Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai bút đầu năm: Cho và nhận

26/01/201203:43(Xem: 8277)
Khai bút đầu năm: Cho và nhận
KHAI BÚT ĐẦU NĂM
CHO VÀ NHẬN
Nguyễn Thượng Chánh

chovanhanTrong đờisống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổilẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng. Vậy, chođể nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức? Đó là mộthành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người? Nhưng có điều chắc chắn là lòng vị tha bác ái, cho qua con tim, mới thật sự đem đến cho tanhiều hạnh phúc.

***

Một nguyên tắc tư bản: cho để nhận

“ Anh hãy cho tôi những gì tôi cần và anh sẽ nhận đượcnhững gì anh cần”. Đó là nguyên tắc cho để nhận (Give and take hayDonnant -donnant) của xã hội tư bản.

Cho cũng có nghĩa là bán cho. Vô tiệm ăn mình thường gọi:cho tôi ly cà phê sữa đá. Tôi đưa anh 3$, tôi nhận ly cà phê. Tiền trao cháomúc.

Nghĩ rộng ra, nguyên tắc trên cũng có thể đem áp dụngvào cá nhân mỗi người.

Chúng ta cần phải ăn, cần phải uống và cần tập thể dụccho cơ thể được khỏe mạnh.

Người mẹ cho con bú để nó sống và lớn khôn nên người.Đó là món quà tình mẫu tử cho và nhận. Hạnh phúc của con chính là hạnh phúc củangười mẹ (cycle du don).
Trong mối tương quan giữa con nguời với nhau, tiền bạclà biểu tượng để mọi người có thể trao đổi hàng hoá và dịch vụ lẫn nhau.

Cho, đổi chác và tặng

Cho để nhận là nguyên tắc của mọi sự đổi chác.

Trong xã hội ngày nay, muốn sống với người khác thì cầnphải có sự đổi chác qua lại.

Đôi khi cho cũng có thể là một hành động bất vụ lợi xuấtphát từ lòng bác ái, thương người.

Tặng đúng nghĩa ra là cho mà không đòi hỏi phải có sựđền đáp hay trả lại.

Cho để nhận, một nguyên tắc trong mối giao tiếp xã hội.

Theo phong tục Việt Nam thì bánh ít có đi thì bánh quy phải có lạimới toại lòng nhau. Đó là phép xử thế lịch sự trong xã hội để mọingười đều được vui vẻ với nhau.

Cho tiền cho bạc, cho của cải vật chất, cho công sứcvà sự ân cần, săn sóc cũng có thể với dụng ý lợi dụng, tạo cảm tình, để tìm ânhuệ, hoặc chức vụ sau nầy. Có khi cho ít mà nhận được nhiều. Người đời thườngnói đó là thả con tép để bắt con tôm.

Cũng có người cho hay bố thí có chủ đích, để mong cầuđược phước báo, cho cha mẹ và cho bản thân mình lúc chết được vãng sanh về cõiTây Phương Cực Lạc.

Cho mà không cầu được đền đáp lại có thể bị người ta lợidụng chăng?

Con người rất phức tạp. Cho một món quà không mấy đánggiá đôi khi có thể bị hiểu lầm là khinh khi người ta

Có người làm ăn lươn lẹo, chôm chỉa nhiều quá nên cầnbố thí bớt để nhẹ tội với lương tâm đồng thời cũng để chứng tỏ là mình là ngườihào phóng. Có người bố thí hầu để được giảm thuế cuối năm.

Có người cho để lấy tiếng.

Có người cho vì bị ép buộc, vì sợ người ta trù ẻo làmkhó dễ, vìsợ người ta trách mình keo kiệt.

Tuy nhiên cũng có người cho vì lòng vị tha bác ái vàthương người nghèo khó, khốn khổ. Họ không mong đợi được đền đáp nhưng chắc chắnlà họ nhận được niềm vui tinh thần rất nhiều.

Theo nhà nhân chủng học Marcel Mauss, chúng ta bắt buộcphải trả lễ lại mỗi khi chúng ta nhận được một món quà hay một sự giúp đỡ từ mộtngười nào đó.

Nghiên cứu về phong tục tập quán của các bộ lạc thiểusố bán khai ở quần đảo Nam Dương và Tân Tây Lan, qua tản văn Essaisur le don(1923) Gs Marcel Masscho biết tập tục Potlatch(tập tục hệthống quà biếu) được xem là vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày haytrong những dịp lễ hội giữa các bộ lạc với nhau.

Mỗi khi một cá nhân hay một bộ lạc nhận được quà biếuthì họ bắt buộc phải trả lễ lại bằng một món quà khác có giá trị tương đươnghay cao hơn món quà mà họ đã nhận được.

Món quà trả lễ có thể được biểu hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: dụng cụ nhà bếp, bàn ghế, tiệc tùng ăn nhậu, nhảy múa, thậmchí có thể là phụ nữ và trẻ em v,v...

Potlatchbiểu tượng của sự hài hòa trong xã hội, cũng như quyền quy và sức mạnh của bộ lạc.

Người cho quyết định giá trị món quà mà họ đem biếu.

Phải chăng potlatchcũng là một nguyên tắc và là một nền tảng trong xã hội ngày nay của chúng ta?

Người ta chào mình, vì phép lịch sự bắt buộc mình phảichào lại họ.

Theo cách suy nghĩ của nhiều người thì của biếu là của lo, của cho là của nợ. Đó là potlatch.

Hôm nay người ta đi đám cưới con mình, sang năm thìmình có bổn phận phải đi dự đám cưới của con họ để trả lễ lại.

Các tôn giáo nghĩ gì?

