Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai bút đầu năm: Cho và nhận

26/01/201203:43(Xem: 8226)
Khai bút đầu năm: Cho và nhận
KHAI BÚT ĐẦU NĂM
CHO VÀ NHẬN
Nguyễn Thượng Chánh

chovanhanTrong đờisống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổilẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng. Vậy, chođể nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức? Đó là mộthành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người? Nhưng có điều chắc chắn là lòng vị tha bác ái, cho qua con tim, mới thật sự đem đến cho tanhiều hạnh phúc.

***

Một nguyên tắc tư bản: cho để nhận

“ Anh hãy cho tôi những gì tôi cần và anh sẽ nhận đượcnhững gì anh cần”. Đó là nguyên tắc cho để nhận (Give and take hayDonnant -donnant) của xã hội tư bản.

Cho cũng có nghĩa là bán cho. Vô tiệm ăn mình thường gọi:cho tôi ly cà phê sữa đá. Tôi đưa anh 3$, tôi nhận ly cà phê. Tiền trao cháomúc.

Nghĩ rộng ra, nguyên tắc trên cũng có thể đem áp dụngvào cá nhân mỗi người.

Chúng ta cần phải ăn, cần phải uống và cần tập thể dụccho cơ thể được khỏe mạnh.

Người mẹ cho con bú để nó sống và lớn khôn nên người.Đó là món quà tình mẫu tử cho và nhận. Hạnh phúc của con chính là hạnh phúc củangười mẹ (cycle du don).
Trong mối tương quan giữa con nguời với nhau, tiền bạclà biểu tượng để mọi người có thể trao đổi hàng hoá và dịch vụ lẫn nhau.

Cho, đổi chác và tặng

Cho để nhận là nguyên tắc của mọi sự đổi chác.

Trong xã hội ngày nay, muốn sống với người khác thì cầnphải có sự đổi chác qua lại.

Đôi khi cho cũng có thể là một hành động bất vụ lợi xuấtphát từ lòng bác ái, thương người.

Tặng đúng nghĩa ra là cho mà không đòi hỏi phải có sựđền đáp hay trả lại.

Cho để nhận, một nguyên tắc trong mối giao tiếp xã hội.

Theo phong tục Việt Nam thì bánh ít có đi thì bánh quy phải có lạimới toại lòng nhau. Đó là phép xử thế lịch sự trong xã hội để mọingười đều được vui vẻ với nhau.

Cho tiền cho bạc, cho của cải vật chất, cho công sứcvà sự ân cần, săn sóc cũng có thể với dụng ý lợi dụng, tạo cảm tình, để tìm ânhuệ, hoặc chức vụ sau nầy. Có khi cho ít mà nhận được nhiều. Người đời thườngnói đó là thả con tép để bắt con tôm.

Cũng có người cho hay bố thí có chủ đích, để mong cầuđược phước báo, cho cha mẹ và cho bản thân mình lúc chết được vãng sanh về cõiTây Phương Cực Lạc.

Cho mà không cầu được đền đáp lại có thể bị người ta lợidụng chăng?

Con người rất phức tạp. Cho một món quà không mấy đánggiá đôi khi có thể bị hiểu lầm là khinh khi người ta

Có người làm ăn lươn lẹo, chôm chỉa nhiều quá nên cầnbố thí bớt để nhẹ tội với lương tâm đồng thời cũng để chứng tỏ là mình là ngườihào phóng. Có người bố thí hầu để được giảm thuế cuối năm.

Có người cho để lấy tiếng.

Có người cho vì bị ép buộc, vì sợ người ta trù ẻo làmkhó dễ, vìsợ người ta trách mình keo kiệt.

Tuy nhiên cũng có người cho vì lòng vị tha bác ái vàthương người nghèo khó, khốn khổ. Họ không mong đợi được đền đáp nhưng chắc chắnlà họ nhận được niềm vui tinh thần rất nhiều.

Theo nhà nhân chủng học Marcel Mauss, chúng ta bắt buộcphải trả lễ lại mỗi khi chúng ta nhận được một món quà hay một sự giúp đỡ từ mộtngười nào đó.

