.
25/09/2022(Xem: 7456)
Thấm thoát đã đến Giỗ Trăm Ngày Cố Sa Di Ni Bồ Tát Giới Thích Nữ Hoa Khai danh Không Ngại Thân mẫu Trụ Trì tại Quan Âm
21/09/2022(Xem: 4444)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Chân Tâm chính là gia bảo Tâm, chẳng lẽ không quý trọng hơn tiền tài, vật chất sao? Bởi không có tâm thì ai đặt lên vật chất những giá trị? Tâm là bà mẹ sinh ra những đứa con (vật chất), nhưng phần nhiều con người ta thà vì tiền tài danh lợi mà phụ rẫy bản tâm, mà khiến cho tâm tổn thương chảy máu. - Quả báo của tất cả hạnh phúc, xuất phát từ Tâm. Sự trừng phạt của tất cả khổ đau, cũng bắt nguồn từ Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]