*Theo ThiênChúa Giáo

Đức Chúa Trời là đấng toàn năng, tạo ra mọi sự vậttrên Trời và dưới thế. Chúa cho chúng ta sự sống đời đời.

Từ thiện được xây dựng từ lòng thương yêu bất vụ lợikhông màng đến sự báo đáp hay nhận lại bất cứ điều gì cả. Cho xuất phát từ lòngthương yêu không giới hạn.

Kinh Thánh có nói “Cho sẽ mang đến cho ta nhiều hạnhphúc hơn nhận”

Act.20.35 Luc14.12-14. « Il y a plus debonheur à donner qu'à recevoir »

Công Giáo khuyên bảo tín đồ phải có trách nhiệm giúp đỡngười khốn khổ, kém may mắn.

«Giáo hộiđã nhiều lần dạy bảo con cái mình rằng: giúp đỡ người nghèo và người kém maymắn là một trách nhiệm đặc biệt của người công giáo bởi vì họ là chi thểcủa Thân Thể Chúa Kitô. “Vì chính trong Thân Thể này chúng ta biết tình yêu củaThiên Chúa,” như tông đồ Gioan cho chúng ta biết: “đó là Đức Ki-tô đã thí mạngvì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳngđộng lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được” (IJn 3: 16-17) (cf. Mater et Magistra,# 159) ». (Br. Huynhquảng. Công Giáo Việt Nam)

Nghiên cứu tâm lý xã hội học gần đây cũng chứng minh lờinói trên của Kinh thánh là cho mang đến nhiều hạnh phúc hơn nhận.

Người cho tiền của hay giúp đỡ người khác thường cảmthấy mình được sung sướng và hạnh phúc hơn những người nhận được tiền hay nhậnđược sự giúp đỡ.

Tuy vậy cũng có người còn nghi ngờ điều trên.

Theo họ, sự khác biệt giữa người hảo tâm và ngườikhông có lòng hảo tâm được xuất phát từ lòng tin và thái độ của họ. Có bốn độnglực rõ rệt đã ảnh hưởng và nung đúc đến lòng hảo tâm của con người : đứctin vào tôn giáo, lòng bi quan không tin chánh phủ về đời sống mặt kinh tế, giađình vững mạnh, và vào đầu óc kinh doanh làm ăn của họ.

The difference between givers and nongiversis found in their beliefs and behaviors. Four distinct forces emerge from theevidence that appear primarily responsible for making people charitable. Theseforces are religion, skepticism about the government in economic life, strongfamilies, and personal entrepreneurism.”( Arthur C.Brooks,Professor of publicadministration at Syracuse University’s Maxwell School of Citizenship andPublic Affairs.)

*TheoPhật Giáo

Cho hay bố thí là một hạnh trong Phật giáo.

Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của BồTát.

Sau đây tác giả xin tóm lược các điểm chánh trong bài Bốthícó mấy loại(Kinh Điển Phật Pháp) và Bố Thí Ba La Mật(Thích Trí Siêu).

Bố thí có 3 loại:

1) Tàithí: tức bố thí tiền
2) Phápthí: bố thí pháp
3) Vôúy thí: tức bố thí sự không sợ hãi

Ba loại bố thí vừa nêu được gọi chung là vật thí.

*“Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếutố tạo ra nó: người cho (năng thí),món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.Nếu thiếu một trong ba yếu tố kể trên thì sẽ không có sự bố thí.

Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không cóai nhận thì không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhậnthì cũng không có sư bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho thìcũng không có sự bố thí.

*Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phướcbáo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây

- Người bố thí phải có tâm trong sạch.

- Vật được thí phải chân chính.

- Người nhận phải được kính trọng tối đa”.

Kết luận

Cho để làm gì? Quả thật đây là một vấn đề rất phức tạpvà khó giải nghĩa cho thỏa đáng được.Tùy theo người, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo sự hiểu biết và đức tinh tôn giáomà có thể có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Người gõ xin mượn lời của thầy Thích Trí Siêu để nóilên sự phức tạp của ngôn ngữ Việt Nam:

Tiếng Việt của ta rắc rốilắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ý cẩn thận một chút là ta có thể gâyphiền phức cho chính mình và cả người khác nữa.
Như ta đã thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bốthí... ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí”.

Thích Trí Siêu

Tham khảo:

- Thích Trí Siêu- BốThí Ba La Mật
/D_1-2_2-227_4-2075_5-75_6-4_17-307_14-1_15-2/bo-thi-ba-la-mat.html
- Kinh Điển Phật Pháp.Bố thí có mấy loại
http://phatphap.wordpress.com/2007/10/22/b%E1%BB%91-thi-co-m%E1%BA%A5y-lo%E1%BA%A1i/
- Marcel Mauss (1923-1924). Essai sur le don. Forme et raison de l’échange dans les sociétés archaïques
http://www.congoforum.be/upldocs/essai_sur_le_don.pdf
- James Randerson. The path tohappiness: it is better to give than receive
http://www.guardian.co.uk/science/2008/mar/21/medicalresearch.usa
- ThomasFitzpatrick. It is better to give than toreceice-No, really.
http://www.vision.org/visionmedia/article.aspx?id=4400
- Br Huynh Quảng-Công Giáo Việt Nam. Nạn nghèo đói và lòng từ thiện.
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=19&ia=5768
- Suzan K Minorik.The extraordinary happiness of heartfeltgiving
http://www.positive-living-now.com/tag/giving-and-happiness/

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2017(Xem: 10670)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
20/03/2017(Xem: 8115)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7651)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6330)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
18/03/2017(Xem: 16237)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11408)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
18/03/2017(Xem: 7886)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15887)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10589)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]