Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

11/03/201207:20(Xem: 9663)
HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012
HT. Tịnh Không chính thức trả lời
những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012


tinhkhong-00123Các vị đồng tu, các vị pháp sư: Xin mời ngồi. Buổi giảng kinh hôm nay, chúng ta dành nửa giờ đồng hồ để trả lời một số câu hỏi. Buổi tối hôm qua có đồng tu từ Bắc Kinh mang đến cho tôi 10 câu hỏi, đều là liên quan đến các lần giảng kinh gần đây, đặc biệt là ở trong khoa chú - tập 94 có nói về tai nạn vào cuối năm 2012, trích dẫn từ trong tập đĩa này.

(Video đầy đủ xem tại đây)

Câu hỏi số 1: Có một đồng tu tự ý trích đoạn từ tập đĩa này, rút gọn lại thành 1 đĩa, lưu truyền rộng khắp.

HT Tịnh Không trả lời:Đây không phải là một việc tốt, không nên làm như vậy, muốn lưu truyền thì phải lưu truyền trước sau đầy đủ, bởi vì nếu như trước sau người xem đều xem qua hết, thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Cho nên việc này là thuộc về trích dẫn cắt xén, chỉ nghe cái đoạn đó mà những đoạn trước và sau đều không biết, cho nên sẽ sanh ra một số hiểu lầm. Nếu bạn nghe trọn vẹn qua hết một lượt thì vấn đề được giải quyết rồi.

Sự việc này xảy ra vì cho rằng ngày 21 tháng 12 năm 2012 tai nạn “nhất định” sẽ xảy ra. Tôi không hề nói như vậy, tôi trước giờ không hề dám nói từ "nhất định", tôi chỉ nói tôi đã xem qua rất nhiều tin tức bên ngoài nói về việc này, nói là có khả năng xảy tai nạn mà thôi. Thế nhưng dù tin tức bên ngoài nói như vậy, tôi cũng không cho là quan trọng, tại vì sao? Phật đã nói với chúng ta: Pháp vốn dĩ là không cố định, không có định pháp, tại vì sao không có định pháp? Bất cứ sự việc gì trên thế giới đều đang thay đổi mỗi ngày, không có gì là bất biến.

Vận mạng của con người cũng là như vậy, các vị xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” thì liền biết được, tiên sinh Viên Liễu Phàm lúc 15 tuổi đã được Khổng tiên sinh đoán mạng rất chính xác, đoán đúng được nhiều năm, đoán cuộc đời ông khi ông đến 53 tuổi thì mạng chung. Trong khoảng 20 năm liên tiếp, mỗi năm tiên sinh Liễu Phàm đều có trải nghiệm nhiều sự việc hoàn toàn đúng với lời tiên đoán của Khổng tiên sinh cho nên tâm lý của ông buông xuôi, không khởi một ý niệm nào, ông nói tôi có ý niệm cũng không ích gì, vận mạng đã định rồi.

Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt. Khởi lên một niệm thiện thì vận mạng của bạn được thêm vào một điểm tốt, khởi lên một niệm ác thì bị giảm đi một điểm, đại ý là như vậy, nó ngày ngày có thêm bớt cộng trừ, bạn làm sao có thể nói nó là "nhất định" được chứ? Phật cũng không thể nói nhất định, cái đạo lý này chúng ta phải hiểu.

Hiện tại, các nhà khoa học ngành vật lý lượng tử đã phát hiện ra một số bí mật của vũ trụ, đã báo cáo với chúng ta, chúng ta sau khi xem rồi, nhận thấy báo cáo của họ hoàn toàn tương đồng với những gì trên Kinh Phật đã nói, trong đó có một nguyên tắc chung, chính là không có định pháp, Phật đã nói: "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh". Hiện tại khoa học gia lượng tử đã chứng minh. Cái tâm tưởng đó trước một giây cùng sau một giây là không như nhau, thì bạn làm sao có thể nói là "nhất định"? Cách nói khẳng định như vậy thì đã sai quá nghiêm trọng rồi, chúng ta phải biết mọi thứ mỗi ngày đều đang thay đổi.

Tai nạn đó từ nơi nào mà sanh ra? Là từ nơi ý niệm bất thiện mà tạo thành. Chúng ta một niệm hướng thiện, tai nạn liền được hóa giải rồi. Cho nên năm trước có mấy vị khoa học gia tổ chức hội nghị ở Sydney, học viện của chúng ta có phái 8 đồng tu đến tham gia, pháp sư Định Hoằng cũng có tham gia hội nghị này, nghe qua báo cáo của họ. Ngày đầu tiên thì nghe qua báo cáo những thành tựu đạt được của các chuyên gia vật lý lượng tử, suốt ngày hôm sau thì chuyên đề thảo luận vấn đề của năm 2012, đến sau cùng là do một vị tiến sĩ Hoa Kỳ làm báo cáo tổng kết.

Khi tổng kết họ nói với chúng ta, năm 2012 không phải là ngày tàn của thế giới, ngày 21 tháng 12 không phải là ngày tận thế, hy vọng cư dân trên địa cầu từ nay đến thời điểm đó có thể thức tỉnh, mọi người đều có thể làm đến được "bỏ ác dương thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm", tai nạn này liền sẽ không còn, liền có thể hóa giải. Cái đạo lý này là căn cứ từ lý luận của lượng tử học mà biết được, chính là tất cả pháp, giống như Phật đã nói với chúng ta: "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh", nó là từ ý niệm, một niệm ác của chúng ta khởi lên là khởi nguồn cho tai nạn xảy ra, khi một niệm thiện khởi lên, tai nạn này liền không có, hoàn toàn giống như Phật pháp đã nói.

Cho nên không thể nói "nhất định" có thể xảy ra, nói "nhất định" xảy ra ở vào mức độ nào đó cũng đều không thể nói, mỗi ngày đều có tăng giảm thêm bớt. Nếu như cái niệm ác này của chúng ta mà quá nhiều thì tai nạn này có thể sẽ xảy ra sớm hơn, không phải là ở vào ngày hôm đó, có thể sớm hơn nửa năm, có thể sớm hơn mấy tháng v.v…Ngược lại, nếu như khi niệm thiện của chúng ta nhiều, các ác niệm bị đè phục, vậy thì tai nạn sẽ bị đẩy lùi, có thể lùi lại vài năm, lùi lại mười mấy năm, nó sẽ lùi lại, cho nên nó không nhất định. Khi ác niệm của chúng ta hoàn toàn không có, chỉ có niệm thiện khởi lên thì tai nạn này liền sẽ không có, hoàn toàn hóa giải hết.

Cho nên bí mật của niệm lực gần đây được khoa học gia phát hiện, việc này rất có đạo lý. Những gì Phật nói ra 3000 năm trước, hiện tại 30 năm gần đây được các nhà khoa học gia phát hiện, hoàn toàn giống như Phật đã nói trong Kinh điển. Ngày trước chúng ta không xem thấy báo cáo của khoa học, đối với những gì Phật nói đều tin tưởng, Phật không vọng ngữ, Phật nói ra chúng ta tin tưởng, thế nhưng cái đạo lý này không thông, luôn là có một chút nghi hoặc. 99% tin tưởng Phật, vẫn còn có một phần trăm nghi hoặc, đó cũng vẫn là nghi hoặc. Ngay khi chúng ta xem thấy báo cáo của các nhà khoa học, cái nghi hoặc này mới dứt hết, chúng ta mới hoàn toàn tin tưởng, không có chút nào nghi hoặc. Cho nên ý niệm làm chủ tất cả, cái đạo lý này chúng ta không thể không biết.

Phần tiếp theo câu hỏi:

…Cho đến có một số người nghe tin này buông bỏ tất cả thế giới, niệm Phật vãng sanh, từ bỏ công việc, gia đình, hoặc tập trung lại một chỗ, hoặc ở trên núi, hoặc ở riêng một mình trong phòng v.v…mọi người tập trung lại cùng nhau không ăn, không uống, không ngủ, muốn học theo pháp sư Oánh Kha niệm Phật vãng sanh, và còn nói đây là phương pháp tốt mà lão pháp sư dạy cho chúng ta tránh khỏi tai nạn năm 2012, tạo ra ảnh hưởng rất xấu cho quốc gia và xã hội. Trong tâm đệ tử có nghi hoặc, kính xin lão pháp sư từ bi giải thích.

HT Tịnh Không trả lời: Đây là do cắt xén lời văn mà sanh ra, nếu đem mấy tập mà tôi giảng trước và sau đại khái có khoảng 6 đến 7 tập, sau khi bạn xem qua hết, thì vấn đề này liền được giải quyết. Không phải là như vậy, trên kệ khai Kinh có nói "nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa", ý nghĩa mà tôi giảng các vị không hiểu rõ, các vị đã hiểu sai rồi, đó là cái ý của chính các vị, không phải là ý của tôi.Nếu như học Phật chân thật vì chính mình, vì tự tư tự lợi, Thích Ca Mâu Ni Phật lại hà tất phải giảng Kinh dạy học suốt 49 khổ cực như vậy để làm gì, tại vì sao Ngài không vào Đại Niết Bàn sớm? Tại vì sao không đi đến thế giới Cực Lạc sớm hơn? Lại đi làm việc khổ cực này, có ý nghĩa gì, nhà Phật nói Từ Bi ở đâu!

Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” - thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật. Nếu như nói cái ta này có sanh tử, còn đi đầu thai, còn có cái gì là kiếp trước đời sau…Không hề có. Cho nên vấn đề chính ngay chỗ này. Chân thật từ nơi Phật pháp nói, Phật pháp vẫn không gọi là linh hồn, gọi là Linh Tánh. Kỳ thật nếu gọi là linh hồn thì cái hồn đó tuyệt nhiên không linh, nếu như là linh thì nó sẽ chọn thế giới Cực Lạc để đi, hà tất phải đi vào sáu cõi luân hồi chứ? Nó không linh! Không nên gọi là linh hồn mà gọi là mê hồn, quyết định không phải là linh hồn.

Khổng Tử nói rất hay, Khổng Tử đã nói ở trong "Dị Hệ Từ", "Du Hồn Vi Biến", trong đây Ngài nói được rất hay. Bởi vì hồn đích thực là biến hóa của nó quá lớn, tốc độ quá nhanh, nói du hồn là nói được rất chính xác. Có thể thấy được Khổng Tử không phải không biết đối với việc này, ông nói "Du Hồn Vi Biến", chính là nói sáu cõi luân hồi, nói "Tinh Khí Vi Vật", đó chính là nói quan hệ của hiện tượng tinh thần cùng hiện tượng vật chất, ngày nay khi chúng ta từ nơi tri thức của lượng tử lực học để giải thích hai câu nói này thì rất dễ dàng hiểu rõ. Hiện tượng vật chất đích thực là do hiện tượng tinh thần biến hiện ra, cho nên gọi là “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”.

Mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, Chánh Báo chính là du hồn vi biến, căn cứ vào cái gì để thay đổi? Căn cứ vào ý niệm của chính mình. Cho nên khi ý niệm sanh ra, thánh nhân người xưa nói rất hay: “bổn tánh vốn thiện”, Phật nói lại càng hay hơn: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, Thích Ca nói vốn dĩ là Phật, tổ tông chúng ta nói bổn tánh vốn thiện, là một ý nghĩa. Vốn thiện không phải là thiện của thiện và ác, “vốn thiện” – cái thiện đó là tán thán, nó quá viên mãn, không có chút kém khuyết nào. Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói một câu "tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai", đây chính là bổn thiện. Có trí tuệ viên mãn, có đức hạnh viên mãn, có tướng hảo viên mãn, tướng hảo là thuộc về phước báo, cho nên tướng hảo phước báo đều là viên mãn, đây là “vốn thiện”.

Mê mất đi tự tánh thì trí tuệ đức tướng của chúng ta liền bị bóp méo đi, bị biến chất. Có khởi được tác dụng hay không? Có. Tác dụng gì vậy? Hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta chính là tác dụng, thế nhưng tác dụng này đã bị biến chất rồi.

