Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường sống của Phật giáo

03/10/201009:51(Xem: 10398)
Con đường sống của Phật giáo

Văn hóa được xem như sự phát triển của tinh ba nhân loại và trong vấn đề này văn hóa thực đã có sự liên hệ mật thiết đối với tôn giáo và luân lý. Bất cứ nơi nào nền văn hóa được nẩy nở dồi dào, chúng đều phát triển trên nền tảng của tôn giáo, những thói quen tốt đẹp, nhũng tập tục xã hội, nghệ thuật, văn chương, ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa và mọi công trình vĩ đại khác của quốc gia và dân chúng. Những điều đó đã phản ảnh sâu rộng sự cao quý tinh thần hay văn hóa của mỗi quốc gia và dân tộc.

Sự thật ai cũng nhận thấy rằng mọi tư tưởng văn hoá của các quốc gia Ðông Phương đều được nuôi dưỡng lớn mạnh bởi sự bồi đắp của Phật giáo mà nó được xem như là một trong những sản phẩm tuyệt hảo nhất của thế giới. Với một giáo lý vững bền, tồn tại qua hơn 2.500 năm, văn hoá Phật giáo đã làm phong phú đời sống tinh thần cho nhiều quốc gia Á Châu và những ảnh hưởng lành mạnh của nền văn hóa đó ngày nay đang còn được thể hiện trong nhiều nếp sống các dân tộc Ðông Phương qua tinh thần yêu chuộng hòa bình, khác hẳn với các quốc gia hiếu chiến Tây Phương.

Sự đóng góp của Phật giáo cho nhân loại được thể hiện trong hai phương diện: bồi đắp nền văn hóa và xây dựng tinh thần. Về tinh thần, nó bao gồm trong sự rèn luyện nếp sống con người hướng theo lý tưởng và những lời dạy đạo đức cao quý. Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống. Với những người khác, Phật giáo đã khơi nguồn sự theo đuổi văn hóa cùng thực hiện những công trình nghệ thuật của họ và hướng dẫn nhiều quốc gia ngăn cách bởi những hàng rào chủng tộc, địa lý, hướng về sự đoàn kết nhất trí trong tinh thần thân hữu hòa bình.

Tiến xa hơn nữa, Phật giáo đã từng xây dựng một lý tưởng xã hội Phật giáo như sự nhận xét dưới đây của một du khách ngoại quốc khi đến thăm Ấn Ðộ vào thời A Dục Vương đang trị vì “Không có kẻ trộm cướp, tất cả dân chúng đều thành thật chất phác, cuộc sống hòa bình và hạnh phúc được thể hiện khắp nơi trong nước. Không có sự tranh chấp giữa chủ và thợ, giữa chính quyền và dân chúng. Mọi quyền lợi và của cải được phân phối công bình và những hình thức tư bản bóc lột không bao giờ thấy xuất hiện”.

Nhưng bất cứ tôn giáo lớn nào trong lịch sử cũng đều thăng trầm theo hoàn cảnh quốc gia xã hội, nên Phật giáo cũng không thể thoát khỏi ngoài thông lệ ấy. Như sự sụp đổ của kinh thành Constantinople đã kéo theo sự suy tàn của đạo Cơ Ðốc, và sự phát triển sau này của nền khoa học đã đem lại sự sa đọa cho trào lưu tiến bộ của nền văn hóa Tây Phương. Cũng thế, sự suy yếu của Phật giáo với sự xâm lăng của ngoại quốc đã dẫn đến sự phá sản dần dần nền Phật giáo tại Ấn Ðộ.

Có hai đức tính quan trọng biểu thị cho đường lối sống theo Phật giáo, đó là tínhngay thậtđạo đức. Chính đời sống của đức Phật là một tấm gương hoàn toàn về hai đức tính chân thật và đạo đức. Ngài đã từ bỏ giang, sơn, ngôi báu, khoác vào mình chiếc áo tu hành khổ hạnh để tìm cho loài người con đường an vui giải thoát mà không màng đến sự tán thưởng hay lợi danh. Hằng ngày, Ngài đã vượt qua không biết bao nhiêu dặm đường, leo đồi lặn suối, lên thác xuống ghềnh để giảng truyền giáo lý cho mọi người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, thông minh hay ngu dốt. Ngài đã từng săn sóc và nuôi dưỡng những kẻ bệnh tật bởi chính bàn tay của Ngài; nâng đỡ những người bị ép chế, an ủi những người khổ đau và khai sáng cho những kẻ mê lầm. Vì đại nguyện cứu khổ cho loài người, Ngài đã lìa bỏ tất cả hạnh phúc cá nhân để sống theo hạnh nguyện khất sĩ của kẻ tu hành.

Ngày nay, giữa lúc đa số quần chúng đều mù quáng chạy theo thế giới Tây Phương vật chất để đi tìm mọi thú vui tình cảm, và ánh sáng văn minh ngoại giới đã che lấp sự cao khiết ở nội tâm con người, đời sống đức Phật cẩn được nêu cao như một tấm gương toàn hảo để cho tất cả mọi người chung tu sửa. Ðã đến lúc con người xa lìa những phiền toái của cuộc sống và chấm dứt sự tìm cầu mọi xa hoa lạc thú trong những y phục đắt tiền và vật chất thế gian. Ðã đến lúc con người cần dứt bỏ những tập quán và nếp sống xấu xa, phát sinh từ nền văn hóa ngoại lai để trở về theo con đường sống chân chính của Phật giáo, mà xưa kia đã từng được toàn thể dân tộc tôn kính. Người Phật tử nên ý thức rằng nguồn vui chân chính của con người không phải tìm thấy ở đời sống xa hoa vật chất bên ngoài hay những dục vọng thế gian mà là nơi những đức tính tốt đẹp vĩnh cữu trong tâm hồn, những thái độ khiêm nhường nhẫn nhục, những hành động lợi tha từ bi cao quý.

