Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật qua cái nhìn của thế giới Âu Tây

22/10/201015:56(Xem: 10402)
Đạo Phật qua cái nhìn của thế giới Âu Tây

Buddha

Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả. Phật pháp là của chung tất cả, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính hay giai cấp vua chúa, nông nô. Đạo Phật thời Đức Phật còn tại thế đã truyền bá đến bốn giai cấp - Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá và Thủ Đà La - một cách tự nhiên và bình đẳng, dẫu rằng xã hội Ấn Độ thời đó rất nặng về tinh thần giai cấp và nô lệ. Phật pháp đã vượt lên trên tất cả mọi phạm trù của thế gian để xây dựng cho thế gian một đời sống thanh bình thái hòa.

Hôm nay, đạo Phật đã có mặt hầu hết ở các quốc gia phương Đông. Sự hiện hữu của đạo Phật hơn hai nghìn năm qua để có những quốc gia đạo Phật đã trở thành quốc giáo của dân tộc đó.

Đạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng. Cũng như bằng tinh thần gìn giữ quê hương, bảo vệ tổ quốc, thương yêu giống nòi... đạo Phật đã hòa tan vào mọi môi trường, hoàn cảnh để cứu nước, an dân mà suốt một dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh một cách hùng hồn qua dòng lịch sử đó. Vì tinh thần của đạo Phật là tự giác, tự sinh, tự chủ, để tự tu và tự chứng mà hoàn toàn không tùy thuộc, lệ thuộc nơi ai, bị trị bởi ai. Đạo Phật tôn trọng sự tu tập và chứng đắc của mọi người, mọi loài. Đạo Phật để con người làm chủ chính con người. Do vậy, Đức Phật đã dạy:

“Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi.”

Hay:

“Các con hãy tự mình là hải đảo của riêng mình.”

Đây là sự tôn trọng tuyệt đối từ nơi Đức Phật đến với con người. Sự tôn trọng này để đưa đến thành quả mà Đức Phật đã tuyên bố:

“Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành.”

Đây là một ý thức dẫn khởi và chủ đạo trong nếp sống tâm linh cao thượng. Từ đây, đạo Phật được tôn xưng là đạo của tự giác trong mỗi tâm thức, là đạo hòa bình trong mỗi ý nghĩ, lời nói, hành động; là đạo thể đạt được sự bình an qua hai phạm trù tục đế và chơn đế, thế gian và xuất thế gian.

Mấy nghìn năm qua, ở thế giới phương Đông, tiếp nhận đạo Phật như món ăn tinh thần thanh khiết, và đã hòa nhập biến thành nền văn hóa giác ngộ của các quốc gia phương Đông ấy. Trong khi đó các nhà khoa học, bác học cũng đã nghiên cứu tìm tòi về đạo Phật để đi đến kết luận đạo Phật là đạo của con người, cho con người và vì con người.

“Trên thế giới này có nhiều tôn giáo, nhưng tôn giáo có khả năng xây dựng đời sống tâm linh, giải quyết đời sống tâm linh, thăng hoa đời sống tâm linh, thể chứng đời sống tâm linh, thì tôn giáo đó phải là Phật Giáo.”

Đó là lời nói của nhà bác học Albert Eistein. Và cũng nhà bác học Albert Eistein đã tuyên bố:

“Sau thế kỷ 21, còn lại những thế kỷ sau là những thế kỷ của đạo Phật được phát triển lớn mạnh.”

Chúng ta hãy cùng lắng tâm chiêm nghiệm những lời nói trên có đúng như vậy không? Sự chiêm nghiệm của tự thân, của tha nhân, của một dòng lịch sử nhân loại trên hành tinh này. Quả thật, đạo Phật có khả năng thoáng đạt, siêu thoát để đáp ứng đời sống tâm linh cho những ai mong cầu. Đạo Phật có đủ giáo pháp - tám vạn bốn ngàn pháp môn tu - Đạo Phật có đủ phương tiện để cho con người chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh. Đạo Phật có giáo pháp Tam Vô Lậu Học: Giới, Định, Tuệ. Đạo Phật có giáo pháp: Văn, Tư, Tu; có Tứ Diệu Đế; có Bát Chánh Đạo; có Thất Giác Chi... vậy đạo Phật có phải là một tôn giáo có khả năng đáp ứng đời sống tâm linh như nhà bác học Albert Eistein đã nói? Trí Tuệ và Từ Bi là đôi chân của đạo Phật bước đi trên mọi nẻo đường sinh tử để độ sanh - Bi Trí song vận. Và đôi chân Phước Huệ là nhân tố tác thành một Đức Phật - Phước Huệ lưỡng toàn phương tác Phật. Con người tu phước, tu huệ để thành Phật. Tu trí, tu bi là phương tiện tuyệt hảo để độ sanh. Vậy đạo Phật có phải là đạo của con người, cho con người và vì con người để thăng hoa đời sống thánh thiện? Và “Sau thế kỷ 21, là những thế kỷ của đạo Phật.”, nhà bác học Albert Eistein đã thấy một cách tường tận về đạo Phật là đạo của hòa bình. Đức Phật không gây hấn chiến tranh, không bạo động, không khủng bố. Đức Phật gieo rắc tình thương, ban vui cứu khổ. Đạo Phật tôn trọng sự sống của con người và loài vật, nên đạo Phật sống mãi với con người đến ngàn vạn kiếp sau. Điều gì tạo nên sự sống và bảo vệ sự sống thì điều ấy sẽ sống mãi với sự sống. Cái gì tạo nên sự chết, chém giết cho chết thì cái ấy sẽ bị chết và không tồn tại lâu dài. Theo định luật nhân quả tất nhiên ! Theo lý công bằng và lẽ phải !

