Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba công dụng của Đạo Phật

03/10/201009:40(Xem: 7256)
Ba công dụng của Đạo Phật

phat thich caĐạo Phật có ba công dụng. Nếu chúng ta thật sự hiểu đạo Phật và hành đạo Phật thì ba công dụng này nhất định sẽ bộc lộ trong cuộc sống chúng ta, trên con người chúng ta, cũng như được cảm nhận sâu sắc trong nội tâm chúng ta. Còn nếu không, thì tức là chúng ta không hiểu biết thực sự, hay gọi là hiểu nhưng không có thực hành. Thật ra hiểu mà không hành có nghĩa là chưa hiểu thật sự, chỉ là hiểu nửa vời.

Ba công dụng đó là:

Một, nhân cách chúng ta phải ngày được hoàn thiện.

Hai, cuộc sống chúng ta phải ngày càng thêm hạnh phúc, vui tươi và kèm theo, chúng ta sẽ thêm sức khỏe, đỡ bệnh tật.

Ba, cống hiến của chúng ta cho xã hội, gia đình và cho sự nghiệp bản thân này càng nhiều, cụ thể và phong phú.

Tất nhiên, ba công dụng kể trên bổ sung cho nhau và có liên quan với nhau. Nhưng một điều quan trọng là chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo. Sách Phật hay dùng từ tỉnh giác. Đúng vậy, người Phật tử không được mơ màng, mà phải luôn luôn tỉnh táo, hay tỉnh giác. Hãy biết lấy con người chúng ta, kể cả thân và tâm làm đối tượng thực nghiệm, đồng thời cũng phải biết xem cuộc sống mà chúng ta đang sống là môi trường thực nghiệm. Theo kinh nghiệm nhận thức của bản thân tôi, một cuộc sống như vậy thật là tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Điều quan trọng thứ hai, là chúng ta phải hết sức thành thật với bản thân mình. Như lời Phật dạy, nếu trong tâm có tham thì biết tâm có tham, trong tâm có sân thì biết là có sân... chỉ khi nào biết rõ trong tâm mình đang có tham thì mới biết phân tích tại sao mình tham, và tham như vậy là đúng hay không đúng, có lợi hay là có hại đối với mình, và để đối trị lòng tham đó thì phải làm gì.v.v..

Đối với tất cả mọi ý nghĩ và cảm xúc khác, xuất hiện trong nội tâm, chúng ta cũng đều phải tỏ ra cảnh giác như vậy và tiến hành phân tích sâu sát như vậy. Đó là điều kiện cơ bản để cho nhân cách chúng ta ngày càng trở nên hoàn thiện. Đó là công dụng thứ nhất của đạo Phật. Chúng ta không thể nào chấp nhận tình hình một người tự xưng là Phật tử mà nhân cách ngày càng tồi tệ, tiếng xấu đồn xa, người có trí thì xa lánh, quần chúng thì ghét bỏ. Là Phật tử, anh có thể bị chê là trình độ Phật học kém, nhưng không thể bị chê là người thiếu nhân cách, một con người xấu. Không thể có một Phật tử mà lại là con người xảo trá, nói lời không thật, không được ai tin cậy.

Công dụng thứ hai của đạo Phật là cuộc sống của người Phật tử phải ngày càng hạnh phúc tươi vui. Đã làm người, ai cũng muốn có hạnh phúc và tránh đau khổ. Đạo Phật đáp ứng lòng mong muốn bình thường và tha thiết đó của con người, bằng cách chỉ bày cho con người nguồn gốc của hạnh phúc chân chính và vững bền là ở nội tâm, ở nơi bản thân mình, chứ không phải là tùy thuộc ở bên ngoài. Nói công dụng thứ hai gắn liền với công dụng thứ nhất là vì như vậy. Chính cuộc sống có đức hạnh đem lại cho con người niềm vui lớn nhất, hạnh phúc đích thực và lâu bền nhất. Trước hết, người Phật tử vui vì có được cái thân làm người. Điều này chứng tỏ trong các đời sống trước, chúnh ta đã sống một cuộc sống xứng đáng với cái thân làm người hôm nay. Hai nữa, người Phật tử vui vì hiểu rõ cuộc sống hiện tại và tương lai, kể cả cuộc sống kiếp sau, điều do bản thân mình quyết định, đều do ở mỗi ý nghĩ, lời nói và hành động của mình trong cuộc sống hiện tại, một cuộc sống mà chúng ta cảm nhận một cách rất vui vẻ là tươi sáng, trong sạch, hướng thượng.

Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người. Niềm vui của người Phật tử có tác dụng tỏa sáng. Không những tự bản thân mình vui, mà còn làm cho mọi người cùng vui. Một người Phật tử mà lại cau có, buồn chán sẽ là một mâu thuẫn, một vô lý, một cái gì đó trái với quy luật.

Và chính niềm vui nội tâm đó đem lại cho chúng ta sức khỏe, là kết quả lôgích của một tâm hồn trong sáng, của sự hài hòa giữa tâm và thân, giữa bản thân mình và ngoại cảnh. Nên luôn luôn nhớ rằng, đau ốm là do bố đại không được điều hòa, do một nội tâm đầy mâu thuẩn, không hài hòa, do vậy mà cũng không điều hòa được bốn đại.

Công dụng thứ ba của đạo Phật là đảm bảo một sự cống hiến tối đa của người Phật tử đối với xã hội, gia đình và sự nghiệp bản thân.

Đạo Phật cho rằng điều trở ngại lớn nhất, hạn chế, thậm chí triệt tiêu mọi cống hiến của chúng ta là lòng vị kỷ, cái "ta" của chúng ta quá lớn "Danh của ta", "lợi của ta", át hẳn mọi ý nghĩ và tình cảm đối với người khác, đối với xã hội. Mấu chốt thất bại của mọi sự nghiệp chính là ở chỗ đó. Đạo Phật dạy thuyết vô ngã chính là cho chúng ta chiếc chìa khóa thần diệu, giúp cho sự nghiệp chúng ta thành tựu viên mãn, giúp cho cống hiến của chúng ta đạt tới mức tối đa. Đây không phải là vấn đề lý thuyết mà là một vấn đề rất thực tiễn, mà chúng ta có thể cảm nhận hàng ngày trong mọi công việc làm lớn nhỏ của chúng ta.

Triết gia người Pháp, Blaise Pascal nói lên câu thời danh: "Cái ta là đáng ghét". Nhưng cái ta đáng ghét chính là ở chỗ nó hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự cống hiến đích thực của chúng ta cho xã hội, cho mọi người. Nên nhớ rằng mọi cống hiến đích thực cho sự nghiệp bản thân đều phải thôn qua và được chứng minh bởi sự cống hiến của chúng ta cho xã hội.

Một trở ngại thứ hai cho sự cống hiến là thiếu định tâm.

Một lúc mà làm hai ba việc thì sẽ không có công việc nào thành công tốt đẹp. Đó là bài học của thực tế. Làm bất cứ việc gì cũng phải để tâm chuyên nhất vào việc đó. Thiền học Phật giáo gọi đó là định tâm tích cực (positive samadhi).

Một người có thể kiêm một số chức vụ. Nhưng làm bất cứ việc gì đều phải chuyên nhất, tập trung toàn bộ tư tưởng và suy nghĩ của mình vào việc ấy. Chính đạo Phật dạy Phật dạy chúng ta phương pháp cụ thể để thành tựu một sự định tâm cao độ trong mọi công việc.

Ba công dụng trên của đạo Phật nếu được mọi người Phật tử chúng ta chấp nhận, thấu hiểu và thực hành hằng ngày, hằng giờ thì cuộc sống của mọi người chúng ta sẽ tốt đẹp biết bao, và xã hội và đất nước Việt Nam sẽ có khác gì tịnh độ, bởi vì như vua Trần Nhân Tông nói: "Tịnh độ là trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương". (Cư trần lạc đạo phú-Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2012(Xem: 7075)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
20/03/2012(Xem: 5150)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
19/03/2012(Xem: 8002)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
19/03/2012(Xem: 7055)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
17/03/2012(Xem: 7230)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
15/03/2012(Xem: 18714)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
11/03/2012(Xem: 6177)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
11/03/2012(Xem: 7507)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
10/03/2012(Xem: 6794)
Trong một quyển sách nhỏ « PhậtGiáo Nhập Môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008), tác giảFabrice Midal đã dành riêng một chương (chương 7, tr.123-137) để tóm lược thậtngắn gọn một số các khái niệm căn bản giúp chúng ta ôn lại những gì thật thiếtyếu trong giáo lý nhà Phật.
09/03/2012(Xem: 6653)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại thành phố Santa Clara, miền Bắc California, Hoa Kỳ từ ngày 02/8/ đến ngày 06/8/2012.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567