Nghiên cứu về phong tục tập quán của các bộ lạc thiểusố bán khai ở quần đảo Nam Dương và Tân Tây Lan, qua tản văn Essaisur le don(1923) Gs Marcel Masscho biết tập tục Potlatch(tập tục hệthống quà biếu) được xem là vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày haytrong những dịp lễ hội giữa các bộ lạc với nhau.

Mỗi khi một cá nhân hay một bộ lạc nhận được quà biếuthì họ bắt buộc phải trả lễ lại bằng một món quà khác có giá trị tương đươnghay cao hơn món quà mà họ đã nhận được.

Món quà trả lễ có thể được biểu hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: dụng cụ nhà bếp, bàn ghế, tiệc tùng ăn nhậu, nhảy múa, thậmchí có thể là phụ nữ và trẻ em v,v...

Potlatchbiểu tượng của sự hài hòa trong xã hội, cũng như quyền quy và sức mạnh của bộ lạc.

Người cho quyết định giá trị món quà mà họ đem biếu.

Phải chăng potlatchcũng là một nguyên tắc và là một nền tảng trong xã hội ngày nay của chúng ta?

Người ta chào mình, vì phép lịch sự bắt buộc mình phảichào lại họ.

Theo cách suy nghĩ của nhiều người thì của biếu là của lo, của cho là của nợ. Đó là potlatch.

Hôm nay người ta đi đám cưới con mình, sang năm thìmình có bổn phận phải đi dự đám cưới của con họ để trả lễ lại.

Các tôn giáo nghĩ gì?

*Theo ThiênChúa Giáo

Đức Chúa Trời là đấng toàn năng, tạo ra mọi sự vậttrên Trời và dưới thế. Chúa cho chúng ta sự sống đời đời.

Từ thiện được xây dựng từ lòng thương yêu bất vụ lợikhông màng đến sự báo đáp hay nhận lại bất cứ điều gì cả. Cho xuất phát từ lòngthương yêu không giới hạn.

Kinh Thánh có nói “Cho sẽ mang đến cho ta nhiều hạnhphúc hơn nhận”

Act.20.35 Luc14.12-14. « Il y a plus debonheur à donner qu'à recevoir »

Công Giáo khuyên bảo tín đồ phải có trách nhiệm giúp đỡngười khốn khổ, kém may mắn.

«Giáo hộiđã nhiều lần dạy bảo con cái mình rằng: giúp đỡ người nghèo và người kém maymắn là một trách nhiệm đặc biệt của người công giáo bởi vì họ là chi thểcủa Thân Thể Chúa Kitô. “Vì chính trong Thân Thể này chúng ta biết tình yêu củaThiên Chúa,” như tông đồ Gioan cho chúng ta biết: “đó là Đức Ki-tô đã thí mạngvì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳngđộng lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được” (IJn 3: 16-17) (cf. Mater et Magistra,# 159) ». (Br. Huynhquảng. Công Giáo Việt Nam)

Nghiên cứu tâm lý xã hội học gần đây cũng chứng minh lờinói trên của Kinh thánh là cho mang đến nhiều hạnh phúc hơn nhận.

Người cho tiền của hay giúp đỡ người khác thường cảmthấy mình được sung sướng và hạnh phúc hơn những người nhận được tiền hay nhậnđược sự giúp đỡ.

Tuy vậy cũng có người còn nghi ngờ điều trên.

Theo họ, sự khác biệt giữa người hảo tâm và ngườikhông có lòng hảo tâm được xuất phát từ lòng tin và thái độ của họ. Có bốn độnglực rõ rệt đã ảnh hưởng và nung đúc đến lòng hảo tâm của con người : đứctin vào tôn giáo, lòng bi quan không tin chánh phủ về đời sống mặt kinh tế, giađình vững mạnh, và vào đầu óc kinh doanh làm ăn của họ.

The difference between givers and nongiversis found in their beliefs and behaviors. Four distinct forces emerge from theevidence that appear primarily responsible for making people charitable. Theseforces are religion, skepticism about the government in economic life, strongfamilies, and personal entrepreneurism.”( Arthur C.Brooks,Professor of publicadministration at Syracuse University’s Maxwell School of Citizenship andPublic Affairs.)