Thế giới Âu Tây ngày hôm nay, con người tiếp xúc với đạo Phật, đã nghiên cứu và tu chứng. Họ chấp nhận đạo Phật là tôn giáo của chính họ. Vì họ thấy rõ bản chất của đạo Phật là đạo của hòa bình. Đạo thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ; đạo khơi nguồn tánh đức thương yêu cho sự sống. Thấy được điều này, nên vào năm 1999 Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày Phật Đản làm ngày Hòa Bình cho Thế Giới, và bao nhiêu bài diễn văn khai mạc cho những Đại Lễ Phật Đản ấy được xem như những Bức Thông Điệp ca tụng hòa bình, xưng dương cho đạo Phật như hiện thân của hòa bình ở khắp mọi thời, mọi chốn. Bằng tâm tư trân quý hòa bình mà cả hai phương trời Đông cũng như Tây, đã tích cực xây thành đắp lũy để xiển dương hòa bình, mà tượng Phật Ngọc hòa bình cho thế giới - Jade Buddha for Universal Peace - ngày hôm nay được cung thỉnh triển lãm các quốc gia trên thế giới là một biểu tượng tích cực cho hòa bình. Tượng Phật Ngọc hòa bình cho thế giới có phải là minh triết trong đời sống tâm linh, là niềm an lạc vô biên của loài người trên hoàn vũ.

Ngày hôm nay, thế giới Âu Tây đã thấy được nguồn năng lượng siêu thoát của đạo Phật qua hương vị giải thoát của giáo pháp, qua sự hiện thân của chư vị Thánh Tăng. Sau khi viên tịch đã để lại nhục thân không tan rã, để lại lưỡi, tim, xá lợi... và ngang qua công cuộc hoằng dương chánh pháp của chư vị Tăng già là hình ảnh, là dấu ấn in sâu vào tâm khảm của người dân Âu Tây để họ biết về đạo Phật nhiều hơn. Cho nên “Sau thế kỷ 21, là những thế kỷ của đạo Phật được phát triển lớn mạnh.”như nhà bác học Albert Eistein đã nói, con người phải nghĩ gì?

Tượng Phật Ngọc hòa bình cho thế giới - Jade Buddha for Universal Peace - là một kỳ quan của thế giới, là một bảo vật vô giá của thiên niên kỷ này mà cả hai xã hội con người, phương Đông và phương Tây đã gặp nhau để sinh thành nếp sống tâm linh siêu thoát.

Tháng 5 năm 2009

Nguyên Siêu

source: buddhahome.net

Đạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2020(Xem: 6710)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6209)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
14/10/2020(Xem: 7793)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
12/10/2020(Xem: 7583)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
12/10/2020(Xem: 13149)
Biển đêm dậy sóng cuồn cuộn dâng cao Sợ hãi khôn xiết tìm đâu nơi ẩn náu Sóng yên biển lặng: hồng danh nhiệm mầu Quán Âm linh hiển khổ nạn đều tan biến
11/10/2020(Xem: 15403)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
11/10/2020(Xem: 5102)
Dharamshala: Khi nhận được tin rằng, Ủy ban Giải thưởng Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình năm 2020 được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Ông David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình lương thực Liên Hiệp Quốc (cũng là cựu thống đốc bang South Carolina, Hoa Kỳ) để chuyển lời chúc mừng.
10/10/2020(Xem: 4972)
Gần đây, Times Network đã nói chuyện với cư sĩ Tsewang Thinles, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Ladakh (Ladakh Buddhist Association, LBA) về những căng thẳng biên giới giữa Ấn-Trung. Chủ tịch LBA nói rằng, những người Ladakh luôn sát cánh cùng quân đội Ấn Độ và luôn đồng hành cùng họ. Ông nói rằng, họ đã phải đối mặt với một vấn đề trong vài tháng nay với quân đội Trung Quốc. Vấn đề tồn tại ở biên giới phía Đông của Ladakh, mà theo ông là một vấn đề đáng quan tâm đối với họ.
10/10/2020(Xem: 6582)
Trung tâm Phật giáo Uganda (UBC) do Thượng tọa Bhante Buddharakkhita (vị tăng sĩ Phật giáo Châu Phi đầu tiên) sáng lập vào ngày 10 tháng 4 năm 2005. Trung tâm Phật giáo này được thành lập để giới thiệu, và lưu giữ những lời dạy quý báu của Đức Phật trong bối cảnh văn hóa Châu Phi, đồng thời nêu gương thực hành giáo lý từ bi, trí tuệ và hùng lực thông qua việc phục vụ công chúng. Hiện tại, Trung tâm Phật giáo Uganda (UBC) đã đạt được điều này thông qua việc tổ chức các khóa tu học thiền định Phật giáo, các dịch vụ nhân đạo và thông qua các hoạt động thúc đẩy hòa bình thế giới.
10/10/2020(Xem: 4902)
Thời tiết tháng Tám sụt sùi rơi lệ, miền Trung hàng năm gánh chịu lắm thiên tai; Huế vừa trãi qua cơn bão, Hội An bị ngâp lụt, một số Tỉnh thành thấm đẫm mưa dầm! Đâu đó, một góc xứ Huế thân thương, đồi thông rũ bóng che chắn các ngôi cổ tự rêu bám như lớp da xù xì lão hóa của người dân tẩm ướp nắng mưa qua bao thế hệ, cam chịu và sống chung với bao nghiệt ngã. Giữa mùa mưa bão, tiếng chuông chiều rên rĩ lãng đãng chìm trong không gian lạnh lẽo cô đơn; nhà nhà ủ kín then cài trốn cái lạnh thấu xương khi Đông chưa đến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]