Gíao dục của Phật là gì? Không gì khác hơn, dạy bảo chúng ta làm thế nào để quay về với tự tánh, giáo dục truyền thống của chúng ta là dạy cái gì? Dạy chúng ta quay về với bổn tánh, thì sẽ trở thành thánh nhân. Nếu quay chưa về được đến nơi, đó là hiền nhân. Đang trên đường quay trở về, đó gọi là quân tử. Ở trong Phật pháp cũng là như vậy, quay về được viên mãn thì gọi là Phật Đà, quay về chưa được đến nơi, thì gọi là Bồ Tát , đang trên đường quay về đó là A La Hán, cùng đồng một đạo lý. Đây là thánh học, học vấn của thánh nhân, chân thật làm đến được viên mãn cứu cánh triệt để.

Cho nên "Phật pháp ở thế gian thì không thể lìa thế gian giác".Câu nói này quan trọng, hay nói cách khác lìa khỏi thế gian thì bạn không thể giác, bạn không rời thế gian thì bạn mới có thể giác, làm sao mà bạn có thể từ bỏ đi công việc, buông bỏ gia đình? Đó là bạn không gánh vác trách nhiệm, bạn học Phật hiểu biết không thấu triệt, chỉ nghe lời truyền miệng, bạn không nên có cách làm như vậy.

Xuất gia có thể thành Phật là đúng, Thích Ca Mâu Ni Phật đã biểu diễn cho chúng ta xem thấy, xuất gia thành Phật nhưng tại gia cũng có thể thành Phật. Khi Phật Thích Ca còn tại thế, người bên ngoài không biết, người học Phật thì biết, có hai vị Phật đồng thời xuất hiện, một là Thích Ca Mâu Ni Phật, vị thứ hai là một vị Phật ở tại gia, cư sĩ Duy Ma Cật, người không học Phật thì không biết. Cư Sĩ Duy Ma Cật nói pháp, Phật Thích Ca phái Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất… những vị đại đệ tử này đến nghe Kinh, đến học tập với cư sĩ Duy Ma Cật. Nhìn thấy cư sĩ Duy Ma Cật, đảnh lễ ba lạy, đi nhiễu ba vòng, lễ tiết cũng hoàn toàn giống như thấy Phật, việc này các vị xem qua Kinh Duy Ma Cật thì biết.

Mục đích nói rõ cái gì? Phật pháp là sư đạo, trong sư đạo lão sư là lớn nhất, chỉ cần họ có thân phận là lão sư, bạn muốn học tập với họ, vậy thì bạn liền phải tôn sư trọng đạo. Người xuất gia cùng học với người tại gia, người tại gia là lão sư. Ba vị lão sư của tôi, trong ba vị này lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam chính là cư sĩ tại gia, tôi xuất gia học Phật với ông, đối với ông cũng là lễ bái, không thể nói ông là người tại gia, ta là xuất gia, cao hơn so với ông một bậc, vậy thì xong rồi! Đây là việc cần phải nên hiểu, không thể nào không biết.

Với người học Phật tại gia, thì bạn phải dùng phương thức của tại gia; xuất gia học Phật, bạn chân thật là xuất gia, bạn phải đem việc gia đình của bạn xếp đặt cho tốt. Xuất gia, việc quan trọng nhất, phải có sự đồng ý của cha mẹ, nếu như bạn còn có vợ, con cái, vợ và con cái của bạn phải đồng ý, không đồng ý thì bạn không thể xuất gia, việc này trên giới luật đều có qui định, cho nên không thể không gánh vác trách nhiệm. Học Phật chính là học làm ra một tấm gương tốt, cá nhân bạn ở trong xã hội là một tấm gương tốt, làm tấm gương tốt cho mọi người, bạn ở gia đình, gia đình của bạn là một tấm gương tốt cho tất cả hết thảy gia đình trên thế giới, bạn từ nơi nghề nghiệp, không luận là ở nơi nghề nghiệp nào, bạn ở nơi nghề nghiệp đó đều là tấm gương tốt nhất, là mô phạm.

Thích Ca Mâu Ni Phật nghề nghiệp của Ngài là giáo dục, là giáo học, ở trong giáo dục Ngài đích thực làm đến được là một thầy giáo tốt nhất, giáo học chưa từng kém khuyết buổi nào, 49 năm như một ngày. Thái độ giáo học cũng giống như Khổng Tử, không phân quốc tịch, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo tín ngưỡng, người đến thì không từ chối, người đi thì không lưu giữ, hơn nữa đều xem là nghĩa vụ, không có nhận học phí, thời gian học tập của bạn dài ngắn tùy theo ý bạn. Cho nên bằng lòng trọn đời đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, việc này trên Kinh điển có ghi chép: 1255 người, gọi là chúng thường tùy còn số lượng không đi theo trọn đời, thân cận Phật Đà mấy ngày, mấy mươi ngày, hai ba năm thì rất nhiều, số đó thì không có ghi chép. Đủ thứ hạng người đi theo học với Ngài, không có ai là không có được đại hoan hỉ, pháp hỉ sung mãn, việc này nhất định phải biết.

Nói không ăn không uống, Thích Ca Mâu Ni Phật mỗi ngày đi ra ngoài khất thực, Ngài còn phải ăn cơm, Ngài còn phải nghỉ ngơi. Thời xưa Ấn Độ ngày đêm chia làm sáu thời, ngày ba thời, đêm ba thời, buổi tối thời gian nghỉ ngơi là nửa đêm, tính theo thời gian hiện tại là từ 10 giờ tối đến 2 giờ khuya, bốn giờ đồng hồ, thời gian này là nghỉ ngơi, đời sống rất có qui luật, tại gia học Phật cũng không ngoại lệ.

Cho nên nói là muốn học theo pháp sư Oánh Kha thì không học được. Tại vì sao? Bạn không có loại tâm chân thành đó của ông, bạn không có cái tâm cung kính đó của ông, trong ba ngày thì ông có thể niệm ra được Phật, bạn 30 ngày cũng không niệm ra được, không tin thì bạn cứ thử xem, chân thành đến tột điểm! Ông cũng là có một nghịch tăng thượng duyên giúp ông. Vì sao vậy? Ông đã tạo ra rất nhiều tội nghiệp, những tội nghiệp đó đều là tội nghiệp đọa địa ngục, ông sợ đọa địa ngục, cho nên bức bách ông không thể không chân thành, vậy thì phải vạn phần chân thành, vạn phần chân thành thì tội của ông liền sám hết.

Ngày nay chúng ta còn có nhiều vọng tưởng tạp niệm như vậy ở trong tâm thì bạn làm sao có thể niệm ra được Phật? Không thể nào! Nếu như tâm thật chân thành rồi, thì bạn sẽ không viết gởi đến đây những lời này, một vọng niệm cũng không có. Bạn vẫn còn viết hỏi tôi nhiều thứ đến như vậy, có thể thấy rằng công phu của bạn chưa được.

Câu hỏi số 2:

Lão pháp sư ở tập 95 "Khoa Chú" khai thị nói: “…Các vị không tin, tôi tin, các vị không làm, tôi làm”. Ngài nói đến chữ tin ở đây là có ý nghĩa gì? Và làm ở đây là làm việc gì? Mong lão pháp sư từ bi giảng giải.

HT Tịnh Không trả lời: Cho nên văn trước và sau bạn không có xem nên bạn không biết. Chỗ này một việc đơn giản nhất chính là nhân quả. Trong nhân quả mới có kiết hung họa phước, có thiện ác, có họa phước. Sự việc này không cần người khác phải nhắc nhở chúng ta, chính mình rất rõ ràng. Trong Kinh Dịch có câu "nhà nào làm nhiều việc thiện ắt dư thừa việc vui, nhà nào làm nhiều việc ác ắt dư thừa việc xấu". Bạn phải chân thật hiểu được hai câu nói này, bạn sẽ yêu quốc gia, bạn sẽ yêu dân tộc này. Vì sao vậy? Ngàn vạn năm trước lão tổ tông chúng ta đã tích thiện tích đức. Ngày hôm này tai nạn trên cả thảy địa cầu này không phải là chúng ta nói, mà là người nước ngoài nói.

Bạn xem tin tức về tai nạn này từ đâu mà ra? Từ phát thanh truyền hình mà có, môi giới truyền hình đều là người nước ngoài. Ngày 21 tháng 12 năm 2012, cái tin tức này là lời dự đoán của người Maya cổ xưa ở Châu Mỹ mà ra, người trên toàn thế giới đều biết. Cho nên năm nay đến cái năm này, mọi người xem thấy tai nạn nhiều đến như vậy, thế giới động loạn đến như vậy, lòng người hoang mang. Bao nhiêu người muốn tìm một chỗ an toàn nhưng không nơi nào là thật an toàn cả mà chính tâm thiện của bạn là an toàn nhất, không có ác niệm, đó là chỗ an toàn nhất.

Nếu như hưởng cái đức của tổ tông, ở trên toàn thế giới, tổ tông của chúng ta chân thật là hành thiện tích đức, dùng luân lý, đạo đức, nhân quả để giáo huấn chúng sanh. Người Trung Quốc đã phế bỏ đi lời dạy của lão tổ tông, không cần nữa, nhất là trong vòng 200 năm qua. Người của 200 năm nay có lỗi với lão tổ tông, mở đầu cho việc này chính là Từ Hi Thái Hậu. Cho nên chúng ta thường hay nghĩ, Từ Hy Thái Hậu trình độ văn hoá không cao, tự làm theo ý mình. Triều nhà Thanh từ khi mở nước rất tôn kính đối với Phật, đại đức trong Phật môn đều gọi là quốc sư, tự xưng là đệ tử, thường hay thỉnh giáo với những vị thầy này, chỉ có Từ Hi Thái Hậu, đem phế bỏ đi việc này, không còn mời những chuyên gia học giả của “Nho-Thích-Đạo” vào trong cung để dạy học nữa, việc này là do Từ Hi Thái Hậu phế bỏ. Khi gặp khó khăn thì sao? Từ Hi Thái Hậu mê tín, dựa vào xem bói đoán quẻ, hỏi thần linh, như vậy mà mất nước.

Việc này là năm xưa đại sư Chương Gia nói với tôi. Cho nên tôi mới biết rõ được triều Mãn Thanh mất nước là do nghe theo lời của quỷ thần, nếu bà nghe theo những cao tăng đại đức, những bậc có trí tuệ chỉ đạo mà nói, thì sẽ không có cái kết quả như vậy. Từ Hi Thái Hậu tự xưng là lão Phật gia, bạn thấy những tổ tông của bà đều xưng là đệ tử đối với Phật, còn bà thì biến thành lão Phật gia, Phật Bồ Tát đều bị giáng xuống một cấp, bà ở trên cả Phật Bồ Tát. Cái việc làm này có ảnh hưởng quá lớn, trên làm dưới làm theo, từ quan viên chính phủ cho đến dân gian, đối với truyền thống văn hoá, đối với Phật pháp liền xem nhẹ, hạ thấp xuống, lòng tin dần dần bị suy yếu.

Cho nên đến khi Mãn Thanh mất nước, sau khi Dân quốc thành lập, xã hội Trung Quốc vẫn động loạn, luôn luôn bất ổn trong nhiều năm, sau này chân thật mới có được sự ổn định. Cho nên truyền thống văn hoá không có người giảng, không có người học, thế là chúng ta ngày nay rất xa lạ đối với truyền thống văn hoá tổ tiên, không hề biết gì đối với Phật pháp. Khi chúng ta còn trẻ cũng là như vậy, không tin tôn giáo, nhất là đối với Phật giáo, bởi vì xem thấy trong chùa miếu cúng quá nhiều vị thần, đây chính là tạp thần giáo, đa thần giáo mà trong các tôn giáo đã nói, tôn giáo cao cấp chỉ có một thần. Từ đây đã tạo ra nhiều quan niệm sai lầm nghiêm trọng, làm cho chúng ta không có cảm tình đối với Phật giáo, cũng không muốn bước vào chùa miếu, những định kiến như vậy cũng rất là lâu rồi…

Tôi học Phật, đã nói qua cho các vị nghe rất nhiều lần, tôi học triết học với giáo thọ Đông Phương Mỹ, nhờ vào lão sư Ngài giảng cho tôi một bộ "Triết Học Khái Luận", cái chương sau cùng là triết học Phật Kinh. Vào lúc đó tôi cảm thấy vô cùng Kinh ngạc, nói Phật giáo là tôn giáo, là tôn giáo cấp thấp, thì nó làm gì có triết học, lão sư Phương nói với tôi, anh còn quá trẻ nên chưa hiểu. Ông nói Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà đại triết học vĩ đại nhất trên thế giới, việc này từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe qua, không có người nào giảng nói, ông nói triết học Kinh Phật là nền triết học cao nhất của triết học thế giới, đây là nguyên văn lời nói của ông nói với tôi "Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của nhân sanh".

