Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo với sự rửa tội

27/10/201010:36(Xem: 9775)
Phật Giáo với sự rửa tội

PHẬT GIÁO VỚI SỰ RỬA TỘI

Maha Thongkham Medivongs

ducphatthichca-01012340Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh, rồi mới kêu gọi, hay đánh thức kẻ khác để đừng ngủ trong giấc mộng kinh khủng là vô minh ấy nữa.

Bốn tiếng "Tự giác Giác tha" gồm hết tất cả những gì cao đẹp của sự thật ấy là Chân lý.

Ðức Phật tổ Cồ-Ðàm mà ta thường gọi là Ðức Phật tổ Thích-Ca-Mâu-Ni là đấng đã thức tỉnh trong giấc mộng vô minh và kêu gọi chúng ta nên thức tỉnh. Nói một cách dễ hiểu hơn là: Phật dạy đệ tử phải tự mình tu, hay phải cố gắng giải thoát lấy mình, chớ đừng mong đợi Phật có một oai lực nào cứu độ mình. Cũng như người muốn no hãy tự ăn lấy mới no, kẻ khác không ăn cho mình no được.


Ðể quý vị dễ nhận thấy đường lối của Phật giáo, xin nhắc lại lần nữa rằng: Ðức Phật chỉ là vị hướng đạo đại tài, chỉ đường về tinh thần là Con Ðường Giải Thoát. Ngài không hề ban phước hay phạt người nào, mà cũng không có quyền rửa tội như Bà-la-môn giáo hay đạo Jatila trong thời ấy. Nhờ Ngài nói sự thật là: người hể đã làm tội, thì không có thứ nước gì để rửa sạch, chỉ có hành Thiện pháp mới không có tội thôi. Sự thật ý Phật dạy là "ngừa bịnh hay hơn chữa bịnh", nghĩa là muốn đừng có tội thì trước hết đừng làm tội. Trong Tam tạng Tạng Kinh, bộ Khuddakanikaya bài kinh Jatilasutta có dạy rằng:


- Ta là Ananda có nghe như vầy. Thuở nọ, Ðức Thế-Tôn ngự tại Gayasisa, khi ấy bọn Jatila lăn xuống nước, lội trong nước tại giòng sông Gaya, và cúng thần lửa. Khi ấy nhằm lúc tuyết xuống luôn bảy ngày đêm, và đêm trời lạnh tột độ, nhưng những người đạo Jatila vẫn tắm để rửa tội, vì những người ngoại đạo Jatila nghĩ rằng: Trời lạnh như thế nầy, càng làm cho sự trong sạch càng gia tăng.


Ðức Thế-Tôn thấy những người Jatila lặn lội dưới nước trong khi tuyết xuống luôn trong 7 ngày đêm, và tế thần lửa tại bờ sông Gaya, Ngài mới có câu Udana (cảm thán):


Na Udakena Suci Hoti
Bhavettha Nahayaci Jano
Yamhi Saccanca Dhammoca
So Suci So Ca Brahamano.

Nghĩa: Sự trong sạch do nơi rửa bằng nước không bao giờ có. Nhưng lại có nhiều người tắm rửa ở giòng nước nầy. Người nào tắm trong dòng nước Sacca (Chân thật) và Dhammo (Thiện pháp), người ấy mới là người trong sạch, mới là Bà-la-môn.


Chú giải: Ðức Thế-Tôn dạy câu nầy ý nói tất cả các thứ nước trong thế gian nầy không có thứ nước nào rửa sạch được lòng hung ác để trở nên tâm lương thiện được, chỉ có sự thật là Tứ diệu đế và Thánh pháp mới làm cho người trở nên trong sạch, trở nên Thánh nhơn được. Vì đó là thứ nước vô hình rửa được phiền não vô ảnh trong thâm tâm của con người.


Hơn nữa Tạng kinh, bộ Majjhimanikaya, đoạn Mulapannasaka, bài kinh Vatthupamsutta có dạy rằng:


Khi Ðức Thế-Tôn ngự tại Kỳ viên Tịnh xá có dạy chư Tỳ-khưu rằng: - Nầy các thầy Tỳ-khưu, tấm vải dơ người thợ nhuộm muốn đem đi nhuộm với màu gì như màu xanh, vàng, đỏ v.v... (khi nhuộm xong) tấm vải ấy cũng không được có màu đẹp, sáng, tươi. Tại sao? Vì tấm vải ấy cũng ví như tâm không trong sạch thì chắc chắn sanh vào ác đạo.


Nếu tấm vải ấy sạch, đem nhuộm với màu nào như xanh, vàng, đỏ v.v... (khi nhuộm xong) tấm vải ấy sẽ có màu đẹp, tươi, sáng. Ðiều này cũng ví như tâm trong sạch chắn chắn sẽ được sanh vào cõi an vui.