*TheoPhật Giáo

Cho hay bố thí là một hạnh trong Phật giáo.

Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của BồTát.

Sau đây tác giả xin tóm lược các điểm chánh trong bài Bốthícó mấy loại(Kinh Điển Phật Pháp) và Bố Thí Ba La Mật(Thích Trí Siêu).

Bố thí có 3 loại:

1) Tàithí: tức bố thí tiền
2) Phápthí: bố thí pháp
3) Vôúy thí: tức bố thí sự không sợ hãi

Ba loại bố thí vừa nêu được gọi chung là vật thí.

*“Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếutố tạo ra nó: người cho (năng thí),món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.Nếu thiếu một trong ba yếu tố kể trên thì sẽ không có sự bố thí.

Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không cóai nhận thì không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhậnthì cũng không có sư bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho thìcũng không có sự bố thí.

*Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phướcbáo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây

- Người bố thí phải có tâm trong sạch.

- Vật được thí phải chân chính.

- Người nhận phải được kính trọng tối đa”.

Kết luận

Cho để làm gì? Quả thật đây là một vấn đề rất phức tạpvà khó giải nghĩa cho thỏa đáng được.Tùy theo người, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo sự hiểu biết và đức tinh tôn giáomà có thể có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Người gõ xin mượn lời của thầy Thích Trí Siêu để nóilên sự phức tạp của ngôn ngữ Việt Nam:

Tiếng Việt của ta rắc rốilắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ý cẩn thận một chút là ta có thể gâyphiền phức cho chính mình và cả người khác nữa.
Như ta đã thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bốthí... ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí”.

Thích Trí Siêu

Tham khảo:

- Thích Trí Siêu- BốThí Ba La Mật
/D_1-2_2-227_4-2075_5-75_6-4_17-307_14-1_15-2/bo-thi-ba-la-mat.html
- Kinh Điển Phật Pháp.Bố thí có mấy loại
http://phatphap.wordpress.com/2007/10/22/b%E1%BB%91-thi-co-m%E1%BA%A5y-lo%E1%BA%A1i/
- Marcel Mauss (1923-1924). Essai sur le don. Forme et raison de l’échange dans les sociétés archaïques
http://www.congoforum.be/upldocs/essai_sur_le_don.pdf
- James Randerson. The path tohappiness: it is better to give than receive
http://www.guardian.co.uk/science/2008/mar/21/medicalresearch.usa
- ThomasFitzpatrick. It is better to give than toreceice-No, really.
http://www.vision.org/visionmedia/article.aspx?id=4400
- Br Huynh Quảng-Công Giáo Việt Nam. Nạn nghèo đói và lòng từ thiện.
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=19&ia=5768
- Suzan K Minorik.The extraordinary happiness of heartfeltgiving
http://www.positive-living-now.com/tag/giving-and-happiness/

