Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin vào Pháp

16/04/201214:20(Xem: 7148)
Tin vào Pháp
TIN VÀO PHÁP

Một cuộc phỏng vấn với Đức Pháp vương Gyalwa Karmapa thứ mười sáu, Rangjung Rigpe Dorje, 1980

RangjungRigpeDorje-Karmapa16thĐây là chuyến đi thứ ba của Ngài tới Hoa Kỳ. Ngài có điều gì muốn chia sẻ về chuyến đi này, và về sự phát triển của Phật Pháp ở nước Mỹ không?

Pháp Vương:Bổn phận của người thầy là luôn luôn giảng dạy. Vấn đề không phải là đã trải qua một thời gian ngắn, hay một thời gian dài; vấn đề là việc giảng dạy một cách liên tục. Đôi khi có những thời điểm dường như rất phù hợp cho việc giảng Pháp, khi mọi người cảm thấy thoải mái và có nhiều thời gian, và đó chính là một cơ hội tốt để giảng dạy. Có thể những thời điểm khác việc giảng Pháp là không thích hợp bởi họ rất bận rộn và có lẽ không có hứng thú. Điều quan trọng là không phân biệt theo cách đó với thời gian và nơi chốn, mà phải để việc giảng dạy luôn luôn sẵn sàng. Dù ở đó chỉ có vài người, một trăm người hay thậm chí là hàng ngàn người đang nghe, việc giảng Pháp vẫn phải được diễn ra không có mảy may tự mãn hay nản lòng. Việc giảng Pháp phải được duy trì mọi lúc, vượt ra ngoài cả thời gian.

Một trường hợp khác có thể xuất hiện, đó là bởi thời gian hay những điều chúng ta đã làm hoặc đã thành tựu, ta cảm thấy rằng giờ ta nên dừng việc tu tập và nghe Pháp. Đó không phải là con đường của Phật pháp. Ta cứ phải đi tiếp. Đó là con đường của Bồ Tát. Khi mà vẫn còn làm lợi lạc được, dù là chỉ cho một chúng sinh, ta vẫn không được nản lòng, cứ đi tiếp.

Nếu ta có một trăm phần trăm sự cống hiến và tin vào Pháp, thì mỗi hoàn cảnh sống đều là một phần của sự tu tập. Ta có thể sống với sự thực hành thay vì chỉ làm điều đó. Việc xuất hiện của Phật Pháp ở khắp nơi, đó là kết quả của những điều đã xuất hiện ở nền tảng mỗi cá nhân; đó là bổn phận của những người tu tập. Đó là hiểu biết về Pháp một cách đúng đắn, tôn trọng sự thật về Nghiệp báo, về sự thật của nhân và quả. Tôn trọng sự thật ở trong Pháp, ta sẽ hiểu được rằng đó là những gì ta phải sống vì nó và gìn giữ nó. Nhưng nếu ta không tôn trọng sự thật của Pháp, hay sự thật về nhân quả, cũng chính là sự thật trong những điều được truyền dạy, thì Pháp không thể phát triển được.

Hơn hết thảy, con nghĩ rằng một trong những điều mà người phương Tây phải đối mặt là những khát khao thành tựu sự giác ngộ cuối cùng về tinh thần ngay trong đời này, điều này gắn với một sự thật là họ phải làm việc toàn thời gian ở ngoài đời với những nghề nghiệp rất tiêu tốn thời gian. Làm sao người ta có thể xử lý được tình huống đó và đi tiếp trên con đường Đại Thủ Ấn một cách hiệu quả? Người ta nói rằng hành động cũng có thể là thiền định. Xin Ngài hãy làm sáng tỏ điều này.

Pháp Vương:Chúng ta đã có rất nhiều, rất nhiều kiếp bị chìm trong luân hồi bởi sự đam mê của chúng ta đối với những thói quen cố hữu, và ta vẫn đang bị thôi thúc lặp lại những thói quen giống như ta đã làm trong quá khứ. Trong thời gian kiếp này, ta đã phần nào được thức tỉnh, vì đó là một kết quả của những hành động tạo phước đức mà ta đã làm trong quá khứ. Đó là trạng thái tỉnh thức vô cùng quý giá đến trong tâm thức của chúng ta, và đó chính là mối liên kết của ta với Pháp.