Rồi Ðức Thế-Tôn dạy những pháp làm cho tâm nhơ đục như là: Abhijjha - Tham lam, Byapada - Làm hại người, Kodha - Sân hận, Upanaha - Cột oán thù, Makkha - Quên ơn.


Trong khi Ðức Thế-Tôn đang thuyết có ông Bà-la-môn tên Sudarika ngồi gần bên Ðức Thế-Tôn mới bạch hỏi Phật rằng: Bạch Ðức Thế-Tôn, Ngài đi đến con sông Bahuka để tắm phải không?


Ðức Thế-Tôn đáp: Nầy thầy Bà-la-môn, con sông Bahuka có ích gì đâu?


- Thưa thầy Cồ-Ðàm, con sông Bahuka, là nơi hàng đại chúng cho là giòng sông Phước, và hàng đại chúng đến tắm, rửa tội nơi ấy.


Khi ấy Ðức Thế-Tôn dạy:


- "Người thiếu trí, tạo ác nghiệp hằng đến tắm con sông Bahuka, sông Adhikakka, sông Gaya, sông Sundarika sông Sarassati, sông Payaya và sông Bahumati, những con sông ấy không thể làm cho người ác hết tội. Những con sông Sundarika, Payaya hay sông Bahuka có làm gì được, khi mà người có oan trái tạo tội lỗi? Người đã tạo ác nghiệp, không giòng sông nào làm cho trong sạch được.


Khi mà người thọ trì Bát quan trai giới trong sạch, sự hành động của người ấy trong sạch là người ấy tự trong sạch.


Nầy Thầy Bà-la-môn, thầy nên tắm, rửa tội thứ nước mà Như-lai đã dạy là: người không nói dối, không làm hại chúng sanh khác, không nên lấy của người chủ nhân không cho, nên có đức tin, không nên bỏn xẻn keo kiệt. Thầy có đi đến con sông Gaya và uống nước ấy cũng không bổ ích chi cho thầy đâu."


Nghe xong câu kệ, ông Bà-la-môn liền đảnh lễ Ðức Thế-Tôn và bạch rằng: Bạch Ðức Thế-Tôn, lời chỉ giáo của Ngài thật là rõ, cũng như người lật ngửa chén đang bị úp, giúp cho kẻ mù được thấy đường rõ lối. Bạch Ngài Cồ-Ðàm, tôi xin Ngài nhận biết cho tôi là người Thiện nam qui y Phật Pháp Tăng.


Theo lời Phật dạy thì sự tắm rửa bên ngoài chẳng qua là sự làm vệ sinh hằng ngày thôi, chớ không thể làm cho Tâm con người trong sạch được, có trong sạch được chăng là do hành động không tạo tội của con người.


Tam-tạng, Tạng Kinh bộ Anguttaranikaya Dasakanipata ở bài Kinh Paccorahani có dạy rằng:


Ngày nọ, nhằm ngày lễ Phật-lồ, có Ông Bà-la-môn tên Janusasoni bới tóc vén khéo, mặc đồ toàn lơ, vào đứng gần bên Ðức Thế-Tôn. Ngài trông thấy ông ta, tóc vén khéo, mặc đồ toàn bằng lơ, tay ôm bó tranh tươi, trong ngày lễ Phát-lồ. Ðức Thế-Tôn liền hỏi: Thầy Bà-la-môn, vậy ngày nay là ngày gì của Bà-la-môn giáo?


- Ngày nay là ngày để lội xuống (bỏ tội) của giòng Bà-la-môn.


- Này thầy Bà-la-môn, thể thức bỏ tội của giòng Bà-la-môn phải là thế nào?


- Thưa ông Cồ-Ðàm, tất cả giòng Bà-la-môn trong cõi nầy, đến ngày lễ Phát-lồ phải bới tóc cho vén khéo, mặc đồ toàn bằng lơ, dùng phẫn bò tươi thoa trên đất, rồi trãi tranh tươi lên ở giữa khoảng của đống lửa và đống cát, nằm nơi ấy, trong đêm đó phải thức dậy ba lần, để làm lễ thần lửa, và phát nguyện rằng: Tôi nguyện bỏ tội lỗi. Sau đó mới cúng dường thần lửa bằng sửa tươi, dầu, sữa đặc trọn đêm, rồi phải cúng dường thực vật cho hạng Bà-la-môn.


- Nầy thầy Bà-la-môn, sự bỏ tội của hàng Bà-la-môn quả là khác hơn sự bỏ tội của bực Thánh-nhơn.


- Thưa thầy Cồ-đàm, phương pháp bỏ tội của chư Thánh-nhơn như thế nào, xin Ngài vui lòng chỉ dạy, xin Ngài thuyết pháp cho tôi hiểu cách bỏ tội của các bực Thánh-nhơn.