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2023(Xem: 7138)
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp! Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
22/09/2023(Xem: 4137)
Hương mây quyện giữa dòng hư huyễn Ai bồi hồi đưa mắt dõi xa xăm Chạnh dâu bể dăm khi hồn nức nở
04/09/2023(Xem: 6651)
Lời nói đầu Bồ tát Quảng Đức, người con linh thiêng của “Non Nước Khánh Hòa” đã đi vào lịch sử như một huyền thoại với trái tim bất diệt. Hơn hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ Ngài Quảng Đức là trường hợp hy hữu được tôn xưng lên hàng Bồ tát, điều đó nói lên vị trí độc sáng của Ngài trong thiền sử.
26/08/2023(Xem: 2556)
Ngày lại qua ngày, bình minh lên rực rỡ, hoàng hôn xuống đìu hiu. Nước vẫn chảy về đông nhưng vòng tuần hoàn chưa bao giờ gián đoạn. Đời vẫn sanh diệt liên lỉ, dù có thô tháo bạo liệt hay dịu êm lặng lẽ. Ta vẫn còn nơi này nhưng đang trên đường đi đến điểm cuối của vòng đời. Đến để rồi đi, đi để mà đến, dòng sanh tử luân hồi chưa từng dừng dù chỉ một sát na.
26/08/2023(Xem: 2615)
Khí trời còn nóng lắm nhưng không khí mùa hội hiếu đã chớm sang, âm hưởng tháng bảy đã vọng trong hồn. Tự dưng y nghĩ đến chùa chiền mà lòng lay động, dường như trong tâm có lời thì thầm: “Thế là lại đến mùa báo hiếu!”. Y vốn nhiễu sự mà, lòng vừa nghĩ thế thì thằng Ý chọt liền: - Báo hiếu mọi ngày, ngày nào chẳng là ngày hiếu, hà cớ gì phải đợi đến tháng bảy mới báo hiếu?
23/08/2023(Xem: 2010)
Trong một xã hội tự do, văn minh, tiến bộ, sự khác biệt ý kiến, chính kiến là phản ảnh của một chế độ dân chủ và cần phải được tôn trọng và bảo vệ. Hiến pháp của bất kỳ quốc gia văn minh nào cũng đều bảo vệ quyền phát biểu ý kiến trong hòa bình (bất bạo động) của tòan thể công dân. Còn đối với các dân biểu, thượng nghị sĩ, họ được quyền bất khả xâm phạm khi phát biểu mọi ý kiến, dù là chống đối lại đảng cầm quyền, tổng thống, thủ tướng đương nhiệm. Giả dụ ngày mai đây, một dân biểu hay một thượng nghị sĩ, một nhà nhà báo, một công dân nào bị bắt vì có ý kiến ngược lại tổng thống thì Hoa Kỳ đã biến thành một quốc gia độc tài và nền dân chủ Hoa Kỳ chết ngay từ lúc đó.
20/08/2023(Xem: 4042)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: [email protected] Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
17/08/2023(Xem: 2747)
(Đèo Rọ Tượng nằm cách Thị trấn Ninh Hoà khoảng 10km, cách Đèo Rù Rì Nha Trang chừng 17km. Xưa, đèo này nằm giữa ranh giới của 2 huyện Ninh Hoà và Vĩnh Xương. Nay là giữa 2 xã Ninh Ích và Ninh Lộc đều thuộc huyện Ninh Hoà. Dưới chân đèo hướng Nha Trang thuộc về thôn Phú Hữu, còn chân đèo hướng Ninh Hoà thuộc về thôn Tân Thuỷ. Thuở xưa xa, vùng rừng đèo này còn thâm u hoang dã, nhiều muông thú, trong đó có nhiều đàn voi sinh sống, người dân thường làm rọ săn bắt bẫy voi, nên được gọi là Rọ Tượng.)
17/08/2023(Xem: 2444)
Kính chia sẻ hình ảnh Ngày Tu Học chủ đề: ''Nuôi Dưỡng Bồ Đê Tâm'' được tổ chức vào ngày thứ Bảy 12 Aug 2023 tại Chùa Dược Sư (gần Đàn Nam Giao) Đường Minh Mạng TP Huế. - Chân thành cảm niệm Công Đức chư Tôn đức tại Huế, đặc biệt là Ni Sư Thích nữ Thuần Châu, Phật tử Tâm Bảo, PT Quảng Duyên, PT Liên, Tiên, nhóm thiện nguyện & quý Phật tử trong ban hộ trì Tam Bảo chùa Dược Sư đã nhiệt tâm hỗ trợ, tạo duyên lành cho thầy Như Nhiên TTT & Tăng đoàn THEO DẤU NHƯ LAI có cơ hội chia sẻ giáo pháp, ngồi quây quần bên nhau trong những giây phút thân tình và thiền vị, ấm áp tình huynh đệ, tăng thân.. Chân thành cảm ơn toàn thể Phật tử, hành giả đã tham dự và hỗ trợ cho Khóa tu được thành tựu Thập phần viên mãn.. - Kính chúc tất cả luôn tinh tấn, an vui trong Chánh Pháp Như Lai.. Sadhu, sadhu, Lành thay!!
17/08/2023(Xem: 1894)
(Viêt từ cảm hứng “Cõi Phật Đâu Xa” của Đỗ Hồng Ngọc) Ta hỏi kiến nơi nào Cõi Tịnh, Ngoài hư không có dấu chim bay? Từ tiếng gọi màu đêm đất khổ, Thắp tâm tư thay ánh mặt trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]