Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Giới - Ba Cõi

27/09/201013:25(Xem: 8524)
Tam Giới - Ba Cõi
Ba cõi cũng tức là vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức, khiến không tự phát hiện và thắp sáng được khả năng ấy, cho nên cứ phải quanh quẩn mãi trong ba cõi.

Còn ở trong ba cõi là còn bị phiền não chi phối. Chỉ khi nào đạt được quả vị giác ngộ thì mới được giải thoát ra khỏi ba cõi – tức là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Ba cõi đó là:


1. Cõi Dục (Dục giới). “Dục” là ham muốn. Cõi Dục là cõi của thực phẩm, ước muốn vật chất và dục vọng thể xác. Chúng sinh trong cõi này vì đam mê theo các “thú vui” về sắc tướng, âm thanh, mùi hương, ăn uống, chạm xúc và dâm dục cho nên luôn luôn gây ra nhiều tội lỗi, tai họa và khổ đau. Các loài chúng sinh trong cõi Dục này gồm có: Người, A-tu-la, Địa-ngục, Ngạ-quỉ và Súc-sinh. Trong 5 loài này thì loài Người có tâm ý phát triển cao hơn hết, là cảnh giới có khổ đau và hạnh phúc lẫn lộn. Bởi vậy, các vị Bồ-tát thường chọn sinh vào thế giới loài Người, nơi có nhiều hoàn cảnh thuận lợi, để phụng sự chúng sinh và tu tập các pháp môn cần thiết sau cùng để thành tựu quả Phật. Cũng bao gồm trong phạm vi cõi Dục này còn có 6 cõi Trời, tuy hưởng được nhiều phước báo hơn loài Người, nhưng vẫn là những phước báo tạm bợ, và trí tuệ thì không hơn loài Người. Chúng sinh trong 6 cõi này vẫn có hình sắc, nhưng phần vật chất của họ vô cùng vi tế, mắt người thường không thể trông thấy được. Họ đều là hóa sinh, cũng mang hình thể nam, nữ, với đầy đủ các thứ dục vọng như con người. Sáu cõi Trời của cõi Dục (Lục Dục thiên) này, từ thấp lên cao gồm có: Tứ-vương, Đao-lợi (cũng gọi là cõi trời Ba-mươi-ba – tam thập tam thiên), Dạ-ma, Đâu-suất, Hóa-lạc và Tha-hóa-tự-tại.


2. Cõi Sắc (Sắc giới). “Sắc” là hình tướng, vật chất. Đây là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, vật chất như thân thể, cung điện v.v..., nhưng rất vi tế, đẹp đẽ, tinh diệu. Các vị trời ở đây không có tướng nam nữ, không có tham dục như ở cõi Dục, chỉ sống trong thiền định. Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định, cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời:


a) Cõi Sơ-thiền (Sơ-thiền thiên), gồm 3 cõi Trời: Phạm-chúng (các vị trời tùy tùng của các vị Phạm Thiên), Phạm-phụ (các vị trời thân cận các vị Phạm Thiên), Đại-phạm (các vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, tuổi thọ cao nhất trong cõi Sơ-thiền). Các vị Phạm Thiên ở các cõi này có thân thể khác nhau, nhưng cách suy nghĩ thì đều giống nhau, và trong tám thức thì không còn có tị thức và thiệt thức hoạt động.


b) Cõi Nhị-thiền (Nhị-thiền thiên), gồm 3 cõi Trời: Thiểu-quang (các vị Phạm Thiên có chút ít ánh sáng), Vô-lượng-quang (các vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng), Quang-âm (các vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ). Cõi Nhị-thiền này có rất nhiều ánh sáng. Các vị Phạm Thiên ở đây đều có thân thể giống nhau nhưng cách suy nghĩ thì khác nhau, và trong tám thức thì từ cõi Nhị-thiền này trở lên, cả năm thức cảm giác đều không còn hoạt động.