- Vậy thầy hãy quan tâm nghe Như Lai thuyết đây.


- Bạch Ngài tôi đã sẵn sàng nghe theo lời Ngài.


- Nầy thầy Bà-la-môn, chư Thánh-nhơn thường thường quán tưởng rằng: quả của sự sát sanh, thật là đê tiện trong kiếp nầy và ngày vị lai. Chư Thánh-nhơn thấy quả báo tai hại ấy, nên dứt bỏ sự sát sanh. Các bực Trí thức quán tưởng thấy tội lỗi của sự sát sanh trong kiếp nầy, và ngày vị lai. Các vị Thánh-nhơn quán tưởng đến quả báo của sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, lời đâm thọc, chưởi mắng, lời nói vô ích, sự tham lam, sự làm hại người, và tà kiến là quả báo xấu xa đê tiện, hằng đem khổ đến. Nầy thầy Bà-la-môn, đây là phương pháp bỏ tội của chư Thánh-nhơn trong Phật giáo.


- Bạch Ngài Cồ-đàm, phương pháp bỏ tội của giòng Bà-la-môn có tánh cách khác biệt, còn sự bỏ tội của Chư Thánh-nhơn trong Kinh luật của Ngài có thể thức khác. Cách bỏ tội của giòng Bà-la-môn không bằng một phần mười sáu đã chia ra làm 16 phần rồi, với thể thức của Phật giáo. Bạch Ngài, lời chỉ giáo của Ngài thật là rõ rệt. Xin Ngài nhận biết cho tôi là người Thiện nam là Cận sự nam của Phật-giáo.


Phật-giáo truyền bá được mau lẹ và sâu rộng trong thời kỳ Phật còn tại thế, vì các bực Trí thức thành thật nhận lấy cái hay, và sự thật can đảm dứt bỏ điều sai lầm của mình không ngoan cố.


Theo Phật-giáo, sự rửa tội và sự đưa đi thiên đàng, không hề có bao giờ, chính Ðức Thế-Tôn cũng từ chối sự nói rằng Ngài có oai lực đưa người đi Thiên đàng được. Vì vậy nên Phật-giáo gọi là Tự giác.


Muốn quí vị nhận thức rõ điều này, tôi xin nhắc lại bài kinh tên Phumakasutta, trong bộ kinh Samyuttanikaya đoạn Salayatanavagga. Bài kinh ấy dạy rằng:


Lúc nọ, Ðức Thế-Tôn ngự tại vườn xoài Pavarika xứ Nalanda, khi ấy có ông Xã trưởng tên là Asibandhakaputta vào hầu Ðức Thế-Tôn đảnh lễ xong rồi ngồi nơi phải lẻ. Ông có bạch với Ðức Thế-Tôn:


- Bạc hóa Ðức Thế-Tôn, những thầy Bà-la-môn làng Paccha hằng mang bình nước theo mình, đeo tràng hoa, tắm buổi sớm, và chiều, cúng tế thần lửa. Các thầy Bà-la-môn ấy được gọi là: Người đưa chúng sanh lên, làm cho hiểu rõ, đưa đến thiên đàng. Bạch Ðức Thế-Tôn, Ngài là vị Chánh đẳng Chánh giác có thể làm cho chúng sanh sau khi chết được sanh về cõi trời hay không?


Ðức Thế-Tôn đáp: Nầy ông Xã trưởng, nếu vậy Như Lai xin hỏi ngươi câu nầy, ngươi hiểu thế nào trả lời như thế ấy. Nếu người trong đời sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, nói đâm thọc, nói lời hung ác, nói lời vô ích, tham lam thái quá, làm hại người và tà kiến. Hàng đại chúng hội lại đọc kinh cầu khẩn, ca tụng, vái lạy van xin rằng: Xin cho người nầy được sanh vào cõi Trời sau khi chết. Vậy ngươi nghĩ thế nào, người ấy khi chết được sanh vào cõi trời hay không?


- Bạch Ðức Thế Tôn, không thể được.


- Nầy ông xã trưởng, ví như người liệng xuống sông sâu một tảng đá to. Rồi hàng đại chúng hội nhau lại đọc kinh cầu khẩn, ca tụng, vái lạy van xin quanh tảng đá ấy rằng: Viên đá ơi! xin ngươi hãy nổi lên, lội vào bờ. Vậy viên đá ấy có nổi lên lội vào bờ y theo lời cầu khẩn van xin của hàng đại chúng không?


- Bạch Ðức Thế-Tôn, không thể được như vậy.


