Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần phá chấp (Upadàna)

21/10/201007:28(Xem: 7117)
Tinh thần phá chấp (Upadàna)

tinhthanphachap-thichnhathieu

Những nỗi nghiệt ngã của cuộc đời đều do chấp thủ cực đoan mà ra. Thủ chấp là mặt trái của sự khổ đau. Nó được hình thành từ sự cố chấp, thành kiến sâu nặng nơi tham ái, sân hận, si mê ở mặt cạn cợt thô thiển và ngay cả sự cố chấp vào những lý tưởng tôn thờ như sắc tộc, tôn giáo và chủ nghĩa cực đoan ở mặt tế nhị sâu xa.

Chấp thủ, con đường đi đến khổ đau

Thủ chấp vào những luận thuyết, những ý thức hệ cực đoan, được hình thành trên tư duy Hữu ngã, là động cơ dẫn đến tham ái (tanhà), hận thù (dosa) và tà kiến (micchaditthi); nguyên nhân chính dẫn đến các thành kiến, xung đột, chiến tranh, bạo lực, khủng bố,... giữa các chủ nghĩa, tôn giáo, quốc gia,... gây ra bao sự bất hạnh, sợ hãi, xao xuyến cho nhân loại trên thế giới xưa nay.


Đức Phật đã cảnh báo: “Một người không có thái độ hoan hỷ đón mừng, chấp trước đối với những lý luận vọng tưởng, thì thấy là đoạn tận các tùy miên tham, sân nghi, kiến mạn, hữu tham, đoạn tận đấu tranh bằng lời, bằng gươm giáo; đoạn tận lý gián ngữ, vọng ngữ. Các bất thiện pháp ấy được tiêu diệt không có dư tàn”(1).

Thủ chấp tạo nên bức tường thành kiến; tùy theo mức độ, nó là đầu mối của mọi xung đột và đối kháng xã hội như: giữa cá nhân với cá nhân, giữa đoàn thể với đoàn thể, giữa tôn giáo và tôn giáo, giữa chủ nghĩa và chủ nghĩa, giữa sắc tộc này với sắc tộc khác, giữa đảng phái này và đảng phái khác, v.v… hình thành làn sóng xung đột đấu tranh, gây nhiều nỗi bất an, điêu linh cho nhân loại và sự sống toàn cầu. Hơn thế nữa, nó gây chướng ngại biết dường nào cho người học đạo trên tiến trình đi tìm cầu chân lý giải thoát.

Giáo pháp cũng chỉ là phương tiện

Trên hành trình dấn thân phụng sự, hành giả phải lập công bồi đức, tu tập phước lành, gieo trồng thiện căn, phước đức nhân duyên như là một hành trang, một phương tiện hoàn bị để phục vụ cho hành giả trên lộ trình hướng đến điểm đích giác ngộ giải thoát. Cổ đức dạy: “Phật sự môn trung bất xả nhất pháp” (trong việc Phật sự không câu nệ một giải pháp nào). Nhưng nên biết đó cũng chỉ là phương tiện mà thôi. Mà cứu cánh của các phương tiện này chính là mục tiêu giác ngộ giải thoát.

Phật dạy: “Giáo pháp như chiếc bè để sang sông, không phải để ôm giữ; phải hiểu, Chánh pháp còn xả bỏ huống hồ phi pháp”(2). Hay: “Giáo pháp như ngón tay để chỉ mặt trăng. Muốn thấy được mặt trăng, nên biết ngón tay để chỉ mặt trăng tuyệt đối không phải mặt trăng”(3).

Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý. Không những thủ chấp về ác pháp (adhamma) bị lên án, mà ngay cả những thủ chấp về thiện pháp (dhamma) cũng bị Đức Phật khiển trách, xem đó là trở ngại lớn cho tiến trình giải thoát.

Phá chấp con đường khai phóng, tối thượng thừa

Phật dạy: “Tu đạt đến vô tu mới thật là tu, hành đạt đến vô hành mới thật là hành, chứng đạt đến vô chứng mới thật là chứng”(4).

Thật vậy, nếu tu mà không đạt đến trình độ vô tu thì chưa thật sự là tu, hành mà không đạt đến trình độ vô hành thì chưa thật sự là hành, chứng mà không đạt đến trình độ vô chứng thì cũng chính là trở chứng.

Còn nữa, một người tu theo tâm nguyện của Bồ tát, Đức Phật dạy: “Phát cái nguyện lớn như hư không, hành cái hạnh lớn như hư không, chứng cái quả lớn như hư không, nhưng cái tướng hư không ấy cũng không thể được”(5).

