Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thờ cúng và Lễ bái

06/04/201215:29(Xem: 16123)
Thờ cúng và Lễ bái

THỜ CÚNG VÀ LỄ BÁI

HT Thích Thắng Hoan



Mục Lục


Lời Nhà Xuất Bản
Lời mở đầu
Lời Phát Đoan
I.VẤN ĐỀ THỜ
A. Ý nghĩa thờ
B. Cách thờ
C. Chỗ thờ
D. Giá trị nơi thờ
II. VẤN ĐỀ CÚNG
A. Ý nghĩa của sự cúng
B. Sự khác biệt cung dưỡng và cúng dường
C. Giá trị và quan mềm về sự cúng
D.Vấn đề ăn
E. Cách ăn của Tổ Tiên, Ông Bà
G. Cách cúng
H. Phụ Bản
1. Nghi cúng Ông Bà
2. Nghi thỉnh Vong
III VẤN ĐỀ LỄ BÁI
A. Định nghĩa
B. Nghi cách và ý nghĩa Lễ Bái
C. Quan mềm Lễ Bái
D. Về cách lạy của Thế Gian
E. Về cách lạy của Thánh Giáo
G. Lợi ích của sự Lễ Bái
IV. KẾT LUẬN
V. CÁC KINH LUẬN THAM KHẢO


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Con người sanh ra ở đời, ắt phải có tôn ti trật tự, có trước có sau, có trên có dưới, có lớn có nhỏ, có thứ lớp giai tầng, đó là một qui luật tự nhiên, không ai có thể chối cãi, phủ nhận hay từ bỏ. Đó là một đạo lý tuyệt đối là căn bản đạo đức, là c­ương kỷ, nề nếp mà các Ngài Giáo Chủ đứng lên lập đạo phải lấy nó làm nền tảng, chủ đích để dạy tập con ngư­ời bảo giữ nguồn gốc tôn ti trật tự, để qui định cho sự hòa hiệp sống chung, thái bình an lạc trong cõi đời. Từ đó mà vấn đề “THỜ CÚNG và LỄ BÁI” đ­ược đặt ra.

Đây là phư­ơng pháp hay ph­ong cách giáohóa rất quan trọng của đời sống nhân loại; cũng lại là một giáo lý tốt đẹp làm nền tảng cho sự th­ương yêu, thân thiện, cung kính, lễ phép với nhau trong cuộc sống. Một cung cách xử sự liên quan truyền kiếp và nối tiếp đời đời đối với loài ng­ười nói riêng và vạn vật chúng sanh nói chung. Nhất là sự liên quan truyền nối giữa kẻ còn ng­ười mất của nhân loại. Lại nữa, truyền thống và tập tục của ngư­ời Á đông càng thâm thiết hệ trọng hơn, từ trong guồng máy gia đình giòng tộc đến các tổ chức Tôn giáo Tín ngư­ỡng tâm Linh như­ Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo v.v... Tác phẩm “Thờ Cúng và Lễ Bái” này do Hòa Th­ượng Thích Thắng Hoan, một nhà Duy Thức Học, một vị Giáo Phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ đã dày công nghiên cứu và biên soạn, làm tài liệu căn bản cho mọi giới đồng bào Phật tử Việt Nam, nhất là đồng hư­ơng tị nạn nơi đất khách quê ng­ười có quá nhiều phức tạp nhiều khê.

Đây là một Pháp Bảo cung ứng nhu cầu thiết thực cho đại đa số quần chúng Việt Nam. Là kim chỉ nam cho ngư­ời Phật tử từ hạng bậc sơ cơ cho chí đếnnhững ngư­ời trí thức mà ch­ưa hề quan tâm đến vấn đề Thờ Cúng và Lễ Bái, nó có một tácdụng hữu ích như­ thế nào cho cuộc sống mà các Ngài khai đạo đã mở đ­ường giáo hóa nhân sanh bằng qui cũ trong sự Thờ Cúng và Lễ Bái nầy vậy.