Tôi từ chỗ này mà hiểu rõ ra, đem tất cả cách nhìn sai lầm của tôi từ quá khứ hoàn toàn thay đổi lại. Lão sư nói với tôi, ngày nay triết học Kinh Phật không có ở trong chùa miếu. Tôi hỏi vậy ở đâu? Ông nói ở trong Kinh điển. Ông nói ngày trước những xuất gia đều là người có học vấn, có đức hạnh, chân thật là đại đức, những người xuất gia hiện tại thì không học Kinh điển, Kinh điển thì họ cất giữ ở nơi đó, họ không phiên dịch, họ không xem, ông nói nếu anh muốn học thì phải từ trong Kinh điển mà thâm nhập. Những lời nói này đã khởi lên tác dụng rất lớn đối với tôi, nếu như ông không nói những lời này trước, tôi đến chùa miếu tìm người xuất gia thì liền sẽ mất lòng tin đối với lão sư.

Cho nên tôi liền thỉnh giáo với thầy, tôi hỏi: Thưa thầy, triết học Phật Kinh thầy học được từ nơi đâu? Ông nói với tôi, thời kỳ kháng chiến ở trong thư viện đại học trung ương, có một lần bị bệnh, bạn bè giới thiệu ông đến núi Nga Mi để dưỡng bịnh, núi Nga Mi rất là thanh tịnh, ở ngay trong chùa để dưỡng bệnh. ông nói trong chùa không có báo chí gì cả, vào lúc đó thiết bị rất kém, ngay đến điện cũng không có, ông nói chỉ có xem Kinh Phật, rảnh rỗi không việc gì thì lấy Kinh Phật ra để tiêu khiển, xem trong đó nói cái gì, càng xem càng có hứng thú, xem đến ghiền luôn, nguyên do là như vậy.

Tôi theo lão sư hơn 20 năm, tôi xem thấy trên giá sách của ông đều có để Kinh Phật, không có ngày nào mà ông không xem Kinh Phật, tôi mới tin tưởng ông. Nếu ông muốn đem Kinh Phật giới thiệu cho tôi mà tôi không xem thấy ông ngày ngày xem Kinh Phật thì tôi không có lòng tin đối với ông. Ông thật có xem, ngày ngày xem. Hơn nữa, buổi tối khóa trình dạy trong trường học đều là Kinh Phật, chủ đề chính ở trường đại học Đài Loan là giảng Phật học Ngụy Tấn, Phật học Tùy Đường, Phật học Đại Thừa, ông dạy những giáo trình lớn này. Từ sau khi nghỉ dạy ở đại học Đài Loan, đại học Bổ Nhân mời ông đi, ông ở lớp Tiến Sĩ Bổ Nhân khai giảng triết học Hoa Nghiêm. Hơn 20 năm cuối đời thảy đều giảng triết học Phật Kinh, vậy có thể không tin tưởng sao? Sau cùng ông quy y, thầy chứng minh quy y cho ông là Hòa Thượng Quảng Khâm. Chính ông lúc đó cũng đã có bệnh rồi, là vào năm 1977.

Tôi đến Hong Kong để giảng Kinh, lần đó tôi đến là giảng luôn 4 tháng. Trước khi đi tôi đến thăm ông, ông liền nói với tôi, thân thể, tinh thần đều kém hơn xưa nhiều, ngày trước làm việc không biết mệt, hiện tại ông cảm thấy có chút mệt. Ông rất là lạc quan, xem rất nhẹ đối với sanh tử. Tôi ở Hong Kong 4 tháng, giảng tròn 4 tháng, trước 3 ngày khi tròn 4 tháng thì ông ra đi. Đài Bắc gọi điện nói với tôi, lão sư Phương qua đời. Cho nên Kinh khi vừa giảng xong, lập tức trở lại Đài Loan, tham gia nghi thức cáo biệt ông, chính là nghi thức truy điệu, giúp đóng quan cho ông. Năm đó ông 75 tuổi, rất đáng tiếc, nếu như ông sống thêm 10 năm nữa thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Đài Loan. Ông chánh thức quy y với sự chứng minh của lão Hòa Thượng Quảng Khâm, trở thành đệ tử tại gia của nhà Phật, ông ra đi qúa sớm, thật là đáng tiếc.

Tính đến nay, tôi học Phật được khoảng 61 năm, giảng Kinh dạy học khoảng 54 năm. Tôi xuất gia là do đại sư Chương Gia chọn cho tôi, hơn nữa Ngài bảo tôi học Thích Ca Mâu Ni Phật, mấy câu nói này rất quan trọng quyết định cả đời của tôi. Tôi biết được Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời dạy học, cho nên tôi từ khi xuất gia thì bắt đầu ngày đó dạy học, những pháp sự Kinh sám trong đạo tràng tôi không hề làm qua. Khi xuất gia, tôi dạy học ở Phật học viện, học viện tam tạng ở chùa Thập Phổ Đài Bắc, có lúc cũng nhận lời mời ở bên ngoài, đều là giảng Kinh ở các nơi trên đảo Đài Loan.Vào thời gian đó, thời gian giảng Kinh tương đối ngắn, chỉ một tuần hoặc mười ngày hoặc nửa tháng, dài nhất là không quá một tháng. Chính mình cả đời không có đạo tràng, lão sư Lý dạy tôi cả đời không mong cầu ở người, khó khăn thế nào cũng không cầu người. Cả đời sống được thanh tịnh. Thích Ca Mâu Ni Phật đã làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta thấy cả đời không có đạo tràng, cả đời không có tín đồ. Tôi không có đệ tử xuất gia, những người xuất gia trẻ tuổi theo học với tôi, quan hệ của chúng tôi là bạn đồng học.

Cái đạo tràng ở Úc Châu là do sau khi bà Hàn Quán Trưởng vãng sanh, một số thanh niên xuất gia không có nơi để ở, không có nơi để đi, chúng tôi xây dựng một đạo tràng ở Úc châu để cho họ ở, ở nơi đó tôi tạm nhận lấy cái danh là viện trưởng để tiện lợi cho họ làm việc. Tôi có quan hệ rất tốt với quan viên chánh phủ địa phương cùng chánh phủ liên bang Úc Châu, dùng danh nghĩa của tôi làm việc thì thuận tiện. Hiện tại tôi cũng giao hẳn nơi đó cho họ luôn rồi, tuổi tác lớn rồi, hướng dẫn 10 năm cũng đủ rồi, đôi bên đều quen biết. Ngay trong 10 năm, không những quan hệ tốt với chánh phủ mà cũng quan hệ rất tốt với cư dân địa phương. Cho nên họ ở nơi đó tu hành, chỉ cần cố gắng dụng công, tôi nghĩ tương lai sẽ có thành tựu, bản thân tôi tuổi tác lớn như thế này rồi, chỉ có một việc làm là giảng Kinh, những việc khác tôi không làm, tôi mỗi ngày giảng Kinh bốn giờ đồng hồ, giảng bốn giờ đồng hồ không phải là việc đặc biệt gì, giảng Kinh thì không thể ngừng nghỉ. Đây đều là học tập từ Thích Ca Mâu Ni Phật, Thế Tôn đã làm ra tấm gương tốt cho chúng ta học tập.

Cho nên việc chúng ta làm chính là giảng Kinh, cùng chia sẻ với mọi người. Đọc Kinh, tổ sư đại đức dạy bảo chúng ta tùy văn nhập quán, phải đem những cái ý nghĩa từ trên Kinh điển đã lí giải được biến thành tư tưởng của chính mình, biến thành đời sống của chính mình, thì chân thật có được thọ dụng. Nếu như không thể biến thành cái của chính mình, là của Thích Ca Mâu Ni Phật, của người khác, không liên quan gì với ta? Ta phải đem cái của Ngài biến thành cái của chính mình, gọi là sống học tập và ứng dụng thì chân thật có được hưởng thụ, vậy thì đúng rồi, ở trên Kinh Phật nói với chúng ta một câu rất là quan trọng, "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh", hay nói cách khác thế xuất thế gian, tất cả mọi việc đều là chính tâm mình sanh ra, tâm tưởng có thể làm chủ tể tất cả biến hóa, từ tâm tưởng mà sanh ra.

Cho nên Phật lại nói "chế tâm nhất xứ vô sự bất biện", lời nói này đã được nhà lượng tử lực học hiện đại chứng minh rồi. Bạn muốn hỏi tôi tin, tin cái gì, làm cái gì. Tôi học Phật được 40 năm, xin nói với các vị khi đó mới tin vào Tịnh Độ, Tịnh Độ chân thật gọi là pháp khó tin. Tôi giảng Kinh 54 năm, 30 năm đầu tôi không tin vào Tịnh Độ, tôi khuyên người ta tu Tịnh Độ mà chính tôi thì không tin Tịnh Độ. Dạy học cái gì? Học Kinh Hoa Nghiêm, giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng Pháp Hoa, giảng Lăng Nghiêm, giảng Bát Nhã, giảng những đại Kinh này dần dần nhận biết Tịnh Độ, mới chân thật biết được câu A Di Đà Phật này là đại biểu cho ý nghĩa gì. Danh hiệu này là hoàn toàn dịch âm từ tiếng Phạn mà ra, dich thành chữ Trung Quốc, có thể dịch, thế nhưng tại vì sao không dịch? Thứ nhất nó hàm nghĩa quá nhiều, ý nghĩa của nó quá phong phú, chúng ta dịch thành 4 chữ không cách gì bao hàm hết. Nghĩa thứ 2 là có ý tôn trọng, có 2 ý này ở trong đó. Muốn dịch, A dịch là vô, Di Đà dịch là lượng, Phật dịch là giác. Ý nghĩa này là gì? tôn giáo nước ngoài tán thán thần, toàn tri toàn năng, không gì không biết, không gì không thể, A Di Đà Phật là ý nghĩa này. Đó là ai vậy? đó là chính bạn. Chỗ này thì không giống như tôn giáo, tôn giáo cho toàn tri toàn năng là thần, Phật giáo toàn tri toàn năng là chính bạn, chính là bản tánh của bạn, người Trung Quốc gọi là bản tính của bạn, là chính bạn. Hiện tại bạn mê rồi, nếu bạn giác ngộ, thì chính là như vậy, không sai chút nào.

Tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng đến được phân nửa, có một hôm, bỗng nhiên tâm ý trào dâng, tỉ mỉ mà tra xét, Văn Thù, Phổ Hiền là học pháp môn gì? Môn sinh đắc ý của Văn Thù, Thiện Tài đồng tử, ông học pháp môn gì? Kết quả khi điều tra đến sau cùng, đều là tu pháp môn niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Vào lúc đó tôi giật thót cả người, vì sao có việc như vậy! Sau khi thâm nhập Kinh tạng thì không giống như trước, về trước tâm thô, tâm ý qua loa, cho nên từ đó về sau, tôi đọc Kinh rất là cẩn trọng. Tiến độ rất là chậm, thế nhưng rất có thọ dụng, mỗi ngày đều có chỗ ngộ. Chứng minh người xưa đã nói " đọc sách ngàn lần nghĩa kia tự hiểu", phải hiểu được ý sâu, trong Phật pháp không gọi là ý sâu, ý sâu là dùng ý thức thứ sáu, không dùng ý thức thứ 6, dùng trực giác, hiểu nó thì hiểu, thì tường tận rồi, không hiểu thì không cần đi lý giải nó, từng lượt từng lượt đọc qua, sau khi đọc qua mấy chục lần, thì bỗng nhiên hiểu được, đã hiểu được rồi, đọc qua vài trăm lần, lại có ý mới xuất hiện. Ý nghĩa trong Kinh, sâu rộng không cùng tận, tầng thứ đó, tầng thứ này sâu hơn tầng thứ kia, bạn chính mình có thể khế nhập. Bí quyết của khế nhập chính là buông bỏ, tâm địa thanh tịnh, tâm thanh tịnh một trần không nhiễm, bạn mới có thể vào sâu. Vì sao vậy? Phật giảng Kinh là từ tâm thanh tịnh mà lưu xuất ra, bạn không dùng tâm thanh tịnh thì không thể hội được. Phật giảng là dùng tâm bình đẳng mà giảng ra, khi chúng ta tâm không bình đẳng thì bạn không hiểu được lời nói của Ngài.