Một khi ta đã kết nối được với Pháp, bằng cách đó chúng ta có sự hiểu biết, và cũng có ý thức về hướng mà ta sẽ đi. Việc này giống như khi con muốn đến California. Con biết rằng có chuyến tàu riêng và chuyến ấy sẽ đưa con đi California. Con biết điều đó. Sau đó điều này sẽ trở thành vấn đề của việc nhận thức cá nhân về nhu cầu, nhu cầu cấp bách có lẽ là, đến được California. Sau đó việc cần làm là lên tàu. Người ta có thể làm được điều này, có thể ra quyết định, “Vâng, chính là điều đó, tôi sẽ lên đường đi du lịch.”

Khả năng con đến được California sẽ lớn hơn khi con đã lên tàu. Và tất nhiên cũng có thể có khả năng con không đến được đó, bởi có những điều sẽ xảy đến trên đường đi. Và nếu có điều gì đó xảy ra, như một tai nạn hoặc gì đó, thì con vẫn biết rằng cơ hội để con đến được California vẫn còn đó. Con chưa nắm được cơ hội này, nhưng con đã có định hướng về nó cũng giống như con biết rằng vẫn còn cơ hội.

Và điều này, người ta có thể nói, giống như sự gia hộ của Pháp: dù ta không đạt được giác ngộ trong một đời, nhưng ân phước của sự tu tập và của Pháp vẫn còn tiếp tục. Đó là sự lạc quan rằng về cơ hội đến California, mặc dù con còn chưa đến nơi. Tình huống này cũng giống như ở trong đời sống tâm linh của con. Những ân phước gia trì vẫn được tiếp tục, cho dù con chưa đạt được những trải nghiệm về sự chứng ngộ trong đời này.

Nếu con có một hướng đi đúng đắn, trong trạng thái của thân trung ấm, những điều xảy ra sẽ giống như cuộc hội ngộ giữa hai mẹ con. Đó là cơ hội để dựa vào khả năng của chính con để hiểu và nhận ra, và dùng những gia trì của Pháp trong lúc là thân trung ấm để nhận ra “người mẹ”, ấy là nói như vậy. Trải nghiệm của con về ánh sáng sáng rõ sẽ xuất hiện. Và sự chứng ngộ là rất có thể. Điều này được chứng thực bởi Pháp và được bảo đảm bởi Pháp. Điều này dứt khoát là có thể đối với những người đã trải nghiệm những việc ấy.

Cho dù người ta vẫn bị cuốn vào những cơn gió xoáy của luân hồi sinh tử, họ có thể duy trì sự thanh thản của mình và đạt được sự chứng ngộ trong Đại Thủ Ấn?

Pháp Vương:Vâng, điều đó là có thể. Đó là vấn đề tin vào những giáo pháp của Phật. Nếu ta có một trăm phần trăm tâm dâng hiến và tin vào Pháp, thì mỗi hoàn cảnh sống đều có thể trở thành một phần của sự thực hành. Ta có thể sống với sự tu tập, thay vì chỉ làm việc đó. Nhưng ta càng thiếu sự tin tưởng, thì ta càng thấy bản thân tách biệt với Pháp.

Một phần của sự rèn luyện trong dòng Kagyu là khóa tu 3 năm, 3 tháng. Ở KTD đã có một ni sư ở trong khóa tu như vậy. Dự án của tu viện có bao gồm kế hoạch cho một trung tâm nhập thất ba năm ở nước Mỹ không? Và Ngài có thể giải thích việc khóa tu ba năm có liên quan như thế nào với người Mỹ không, rất nhiều người được định hướng đối với hoạt động và gặp khó khăn trong việc nhìn thấy tính thực tế của quyết định này?

Pháp Vương:Thực ra dự án của tu viện là để tạo điều kiện cho việc thực hành. Mục đích của tu viện là khả năng để giúp đỡ xây dựng một môi trường thích hợp, tạo ra một môi trường vững chắc, có cấu trúc cho việc thực hành Pháp. Và việc thực tập khóa tu ba năm chắc chắn được bao gồm trong đó. Điều này được bao gồm không phải chỉ khi những cơ sở vật chất bên ngoài được hoàn thiện, mà còn trong trường hợp chỉ cung cấp được những nhu cầu cơ bản. Tôi luôn rất quan tâm đến vấn đề việc này có thể được tiến hành như thế nào.