c) Cõi Tam-thiền (Tam-thiền thiên), gồm 3 cõi Trời: Thiểu-tịnh (có hào quang nhỏ), Vô-lượng-tịnh (có hào quang vô hạn), Biến-tịnh (có hào quang không xao động). Cõi Tam-thiền này mọi sự đều thanh tịnh, cả thân và tâm của các vị Phạm Thiên đều hoàn toàn giống nhau.


d) Cõi Tứ-thiền (Tứ thiền thiên), gồm 9 cõi Trời: Vô-vân (cảnh giới quang đãng), Phước-sinh (cảnh giới trường cửu), Quảng-quả (hưởng phước báo rộng lớn), Vô-phiền (hoàn toàn tinh khiết), Vô-nhiệt (hoàn toàn thanh tịnh), Thiện-kiến (cảnh giới đẹp đẽ), Thiện-hiện (hoàn toàn tự tại), Sắc-cứu-cánh (cảnh giới tối thượng), Vô-tưởng (không còn tư tưởng). Đây là cõi cao nhất của Sắc giới, chúng sinh sống trong cảnh giới thiền định sâu xa, hoàn toàn tịch tịnh, chẳng những năm thức cảm giác mà cả ý thức cũng không còn hoạt động nữa.


3. Cõi Vô-sắc (Vô-sắc giới).


Cõi này hoàn toàn không còn có vật chất, hình thể, cho nên cũng không có tướng nam nữ, không có dục vọng, mà chỉ thuần có nghiệp thức trú trong các cảnh giới thiền định thâm diệu. Đây là cõi cao nhất trong ba cõi, gồm có 4 cõi Trời:


a) Cõi Không-gian vô-biên (Không vô biên xứ thiên): Cảnh giới của các vị trời chỉ thấy có không gian vô biên, đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là không vô biên xứ định.


b) Cõi Tâm-thức vô-biên (Thức vô biên xứ thiên): Cõi chỉ thấy có tâm thức vô biên, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là thức vô biên xứ định.


c) Cõi Vô-sở-hữu (Vô sở hữu xứ thiên): Cõi này không còn có bất cứ một hiện tượng gì, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là vô sở hữu xứ định.


d) Cõi Phi-tưởng phi-phi-tưởng (Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên): Cõi này không có tri giác mà cũng không phải là không có tri giác, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ định.


Trong sách Đức Phật và Phật Pháp (Phạm Kim Khánh dịch), hoà thượng Narada Maha Thera có nói: “Nên ghi nhận rằng đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lí thuyết về vũ trụ. Dầu những cảnh giới trên có hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lí của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin một điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với sự suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lí trí hữu hạn của ta không thể quan niệm được, thì điều ấy cũng không phải hoàn toàn là chính đáng.”