Cho nên nhất định phải dùng tâm thanh tịnh bình đẳng giác, bạn mới chân thật có thể thể hội được Phật Bồ Tát là gì? cổ thánh tiên hiền là gì?

Ngay trong mắt của tôi, thánh nhân lão tổ tông của chúng ta hoàn toàn giống như Phật Bồ Tát. Tôi đã từng hỏi qua lão sư Lý, tôi nói Nghêu Thuấn Vũ Thương, Khổng Tử lão tử có phải là Phật Bồ Tát hóa thân đến hay không ? Lão sư Lý nghe rồi, cười lên thật to, ông nói trên lý thì nói được thông, trên sự thì không có chứng cứ. Đúng vậy, trên lý là nói được thông, trên sự thì các Ngài không có nói ra, không phải là giả. Cho nên chúng ta phải khẳng định, những người cổ xưa này chân thật có trí tuệ, vì sao vậy? Dựa vào cái gì? Dựa vào tâm địa của họ thanh tịnh, họ không có phiền não, họ vạn duyên buông bỏ, họ không có lo lắng, họ không có áp lực, hạng người này liền sanh trí tuệ. Chúng ta người thời hiện đại thì không được, phiền não quá nhiều, vọng niệm quá nhiều , áp lực quá nặng, cho nên chỉ sanh ra phiền não mà không sanh trí tuệ, làm sao có thể sánh được với người xưa chứ! Cho nên nhất định phải hiểu được cái đạo lý này.

Nhận biết Phật, khẳng định thế giới Tây Phương Cực Lạc thật có, vì sao vậy? Tâm của chúng ta sanh ra, có quan hệ mật thiết với chúng ta như vậy. Từ tự tánh của ta biến hiện ra, đúng như đã nói "duy tâm tịnh độ, tự tánh Di Đà", là một không phải hai, vậy làm sao mà không vãng sanh! Vãng sanh Tịnh Độ là khẳng định, vấn đề chính ở bạn có muốn đi hay không? Đó là quê hương của chúng ta không phải nơi nào khác, một chút chướng ngại cũng không có. Cho nên chúng ta khẳng định niệm Phật là đệ nhất thiện. Niệm như thế nào? Tôi lấy Kinh nghiệm của 60 năm, niệm 1 câu A Di Đà Phật thì viên mãn rồi. Thế nhưng bạn có thể niệm, bạn nhất định phải hiểu rõ ý nghĩa của câu A Di Đà Phật là gì, bạn mới có thể tương ưng, cổ đức đã nói "1 niệm tương ưng, 1 niệm Phật , niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật ", không tương ưng không được.

Vậy phải tương ưng, giải thích danh hiệu chính là 48 nguyện, 48 nguyện của A Di Đà Phật, giải thích 48 nguyện chính là bổn Kinh Vô Lượng Thọ này. Giải thích bổn Kinh Vô Lượng Thọ này chính là "Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh", giải thích Kinh Hoa Nghiêm, chính là một bộ "Đại Tạng Kinh" lưu truyền đến Trung Quốc. Toàn bộ “Đại Tạng Kinh” là giải thích Hoa Nghiêm Kinh, Hoa Nghiêm là giải thích cho Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ là giải thích cho 48 nguyện, 48 nguyện là giải thích cho danh hiệu A Di Đà Phật. Bạn liền biết được câu danh hiệu này là đại biểu cho toàn thể Phật pháp, nghĩa lý trong đó sâu rộng vô tận không có bờ mé.

Chúng ta nói tu thiện tích đức, câu danh hiệu này là đại thiện đại đức, thiện đức không có bờ bến, niệm câu danh hiệu này là niệm hết tất cả. Bạn liền biết được niệm một câu này, cho dù bạn hiểu hay không hiểu. Hiểu thì niệm có 10 phần hiệu quả, không hiểu thì có 1- 2 phần hiệu quả. Cũng rất cừ khôi, cũng rất khó được rồi. Nếu không hiểu, chân thành mà niệm, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Đó là gì vậy? Những cụ ông, cụ bà không biết chữ ở dưới quê, những người đó mới thật cừ khôi. Thầy của tôi, cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã nói với tôi rất nhiều lần, ông muốn học những người ngu này, học cả đời mà cũng học không giống. Họ ngu, ngu ở chỗ nào vậy? Họ ngu ở chỗ không có ý niệm, bạn dạy họ, họ liền tin tưởng, họ cả đời không hề thay đổi, cho nên thành tựu của họ luôn luôn là không thể nghĩ bàn. Hôm nào ra đi thì họ chính mình biết được, thậm chí 3 tháng trước đã biết được rồi. An vui tự tại, một chút âu lo cũng không có, đi quanh một vòng thăm viếng bạn bè thân thích, sau cùng, cáo biệt một lúc, chính họ cũng không nói, người ta cũng không biết, đến sau khi đi rồi, mọi người mới bỗng hiểu ra, ông ấy đã đến cáo biệt rồi. Thật tự tại, khi ra đi không bị bệnh, không đau khổ. Cho nên nói bạn không tin, tôi ngày nay tin tưởng, 30 năm trước tôi không tin, hiện tại một lòng 1 dạ tin tưởng, vì sao vậy? Tường tận rồi, chưa tường tận thì có hoài nghi, tường tận rồi thì hoài nghi không còn nữa. Các vị không niệm Phật, tôi niệm Phật, tôi thật làm.

Câu hỏi số 3:

Nói không ăn không uống không ngủ, một mạch niệm Phật đến cùng có thể vãng sanh hay không? Pháp sư Oánh Kha là một điển hình, vẫn là người người có thể bắt chước làm theo việc này hay không?

HT Tịnh Không trả lời:Không ăn không uống không ngủ, tôi cảm thấy không cần thiết như vậy, trừ khi bạn chính mình cũng giống y như Oánh Kha vậy, phát hiện chính mình đã tạo ra tội nghiệp địa ngục, sợ vào địa ngục chịu những khổ nạn đó, bạn phát ra cái tâm dõng mãnh, chính là cầu A Di Đà Phật đến giúp bạn, không có thời gian ăn cơm, thời gian uống nước, thời gian ngủ nghỉ, vậy thì được, tôi tin tưởng pháp sư Oánh Kha không phải là trường hợp đặc biệt, người người đều có thể làm được. Thế nhưng, thông thường chúng ta thì không cần như vậy, thông thường chúng ta tiếp nhận phương pháp dạy bảo của lão Hòa Thượng Đế Nhàn thì tốt nhất. Lão Hòa Thượng dạy người niệm Phật, không hoài nghi không xen tạp không gián đoạn, niệm đến cùng, niệm mệt thì nghỉ ngơi, muốn ăn thì ăn một ít. Không nên ăn nhiều, ăn nhiều thì thế nào vậy? Ăn nhiều thì sẽ hôn trầm. Không ăn thì sao? Không ăn thì tâm hoang mang, đều không phải là hiện tượng bình thường. Cho nên người chân thật dụng công thì giữ gìn như thế nào? Không đói không no, vậy thì tốt nhất, tinh thần của bạn luôn luôn có thể phấn chấn. Cho nên, người tham thiền trong tông môn chủ trương ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa, thực tế khi đói thì ăn một chút điểm tâm, họ 1 ngày không chỉ ăn ba bữa, họ ăn ít nhưng ăn nhiều lần. Cho nên vậy thì chính xác, không có thể lực tốt, không có tinh thần tốt, bạn học thì rất khó, bạn khó học được thứ gì, nếu ngồi đó mà ngủ gục, thì không bằng đi ngủ, ngồi đó mà ngủ gục, thì thật là khó chịu, nằm xuống ngủ thì thật thoải mái.

Việc này lão sư Lý thường hay nói với chúng tôi, sao khổ vậy! Vẫn có người học không đến nơi, dù họ ngồi đó là tọa thiền nhưng kỳ thật là ngồi ngủ gục! Bạn thấy họ ngồi ở đó là ngủ gục, khi ngủ gục, cúi đầu xuống, khom cái lưng, nhìn dáng vẻ thật khó coi, ông nói tại sao không nằm trên giường ngủ mà làm vậy, trông thật tội nghiệp. Người chân thật tu thiền định không phải vậy, ngồi thân thẳng đứng như cây viết, không phải uốn cong cái lưng, thẳng như cây viết, đây chân thật là có sức định. Người ta cả đời, ngồi mười ngày, ngồi nửa tháng, đó là chân thật ở trong trạng thái định, tuyệt nhiên không phải ngồi ngủ gật.

Lão Hoàng Niệm Tổ cùng học thiền với lão Hòa Thượng Hư Vân, học Mật với Cống Cát Hoạt Phật, ông nói với tôi, thời nay không có thiền, không những thiền không có khai ngộ, ngay đến được định cũng không có, lão Hòa Thượng Hư Vân chưa khai ngộ, chỉ được định, cho nên bạn liền biết được khó cỡ nào! Chưa khai ngộ được định, vẫn không bằng một người vãng sanh thế giới Cực Lạc hạ phẩm hạ sanh, không thể so được. Vì sao vậy? Sanh đến thế giới Cực Lạc là Bồ Tát bất thối. Bạn muốn tu đến Bồ Tát bất thối, thông thường mà nói phải một đại A Tăng Kỳ kiếp, phải thời gian dài đến như vậy, không phải là việc dễ dàng! Cho nên chúng ta phải lão thật, lão thật là gì? Nhận biết thân phận của chính mình, biết được căn tánh của chính mình. Không làm được, thì không nên miễn cưỡng mà làm, miễn cưỡng thì thế nào? Không thể thành tựu.

Pháp môn của Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn, ta có thể đổi một pháp môn. Vì sao đổi? Căn tánh của ta, tình hình đời sống hiện tiền của ta rất dễ tu, không chướng ngại, vậy thì thành tựu rất dễ, hà tất phải tìm phiền phức cho chính mình? Cho nên với cách niệm Phật thì phương pháp của lão Hòa Thượng Đế Nhàn là rất tốt.

Nếu như công việc chân thật rất bận rộn cũng có thể rút ra chút thời gian để tu hành, đó chính là khi tôi ở Singapore đề ra phương pháp mười niệm, có hiệu nghiệm, phù hợp với nguyên tắc mà tịnh tông đưa ra. Tôi đưa ra phương pháp tập niệm này là 1 ngày 9 lần, 1 lần đại khái chỉ có 1 đến 2 phút, chính là niệm 10 câu Phật hiệu, niệm 10 câu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… trong 10 câu Phật hiệu này không có hoài nghi, không có xen tạp, đó gọi là tịnh niệm. 10 câu dễ niệm, nếu khi nhiều thì vọng niệm khởi lên, 10 câu vọng niệm không dễ xen tạp vào. Sáng sớm khi thức dậy niệm 10 câu, sau khi rửa mặt xong, có tượng Phật thì đối mặt với tượng Phật, không có tượng Phật thì mặt quay về hướng tây, niệm 10 niệm chỉ 1-2 phút, không có việc gì có thể chướng ngại, trước khi đi ngủ, khi xúc miệng xong cũng niệm 10 câu, sớm tối 2 lần. Trong 3 bữa cơm, trước khi ăn cơm, mọi người niệm chú cúng dường, ta niệm 10 câu A Di Đà Phật, bạn xem như vậy là được 5 lần rồi. Còn lại 4 lần, sáng sớm khi đi làm chưa vào ca, trước tiên niệm mười câu Phật hiệu, rồi xử lí công việc, tan ca cũng là như vậy, sau khi tan ca thâu gọn sạch sẽ, niệm 10 câu Phật hiệu, rồi mới rời khỏi vị trí của mình, buổi sáng 2 lần, buổi chiều 2 lần, 1 ngày 9 lần, bạn chỉ cả đời như vậy, không gián đoạn ngày nào, khẳng định có hiệu quả. Việc này dễ làm, khi làm bất cứ nghề nghiệp gì cũng không bị chướng ngại.