Trước khi tôi rời khỏi đất nước này, đây là kế hoạch và là điều tôi mơ ước và muốn nói với nhiều người về điều đó, để đánh thức sự ham thích của họ và làm cho những người hộ pháp hiểu hơn về tình huống này. Nếu họ có thể giúp đỡ và ủng hộ khóa tu ba năm, điều đó sẽ làm lợi lạc rất lớn cho họ, dù bản thân họ có thể không có khả năng tham gia khóa tu đó. Họ có thể thật sự tích lũy được những công đức nhiều như những người sẽ tham gia khóa tu. Những người có khả năng tham gia khóa nhập thất, tất nhiên họ sẽ được những lợi lạc là kết quả của sự tu tập. Và đó cũng là điều tôi mong muốn rằng dần dần mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn trong cuộc sống của họ vào việc tham gia các khóa tu, và chúng ta cũng có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho họ tu tập được dễ dàng. Không giống như thời gian trước, giờ chúng ta đã thấy nhiều người cố gắng dành thời gian cho sự thực hành, và nhiều người đã thấy có khả năng làm được việc này. Họ đã có hứng thú hơn rất nhiều.

Tôi thấy trong tương lai rất nhiều người thực tập theo pháp thực hành này, và họ được cho cơ hội để làm việc đó. Đối với những người không có khả năng, họ có thể có tích lũy được những trải nghiệm tương tự. Có một điều rằng trong suốt khóa tu ba năm, người ta thực hành rất nhiều về thiền định: thực hành thiền định giai đoạn toàn thiện và giai đoạn phát triển, và sự trì tụng các thần chú, và nhiều thứ khác nữa. Dù người ta có si mê đến mức nào, thì vẫn được bảo đảm rằng khóa nhập thất ba năm sẽ mang lại những trải nghiệm hợp lý về những giáo huấn trong tâm. Khóa tu này bao gồm cơ sở liên quan đến những bước thực hành ban đầu và cả những pháp thực hành chính, và khi người ta đã nắm được cả hai phần thực tập này, thì ta sẽ có được những trải nghiệm nhất định. Bây giờ, nếu có ai đó có một trí tuệ rộng mở hơn và khả năng thâm nhập giáo lý, thì thậm chí không cần đến khóa nhập thất ba năm, người ấy cũng có thể trải nghiệm được sự hiểu biết sáng rõ và sự chứng ngộ.

Ngài có thấy nhiều người phương Tây được đào tạo để trở thành những bậc thầy đủ khả năng và là người nắm giữ dòng truyền thừa không?

Pháp Vương:Có, tôi cảm thấy việc người ta trở nên có khả năng để hộ Pháp và không phải luôn luôn ở vị trí phụ thuộc là rất quan trọng. Tôi tin rằng chúng ta sẽ có khả năng đào tạo ra những người như vậy, và việc đó rất cần thiết.

Ngài là một người đứng đầu được thừa nhận của một dòng truyền thừa quan trọng, là bậc tôn sư của hàng nghìn người. Gần đây có những quan niệm sai lầm về một bậc thầy tâm linh theo truyền thống. Ngài có thể giải thích, theo cách của mình, thế nào là một bậc Thượng sư không?

Pháp Vương:Tôi sẽ giải thích thế nào không phải là một bậc thượng sư. Đó là, người ham thích danh tiếng, dạy giáo lý vì mục đích danh vọng, vì mục đích của cải, hoặc người nào đó, khi xuất hiện trước đông người, họ mang tất cả những phẩm chất tốt đẹp thích hợp với những người thầy: đeo mặt nạ của Pháp, dùng bất cứ vẻ bề ngoài nào cần thiết, nhưng không chân thật. Thực tế thì rất khác. Khi người đó rời khỏi đám đông, người ấy cần tất cả những gì người khác cần, muốn tất cả những gì người khác muốn, nếu không nói là còn hơn thế. Sự phân biệt giữa các chúng sinh, sự ích kỷ, tất cả những trạng thái tiêu cực đều có ở người ấy, và không hề biến chuyển. Điều đó, thật không may là, xuất hiện rất thường xuyên ngày nay, và điều đó mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến con đường tâm linh và những người đồng tu nói chung. Điều đó nuôi dưỡng một cái nhìn tiêu cực ở những người còn si mê và đến cả những người được coi là những bậc thượng sư chân chính. Họ có thể đã gặp những người có thể là bậc thầy chân chính, nhưng họ không thể kết nối được với vị ấy bởi đã bị cuốn đi bởi những trải nghiệm về những trường hợp tiêu cực như tôi đã giải thích. Ngày nay, thật sự, để gặp được một bậc thượng sư chân chính là rất khó.