(Hellboy Sưu tầm)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2016(Xem: 7841)
Tổng thống Obama đã rời Việt Nam đi Nhật Bản với một sứ mệnh khác. Trên các trang mạng, facebook.com… tin tức về ông đã lắng dịu xuống. Về phương diện ngoại giao của đất nước Việt Nam chúng ta trong thời cận đại, chưa có vị nguyên thủ của nước nào khác được vinh dự như Tổng thống Obama trong những ngày qua. Nhân dân của thành phố Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh mừng đón ông, như mừng đón người thân đi xa nhiều năm trở về. Chính ngoại trưởng John Kerry cũng có phát biểu: “Việt Nam có lẽ là nơi người dân chào đón Tổng thống Obama đông nhất”.
30/05/2016(Xem: 6564)
“Này các Kàlàmà! 1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, 2- Chớ có tin vì nghe truyền thống, 3- Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, 4- Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, 5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, 6- Chớ có tin vì đúng theo một lập trường, 7- Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, 8- Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, 9- Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, 10- Chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v.. Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.
26/05/2016(Xem: 45271)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuỳ từ chứng minh gia hộ. Quý vị cũng biết rằng giày của Tổng Thống Mỹ lúc nào cũng sạch sẽ bởi suốt ngày hầu như được đi trên những tấm thảm sang trọng sạch sẻ. Vậy mà khi vào chánh điện lễ Phật, Người đã tự cúi mình xuống cởi bỏ giày mới vào chánh điện. Quý vị đừng nghĩ cúi mình là thấp hèn. Một vị Bồ Tát cúi mình để kính lễ Phật, một vị Bồ Tát hằng ngày cũng cúi mình phụng sự chúng sanh và nhân loại, đó là một hành động từ bi, nhân cách vĩ đại.
26/05/2016(Xem: 6719)
Trước khi đề cập tới “chánh ngữ” cần phân biệt sự khác biệt giữa lời phát biểu thuộc dạng bày tỏ “ý kiến” hay phát biểu về “sự kiện”. Ý kiến (opinion): Khi đưa ra cái nhận xét, đánh giá về một sự vật, một con người, hay một hành động thì đó được gọi là “ý kiến”. Thí dụ một nhân vật trong cộng đồng, có người ca tụng là giỏi giang và khiêm tốn. Nhưng lại có người chê là tầm thường và hám danh. Lời bày tỏ ý kiến của hai người trên hoàn toàn khác nhau, không dễ chứng minh được là đúng hoặc sai.
26/05/2016(Xem: 9793)
21h30 ngày 22/5, chuyên cơ Air Force One chở ông Barack Obama cùng đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 3 ngày. Tổng thống Obama và các lãnh đạo Việt Nam đã tập trung thảo luận về tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, giao lưu giữa nhân dân hai nước, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới. Sau hơn 20 năm Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, Barack Obama là tổng thống thứ ba tới Việt Nam sau các cựu Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush. Trong bộ vest đen, sơ mi trắng, người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới tươi cười bước xuống. Ảnh: Giang Huy.
25/05/2016(Xem: 18077)
Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam là câu chuyện được bàn tán khắp nơi trong những ngày này. Người dân Việt Nam muốn được tận mắt gặp gỡ và chứng kiến sự hiện diện của “người đàn ông quyền lực nhất thế giới”. Và mỗi người ấn tượng về ông một cách khác nhau. Cá nhân tôi rất xúc động khi được nghe Tổng thống Obama trực tiếp thốt ra từ chính ông về người thầy của tôi, về Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Việt của chúng ta: “In true dialogue both sides are willing to change” tạm dịch ra tiếng việt là “Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi”. Những lời thú vị này được người đứng đầu nước Mỹ nói ra hôm nay tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình trong buổi nói chuyện với giới trí thức và học sinh, sinh viên Thủ đô Hà Nội.
21/05/2016(Xem: 7313)
Trước ngày Phật Đản, chúng tôi được chị Hải Âu mời đến nhà. Chúng tôi (nhất là mấy cô đồng nghiệp) luôn luôn thích đến đây. Ngày trước, tôi cứ nghĩ các bạn ấy muốn đến chơi bởi được chị Hải Âu chiều chuộng: nhà có đủ món ngon, sạch, tươi thậm chí là cao cấp. Bởi chủ nhà dễ tính, chiều khách, sống yêu đời. Bởi không khí của ngôi nhà nhỏ rất thoáng đãng, dễ chịu. Bởi được ngắm nhiều thức, đọc nhiều sách ở đây… Tuy nhiên lần này tôi mới phát hiện ra thêm rằng không chỉ có vậy.
21/05/2016(Xem: 12676)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
21/05/2016(Xem: 9656)
Một lần nọ, Tôn giả Xá Lợi Phất cung kính đảnh lễ Đức Phật Thích Ca và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chư Phật khắp mười phương, ở cả ba đời quá khứ - hiện tại - vị lai, không ai có trí tuệ và sự chứng đắc siêu việt bằng Thế Tôn”. Đức Phật Thích Ca trả lời: “Này Xá Lợi Phất, đừng nói quá lời như thế. Tất cả chư Phật đều bình đẳng ở trí tuệ, từ bi và hùng lực”.
21/05/2016(Xem: 9430)
Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt 88 thường khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - Chung Cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng kinh Khánh Đản ai đó làm rơi ( hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]