Năm xưa tôi đề xướng cách niệm này ở Hoa kì, ở Nam Dương, có rất nhiều người gửi thư đến cho tôi, gọi điện thoại cho tôi, nói rất có hiệu quả, vô cùng cảm tạ, vô cùng cảm ơn. Một ngày chín lần là gì? Là nhắc nhở bạn, trong lòng của bạn thường hay có Phật, cái điểm này rất quan trọng, tâm của ta chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là tâm ta. Chân thật khế nhập được cảnh giới rồi, A Di Đà Phật liền khởi tác dụng. Có tác dụng gì? Ta nhìn thấy tất cả người nào cũng là A Di Đà Phật, lỗ tai nghe được tất cả âm thanh đều là A Di Đà Phật, sáu căn tiếp xúc với 6 trần phải đều là A Di Đà Phật, vậy thì bạn vãng sanh tuyệt đối không phải là cõi đồng cư, không phải cõi Phương Tiện, bạn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc sanh cõi Thật Báo, vì sao vậy? Chúng ta cùng với Phật A Di Đà thân tâm giao nhau thành một thể, vậy thì còn gì bằng! Có thể làm được, không phải không làm được, đây là việc của chính mình, không phải cầu người khác. Cho nên chúng ta không chủ trương không ăn không ngủ, chúng ta không nên chủ trương như vậy, chúng ta hiện tại cảm thấy hoàn cảnh này, phương pháp của lão Hòa Thượng Đế Nhàn rất khế cơ, chúng ta đề xướng cách 10 niệm này cũng rất là khế cơ.

Câu hỏi số 4: Phía sau câu hỏi thứ tư, nếu như tai nạn của 2012 là sự thật, vậy thì thực tiễn “Đệ Tử Quy” cùng văn hóa truyền thống khẳng định không còn kịp, gốc cũng không cắm được tốt, công phu niệm Phật lại không thành khối, chỉ dựa vào chân tín thiết nguyện cầu vãng sanh, có thể vãng sanh hay không ?

HT Tịnh Không trả lời:Có thể, ai nói vậy? Đại sư Ngẫu Ích đã nói trong yếu giải , đại sư Ấn Quang đã làm chứng minh cho chúng ta ở trong Văn sao, chúng ta phải tin tưởng. Có cơ sở lí luận, vì sao vậy? Bởi vì bạn tương lai là Phật. Pháp môn Tịnh Độ, nguyên tắc chỉ đạo tối cao là ở trong "Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh", nội dung của Quán Kinh là nói lý luận cùng phương pháp, phương pháp là 16 phép quán, lý luận chính là "thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật". Hay nói cách khác , Phật thừa nhận bạn tương lai là Phật ,bạn hiện tại muốn làm Phật, làm gì có việc không có thể thành Phật chứ! Cho nên trên Kinh A DI ĐÀ, khi lâm chung 1 niệm đến 10 niệm đều có thể vãng sanh. Trong "Khoa Chú" hiện tại chúng ta đang học đến 48 nguyện phẩm thứ 6, 48 nguyện vẫn chưa có học xong, thế nhưng nguyện thứ 18,19,20,21 bốn nguyện này học xong rồi, thì nói đến vấn đề này, đại khái chúng ta dùng mười mấy giờ đồng hồ để nói rõ sự việc này, tạo tội ngũ nghịch thập ác, ngũ nghịch là giết cha mẹ, giết lão sư, còn bao gồm phá hòa hợp tăng, hủy báng Phật pháp. Nguyện thứ 18 giảng rồi, nhưng trừ ngũ nghịch thập ác và hủy báng Phật pháp, thế nhưng đọc trong chú giải có dẫn lời của tương truyền Đại sư Thiện Đạo là Phật A Di Đà tái sanh, người Nhật Bản rất tin tưởng, ở Nhật Bản chùa Thiện Đạo đặc biệt nhiều, bạn vừa thấy chùa Thiện Đạo thì đó là đạo tràng Tịnh Độ, đắp tượng của đại sư Thiện Đạo còn to hơn tượng Phật, người Nhật Bản tôn trọng lão sư, cho nên đại điện của Phật rất lớn, tượng Phật rất nhỏ, đại điện của lão sư không lớn như đại điện của Phật như vậy, thế nhưng tượng của tổ sư lớn hơn tượng Phật , họ rất là tôn trọng đối với lão sư.

Đại sư Thiện Đạo đã nói, ý nghĩa mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói, nói ngũ nghịch mười ác, hủy báng Phật pháp không thể vãng sanh, đó là bởi vì cái tội này là tội cực trọng, khuyên bạn đừng tạo, ý nghĩa ở chỗ này, không phải chân thật không thể vãng sanh. Người tạo loại trọng tội này, chỉ cần họ thừa nhận họ sai lầm. Họ sám hối vẫn là có thể vãng sanh. Vãng sanh đến phẩm vị nào? Việc này vẫn là gặp duyên không như nhau, luôn luôn là hoạt bát linh động, không phải là khô cứng. Người Trung Quốc thường nói: lãng tử hồi đầu vàng không đổi. Người ác này, không có việc ác nào không dám làm, khi vừa quay đầu họ là 1 người rất tốt, họ mãi mãi sẽ không làm việc xấu, họ sẽ không có ý niệm xấu, loại người này vẫn tốt! Phật nói rõ chân thật hồi đầu thì được, không có vấn đề, chỉ sợ cái gì? Chỉ sợ bạn không chịu quay đầu. Còn có 1 số người giữ thể diện, sợ mất thể diện, nếu nói ra lỗi lầm của chính mình đã làm thì cảm thấy hổ thẹn, rất e ngại nói ra trước mặt mọi người và đám đông, đây chính là thích giữ thể diện, không chịu quay đầu, vậy thì không được, đó là giả, đó không phải là chân thật. Chân thật, chân thật sám hối, không ai mà không vãng sanh, cho nên chúng ta vạn nhất không nên xem thường những người tạo tội nghiệp này, vì sao vậy? Họ vừa quay đầu sám hối, có thể phẩm vị cao hơn chúng ta nhiều, chúng ta đến thế giới Cực Lạc kém xa hơn so với họ, việc này nhất định phải cẩn thận, đối với tất cả mọi người phải như là Phật, xem thành Bồ Tát, tạo tác tội ác cũng không dám khinh thường. Then chốt là ở 1 niệm sau cùng của họ, một niệm sau cùng là chân thật sám hối, một niệm sau cùng là chân thật niệm Phật, vậy thì phẩm vị đó không thể nghĩ bàn, thế giới Cực Lạc thảy đều là không thể nghĩ bàn, mọi thứ đều không thể nghĩ bàn, chúng ta phải nhận biết rõ sự thật này.

Hỏi: Câu hỏi phía sau, họ nói: nếu như lão Pháp sư nói, tai nạn 2012 là huyễn pháp, chỉ mượn sự để nói Phật lí vô thường, vậy thì sao lão Pháp sư luôn không ngừng nêu ra vấn đề tai nạn để tuyên nói cái đạo lí này? Từ năm 1994 thì đã bắt đầu giảng nói những tai nạn này, không dùng tai nạn thì cũng có thể khai thị đạo lí vô thường, vô ngã, khổ, không, của Phật pháp, tại vì sao luôn đề cập nhắc đi nhắc lại vấn đề tai nạn, rất nhiều người sau khi nghe rồi đều sanh ra cảm giác bồn chồn, bất an, lo sợ, ở trong trạng thái lo sợ, niệm Phật cầu vãng sanh có thể vãng sanh không?

Câu hỏi này hỏi rất hay, hỏi rất tốt, thế nhưng họ nhất định không thường nghe giảng Kinh, thỉnh thoảng chỉ nghe qua một đoạn, nếu là bạn thường là người hay nghe Kinh thì không có vấn đề này, vì sao vậy? Họ lí giải những năm gần đây không phải tôi thường hay nói đến tai nạn, 10 năm đầu khi tôi học Phật, thỉnh thoảng vẫn xem qua truyền hình, xem qua báo chí, về sau thì tôi hoàn toàn đoạn tuyệt với truyền thông, tôi có hơn 50 năm không xem truyền hình, không xem báo chí, không xem tạp chí, cũng không tiếp xúc với giới truyền thông, tại vì sao vậy? tôi không muốn lãng phí thời gian ở nơi phương diện này, tôi dùng thế gian đó để đọc Kinh, dùng thời gian đó để xem giáo huấn của Thánh Hiền. Cho nên những tin tức tai nạn này đều là do những đồng tu hảo tâm, họ từ truyền thông trích lục ra, mãi đến hiện tại vẫn là vậy, mỗi tháng họ đưa cho tôi một phần tiêu đề tai nạn trong tháng, không có văn tự, chỉ liệt kê ra những tai nạn lớn cho tôi xem, cho nên tôi biết được. Những chuyện này được truyền thông, phổ biến rất rộng, thời gian rất dài, tạo cảm giác bất an, bồn chồn lo sợ cho mọi người, đều đang tồn tại khắp nơi. Khi chúng ta giảng Kinh, là phải đem vấn đề này hóa giải như thế nào? Cho dù tai nạn hiện tiền chúng ta cũng không lo sợ, chúng ta cũng không có bất cứ lo lắng nào, dùng cái tâm bình thường để đối diện, việc này rất cần thiết. Không khiếp không sợ, mãi mãi giữ gìn tâm an định, bình lặng thì bạn mới có trí tuệ, có trí tuệ thì bạn mới có thể hóa giải vấn đề, khi bạn loạn lên, thì phiền phức liền đến.

Thí dụ 1 người bệnh ung thư, bệnh ung thư cùng bệnh cảm mạo không có gì khác nhau, việc nhỏ như nhau, người bị bệnh ung thư chết rất nhiều, đều là do sợ mà chết, các vị phải hiểu được cái đạo lí này,

Nếu như họ bị cái bệnh này, bác sĩ tuyên bố với họ, anh chỉ có thể sống được 1 tháng đến 2 tháng, họ nghe rồi thì thế nào? Họ nghe rồi không hề để ý, cũng không còn nghĩ đến bệnh, cũng không muốn đi bác sĩ, thành thật niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, niệm qua 1 tháng thì không hề gì, khi đi kiểm tra lại thì không bệnh gì cả. Do nguyên nhân gì? Chuyển đổi được ý niệm, đây chính là dùng tâm để khống chế. Bạn không nên nghĩ đến nó, bạn càng nghĩ thì càng phiền phức, nếu bạn không nghĩ sự tồn tại của nó, cũng không nghĩ nó tốt cũng không nghĩ nó xấu, cả thảy đều không nên nghĩ, vậy thì nó không có bất cứ tác dụng gì.

Bạn xem, đem cái ý niệm này chuyển đổi, chuyển thành A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là ý niệm tốt nhất, quên hết đi ý niệm xấu nhất, căn bản là không để ý đến nó, rất nhanh để chuyển đổi tế bào bệnh tật trở lại bình thường, là dùng ý niệm, việc làm này có đạo lý, có lý luận để làm căn cứ, có rất nhiều kì tích đã chứng minh cho chúng ta thấy, việc này không phải là giả. Cho nên ý niệm là chủ tể tất cả, nếu bạn chân thật hiểu thông rồi, tường tận rồi, thì bạn có thể giữ gìn được thanh xuân dài lâu.