Vậy nên nếu bạn gặp gỡ với một người bạn về tâm linh, là một người thầy, hãy nhìn để xem người ấy có sẵn sàng giúp đỡ bạn cùng lúc người ấy sẵn sàng giúp đỡ bản thân mình, nếu người ấy có thể hay không. Người ấy nên mong mỏi được giúp đỡ bạn cũng nhiều như giúp chính mình. Lúc đó, một người như vậy nên được coi là một người bạn thật sự trên con đường tu hành. Phẩm chất thật sự của bậc thầy là sẵn sàng làm những việc lợi lạc cho chúng sinh, cùng với khả năng làm những điều lợi lạc cho những người khác. Và người thầy cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Có nhiều mức độ để có thể làm lợi ích cho chúng sinh, nhiều mức độ sức mạnh và trí tuệ để cứu giúp chúng sinh. Điều đó rất khó, vậy, để hiểu rõ về phẩm chất của những người thầy, ta có thể đi đến kết luận rằng những người thầy vị tha có thể làm lợi ích cho các loài, đó là người xứng đáng được công nhận là một người đồng hành về tâm linh và là một bậc thượng sư.

Thưa Pháp Vương, Ngài có thông điệp đặc biệt nào mà Ngài muốn gửi tới những học trò, những đệ tử và những người quan tâm đọc bài này, một vài lời khuyên trong những thời điểm khó khăn này?

Pháp Vương:Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây. Cơ hội ấy rất quý vì nó rất hiếm có. Đó là thời gian mà bạn có thể tận dụng cơ hội ấy rất hạn chế, điều đó lại càng làm nó trở nên quý giá hơn. Tôi muốn nhắc lại rằng cơ hội quý giá hiếm hoi này, điều chưa từng xuất hiện trước đây, đã hiển lộ rõ ràng khi bạn biết đến Pháp trong cuộc đời. Đó là một tình huống lịch sử, một bước ngoặt. Nhưng thời gian để tận dụng cơ hội này, một lần nữa, là rất hạn chế. Vậy nên chúng ta phải biết được giá trị lớn lao của cơ hội ấy. Mặc khác cơ hội này có thể biến mất. Đó là một điều nguy hiểm, chắc chắn vậy, rằng người ta có thể đánh mất cơ hội của mình. Nó sẽ trở nên ngày càng xa, và đây là trường hợp rất không may.

Nó giống như pha lê được để chung với kim cương ở cùng một nơi. Nó sẽ được coi là như nhau. Chúng sẽ bị bỏ quên, phủ đầy bụi và không còn được hiểu rõ giá trị nữa. Nhưng nếu, trong trường hợp khác, nó được làm sạch, kim cương được đặt trên giá bằng vàng lấp lánh, thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được giá trị của nó. Bạn sẽ thấy rõ ràng đó là kim cương, và nó không phải là pha lê thông thường. Mức độ hiểu biết và chứng ngộ rất quan trọng.

Ngày nay, khi thực hành và học Pháp một cách chân chính, dù ta đang theo đuổi một dòng thực hành đặc biệt nào, việc tôn trọng đối với các dòng khác và các tôn giáo khác. Một ví dụ có thể thấy trong chính Phật giáo, nơi mọi người có sự phân biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Điều đó là đi ngược lại với Pháp, là một cái nhìn hoàn toàn sai lầm. Ta phải có sự tôn trọng bình đẳng với Tiểu thừa cũng như các giáo lý Đại thừa.

Ngoài ra sự tôn trọng cũng rất cần thiết đối với những tôn giáo mới xuất hiện và những tôn giáo đã phổ biến hàng trăm năm. Những tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Nếu có người thực hành theo một tôn giáo khác, điều đó không phải là phủ nhận bất kỳ tôn giáo nào hiện có. Mọi người có tự do về tôn giáo, tự do trong tu tập, vậy nên người ta được lựa chọn để tu tập theo một đức tin nào đó. Nhưng sự lựa chọn này không phải là sự từ chối, phủ nhận hoặc không tôn trọng những con đường khác. Đó không phù hợp với việc thực hành Pháp.

