Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm ân chư Phật Đản sanh

04/05/201215:34(Xem: 8213)
Niệm ân chư Phật Đản sanh

phat dan sanh1

Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến nhiều biến đổi kinh hoàng từ thiên tai, nhân họa như động đất, sóng thần, tan băng, cháy rừng, bão lụt, dịch bệnh... trăm ngàn tai họa ập đến, khiến cho lòng người phân tán, bàng hoàng, hoảng hốt, tràn ngập đau thương!

Đứng trước những biến động vô thường đó, câu kinh Phật dạy lại vang lên đầy uy lực nhiệm mầu: Ba cõi bất an, giống như nhà lửa.

Một lần nọ, khi đức Thế Tôn nói rằng thế giới đang bốc cháy, có một Tỳ-kheo liền hỏi: Cái gì đang bốc cháy? Đức Thế Tôn trả lời: Tất cả đang bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não... (Kinh Tương Ưng Bộ).

Ngọn lửa tham, sân, si đang thiêu rụi hành tinh xanh của chúng ta! Chiến tranh, khủng bố, bạo động, cháy rừng, thiếu nước, ô nhiễm môi trường… là những hiểm họa đã và đang đe dọa đến đời sống của con người, và đó chính là hậu quả của lòng tham dục, sân hận và si mê. Đó là chưa kể đến những nỗi khổ đau đang âm ỉ trong tâm hồn của mỗi con người, như buồn phiền, ganh ghét, tị hiềm, tương tư… những khổ đau phiền não ấy đang từ từ thiêu đốt thân tâm của chúng ta. Nhưng nguy hiểm hơn hết, hung dữ và bạo tàn hơn hết là ngọn lửa sanh tử đang thiêu đốt chúng ta từng ngày:

Ví như người cầm gậy
Chăn dắt đàn bò si
Già chết cũng như vậy
Đang lùa mạng sống đi.

(Kinh Pháp Cú)

Ngọn lửa già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… đang lùa mạng sống đi về nơi vô định mà con người không hề hay biết, cứ thản nhiên vui đùa, thậm chí còn tranh giành hơn thua, chẳng khác gì đàn bò si cứ mãi mê nhởn nhơ gặm cỏ, tung tăng giỡn đùa mà không biết người ta đang vỗ béo để lùa vào lò mổ. Thật đáng thương thay!

Một thời Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

- Chúng sanh từ vô thủy sinh tử cho đến nay, cứ mãi xoay vần, không biết được biên tế nguyên thủy của khổ.

- Các Tỳ-kheo, ý các thầy nghĩ thế nào? Nước sông Hằng... nước trong bốn biển lớn là nhiều hay là nước mắt của các thầy tuôn ra trong vòng sinh tử luân hồi là nhiều?

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

- Như chúng con hiểu ý nghĩa của lời Phật nói, nước mắt của chúng con tuôn rơi trong vòng sinh tử luân hồi rất nhiều, nhiều hơn cả nước sông Hằng và nước bốn biển lớn.

Phật nói với các Tỳ-kheo:

- Lành thay! Lành thay! Nuớc mắt của các thầy tuôn rơi trong vòng sinh tử luân hồi rất nhiều, chứ không phải nước sông Hằng và nước bốn biển. Vì sao? Vì các thầy đã từng bị mất cha mẹ, anh em, chị em, thân thuộc, người quen; bị mất mát tiền của, nước mắt tuôn rơi cho những sự mất mát đó rất nhiều vô lượng. Các thầy cứ mãi bị ném ra nghĩa địa, máu tanh chảy ra, rồi sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

- Này các Tỳ-kheo, các thầy từ vô thủy sinh tử luân hồi, máu và nước mắt trong thân rất nhiều, nhiều vô lượng (Kinh Tạp A-hàm).

Máu và nước mắt của chúng ta đã chảy ra trong suốt đêm dài sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay đã nhiều hơn nước trong bốn biển. Cuộc tử sinh nhọc nhằn khổ đau như thế há không đáng sợ hay sao?

Kinh Pháp Hoa nói: Ba cõi bất an, giống như nhà lửa. Người giác ngộ thấy được ba cõi giống như nhà lửa, ngày đêm đang bốc cháy, đang thiêu đốt chúng sinh, mọi sự sinh tồn trong đó không có một chút an ổn, ngược lại còn bị nguy hiểm vô cùng. Nhưng chúng sinh mê muội thì không thấy được điều này, vẫn cứ an vui, say đắm, cười đùa… trong ngôi nhà đang bốc cháy.