Tác phẩm “THỜ CÚNG VÀ Lễ BÁI” đã dẫn giải, phân bày rất là khúc chiết, mạch lạc và cụ thể, sẽ giúp cho độc giả hiểu biết rõ ràng hơn tầm quan trọng của sự Thờ Cúng và Lễ Bái. Nhà Xuất Bản Nguồn Sống chúng tôi xin đ­ược hân hạnh Giới thiệu đến quí đồng bào Việt Nam trong và ngoài n­ước; Quí đồng hư­ơng Phật tử ở rải rác khắp Năm Châu Thế giới với tác phẩm “Thờ Cúng Và Lễ Bái” nầy.

Trân trọng,

Rằm tháng Giêng năm Giáp Tuất (1994) tại San Jose, California.

Thư­ợng Tọa Thích Giác Lư­ợng.

***

LỜI MỞ ĐẦU

Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.

Ngư­ời Thờ Cúng Và Lễ Bái thì nhiều nh­ưng ngư­ời hiểu rõ ý nghĩa và giá trị vấn đề thì lại quá hiếm. Nhất là những ng­ười Việt Nam tỵ nạn ra nư­ớc ngoài ít ai thông hiểu về ý nghĩa và giá trị của sự Thờ Cúng Và Lễ Bái. Họ cũng thiết lập bàn thờ và tổ chức nghi lễ trong nhà có tính cách giả chiến, hời hợt tạm bợ cho có lệ theo tập tục cổ truyền, như­ng việc làm của họ thiếu sự tôn kính thiêng liêng. Thành thử vấn đề Thờ Cúng Và Lễ Bái không tạo đ­ược niềm tin vững chắc cho thế hệ con cháu trẻ tuổi tân học.

Ngoài ra, lại có một số ng­ười lợi dụng niềm tin và sự hiểu biết nông cạn của đa số quần chúng trong việc Thờ Cúng Và Lễ Bái, nên họ đã manh nha khai thác tận cùng vấn đề mê tín dị đoan nhằm mục đích buôn bán làm ăn. Họ bày vẽ thêm nhiều nghi cách mơ hồ vô nghĩa, khiến cho việc Thờ Cúng Và Lễ Bái trở nên phức tạp để độc quyền tín ngư­ỡng. Họ vô tình làm giảm giá trị Truyền Thống Văn Hóa lâu đời của Dân Tộc về ý nghĩa Thờ Cúng Và Lễ Bái. Đã vậy lại thêm một số ngư­ời Trí Thức có thành kiến, họ bôi bác và kết án, cho việc Thờ Cúng Và Lễ Bái là một hình thức hoang đ­ường.

Những lý do trên thúc đẩy chúng tôi cho ra quyển sách: “Vấn Đề Thờ Cúng Và Lễ Bái”. Tác phẩm này không có cao vọng lột trần được toàn diện chiều sâu ý nghĩa và giá trị của vấn đề. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày một vài quan điểm có tính cách biện minh lý giải ý nghĩa và giá trị của sự “Thờ Cúng Và Lễ Bái” qua lăng kính Phật Giáo.

Hơn nữa, sự ra đời của quyển sách “Vấn Đề Thờ Cúng Và Lễ Bái” nhằm đóng góp một phần nào trong phong trào phục h­ưng nền Văn Hóa Dân Tộc và tạo cơ hội phục vụ cho Cộng Đồng Việt Nam ở hải ngoại về mặt Tín Ng­ưỡng. Nền Văn Hóa Dân Tộc cần phải đư­ợc phát huy rộng lớn và làm sáng tỏ quan điểm Truyền Thống lâu đời qua nhiều khía cạnh trong mọi lãnh vực, để làm khuôn vàng thư­ớc ngọc cho ng­ười Việt ly hư­ơng n­ương tựa sống còn. Quyển sách nhỏ này đ­ược gói ghém bằng một tâm nguyện khiêm tốn hầu đóng góp vào kho tàng Văn Hóa Phật Giáo và Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam, xem như­ một công tác hiếm hoi, hư­ớng trở về Nguồn, phụng sự Chánh Pháp. Tác phẩm “Vấn Đề Thờ Cúng Và Lễ Bái” nhất định còn thiếu sót nhiều về mặt hình thức cũng như­ nội dung. Chúng tôi kính mong các bậc cao minh chỉ bảo góp ý thêm để cho tác phẩm có giá trị và đầy đủ hơn khi tái bản.

Cẩn bút

THẮNG HOAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2021(Xem: 4546)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7373)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4779)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4889)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5338)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10308)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9131)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6427)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8823)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5006)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]