- Nầy Gamini (có nghĩa là xã trưởng) cũng như người sát sanh, trộm cắp.. và tà kiến. Hàng đại chúng tụ hợp lại đọc kinh cầu khẩn vái lạy đi quanh người ấy nói rằng: Xin cho người này được sanh về cõi trời, sau khi chết. Nhưng sau khi chết người ấy không bao giờ được sanh về cõi trời.. trái lại, phải sanh vào đường ác đạo là Ðịa ngục, ngạ quỉ.


Nầy Gamini, người nghĩ điều này như thế nào. Trên đời này, có người xa lánh sự sát sanh, trộm cắp v.v... tà kiến. Hàng đại chúng hội lại đọc kinh cầu khẩn, ca tụng, vái lạy đi quanh người ấy và xin rằng: Xin cho người này hãy sanh vào ác đạo là địa ngục ngạ quỉ. Vậy ngươi hiểu điều này thế nào? Sau khi chết người ấy phải sanh vào ác đạo là địa ngục ngạ quỉ vì lời cầu khẩn van xin của hàng đại chúng hay không?


- Bạch Ðức Thế-Tôn, không thể có như vậy được.


- Nầy Gamini, cũng như có người đến con sông rộng lớn, để một viên đá vào cái nồi đựng dầu, đoạn liệng mạnh xuống sông, tảng đá đó làm cái nồi thủng chìm, dầu nổi lên mặt nước, hàng đại chúng tựu nhau lại quanh nơi ấy đọc kinh cầu khẩn, ca tụng, vái lạy van xin rằng: Xin cho dầu nầy chìm xuống. Nầy Gamini ngươi hiểu sao? Dầu ấy có chìm vì sự cầu khẩn van xin của hàng đại chúng hay không?


- Bạch hóa Ðức Thế-Tôn, không thể như thế được.


- Nầy Gamini, chuyện ấy cũng vậy, người không sát sanh, v.v... không tà kiến, hàng đại chúng có hội nhau lại đọc kinh cầu khẩn, ca tụng, vái lạy, van xin quanh mình người ấy rằng: Xin cho người nầy sau khi chết sanh vào ác đạo là địa ngục, ngạ quỉ, không thể được, trái lại người ấy sanh vào cõi an vui là cõi Trời.


Sau khi thời pháp, ông xã trưởng bạch Phật: - Bạch Ðức Thế-Tôn, Pháp bảo của Ngài thật là cao quý, rõ rệt, Ngài dạy pháp bằng cách có đủ lý lẻ cho người hiểu, ví như người lật ngữa vật bị úp: chỉ đường cho người lạc nẻo, hay là rọi đèn nơi u tối cho người sáng mắt được thấy đường đi. Vì vậy, Bạch hóa Ðức Thế-Tôn, tôi xin qui y Tam bảo, xin Ngài nhận biết cho tôi là người Thiện nam nương theo Tam bảo trọn đời kể từ ngày nay.


Theo bài kinh dạy cho chúng ta thấy rằng: Nếu người làm tội thì phải chịu quả khổ, bằng làm lành thì được an vui trong đời này và đời vị lai. Ðúng theo câu Phật ngôn trong pháp cú kinh dạy: Suddhi Asuddhi Phccattam Annonannam Visokhaye. Nghĩa: Người làm cho mình trong sạch thì tự mình trong sạch, người làm tội thì mình bị nhơ đục, người nầy không thể làm cho người khác trong sạch hay nhơ đục được. Vì vậy nên theo tông chỉ Phật giáo thì mình hãy tự tu và tự giải thoát lấy bản thân mình chớ không ai độ mình được.


Trong khi tôi đang viết quyển này vì cũng tới đoạn này có nói chuyện với mấy người bạn, và đoạn nầy có người hỏi: Nếu nói không có rửa tội, tại sao Phật-giáo có ngày làm lễ Phát-lồ của chư Tăng. Các Ngài hội lại sám hối. Vậy sám hối không có nghĩa là rửa tội, bỏ tội hay sao?


Lẽ ra tôi không đem chuyện này vào đâu nhưng tôi thấy câu này cũng có ý nghĩa hợp theo đoạn này tôi xin ghi vào.


Theo tín đồ Phật-giáo chân chánh, hiểu hai chữ Sám hối như vầy: Sám nghĩa là Thú tội, Hối là ăn năn. Sám hối có nghĩa là "thú tội của mình và nguyện ăn năn sửa đổi". Ý nghĩa của tiếng Sám hối đối với tín đồ Phật-giáo chỉ là thú tội và hứa hẹn bỏ không tái phạm.

Maha Thongkham Medivongs
(Phattuvietnam.net)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2022(Xem: 3839)
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc.
28/08/2022(Xem: 3330)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 5829)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 4229)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
11/08/2022(Xem: 3947)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 5489)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 5505)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 5208)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 7430)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 5090)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]