Vì mỗi cá nhân có sự tự do để lựa chọn, tuy nhiên, việc quan trọng là nguyện gắn bó với một pháp thực hành tâm linh và một bậc thầy, tận dụng những giáo lý và pháp thực hành mà mình nhận được, và trở thành một người xứng đáng với những lời giáo huấn ấy bằng việc thực hành không gián đoạn. Thậm chí còn có một số những người đệ tử trở nên chứng ngộ cao hơn bậc thầy của họ. Điều đó có thể xảy ra. Vì vậy người ta có thể thấy được khả năng và lợi thế của họ, biết rằng có khả năng để thực sự nắm vững được giáo lý.

Có một mối liên kết rõ ràng với bậc thầy, với những giáo lý, và nỗ lực học hỏi là những điều không thể thiếu nếu ta muốn thành tựu được bất kỳ điều gì. Việc này nằm ngoài sự phân biệt giữa các tông phái. Nếu một người tìm đến một vị thầy và cố gắng học hỏi và tu tập một chút, sau đó lại tìm đến một vị thầy khác và cũng làm như vậy, người ấy sẽ không thể có được sự tiến bộ rõ ràng và thành công. Vì vậy, từ quan điểm đó, thực hành với một dòng tu và giáo lý cụ thể một cách nhất quán là rất quan trọng.

Ngài có thấy rằng việc đào tạo này ở trong một tôn giáo đã hình thành là một nền tảng cơ bản rất tốt cho những người mà sau đó đã chọn theo con đường Phật Pháp không?

Pháp Vương:Có những sự lợi lạc chung trong tất cả mọi sự thực hành khi mà người ta có một tôn giáo hoặc định hướng về tâm linh, và theo những phong tục truyền thống. Điều đó mang lại lợi ích bằng cách này hay cách khác. Nhưng đó là những con đường khác nhau.

Một lần nữa, tôn trọng tất cả những dòng phái của giáo lý là quan trọng, dù là Phật giáo hay điều gì khác. Đồng thời, bạn được tự do để lựa chọn. Chọn một con đường với những trải nghiệm có ý nghĩa trong tâm hồn. ví dụ, nếu một thứ gì đó có vị chua, bạn sẽ muốn nếm vị chua của nó, nếu nó ngọt hoặc đắng, bạn cũng muốn nếm thử nó. Bất kỳ điều gì bạn thực hành, hãy thực hành nó cho đến khi có thể trải nghiệm được bản chất của nó. Trải nghiệm là rất quan trọng. Để phát triển khả năng trải nghiệm, một mối liên kết với một vị thầy và một pháp thực hành là cần thiết.

Một trong những lý do mà người ta hay chỉ trích là bởi họ rất thiếu kiên nhẫn và rất mơ hồ rằng họ đi chỗ này và chỗ khác, cố gắng có liên hệ với một sự giảng dạy, say mê và cố gắng làm một điều gì đó nhanh chóng, và họ không hiểu được bất kỳ điều gì hay đạt được bất kỳ trải nghiệm gì. Tại sao lại như vậy? Họ làm thế nào để trải nghiệm được một thứ gì đó? Vì vậy họ lại đi đến một nơi khác và dành thời gian, một thời gian ngắn, và mong đợi một điều gì đó sẽ xảy ra ngay lập tức. Nếu đó là một con đường chân chính và là giáo lý chân thật, nó không xảy ra như vậy. Nó cần có thời gian.

Giáo lý Đại thừa, ví dụ như vậy, nó rất quý giá. Nó phụ thuộc rất lớn ở những sự thành kính của bạn, cũng như sự gắn bó và thành thật của bạn. Nó không xảy ra ngay lập tức. Giá của nó không rẻ như vậy. Vì thế, những gì xảy ra sau đó là bạn bắt đầu chỉ trích dòng này hay dòng kia, nói rằng nó không đáng giá, sự thực hành là không tốt, hoặc giáo lý là không tốt, hoặc bất kỳ điều gì tương tự như vậy. Bạn không có căn cứ gì để chỉ trích. Và bên cạnh đó, việc có một thái độ không lành mạnh như vậy không mang lại điều gì tốt cho bạn. Một thái độ không lành mạnh thể hiện ở việc đó là nguyên nhân gây ra rất nhiều tác hại không chỉ cho bản thân bạn mà còn cho cả những người khác. Bạn đặt những chướng ngại trên con đường tu tập của những người khác, những người đang nỗi lực để kết nối bản thân họ với những giáo lý cao cấp hơn. Vì vậy điều đó đã trở thành một vấn đề.