Ở trên thế giới tôi đã gặp qua rất nhiều người, nhất là khi tham dự hội nghị quốc tế, người đến hội nghị, khi gặp tôi, câu đầu tiên hỏi tôi "Ngài làm thế nào để bảo dưỡng thân thể, vì sao Ngài không già? Vì sao Ngài không bị bệnh?" Tôi nói tôi không có nghĩ đến già, tôi cũng không có nghĩ đến bệnh, tôi vốn dĩ không nghĩ đến bệnh. Vì sao vậy? Tôi không có phí thuốc men, tôi bệnh thì vãng sanh, tôi cũng không muốn ở bệnh viện, phí thuốc men đã bố thí hết rồi. Việc này tốt! Bố thí hết phí thuốc men sẽ không bị bệnh, các vị muốn mua bảo hiểm y tế, chuẩn bị cho lúc bệnh, thì khẳng định phải bệnh thôi, nếu không thì số tiền đó tiêu vào đâu? Bạn xem, khi thân thể khỏe mạnh, thì liền nghĩ đến bệnh, liền mua bảo hiểm thọ. Vẫn chưa già thì liền nghĩ đến già, thì họ làm sao mà không già chứ, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, không hiểu được đạo lí này thì sai lầm rồi, bất cứ ý niệm nào chúng ta đều không có, mỗi ngày ý niệm chính là đọc Kinh, giảng Kinh, chỉ có cái ý niệm này, cái ý niệm này không liên quan đến già bệnh, cho nên vấn đề, xem bạn khởi tâm động niệm là thế nào, thì sau đó kết quả như thế mà sanh ra.

Chúng ta không có ý niệm bệnh, không có ý niệm già, đoạn duyên với những thứ này, chúng ta ngày ngày đợi Phật đến tiếp dẫn, lúc nào đi thì ta không biết, Phật biết, Phật đến tiếp dẫn ta, thì ta liền đi. Chúng ta lưu lại thế giới này là thay Phật A Di Đà mà làm việc, về sao ta còn sống được bao nhiêu năm ta cũng không biết, tất cả chỉ có 1 sự việc là làm ra một tấm gương tốt, một môn thâm nhập, trường kì huân tu. Về trước đã giảng qua rất nhiều Kinh luận, giờ thì toàn bộ không giảng nữa, tôi cũng không xem, tôi mỗi ngày đọc một bộ "Khoa Chú" này, đại Kinh Khoa Chú, cùng chia sẻ với mọi người 1 bộ Kinh này, các Kinh khác không xem nữa, làm gương tốt cho mọi người, chúng ta 1 năm giảng qua 1 lần, thời gian chuẩn bị là 1200 giờ đồng hồ, thế nhưng đã vượt qua 1 chút, vượt qua cũng không nhiều lắm, 1 năm 1 bộ. Nếu như có thể sống được 10 năm thì tôi có thể giảng thêm 10 bộ, rất viên mãn. Khuyến tấn mọi người, mạt pháp về sau đến 9000 năm, bộ Kinh này quyết định giúp chúng ta sanh Tịnh Độ, thành Phật đạo, 1 chút cũng không giả, làm quá nhiều quá phức tạp, không có thời gian nhiều như vậy, không có nhiều tinh lực như vậy.

Hơn nữa, mỗi môn đều phải đoạn phiền não, tiêu nghiệp chướng, vậy thì vô cùng khó. Pháp môn này không cần đoạn phiền não, không cần tiêu nghiệp chướng, đoạn phiền não. Tiêu nghiệp chướng thì ở ngay trong câu Phật hiệu này giải quyết rồi, việc này thật không thể nghĩ bàn! Cho nên Phật, phía trước tôi đã nói qua, không có định pháp có thể nói, luôn là " tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng", tùy tâm ứng lượng. Nói tai nạn không phải là tôi nói mà từ báo cáo của các phương tiện truyền thông, chúng ta phải nên có phương pháp ứng phó, phải nghe qua toàn bộ Kinh văn, không nên cắt xén văn tự.

Chúng ta giảng qua sự việc này, nếu không có được phương pháp chuẩn xác để đối ứng, đó chính là ta hù dọa người khác. Chúng ta phải có phương pháp ứng đối chuẩn xác, tai nạn có thể hóa giải, ý niệm vừa chuyển đổi, liền hóa giải rồi.

Hỏi: Phía sau câu hỏi thứ 6, nói không hiếu dưỡng cha mẹ niệm Phật không thể vãng sanh, tội không hiếu dưỡng cha mẹ, có lớn hơn cũng không bằng giết hại cha mẹ.

Câu này là đúng.

Hỏi: Phật nói ngũ nghịch thập ác niệm Phật cầu vãng sanh, Phật vẫn có thể tiếp rước, vậy thì có cách giải thích như thế nào?

Việc này ở trong "Khoa Chú" chúng ta có giảng qua, ở nguyện thứ 18, 19, 20,21, bốn cái nguyện này, đại khái có hơn 10 giờ đồng hồ, bạn có thể cố gắng nghe qua 1 lượt thì bạn có thể tường tận. Giết hại cha mẹ ở trong xã hội ngày nay có thể lượng thứ, tại vì sao vậy? Vì không có người dạy bạn, bạn mới có thể làm ra việc như vậy. Ở xã hội ngày trước thì không thể lượng thứ, vì sao vậy? Từ nhỏ đã dạy bạn rồi, bạn biết được cha mẹ có ơn dưỡng dục, bạn không được phép phạm cái tội này. Hiện tại ngũ nghịch thập ác không có người dạy, không có người dạy nên họ phạm, nếu như bạn muốn áp hình phạt cho họ mà nói, do không có người dạy nên giảm nhẹ, họ cũng rất oan uổng. Biết rồi mà phạm thì tội nặng, không biết mới phạm thì tội tương đối nhẹ, thế nhưng vấn đề, nhất định phải sám hối, phải nhận lỗi, phải hồi đầu mới có thể vãng sanh, không sám hối, không thừa nhận lỗi lầm, thì nhất định không thể vãng sanh, không thể vãng sanh được .

Hỏi: Hiếu dưỡng cha mẹ mà trước sau không thể buông xả được cha mẹ thì khi lâm chung niệm Phật có thể được vãng sanh hay không?

Không thể vãng sanh, khi lâm chung nhất định trong lòng chỉ có Phật, không thể có cha mẹ, có cha mẹ thì họ phải quay trở lại, lại phải luân hồi trong 6 cõi. Nhớ lúc này, thế nào gọi là hiếu? Ta chuyên tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, ta đến được thế giới Cực Lạc rồi, ta trở lại tiếp dẫn cha mẹ, vậy mới thật Hiếu! Đến thế giới Cực Lạc liền có cái năng lực này, vì sao vậy? Chỉ cần bước vào thế giới Tây Phương Cực Lạc, đều là Bồ Tát bất thối, họ liền có năng lực giúp cha mẹ vãng sanh, thế nhưng cha mẹ nhất định phải sám hối nghiệp chướng tội nghiệp họ tạo ra, họ phải sám hối, họ phải tin tưởng. Khi bạn đi, lúc lâm chung ra đi thì hiện thoại tướng cho họ thấy, họ tin tưởng. Như ở Hong Kong, vào thập niên 70, mẹ của Hà Thế Lễ vãng sanh, Hà Thế Lễ có địa vị rất cao ở Hong Kong, cả nhà của ông đều là tín đồ KiTo, chỉ có bà mẹ niệm Phật, thế nhưng họ rất là hiếu thuận, trong nhà có Phật đường, họ không chướng ngại mẫu thân niệm Phật, mẫu thân cũng không khuyên họ tin Phật giáo. Khi mẫu thân mở đại hội vãng sanh, tiếp đón một số ký giả ngồi mà vãng sanh, rõ ràng tường tận, khi đi người cả nhà đều xem thấy. Lão thái thái biểu diễn như vậy, người cả nhà liền tin Phật.

Bạn thấy sau khi bà vãng sanh thì họ đem cái nhà của bà quyên tặng, Đông Liên Giác Huyển hiện tại chính là gia sản của bà, làm thành đạo tràng của Phật giáo. Đây là phương pháp tốt nhất, biểu diễn cho bạn xem. Biết trước giờ ra đi, khi đi thì nói với người cả nhà, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn tôi đi, tôi thấy được rồi, hiện tại tôi đi theo Ngài, thì họ liền tắt thở ra đi, ai mà không tin tưởng chứ? Đó mới là chân thật hiếu thuận cha mẹ.

Hỏi: Trong khai thị của tổ sư đại đức đều nói chân tín thiết nguyện, niệm Phật quyết định vãng sanh, và tuyệt nhiên không có cho bất cứ điều kiện gì trước khi niệm Phật cầu vãng sanh.

Vậy là đúng.

Hỏi: Và đối với Tín, Nguyện đều có định nghĩa rõ ràng, thế nhưng vì sao lại nói “không trì Giới thì niệm Phật không thể vãng sanh”? Tâm không thanh tịnh niệm Phật không thể vãng sanh? Người công phu không thành khối thì không thể vãng sanh? Không thực tiễn ba cái nền tảng thì không thể vãng sanh? Có rất nhiều cách nói khác nhau như vậy, và nói đây đều là lão pháp sư nói. Thưa lão pháp sư! Vãng sanh khó đến như vậy sao?

Vãng sanh khó hay không khó hoàn toàn ở chính bạn. Bình thường tôi nói qua những việc này, đều là khuyến thiện cải lỗi, làm người phải nên làm như vậy, bạn nói xem có đúng không? Việc xấu nào cũng làm, ba cái nền tảng này ta hoàn toàn không cần, hoàn toàn không cần văn hoá truyền thống, những giá trị này liền bị đứt đoạn trên tay chúng ta, nếu như vậy chúng ta là tội nhân của dân tộc, chúng ta là đại bất hiếu. Phật pháp đoạn dứt trên tay bạn, tương lai dù chỉ một cơ hội cho người thoát ly sáu cõi luận hồi cũng không có, cái lỗi lầm này nặng cỡ nào, bạn muốn gánh trách nhiệm nhân quả hay không? Bạn dám nhưng tôi không dám, tôi vẫn là muốn khuyến thiện, nếu như tôi không muốn khuyến thiện thì hiện tại tôi có thể vãng sanh rồi. Mỗi ngày tôi giảng Kinh 4 giờ đồng hồ, ngày ngày cùng mọi người học tập, khuyên người khác cũng là khuyên chính mình. Khuyên người khác nói với bạn chỉ có một phần, khuyên chính mình có đến 9 phần, tôi chân thật có được thọ dụng này. Người khác thì sao, họ chịu tin hay không tin, họ chịu tiếp nhận hay không, là việc của họ, chúng ta hỏi cũng không hỏi.

Hiện tại hoàn cảnh này tốt, chúng ta cùng nhau học tập, không cần tập trung lại một chỗ, tập trung lại một nơi rất là khổ cực, hiện tại chúng ta dùng đường truyền, dùng vệ tinh, ở mỗi góc độ trên địa cầu đều có thể xem thấy, chỉ cần bạn mở vi tính, truyền hình ra, thì chúng ta liền ở chung một giảng đường, việc này người trước không cách gì tưởng tượng.

Loại phương pháp học tập này, tiên sinh Phương Đông Mỹ dạy bảo tôi từ sáu mươi năm trước, Ngài nói truyền hình, phát thanh, đây là công cụ rất tốt, nếu như tương lai có duyên phận, phải cố gắng vận dụng nó. Ngay lúc đó tôi nghe rồi không dám tưởng tượng đến, phí dụng quá lớn, chưa từng nghĩ qua. Đường truyền cùng truyền hình đều là do đồng tu tại gia tự mình phát tâm làm, tôi không dám khuyên người làm, bởi vì tôi không có tiền. Tôi cũng không dám hỏi tiền của người, hỏi tiền người, trong Phật môn cổ đức nói rất hay "một hạt gạo của thí chủ, nặng như núi Tu Di, đời nay không liễu đạo, mang lông đội sừng để trả", phải hoàn trả, cúng dường không dễ tiếp nhận, tôi không muốn hoàn trả nên tôi không muốn tiếp nhận cúng dường, đạo lí chính ngay chỗ này. Cho nên tôi học đại sư Ấn Quang, toàn bộ tài vật cúng dường dùng ở nơi công việc hoằng pháp, ấn tống tháp bảo, rộng kết pháp duyên, vậy thì tốt!

