Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường sống của Phật giáo

03/10/201009:51(Xem: 7817)
Con đường sống của Phật giáo

Văn hóa được xem như sự phát triển của tinh ba nhân loại và trong vấn đề này văn hóa thực đã có sự liên hệ mật thiết đối với tôn giáo và luân lý. Bất cứ nơi nào nền văn hóa được nẩy nở dồi dào, chúng đều phát triển trên nền tảng của tôn giáo, những thói quen tốt đẹp, nhũng tập tục xã hội, nghệ thuật, văn chương, ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa và mọi công trình vĩ đại khác của quốc gia và dân chúng. Những điều đó đã phản ảnh sâu rộng sự cao quý tinh thần hay văn hóa của mỗi quốc gia và dân tộc.

Sự thật ai cũng nhận thấy rằng mọi tư tưởng văn hoá của các quốc gia Ðông Phương đều được nuôi dưỡng lớn mạnh bởi sự bồi đắp của Phật giáo mà nó được xem như là một trong những sản phẩm tuyệt hảo nhất của thế giới. Với một giáo lý vững bền, tồn tại qua hơn 2.500 năm, văn hoá Phật giáo đã làm phong phú đời sống tinh thần cho nhiều quốc gia Á Châu và những ảnh hưởng lành mạnh của nền văn hóa đó ngày nay đang còn được thể hiện trong nhiều nếp sống các dân tộc Ðông Phương qua tinh thần yêu chuộng hòa bình, khác hẳn với các quốc gia hiếu chiến Tây Phương.

Sự đóng góp của Phật giáo cho nhân loại được thể hiện trong hai phương diện: bồi đắp nền văn hóa và xây dựng tinh thần. Về tinh thần, nó bao gồm trong sự rèn luyện nếp sống con người hướng theo lý tưởng và những lời dạy đạo đức cao quý. Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống. Với những người khác, Phật giáo đã khơi nguồn sự theo đuổi văn hóa cùng thực hiện những công trình nghệ thuật của họ và hướng dẫn nhiều quốc gia ngăn cách bởi những hàng rào chủng tộc, địa lý, hướng về sự đoàn kết nhất trí trong tinh thần thân hữu hòa bình.

Tiến xa hơn nữa, Phật giáo đã từng xây dựng một lý tưởng xã hội Phật giáo như sự nhận xét dưới đây của một du khách ngoại quốc khi đến thăm Ấn Ðộ vào thời A Dục Vương đang trị vì “Không có kẻ trộm cướp, tất cả dân chúng đều thành thật chất phác, cuộc sống hòa bình và hạnh phúc được thể hiện khắp nơi trong nước. Không có sự tranh chấp giữa chủ và thợ, giữa chính quyền và dân chúng. Mọi quyền lợi và của cải được phân phối công bình và những hình thức tư bản bóc lột không bao giờ thấy xuất hiện”.

Nhưng bất cứ tôn giáo lớn nào trong lịch sử cũng đều thăng trầm theo hoàn cảnh quốc gia xã hội, nên Phật giáo cũng không thể thoát khỏi ngoài thông lệ ấy. Như sự sụp đổ của kinh thành Constantinople đã kéo theo sự suy tàn của đạo Cơ Ðốc, và sự phát triển sau này của nền khoa học đã đem lại sự sa đọa cho trào lưu tiến bộ của nền văn hóa Tây Phương. Cũng thế, sự suy yếu của Phật giáo với sự xâm lăng của ngoại quốc đã dẫn đến sự phá sản dần dần nền Phật giáo tại Ấn Ðộ.

Có hai đức tính quan trọng biểu thị cho đường lối sống theo Phật giáo, đó là tínhngay thậtđạo đức. Chính đời sống của đức Phật là một tấm gương hoàn toàn về hai đức tính chân thật và đạo đức. Ngài đã từ bỏ giang, sơn, ngôi báu, khoác vào mình chiếc áo tu hành khổ hạnh để tìm cho loài người con đường an vui giải thoát mà không màng đến sự tán thưởng hay lợi danh. Hằng ngày, Ngài đã vượt qua không biết bao nhiêu dặm đường, leo đồi lặn suối, lên thác xuống ghềnh để giảng truyền giáo lý cho mọi người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, thông minh hay ngu dốt. Ngài đã từng săn sóc và nuôi dưỡng những kẻ bệnh tật bởi chính bàn tay của Ngài; nâng đỡ những người bị ép chế, an ủi những người khổ đau và khai sáng cho những kẻ mê lầm. Vì đại nguyện cứu khổ cho loài người, Ngài đã lìa bỏ tất cả hạnh phúc cá nhân để sống theo hạnh nguyện khất sĩ của kẻ tu hành.

Ngày nay, giữa lúc đa số quần chúng đều mù quáng chạy theo thế giới Tây Phương vật chất để đi tìm mọi thú vui tình cảm, và ánh sáng văn minh ngoại giới đã che lấp sự cao khiết ở nội tâm con người, đời sống đức Phật cẩn được nêu cao như một tấm gương toàn hảo để cho tất cả mọi người chung tu sửa. Ðã đến lúc con người xa lìa những phiền toái của cuộc sống và chấm dứt sự tìm cầu mọi xa hoa lạc thú trong những y phục đắt tiền và vật chất thế gian. Ðã đến lúc con người cần dứt bỏ những tập quán và nếp sống xấu xa, phát sinh từ nền văn hóa ngoại lai để trở về theo con đường sống chân chính của Phật giáo, mà xưa kia đã từng được toàn thể dân tộc tôn kính. Người Phật tử nên ý thức rằng nguồn vui chân chính của con người không phải tìm thấy ở đời sống xa hoa vật chất bên ngoài hay những dục vọng thế gian mà là nơi những đức tính tốt đẹp vĩnh cữu trong tâm hồn, những thái độ khiêm nhường nhẫn nhục, những hành động lợi tha từ bi cao quý.