Cùng với việc hết lòng học hỏi và tu tập, và sự cởi mở chân thành với những người khác, còn có một thái độ khác cần duy trì: đơn giản là không chơi trò chơi chính trị. Đó là, không đi với vẻ bề ngoài thân thiện, trong khi ở trong thì không phải như vậy. Bên ngoài và bên trong bạn đều phải có lòng hữu hảo và ủng hộ người khác nếu bạn có thể, và đồng thời bạn phải thực hành tu tập. Hãy tôn trọng và sống cuộc đời của chính bạn, và thực hành sự tu tập của chính bạn một cách đúng đắn. Bạn phải có sự tự tin và niềm tin vào giáo pháp và ý thức về sự gắn bó, điều đó giống như việc đền đáp lại đối với Pháp. Điều đó chắc chắn là rất quan trọng. Nó không đến một cách dễ dàng. Vậy điều mà tôi muốn nói là: mọi người đi vào con đường Đại thừa và mong muốn một sự chứng ngộ nhanh chóng, mà không có một chút nào tin tưởng vào giáo lý, và không có một chút nào tôn trọng giáo lý, hoặc sự gắn bó chân thật, và họ đang hiểu sai một cách nghiêm trọng. Nếu mong muốn gắn bó của bạn là chân thành, bạn sẽ có sự tự tin và niềm tin tưởng chân thật, và có thể điều gì đó sẽ xuất hiện trên con đường của sự trải nghiệm. Sự đúng đắn của những giáo pháp đã được chứng thực bởi việc thực hành và có tính liên tục trong hàng ngàn năm.

Nếu bạn không thể có sự tin tưởng, thì tôi có thể nói một cách rõ ràng rằng bạn đang tự lừa dối bản thân mình. Bạn phải có sự kiên nhẫn nhất định, một sự tin tưởng nhất định. Nếu bạn đặt vào đó niềm tin càng lớn, bạn càng nhanh chóng có được sự chứng ngộ, và ngay trong một đời này, bạn có thể sẽ có được thành tựu đáng kể và trải nghiệm được sự chứng ngộ viên mãn. Đó là điều mà bạn có thể cảm thấy nó xứng đáng với tất cả thời gian và nỗ lực mà bạn đã đặt vào đó. Nếu bạn có thể đặt tất cả lòng tin và dùng sức lực của mình, thì chắc chắn rằng ngay trong đời hiện tại bạn có thể đạt được thành tựu phi thường. Nếu bạn không có khả năng đặt tất cả lòng tin vào Pháp, nhưng vẫn có ở một mức độ nào đó, và cũng thực tập một số pháp thực hành, thì bạn vẫn có thể đạt được thành quả nào đó. Bạn đã nghe và nhìn thấy một số nhà sư thực hành tu tập, nhưng trong cuộc sống hàng ngày bạn không nhìn thấy sự thay đổi ở họ, cho đến khi họ chết và ngồi trong thiền định liền ba ngày sau khi viên tịch. Nếu không phải trong suốt một đời người, thì có những thời điểm trong khi là thân trung ấm sẽ xuất hiện những khoảnh khắc rất thanh tịnh. Khi khoảnh khắc hoàn toàn rõ ràng ấy xuất hiện, có thể bạn sẽ được phát triển và mang đến sự chứng ngộ của một trạng thái cao hơn về tinh thần.

Điều thứ ba mà tôi muốn nói là con người cần phải làm việc và tự nuôi sống họ. Khi bạn đã có thái độ của sự giác ngộ, bạn sẽ có trách nhiệm với những người xung quanh mình, với đất nước của mình. Bạn quan tâm đến những điều đó. Bạn luôn luôn gắn bó với sự thực hành, không tách rời với nó, bạn nắm lấy những cơ hội để làm lợi lạc cho những người khác và bạn làm điều ấy bằng mọi cách mình có thể. Bạn đã ở đất nước này, bạn sinh ra ở đây. Rất nhiều người đọc điều này xuất thân trong những dòng họ đã ở đây hàng nhiều thế hệ. Đất nước này là một nơi quan trọng đối với bạn. Bạn có lòng thành kính đối với ông bà mình, và sẽ sống một cuộc sống đúng đắn và có phẩm cách, giữ vững truyền thống của tổ tiên như sự mong muốn của xã hội, của cha mẹ và của bản thân bạn.