Chính mình thọ dụng, thì chính mình trả, rộng kết pháp duyên, thì mọi người đều trả, việc này thì dễ làm. Cho nên hy vọng các đồng tu phải nghe Kinh, vì sao vậy? Không nghe thì bạn không dứt được nghi hoặc, không còn nghi hoặc, không có nghi hoặc thì không cần phải nghe Kinh, chỉ 1 câu Phật hiệu là được rồi, có nhiều nghi hoặc như vậy thì nhất định phải nghe Kinh.

Niệm Phật đường ngày nay, tôi khuyên mọi người nghe Kinh 4 giờ đồng hồ. Ngày trước niệm Phật đường không nghe Kinh, hiện tại vì sao phải nghe Kinh? Chính là bởi vì bạn có nghi hoặc, bạn là nửa tin nửa ngờ. Phật Kinh có thể giúp bạn đoạn nghi sanh tín, có thể giúp bạn phá mê khai ngộ, công đức lợi ích này thật là to lớn. Cho nên hiện tại không thể không nghe Kinh, hơn nữa nghe Kinh, nhất định phải nghe cho rất rõ ràng, rất tường tận. Tập chú này của Hoàng Niệm Tổ rất hay, trong chú giải này, tập hợp Kinh nghiệm 83 loại của Phật Bồ Tát, tập hợp chú giải 110 loại của tổ sư đại đức, tổng cộng là 193 loại, số lượng này không nhỏ. Chú giải này chính là tinh hoa của 193 loại, chúng ta đọc qua tập chú giải này thì hoàn toàn đọc qua hết. Lại thêm vào báo cáo gần đây khoa học đã phát hiện, giúp chúng ta chứng thật những gì trên Kinh điển đã nói, hoàn toàn chận thật không phải giả, người thời đại này của chúng ta thật có phước báo. Trước chúng ta 1 đời thì không được, lão sư Lý, Đại sư Chương Gia, không xem thấy tập chú này, bổn hội tập của lão Hạ Liên cư, hai Ngài đã thấy qua, bổn tập Chú này chưa thấy qua, công đức tập Chú quá lớn, chúng ta buông xả tất cả, toàn tâm toàn lực để hoằng dương tán thán, để tập Chú này phổ biến lưu thông, tận gắng sức in ấn, phổ biến thật nhiều.

Hỏi: phía sau câu hỏi thứ 6, trong lúc lão pháp sư khai thị, có nói người niệm Phật chân thật cầu vãng sanh, không uống thuốc, không đi khám bệnh, 1 lòng cầu vãng sanh, có rất nhiều đệ tử chiếu theo như vậy mà làm, như vậy ở ngay trong bệnh khổ, đau đớn niệm Phật có thể vãng sanh hay không? Còn một số đệ tử học truyền thống văn hóa thì làm trái ngược, suốt ngày bổ cái này, dưỡng cái kia, bồi dưỡng cái thân thể này, quyến luyến như vậy đối với thân thể, khi lâm chung niệm Phật, nếu như vẫn không buông xả cái thân thể này, có bị chướng ngại hay không?

Câu hỏi này hỏi rất hay, thế nhưng ở câu phía trước, người chân thật cầu vãng sanh, niệm Phật, không uống thuốc không khám bệnh, họ không thể có đau khổ, nếu khi họ có đau khổ thì họ không thể vãng sanh. Tôi vào năm xưa, việc này khoảng là 25 năm trước, khi tôi ở Hoa Kì, ở tại bang Michigan, lúc đó tôi đang giảng Kinh bên đó, hội Phật giáo người Hoa mời tôi làm hội trưởng, tôi quen biết với lão Hoàng Niệm Tổ cũng ngay bên đó, duyên rất sâu. Lúc đó, bên đó có 1 Hoa kiều, người Trung Quốc, ở bên đó mở 1 tiệm mì, gọi là Châu Quảng Đại, 1 vị cư sĩ, cũng không thể gọi là cư sĩ, vì ông không có tôn giáo tín ngưỡng, bị bệnh ung thư, bác sĩ tuyên bố ông chỉ có thể sống được khoảng 2 tháng, bảo người nhà đem ông về nhà, người nhà lúc này mới đến cầu thần, hy vọng có kì tích xuất hiện, biết được chúng tôi có đạo tràng liền chạy đến nơi của chúng tôi.

Đạo tràng chúng tôi ở nơi đó có mấy vị cư sĩ rất nhiệt tâm, đi đến thăm ông, xem thấy dáng vẻ của ông, thật là không được rồi, không cách gì hồi phục được sức khỏe. Cho nên liền khẩn trương khuyên ông, đem thế giới Cực Lạc giới thiệu với ông. Ông vừa nghe liền hoan hỉ, ông liền tiếp nhận. Nói với người nhà của ông, không cần mời bác sĩ cho ông nữa, cũng không cần đi tìm kiếm kì tích gì đó, ông quyết định cầu sanh Tịnh Độ, bảo mọi người trong nhà, thảy đều giúp ông trợ niệm. Khi vừa mới trợ niệm, ông vốn dĩ rất đau đớn, thì không còn đau nữa, hiệu quả liền xuất hiện, ông không hề đau đớn, niệm qua 3 ngày, rất an lành mà ra đi, rất tỉnh táo rất sáng suốt, khi hỏa thiêu, còn lưu lại xá lợi, đây là Học Hội Tịnh Tông Hoa Kì đưa người đầu tiên vãng sanh, 1 điển hình rất tốt, ông chỉ có 3 ngày, khi cầu vãng sanh, 3 ngày liền đi, đó là gì vậy? Với sự khổ của ma bệnh, ông không bằng lòng tiếp nhận cái thống khổ này, nghe nói thế giới Cực Lạc tốt như vậy, vậy thì vì sao không đi? Ý niệm vừa chuyển đổi, bệnh của ông liền không đau, thống khổ liền không còn. Còn nếu đang ở trong hoàn cảnh thân tâm đau khổ, vậy thì không thể vãng sanh. Bệnh khổ có nặng nề hơn khi ý niệm vừa chuyển đổi, bệnh khổ của họ không còn, cũng không cần dùng thuốc giảm đau.

Câu thứ 2: Thân kiến không thể không buông xả, buông xả thân kiến là 1 bước vào cửa, buông xả là ở ngay hiện tiền, không buông xả quyết định không thể sanh Tịnh Độ. Vì sao vậy? Bạn còn lưu luyến cái thế giới này. Đường chủ của Niệm Phật đường, 1 câu thoại đầu của ông, ở trong niệm Phật đường thường hay nhắc nhở mọi người, "buông bỏ thân tâm thế giới, đề khởi chánh niệm", chánh niệm là 1 câu Phật hiệu, không phải ta niệm Phật thì bảo hộ thân thể ta khỏe mạnh, sống lâu giàu sang, không phải cầu thứ này, mà cầu vãng sanh, phải đem tất cả những thứ này buông xả.

Cho nên học Phật việc thứ nhất phải hiểu Kinh, không hiểu đối với Kinh giáo, đó là giả không phải là thật, là mê tín. Học truyền thông văn hoá cũng là phải hiểu rõ truyền thống văn hoá, không lý giải mà hành thì nhất định có chướng ngại, cho nên đại sư Thanh Lương giới thiệu cho chúng ta bốn chữ "Tín-Giải-Hành-Chứng" này trong Kinh Hoa Nghiêm. Phía trước tín giải không có, chỉ riêng có hành, cái hành này là có vấn đề, có tín có hành không có giải cũng có chướng ngại. Chúng ta nhất định phải tường tận, vì sao Thích Ca Mâu Ni Phật phải giảng Kinh dạy học 49 năm? Chúng ta tra trong Kinh điển, Thích Ca Mâu Ni Phật chưa từng cùng các đệ tử tu 1 Phật thất nào, niệm Phật một ngày nào, không thấy có, hoặc là đi tọa hương, đi tu thiền cũng không có, sự nghiệp cả đời là giáo học, cho đến tu 1 pháp môn nào là sự việc của chính bạn, Phật không hề hỏi qua, bạn bằng lòng học 1 pháp môn nào thì bạn đi học pháp môn đó, Phật ngày ngày đem những chân tướng sự thật này nói với mọi người, chân tướng sự thật của 8 vạn 4 ngàn phán môn, do bạn chính mình chọn lựa, mới thích hợp sự tu tập của chính mình, cái đạo lí này nhất định phải nên hiểu, chúng ta tu học mới không có chướng ngại.

Hỏi: Câu hỏi thứ 9, trong đệ tử của lão Pháp sư, có lúc nói lão pháp sư là Thích Ca Mâu Ni Phật tái sanh, lại có lúc nói là A Di Đà Phật tái sanh, lại có người nói là Bồ Tát Quán Thế Âm tái sanh, lại nói là Bồ Tát Địa Tạng tái sanh v.v…Một số đại đệ tử lớn thậm chí ngay trong lúc giảng pháp cũng không ngừng nhắc đến, lão pháp sư cũng khẳng định có nghe qua tai, như vậy có đúng pháp không? Phải nên lí giải thế nào mới là chánh kiến?

Những lời nói này là giảo ngôn hoặc chúng, tôi ở đây thành thật nói với bạn, lão pháp sư này là một phàm phu, là một người bình thường không có trí tuệ, bạn xem cả 1 đời nơi ở cũng không có, lưu lạc đến khắp nơi mấy mươi năm. Năm xưa, đại khái cũng khoảng tháng này, lão cư sĩ Hà ở bên đây, chồng của bà là cư sĩ Hà Trạch Lôi, chúng tôi quen biết không bao lâu, tôi lần đầu tiên đến Hong Kong để giảng Kinh thì quen biết họ. Vào lần đó giảng Kinh Lăng Nghiêm, giảng hết 4 tháng, gần như mỗi ngày ông đều đến nghe, không ngày nào bỏ qua, rất chân thành. sau đó mỗi năm tôi đến Hong Kong giảng Kinh 1 tháng, ông ấy đều hộ trì đạo tràng, đến nghe Kinh, cho nên, là một người rất quen thuộc, rất chân thành. Ông có 1 gian phòng ở Đồng La Loan, là 1 tầng ở trong tòa lầu lớn, diện tích không xem là lớn lắm, đại khái khoảng 1500 mét, ông có ý muốn tặng cho tôi để tôi đến bên đó giảng Kinh, duyên chưa chín mùi nên tôi không cách gì đến được, sau đó ông liền tặng cho Nam Hoài Cẩn, sau này khi quay về tôi lại trở lại giảng Kinh, ông vừa thấy tôi, nghĩ đến việc này, trong lòng ông liền rất xót xa. Cho nên sau khi ông vãng sanh, dặn dò vợ của ông, đem 1 nơi ở Lục Hòa Viên tặng cho tôi, cúng dường tôi, lão phu nhân dẫn tôi đi xem, tôi xem rồi rất hoan hỉ, ở thôn quê đời sống nông thôn. Do cư sĩ Trịnh phát tâm đưa người đến tu sửa lại, sau khi tu sửa lại vượt ngoài sự dự liệu của tôi, giống như vườn hoa nhỏ vậy, 85 tuổi mới có 1 nơi để dừng chân. Các vị thấy tôi có chụp hình, tấm hình chụp tôi cầm cây tích trượng, chỉ có nửa thân, không có thân dưới, đây là biểu pháp, tôi không có chỗ để dừng chân, cho nên khoảng trung thu tháng 8 năm ngoái, tôi chính thức dọn đến nơi đó ở. Đây là Phật Bồ Tát cho tôi 1 nơi, chính là bảo tôi không nên đi nữa, tôi phải định cư ở nơi đây, tôi ở nơi đó không đi nữa, việc này năm xưa đại sư Chương Gia nói với tôi, anh phát tâm học Thích Ca Mâu Ni Phật, cả đời của anh phải để cho Phật Bồ Tát chăm sóc, anh không cần phải lo lắng việc gì, cho nên tôi chân thật không có lo lắng, cả đời không có lo nghĩ, không luận là thuận cảnh nghịch cảnh, thiện duyên ác duyên, đều là Phật Bồ Tát giúp ta an bài, để tôi ở nới đó tiếp nhận tôi luyện, thành tựu đạo nghiệp của chính mình, cho nên mọi người nhất định phải nên biết, vô số những lời nói bịa đặt không phải là thật, đều không nên tin tưởng, nhất định phải biết, lão pháp sư là 1 người học Phật, có thể nói là 1 người học Phật, tuy là học Phật cũng học không giống, đây đều là lời chân thật, tuy không giống, nỗ lực mà học tập. Cho nên 86 tuổi mỗi ngày tôi vẫn là đọc sách 4 giờ đồng hồ, người xưa nói "sống đến già, học đến già, học ko hết”. Tôi có thể nói với mọi người, ngày nay tôi tất cả buông bỏ chỉ học "Kinh Vô Lượng Thọ", chỉ học Khoa Chú của lão Niệm Tổ, mục đích chính là cầu sanh Tịnh Độ, đây là thật.