Vấn đề đặt ra, trong ngôi nhà lửa đang bốc cháy ấy, cái gì cần được đem ra và cái ấy có giá trị? Kinh Tạp A-hàm nêu bật vấn đề: Trong ngôi nhà đang bốc cháy, tài sản gì được mang ra, tài sản ấy không bị cháy, và chúng thật hữu ích?

Phật dạy: Hãy đem ra bằng sự bố thí; những gì được bố thí được mang ra an toàn.

Người đời tích chứa tài sản để thọ dụng cho ngày nay và cho ngày mai. Càng tích chứa càng tham đắm và chấp thủ, đến nỗi không muốn buông ra và chia sẻ, bố thí cho người khác. Kinh Pháp Cú nói rằng: Người đời nghĩ rằng đây là con cái ta, đây là của cải của ta. Nhưng ta còn không phải là của ta; huống nữa là con cái, của cải. Vì vậy, người biết tu tập thì mưu cầu hạnh phúc, an lạc cho mình bằng cách biết cho và biết dâng hiến.

Trong giai đoạn thiên nhiên không ngừng nổi cơn thịnh độ, đại địa rung động bởi những cơn địa chấn thì lòng người cũng trải qua những cơn tâm chấn hãi hùng; ngay trong phút giây lòng người hoang mang biến động ấy, hãy nhớ về Phật đản. Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian: Một Chúng Sanh duy nhất, một Con Người phi thường xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại (kinh Tăng Nhất A-hàm).

Kinh Trường A-hàm ghi rằng, khi Đức Phật từ cõi trời Đâu-suất giáng thần vào thai mẹ thì ngay lúc ấy, “cõi đất rung chuyển, ánh sáng rực rỡ soi khắp thế gian; những chỗ mặt trời mặt trăng không soi tới cũng đều mong nhờ chiếu sáng. Chúng sinh chốn u minh nhờ đó được trông thấy lẫn nhau và tự biết mình hiện đang sinh ở chỗ nào. Ánh quang minh đó lại soi đến cung điện Ma vương. Phạm thiên, Đế thích, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng sinh khác cũng đều được mong nhờ ánh sáng. Ánh sáng của chư thiên tự nhiên biến mất” (Trường A-hàm, kinh Đại bản duyên).

Đọc những lời kinh trên đây trong bối cảnh hiện tại càng thấy ý nghĩa nhiệm mầu thâm sâu của nó. Thật vậy, nếu không có ánh sáng quang minh từ bi và trí tuệ của đức Phật thì làm sao chúng sinh trên thế gian này được soi sáng để được trông thấy mặt nhau? Vua Ba-tư-nặc đã từng tâm sự: Con người vì tham lam, vì lòng ích kỷ mà dẫn đến tình trạng cha tranh giành với con, anh em tranh chấp lẫn nhau, làng xóm láng giềng đấu tố kiện tụng nhau... gây nên bao cảnh chém giết, hận thù không dứt. Bóng tối vô minh, hận thù, kỳ thị, phân biệt, vị ngã, dối trá... bao trùm lên đời sống nhân loại, thống trị trong tâm thức của mỗi con người thì làm sao chúng ta có thể trông thấy mặt nhau, làm sao nhìn nhau mà mỉm cười dù gần nhau trong gang tấc, đối diện nhau hằng ngày? Cho nên, chỗ tối tăm nhất của cuộc đời là lòng người chứa đầy tham giận si mê, chứa đầy hận thù, ích kỷ... Ở đó ánh sáng mặt trời mặt trăng không thể nào soi rọi thấu được. Đó là chỗ chúng sinh không trông thấy lẫn nhau và chẳng tự biết hiện mình đang sống. Chư Phật ra đời là để phá tan màn vô minh đen tối đó bằng ánh sáng từ bi và trí tuệ, để xoa dịu khổ đau, hóa giải hận thù, cắt đứt phiền não, quét sạch si mê vọng tưởng chấp trước, phân biệt… cho chúng sinh sự sống hạnh phúc vĩnh hằng.

Vậy, hãy niệm ân chư Phật Đản sinh bằng hành động dâng hiến đời mình cho đạo pháp.

Thích Nguyên Hùng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2014(Xem: 6501)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6949)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 8062)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7813)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7235)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7636)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9145)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14321)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8265)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12912)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]