Bạn cũng muốn trở thành tấm gương của sự mẫu mực và có phẩm cách cho những thế hệ sau. Nếu bạn thật sự mong muốn được phục vụ đất nước và giúp đỡ mọi người, thì đó là một cách hợp lý, hơn là cứ tham gia vào hết bữa tiệc này đến bữa tiệc khác, mắc míu vào những cuộc tranh giành và tất cả những thứ thuộc về chính trị. Là một người thực hành theo Pháp chúng ta không cần phải phủ nhận hay từ chối chính trị, nhưng chúng ta cũng không cần phải tham gia vào trò chơi đó. Điều đó không nhất thiết, điều đó không quan trọng, và điều đó không cần thiết.

Ví dụ nếu bạn làm việc trong bệnh viện, bạn có thể biết làm thế nào mình có thể có cơ hội và trách nhiệm để giúp đỡ mọi người. Cũng như vậy, bất kì bạn làm việc ở nơi đâu, thì luôn luôn có những người mà bạn có thể giúp đỡ. Vì thế bạn có thể phục vụ mọi người, phục vụ đất nước bạn, mà không mong đợi điều gì về mình. Và đó là một phần của việc thực hành Pháp. Không làm việc tức là không có trách nhiệm. Nếu bạn là một hành giả tu tập theo Pháp và đang thực hành giáo lý Đại thừa, nghĩa là bạn đã có điều gì đó để tự hào, để trở nên xứng đáng với nó.

Nhưng xung quanh ta có nhiều người trông như những người vô gia cư. Việc trở thành những người giống như bị bỏ rơi, mặc quần áo rách rưới, để tóc dài và bẩn thỉu, trông giống như một người nghiện, đó không phải là y theo giáo lý. Đây không phải là cách đúng đắn để thể hiện bản thân. Bạn không tôn trọng bản thân mình, bạn không tôn trọng Pháp mà bạn đang thực hành, và bạn đang không tạo ra được vẻ bề ngoài xứng đáng với Pháp tôn quý.

Đây là lời nhắn gửi đối với những hành giả đang thực hành Pháp: bạn phải trở nên có phẩm cách cả bề ngoài và cả bên trong, và phẩm cách bên trong của bạn cũng phải được phản ánh ra bên ngoài. Chúng ta không phải là những người nghiện ngập. Chúng ta ăn mặc một cách tử tế, trở thành một người tử tế, và phục vụ đất nước của mình, nhân dân của mình, phục vụ Pháp, và bản thân mình, và là một người có tự trọng, đó chính là con đường của Pháp. Làm thế nào mà bạn có thể làm lợi ích cho mọi người nếu chúng ta trông hoàn toàn khác biệt so với xã hội? Với bề ngoài như vậy, bạn không có trách nhiệm hay phản ánh thái độ giác ngộ.

Nếu bạn thực hành thái độ giác ngộ, bạn sẽ trở nên có khả năng thu hút mọi người một cách tự nhiên, khi mọi người nhìn bạn, người ta có thể nghĩ, “Đúng, người này chắc chắn là một người có phẩm hạnh, tôi nghĩ tôi thích có mối liên kết với người này, và có thể thỉnh cầu họ. Họ thậm chí còn có thể sẽ giúp đỡ tôi.” Vì vậy bạn sẽ có khả năng để mang lại sự giúp đỡ, hoặc ít nhất sẽ có thể có hướng để giúp đỡ người khác. Chúng ta tự hào là mình là những tấm gương của việc thực hành Pháp. Nếu chúng ta đi đây đi đó trong bộ quần áo rách rưới, không quan tâm đến chính mình, và đi trong thế giới như một kẻ lạc lõng, điều đó sẽ là một ấn tượng không tốt về chúng ta, về nơi thực hành Pháp mà ta đang tham gia, và về con người ở đất nước chúng ta đang sống, điều đó có nghĩa rằng bạn đang mang ấn tượng không tốt và sự thiếu tôn trọng đối với đất nước và nhân dân mình.