Đây chính là đức tính khiêm cung, tận tụy với lý tưởng phục vụ, hy sinh mà không hề thấy thua thiệt của hành giả chân tu và thật học, không phải là hạng người chạy theo chủ nghĩa thành tích, đánh trống khua chuông, thùng rỗng kêu to.

Đặc biệt, tinh thần triệt phá chấp thủ táo bạo nhất qua lời phê phán mạnh mẽ của Đức Phật: “Nếu dùng sắc tướng để thấy ta (Phật), dùng âm thinh để thấy ta, là kẻ đang thực hành tà đạo, không bao giờ thấy được Như Lai”(6).

Phật dạy: “Tu Bồ Đề! Các ông phải y như lời ta dạy đây, mà hàng phục vọng tâm của mình. Các vị đại Bồ tát phải độ tất cả các loại chúng sinh (như loài sinh trứng, loài sinh con, loài sinh chỗ ẩm thấp, loài hóa sinh, loài có sắc, loài có tưởng, loài chẳng phải không tưởng, v.v…) đều được nhập Niết bàn. Bồ tát tuy độ vô lượng vô số chúng sinh như vậy, nhưng không thấy có một chúng sinh nào được độ. Tại sao vậy? Nếu Bồ tát còn thấy có mình độ và chúng sinh được độ, tức là Bồ tát còn chấp bốn tướng (tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sinh và tướng thọ giả) thì không phải là Bồ tát”.

Bồ tát độ sinh, phải dùng Trí tuệ Bát nhã, phá các vọng chấp ngã, nhơn, v.v… đó là phương pháp “hàng phục vọng tâm”.

Bồ tát muốn biết mình còn phiền não vọng chấp hay không, để diệt trừ, tất nhiên phải lao mình vào phiền não; nghĩa là phải nhập thế độ sinh, làm các Phật sự.

Bồ tát khi nhập thế độ sinh làm các Phật sự, luôn luôn phải dùng Trí tuệ Bát nhã phá trừ các chấp ngã, chấp pháp, không còn thấy bốn tướng (ngã nhơn, v.v…) thì phiền não vọng chấp không sinh. Đó là phương pháp “hàng phục vọng tâm”.

Hay: “Chung nhật độ sinh vô sinh khả độ”. (Ngày nào cũng cứu độ chúng sinh nhưng không thấy một chúng sinh nào được độ).

Nếu Bồ tát vừa khởi vọng chấp: “có mình độ và người được độ, v.v…”, tức là Bồ tát còn ngã, nhơn, bỉ, thử, thì vô số phiền não đua nhau nổi lên như sóng. Cổ nhơn nói: “Nhứt ba tài động, vạn ba tùy”. (Một lượn sóng vừa nhô lên, thì trăm ngàn lượn sóng liền theo đó mà nổi lên).

Nếu Bồ tát còn vô minh phiền não vọng chấp nổi lên, thì không phải là Bồ tát; vì chưa nhập được Trí tuệ Bát nhã.

Thật vậy, ở đời lắm kẻ sống với chủ nghĩa hình thức, mà người tu phải sống bằng tấm lòng. Phật ở tại tâm! Và dân gian cũng có nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, hay: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo”. Sống không phải câu nệ, vẽ vời hình thức; hãy để tâm hồn mình thanh thản trong phút giây trở về nơi chính mình, trở về với lẽ “bình thường tâm thị đạo”, trong cái bình thường này sẽ toát lên sự nhiệm mầu của cái phi thường: ăn, ngủ, làm việc, tu tập… bằng cả tấm lòng, sống hết lòng trong phút giây hiện tại. Vì biết rằng:

Vô thường là thường, là pháp sinh diệt

Sinh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”.

(Vô thường thị thường,

thị sinh diệt pháp,

Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc).

Đức vua Thiền sư Trần Nhân Tông cũng dạy trong phú Cư Trần Lạc Đạo rất nổi tiếng:

Sống đời vui đạo hãy tùy duyên

Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền

Trong nhà có ngọc thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”.

(Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền).

Hơn nữa, Lục Tổ Huệ Năng đã dạy trong kinhPháp Bảo Đàn, lời lẽ bình dị nhưng ý tứ thật siêu thoát:

Tâm bình thì việc gì phải tu thiền,

Hạnh trực thì lo gì phải trì giới”.

(Tâm bình hà dụng tu thiền,

Hạnh trực hà lao trì giới).

Tương tự, với tinh thần vô chấp thông thoáng trên, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã dạy:

Khi nào mỏi mệt tâm tự dứt,

Chẳng cần niệm Phật chẳng ngồi thiền”.