Con đường chân thật sống theo Phật giáo ngăn cấm con người không được giết hại sinh mạng trong bất cứ trường hợp nào và phải kính trọng tài sản của những kẻ khác. Nó không chấp nhận cuộc sống lang chạ bất chính, hay lừa dối đảo điên và dùng những thứ rượu làm say người. Ngoài năm giới cấm này được xem như những nguyên tắc đạo đức sơ đẳng nhất để áp dụng cho hàng Phật tử, còn có những bổn phận và trách nhiệm khác mà mỗi người con Phật bắt buộc phải chu toàn trong đời sống công dân và gia đình. Những điều này được đức Phật giảng dạy trong nhiều bộ kinh như Singalovada, Maha-Mangala v.v …..Nói tóm, tất cả những lời dạy đó đều thể hiện toàn bộ quy luật của Phật giáo về luân lý và đạo đức xã hội, bao gồm trong những bổn phận hàng ngày của mọi Phật tử đối với bất cứ cuộc sống nào của họ.

Chính những nguyên tắc đạo đức căn bản này, vào thời kỳ xa xôi khoảng thế kỷ thứ năm trước Thiên Chúa, đã được đức Phật đem thực hiện để xây dựng mối giao hảo giữa con người, nhằm thiết lập nền tảng cho một xã hội Phật giáo đích thực tại Á Ðông, và giúp cho sự phát triển của nền văn hóa Phật giáo đã được hơn phần ba nhân loại thấm nhuần mà di sản của nó hiện đang còn là nguồn khích lệ và sáng tạo cho hàng trăm triệu người trên thế giới. Bởi hành động đạo đức mà người Phật tử được xem như là cán bộ của một sức mạnh văn minh Phật giáo vĩ đại, một kẻ kế thừa và duy trì nền văn hóa đạo Phật tương lai. Bổn phận và trách nhiệm bắt buộc của hàng con Phật là phải bảo vệ và phát triển nền văn hóa Phật giáo đó, không riêng vì sự lợi ích cho chính họ là những Phật tử hiện đang sống mà cả đến những thế hệ con cháu họ mai sau .

Nhu cầu khẩn cấp của chúng ta hiện nay là cố gắng bành trướng Phật giáo, để có thể ngăn chận làn sóng duy vật đang xâm nhập phá hoại những di sản tinh thần và tập tục văn hóa cao đẹp của quốc gia này, một nỗ lực cần thiết để phục hưng lại những giá trị đạo đức cho tất cả mọi người Tích Lan. “Chúng ta đừng quên Tích Lan là một xã hội bao gồm nhiều sắc dân và tín ngưỡng. Cho nên, để có thể sống trong sự hòa thuận và giúp cho quốc gia tiến bộ, chúng ta nên biết kính trọng ý kiến lẫn nhau, thay vì nuôi dưỡng óc kỳ thị phân chia vì địa vị giai cấp, màu da và tôn giáo. Ðiều này không có nghĩa bảo chúng ta luôn luôn không được nghĩ đến tín ngưỡng hoặc dân tộc của mình, nhưng có ý nhắc nhở chúng ta khi muốn phát triển và nâng cao nền văn hóa hoặc quốc gia, chúng ta nên cố gắng tránh mọi sự gây tai hại và khổ đau cho những kẻ khác, dù lý tưởng của chúng ta theo đuổi có tốt đẹp đến đâu chăng nữa.”

Chúng ta phải luôn ý thức rằng, mọi tôn giáo tuy có khác biệt về hình thức diễn đạt chân lý, nhưng tất cả đều dạy con người làm việc lành. Mục đích chung của các tôn giáo là cứu con người thoát khỏi vực thẳm vô tôn giáo mà nó được xem như là mối đe dọa lớn lao nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại. Và khi chúng ta hành động tán dương những sai biệt của tôn giáo với ý niệm tạo nên sự hiềm khích giữa các tôn giáo, tức chúng ta đã phản lại chân tinh thần của tôn giáo đích thực vậy. Ðến đây, với những ai có thiện chí xây dựng xứ sở này, tưởng nên nhớ kỷ nguyên tắc khoan dung mà vị Thủ Tướng của chúng ta đã tóm tắt trong câu châm ngôn bình dân sau đây “Không ỷ vào đa số để đàn áp, không thấy mình thiểu số mà tỵ hiềm”.

Theo tạp chíJAYANTI tập1

số 10, phát hành tạiColombo (Tích Lan).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2019(Xem: 8280)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5304)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
01/12/2019(Xem: 9426)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5743)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10516)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
15/11/2019(Xem: 6759)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
10/11/2019(Xem: 8859)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
09/11/2019(Xem: 6790)
Kinh A Di Đà nói về pháp môn Niệm Phật. Đây là một pháp môn rất nhiệm mầu, dễ dụng công, rất an ổn, mau thành tựu46. Nhưng kinh A Di Đà rất khó tin, khó hiểu8. Vì vậy tôi đã soạn một số câu kinh, mượn một số lời giảng của các Tổ Tịnh Độ v..v.... để giải thích phần nào những chữ, những câu khó hiểu trong quyển kinh này.
01/11/2019(Xem: 8587)
Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]