Đây là những điểm cơ bản mà trước khi tôi rời nước Mỹ tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng áp dụng. Tôi hy vọng rằng tất cả những ai nghe được những lời này, dù bạn là người thực hành Pháp hay không, hoặc có ở trong đạo Phật hay không, điều này sẽ có ý nghĩa nào đó với bạn. Đây là những điều rất thật và rất chân thành, không hề có động cơ nào, không hề mang tính giả tạo hay ngoại giao, mà chúng rất thẳng thắn và trong sạch. Với sự chính trực và chân thành, bạn có thể phụng sự chúng sinh, và khi bạn thực hành Pháp bạn sẽ giúp đỡ nhiều chúng sinh, và đó là sự vĩ đại của giáo lý và pháp thực hành của Đại thừa. Bạn không cần thiết phải trở thành người lạc lõng với cộng đồng, của xã hội và của gia đình. Bạn không phải như vậy. Bạn là người có phẩm hạnh.

Nguồn: http://www.dhagpo-kagyu.org/anglais/science-esprit/themes_supplement/general/interview_k16_1.htm

Việt dịch: Quỳnh Anh – Nhóm Thuận Duyên.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2020(Xem: 8213)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
04/11/2020(Xem: 5432)
Trước màn hình computer, lướt qua hàng loạt hình ảnh ngập tràn cảm xúc giữa nạn nhân bão lũ, các đoàn từ thiện của chư Tăng ni và quần chúng tự phát. Với cái sống và chết đang đe dọa trong vùng thiên tai, thế mà bao tấm lòng phương xa miền Nam vẫn can đảm ngập lặng trong nước, chìm đắm trong mưa và gió lạnh, để đến trao tận tay những phần quà tình nghĩa. Ca sĩ Thủy Tiên quên cả ăn, uống vội hộp sữa cho qua cơn đói. Tô mì ăn liền nóng hổi cũng tranh thủ dưới vành nón che mưa, hình ảnh đẹp hơn cả khi bảnh bao dưới ánh đèn màu trên sân khấu; ôi, cái đẹp tuyệt trần tình người mà bao lâu Thủy Tiên đã thấm đượm tinh thần từ bi nơi cửa Phật.
04/11/2020(Xem: 5307)
Ở trong một ngôi nhà do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc xây dựng gần thủ đô Lhasa của Tây Tạng, một trong những thành phố cao nhất thế giới, anh Sunnamdanba một cư dân nói với các nhà báo nước ngoài, trong một chuyến du lịch do chính phủ tài trợ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cải thiện đời sống đến mức nào, và tôn giáo đã trở nên không liên quan.
03/11/2020(Xem: 4759)
Phước Hoa Mây Vẫn Trắng Cỏ Cây Lá Vẫn Xanh Ngàn Năm Hương Sen Tỏa Vườn Ươm Mộng Pháp Lành
03/11/2020(Xem: 6040)
Trong những năm tháng còn theo đuổi thú sưu tầm Tem & “Vật phẩm bưu chính” (phong bì FDC ngày phát hành đầu tiên, bì thư thực gửi, bưu ảnh...) về đề tài “Phật giáo”, tôi hữu duyên gặp và sở hữu được một bưu ảnh (postcard) không dán tem ,cũng như không có dấu nhật ấn của bưu điện, giá trị không cao không quý gì mấy đối với những người chuyên sưu tập tem thư, nhưng với tôi thì tôi cho là... vô giá.
03/11/2020(Xem: 5473)
Viện Đại học Phật giáo Viên (원불교대학원대학교, Won Buddhism Graduate School), một cơ sở giáo dục dựa trên tinh thần sáng lập của tông phái Phật giáo Viên (원불교), Hàn Quốc, nhằm mục đích đào tạo các cán bộ giảng dạy Phật giáo Viên. Viện Đại học Phật giáo Viên đủ điều kiện để nhận những sinh viên có bằng Cử nhân tại các Đại học Wonkwang, Đại học Younsan Sunhak. . . Đây là một trường Đại học được thành lập như một nơi để đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Viện Đại học Phật giáo Viên.
02/11/2020(Xem: 6445)
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa. Tuy đã chuẩn bị như thế, nhưng những ngày tháng cuối cùng của Ngài vẫn là những ngày tháng làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi già sức yếu, nhưng Đức Phật không ngần ngại đi bộ trên những con đường chập chùng xa tắp, lên đèo xuống dốc, băng rừng vượt suối...
02/11/2020(Xem: 6315)
Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch: - Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực:
02/11/2020(Xem: 5229)
Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không? Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.
01/11/2020(Xem: 5722)
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]