(Tự thị quyện thời tâm tự tức,

Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền).

Với Tuệ Trung, một con người bản lĩnh, một con người xem danh lợi như đôi dép bỏ, một con người đóng nhập vai Thượng sĩ giáng trần: vào hàng tôn quý là tôn quý của tôn quý và vào hàng hạ tiện là hạ tiện của hạ tiện; không hề bị cái danh phận này ràng buộc:

Về vui với đạo thôi, ẩn sơn lâm,

Xa bỏ lợi danh thôi, lánh thị triều”.

(Quy dư đạo ẩn hề sơn lâm,

Khôi khước lợi danh hề triều thị).

Bình thản và thong dong trước lẽ sống và cái chết, bản lãnh ấy đã thể hiện qua hai vần thơ:

Kẻ ngu sống chết mãi lo âu,

Người trí rõ thông nhàn thôi vậy”.

(Ngu nhơn điên đảo bố sinh tử,

Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ).

Sống không câu nệ vướng bận, cho dù đó là sự vướng bận của một chút gì của luật tắc, luân lý và đạo đức ở đời. Đây là đạo phong của bậc xuất trần. Tinh thần vô chấp này đã vượt lên mọi sự ràng buộc của thế giới nhị nguyên: thiện và ác, tốt và xấu, chánh nghĩa, và phi nghĩa, v.v… Tinh thần thông thoáng này được nhận thấy qua tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Thịt cá qua đường ruột, Phật ở tại tâm”.

Vượt lên mọi đối đãi của nhị nguyên hữu vô, hình thức và ngôn ngữ. “Thà rằng chấp có như hư không, còn hơn chấp không như hạt cải” (Ninh chấp hữu như hư không, mạc chấp không như giới tử). Hay: “Ý tại ngôn ngoại” (Ý nghĩa nằm bên ngoài lời nói).

Vả lại, để thực thi sứ mạng độ sinh, dấn thân nhập cuộc, ta không vào địa ngục thì ai vào? Như việc thõng tay vào chợ đời mà không nhuốm nhiễm bụi trần, hóa đạo chúng sinh nhưng không hề bị tha hóa nhân cách hay băng hoại tâm hồn!

Nhìn chung, tinh thần vô chấp giúp con người xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, tự ti, tự phụ… giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách, tạo nhịp cầu cảm thông, nới rộng vòng tay nhân ái giữa mọi người; hòa quang đồng trần, lồng mình vào pháp giới chúng sinh. Tinh thần này là con đường giáo dục khai phóng, kích khởi trí tuệ của con người, xóa tan mọi áng mây si mê, mọi kiến chấp sai lầm của học thuyết, chủ nghĩa, đang vần vũ trên bầu trời tri thức của nhân loại, giúp con người thoát ly được bao sự ràng buộc của tham lam, sân hận, si mê và sợ hãi. Nhờ đó, con người phát huy trọn vẹn năng lực sáng tạo một cách sinh động đem lại sự bình an, hạnh phúc cho chính mình và thế giới quanh mình. Hơn nữa, trạng thái không chấp thủ còn là tâm lý hành xả cao nhất trong Tứ thiền, Tứ gia hạnh hay cũng chính là mục tiêu tối hậu của hành trình giải thoát.

Thích Nhật Hiếu

(1) Majjhima Nikàya I, No18, Madhupindika sutta, Nànamoli, 1995, P.202. (2) Majjhima Nikàya I, No 22, Nànamoli, 1995, P.229: “The Dhamma is similar to a raft, being for the purpose of crossing over, not being for the purpose of grasping. When you know the Dhamma to be similar to a raft, you should abandon even good states, how much note so bad states”. = Taishò No8, K. Kim Cang Bát Nha, 748, Sh 235: Như Lai thuyết pháp du như phiệt dụ, pháp thượng ưng xá hà huống phi pháp”. (3) Taishò No 17, K. Viên Giác, PP. 917a - 917b: “Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ. Nhược phục kiến nguyệt, liễu tri sở tiêu, tất cánh phi nguyệt”. (4) Kinh Bát Nhã: Tu vô tu tu, hành vô hành hành, chứng vô chứng chứng. (5) Ibid: Phát hư không chi nguyện, hành hư không chi hạnh, chứng hư không chi quả, diệc vô khả đắc hư không chi tướng. (6) Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai (Kinh Kim Cang).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 13762)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 7306)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 7736)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 10015)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 8028)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 7729)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
18/09/2010(Xem: 15978)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này.
18/09/2010(Xem: 9594)
Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ. Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”
18/09/2010(Xem: 15521)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
17/09/2010(Xem: 11426)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]