Con đường chân thật sống theo Phật giáo ngăn cấm con người không được giết hại sinh mạng trong bất cứ trường hợp nào và phải kính trọng tài sản của những kẻ khác. Nó không chấp nhận cuộc sống lang chạ bất chính, hay lừa dối đảo điên và dùng những thứ rượu làm say người. Ngoài năm giới cấm này được xem như những nguyên tắc đạo đức sơ đẳng nhất để áp dụng cho hàng Phật tử, còn có những bổn phận và trách nhiệm khác mà mỗi người con Phật bắt buộc phải chu toàn trong đời sống công dân và gia đình. Những điều này được đức Phật giảng dạy trong nhiều bộ kinh như Singalovada, Maha-Mangala v.v …..Nói tóm, tất cả những lời dạy đó đều thể hiện toàn bộ quy luật của Phật giáo về luân lý và đạo đức xã hội, bao gồm trong những bổn phận hàng ngày của mọi Phật tử đối với bất cứ cuộc sống nào của họ.

Chính những nguyên tắc đạo đức căn bản này, vào thời kỳ xa xôi khoảng thế kỷ thứ năm trước Thiên Chúa, đã được đức Phật đem thực hiện để xây dựng mối giao hảo giữa con người, nhằm thiết lập nền tảng cho một xã hội Phật giáo đích thực tại Á Ðông, và giúp cho sự phát triển của nền văn hóa Phật giáo đã được hơn phần ba nhân loại thấm nhuần mà di sản của nó hiện đang còn là nguồn khích lệ và sáng tạo cho hàng trăm triệu người trên thế giới. Bởi hành động đạo đức mà người Phật tử được xem như là cán bộ của một sức mạnh văn minh Phật giáo vĩ đại, một kẻ kế thừa và duy trì nền văn hóa đạo Phật tương lai. Bổn phận và trách nhiệm bắt buộc của hàng con Phật là phải bảo vệ và phát triển nền văn hóa Phật giáo đó, không riêng vì sự lợi ích cho chính họ là những Phật tử hiện đang sống mà cả đến những thế hệ con cháu họ mai sau .

Nhu cầu khẩn cấp của chúng ta hiện nay là cố gắng bành trướng Phật giáo, để có thể ngăn chận làn sóng duy vật đang xâm nhập phá hoại những di sản tinh thần và tập tục văn hóa cao đẹp của quốc gia này, một nỗ lực cần thiết để phục hưng lại những giá trị đạo đức cho tất cả mọi người Tích Lan. “Chúng ta đừng quên Tích Lan là một xã hội bao gồm nhiều sắc dân và tín ngưỡng. Cho nên, để có thể sống trong sự hòa thuận và giúp cho quốc gia tiến bộ, chúng ta nên biết kính trọng ý kiến lẫn nhau, thay vì nuôi dưỡng óc kỳ thị phân chia vì địa vị giai cấp, màu da và tôn giáo. Ðiều này không có nghĩa bảo chúng ta luôn luôn không được nghĩ đến tín ngưỡng hoặc dân tộc của mình, nhưng có ý nhắc nhở chúng ta khi muốn phát triển và nâng cao nền văn hóa hoặc quốc gia, chúng ta nên cố gắng tránh mọi sự gây tai hại và khổ đau cho những kẻ khác, dù lý tưởng của chúng ta theo đuổi có tốt đẹp đến đâu chăng nữa.”

Chúng ta phải luôn ý thức rằng, mọi tôn giáo tuy có khác biệt về hình thức diễn đạt chân lý, nhưng tất cả đều dạy con người làm việc lành. Mục đích chung của các tôn giáo là cứu con người thoát khỏi vực thẳm vô tôn giáo mà nó được xem như là mối đe dọa lớn lao nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại. Và khi chúng ta hành động tán dương những sai biệt của tôn giáo với ý niệm tạo nên sự hiềm khích giữa các tôn giáo, tức chúng ta đã phản lại chân tinh thần của tôn giáo đích thực vậy. Ðến đây, với những ai có thiện chí xây dựng xứ sở này, tưởng nên nhớ kỷ nguyên tắc khoan dung mà vị Thủ Tướng của chúng ta đã tóm tắt trong câu châm ngôn bình dân sau đây “Không ỷ vào đa số để đàn áp, không thấy mình thiểu số mà tỵ hiềm”.

Theo tạp chíJAYANTI tập1

số 10, phát hành tạiColombo (Tích Lan).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2013(Xem: 8597)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 7578)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
24/05/2013(Xem: 5052)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 6090)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 9059)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 4869)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
10/05/2013(Xem: 5954)
Cách đây trên hai ngàn năm, hình ảnh Đức Phật thuyết Pháp tại ngọn núi Thứu linh thiêng vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng của những người con Phật. Hôm nay vào những ngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2013, đạo tràng Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức do Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Điển hướng dẫn. Nhìn các chủng tử của Như Lai với những khuôn mặt sáng ngời ngợi và tài giảng Pháp như những dòng Pháp nhũ thấm sâu vào tận lòng người, ta không còn lo sợ về thời mạt pháp sẽ quanh quẩn đâu đây.
09/05/2013(Xem: 6880)
Chúng ta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vật chất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệt nhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay ta bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567