Hỏi: Sau cùng còn 1 vấn đề, họ nói khi tôi chưa tiếp xúc Phật pháp thì đời sống đơn giản an vui, thế nhưng từ sau khi tiếp xúc học Phật qua, phát hiện khi cùng ở chung với mọi người, đời sống thay đổi quá phức tạp, thậm chí ngay đến nồi chén cũng đều không thể đụng chạm, cái này không thể ăn, cái kia không đúng pháp, tôi đang do dự có nên bước vào của Phật hay không?

Người mới học Phật có những vấn đề này, trường hợp của cư sĩ Hồ Tiểu Lâm giảng nói được rất rõ ràng, khi ông mới bắt đầu học Phật, ông làm cho người cả nhà đều lo sợ, việc này không thể làm, việc kia không thể làm, nói người nhà ông đều đang tạo nghiệp, tương lai đều là quả báo của ba đường ác, làm cho cha mẹ ông cũng đều lo sợ, xem ông như là một ác thần vậy. Nghe nói ông sắp đến, đồ ăn ở trên bàn có cá thịt phải mau đậy kín lại, không để cho ông nhìn thấy.

Cho nên về sau, cũng là 1 cơ duyên ngẫu nhiên, ông đến Hong Kong, xem thấy tấm hình của mẫu thân và tôi, bức hình lần đầu tiên chúng tôi gặp lại nhau sau 36 năm xa cách. Khi đó tôi liền nói với Hồ Tiểu Lâm, tôi nói: “Lão thái thái rất khó được, rất định tĩnh, gặp lại tôi sau thời gian lâu như vậy mà bà vẫn không hề kích động, tôi đang giảng Kinh, bà nghe Kinh, sau khi nghe xong thái độ rất an tường, tôi nói thật rất là khó được, bà sống ở ngay trong đạo tràng, khi ăn cơm tôi hỏi bà muốn ăn thứ gì? Bà nói muốn ăn cá. Tôi liền bảo nhà bếp mua cá, mỗi bữa ăn đều dọn ra trước mặt bà, trong lúc bà ăn, bà xem thấy mọi người chúng tôi đều ăn chay, bà ở qua 1 tuần, sau đó trở về Thượng Hải, từ đó trở về sau bà liền ăn trường chay. Phải chính bà tự động phát tâm, chúng tôi không thể khuyên bà, khổ cực cả 1 đời, muốn ăn 1 chút cá cũng không ăn được, vậy thì làm sao được ?”

Hồ Tiểu Lâm nghe những lời nói này rồi, thì mới khai ngộ, thì ra là như vậy. Tôi nói anh quay về nhà vạn nhất không gây chướng ngại cha mẹ anh, họ muốn ăn cái gì thì anh cho họ ăn cái đó, cho nên về sau quan hệ của họ rất tốt, cha mẹ đều rất cảm kích đối với Phật pháp, không hề nghĩ đến học Phật tốt đến như vậy, học truyền thống văn hóa tốt đến như vậy. Họ ở ngay trong bạn bè cũng truyền nói với nhau. Không hề có chướng ngại, làm gì có những chướng ngại như vậy chứ.

Phật pháp ở nơi ăn uống có khai duyên, nhất định phải nên biết, tại vì sao không bảo bạn ăn? Ăn thịt là sát sanh, không phải chúng nó cam tâm tình nguyện để cúng dường, nếu chúng ta không ăn thịt thì người ta sẽ không sát sanh. Khi họ sát sanh cái nghiệp đó của họ chúng ta phải gánh lấy 1 phần, hiểu rõ cái đạo lí này thì tự nhiên không thể ăn thịt. Ăn chay, ăn chay rất tốt! Tôi học Phật đại khái nữa năm tôi liền ăn trường chay. Đọc qua mấy biến Kinh Địa Tạng thì ăn trường chay. Trước khi chưa học Phật, lúc nhỏ, đại khái là năm 17, 18, 19 tuổi, đi săn bắn hết 3 năm, giết không ít chúng sanh, chân thật cầu sám hối, quả báo của sát sanh này, phụ thân tôi đã biểu diễn cho tôi thấy, khi phụ thân tôi chết, tình trạng khi lúc bệnh nặng hoàn toàn giống y như trên Kinh Địa Tạng, để cho tôi chính mắt xem thấy. Trước đó tôi không hề biết, vì sao ra đi thảm đến như vậy? Thật thê thảm. Về sau khi tôi học Phật mới biết đó là quả báo của săn bắn sát sanh, việc này có 1 sự cảnh tỉnh đối với tôi rất lớn, tôi liền đoạn dứt ăn thịt, liền đổi qua ăn chay. Khi ở nhà ăn cơ quan chúng tôi yêu cầu họ làm đồ chay, họ đặc biệt làm cho tôi, cơ quan của chúng tôi người ăn chay không nhiều, có 7- 8 người cũng vừa đủ 1 bàn.

Trong thức ăn rau cải, các vị phải nên biết, hành tỏi là rau cải, không phải là thịt, trên chữ Huân là bộ Thảo, nhục là gì? là tanh, gọi là huân tanh, tanh là ăn thịt. Cho nên trong rau cải có 5 loại rau cũng là năm loại không nên ăn: hành, hẹ, tỏi, nén, xà cừ. Vì sao vậy? Tánh chất của 5 loại này không tốt, ăn sống rất dễ khởi can hỏa, dễ tức giận, vậy thì không tốt, ăn quen 5 loại này nó sẽ sanh ra can hỏa, dễ dàng khởi tánh xung động. Phật do nguyên nhân này mà định giới luật, bạn phải hiểu rõ vì sao Ngài định ra giới luật này. Cho nên những thứ này có thể dùng làm hương liệu, phối liệu thì không vấn đề, đều có thể dùng. Vì sao vậy? số lượng ít, sẽ không sanh ra tác dụng thì có thể dùng. Cho nên có một số người hoàn toàn đoạn tuyệt hết, hoàn toàn không dùng. Nếu hoàn toàn không dùng những thứ này thì một số người không muốn ăn chay. Bạn dùng phối vị này, đồ ăn rất ngon, đều có thể dùng được, đặc biệt là với người tại gia.

Cho nên bạn phải hiểu rõ cái đạo lý này, phải thấu hiểu Phật chế định giới luật này dụng ý ở chỗ nào, phải áp dụng thế nào. Vậy mới thật biết, hiểu đạo lý! Khi bị bệnh thì có thể dùng, nếu như bác sĩ ra phương thuốc dùng những thứ này làm thuốc dẫn, thảy đều có thể dùng, thậm chí có rất nhiều xương cốt động vật có ở trong thuốc trung dược, tất cả đều có thể dùng, không có kỵ húy, dùng để trị bệnh. Còn có một việc, người 70 tuổi trở lên, thân thể suy yếu, cần phải có những thứ này để trở giúp thì có thể dùng, đều có khai duyên.

Cho nên giới luật mỗi một điều có "Khai-Giá-Trì-Phạm", bạn cần phải hiểu được, bạn không hiểu được thì không biết phải làm như thế nào, cho nên việc này đều phải biết.

Rượu, khi tôi mới học Phật, vào lúc đó đến chùa miếu, trong chùa lão hòa thượng xem thấy chúng tôi là thanh niên rất hoan hỉ, đều là bảy tám mươi tuổi, khi ăn cơm muốn tôi cùng ăn với Ngài, mỗi lần ăn tôi thấy trên bàn của ông có một cốc rượu, tôi không dám hỏi, tại sao ông uống rượu? Về sau đến Đài Trung học giáo với lão sư Lý, đem việc này hỏi lão sư Lý, lão sư Lý nói đây là khai duyên, thân thể trên 70 tuổi, rượu có thể giúp cho máu huyết của họ lưu thông, vậy thì có thể dùng, chúng ta liền hiểu rõ. Xem thấy lão Hòa Thượng mỗi bữa ăn một ly, ông dùng một ly rượu nhỏ. Nếu khi bạn không biết thì bạn có hoài nghi, do vậy tất cả phải làm cho rõ ràng, phải hiểu tường tận.


Phật pháp là linh động hoạt bát, không có pháp nào khô cứng. Cho nên nếu bạn không hiểu được đạo lý của nó, bạn trì giới sẽ không biết trì, nên khai mà không khai cũng gọi là phạm giới, không nên khai mà bạn khai cũng gọi là phạm giới. Cho nên giới luật bạn không cố gắng học thì bạn sẽ không biết trì, bạn không biết được cách làm như thế nào. Cho nên học Phật ngay trong đời sống không có được pháp hỷ.

Thực tế mà nói, học Phật có rất nhiều người có suy nghĩ sai lệch. Thế nhưng nhất định phải biết, Phật là đại trí tuệ, đại viên mãn, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, pháp hỷ sung mãn, người đại tự tại là Phật Đà, tại vì sao chúng ta học được khổ cực đến như vậy? Cho nên học Phật mà không được pháp hỷ thì ta học nó làm gì? Học Phật vĩnh viển sống trong pháp hỷ sung mãn, vĩnh viển sống trong thế giới cảm ân. Nếu như học Phật khổ cực đến như vậy mà nói, thì tôi từ sớm đã không làm. Ăn chay không phải là thứ tốt, thì làm sao hơn 60 năm qua an vui không gì bằng, hơn nửa đời sống càng đơn giản càng khỏe mạnh. Cả đời tôi không dùng đồ bổ, cả đời không dùng bất cứ thuốc thang gì, tôi bị bệnh thì tôi chân thật là niệm Phật, không đi tìm bác sĩ. Hiện tại nếu như có chút bệnh, là do các tín đồ đi khắp nơi tìm bác sĩ, cũng là rất tốt, tìm bác sĩ đến chỗ tôi để khám cho tôi, tôi không cách gì từ chối, đành phải tùy duyên, tùy hỷ công đức.

Chính mình phải có lòng tin đối với chính mình, đối với Phật phải có tín tâm, đối với truyền thống văn hoá phải có tín tâm. Phật pháp cùng truyền thống văn hoá có thể tiếp nối được hay không, then chốt ở thời đại của chúng ta đây, chúng ta không chăm chỉ nỗ lực, cái truyền thống này có thể bị đoạn dứt, vậy thì chúng ta đều là tội nhân. Tốt rồi, vấn đề này hôm nay giải HT Tịnh Không trả lời: đến chỗ này. Cám ơn mọi người. A Di Đà Phật!

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 08 tháng 02 năm 2012.
Địa điểm: Hiệp hội giáo dục Phật Đà Hong Kong.
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Tịnh Thái
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 07 Tháng 3 2012 18:31 )
(Nguồn: Tịnh Không Pháp Ngữ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2017(Xem: 8107)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7644)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6311)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
18/03/2017(Xem: 16220)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11395)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
18/03/2017(Xem: 7876)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15876)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10252)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
07/03/2017(Xem: 8237)
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, Ngài nói: “Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]