Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rồng trong kinh điển Phật giáo

18/01/201206:10(Xem: 10178)
Rồng trong kinh điển Phật giáo

Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…

Rồng trongsự kiện đản sinh

Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, khi thái tửTất đạt đa ra đời có Tứ thiên vương dùng lụa quý của cõi trời đỡ, Trời Đại Phạmthiên và Trời Đế Thích cầm lọng báu đứng hầu hai bên. Lúc này trên không trungcó hai vị Long vương phun hai dòng nước ấm và mát tắm cho thái tử. Kinh chépnhư sau: “…Lúc mặt trời vừa mọc, bà (hòang hậu Ma Da) thấy trong vườn có mộtcây lớn tên là Vô Ưu, sắc hoa rực rỡ, mùi hương thơm ngát, cành lá bủa rất rộngrất đẹp, liền với tay phải muốn hái hoa kia. Ngay khi đó, Bồ tát từ hông phảibước ra.

IMG_4905.JPG

Tượng Đức Phật sơ sinh (chín rồng phun nước tắm ngài)

Lúc ấy, nơi gốc cây cũng hiện ra bảy hoa sen bảy báu (thất bảo) lớnnhư bánh xe. Bồ tát đứng trên hoa sen không cần người đỡ, tự đi bảy bước, đưacánh tay phải lên, cất giọng như sư tử rống: “Trong tất cả trời người, ta làbậc tôn quý nhất; vô lượng sinh tử, hôm nay đã chấm dứt. Đời này ta sẽ làm lợiích cho tất cả chúng sinh”. Vừa nói xong, bốn vị Thiên vương lấy lụa trời đỡlấy Thái tử, đặt trên ghế báu, Thích Đề Hoàn Nhơn và Đại Phạm Thiên Vương taycầm bảo cái đứng hầu hai bên, Long vương Nan Đà, Long vương Ưu Ba Nan Đà ở trênhư không phun một dòng nước ấm, một dòng nước mát trong sạch tắm cho Thái tử.Thân Thái tử màu vàng ròng, có 32 tướng tốt, phóng ánh sáng rực rỡ chiếu khắpba ngàn đại thiên thế giới. Tám bộ Trời, Rồng ở trên hư không trỗi các kỹ nhạc,ca tụng khen ngợi, đốt các hương thơm, rải nhiều hoa báu, tuôn xuống như mưacác lọai y trời và anh lạc rực rỡ, không thể tính kể”.

Trong kinh Đại Bổn và Vị tằng hữu pháp cũng cónói: Khi thái tử ra đời, thân không dính một chất dơ nào từ lòng mẹ, có bốnThiên tử đỡ rồi đặt trước Hòang hậu và thưa: “Hòang hậu hãy hoan hỷ. Hòang hậuvừa sinh một bậc vĩ nhân”. Từ hư không có một dòng nước ấm và một dòng nước máttắm gội cho thái tử.

Còn trong kinh Phổ Diệu ghi rằng, lúc Thái tử đảnsinh có chín con rồng từ trên hư không phun nước xuống tắm cho thái tử. Chín vìhuyền thọai chín rồng phun nước mà sau này có câu kệ tán dương Đức Phật như sau:“Ngọc chất giáng hoàng cung, cửu long phún thủy tề mộc dục” (Bản chất thanhtịnh, trong sạch, quý báu như ngọc giáng sinh ở chốn hòang cung, chín rồng phunnước đồng tắm cho thái tử).

Rồng chemưa cho Đức Phật

Theo Đại Phẩm của Luật tạng, vào tuần lễ thứ basau khi thành đạo, khi Đức Phật ngồi thiền định dưới gốc cây Mucalinda thì mưato gió lớn nổi lên, một con rắn mãng xà đến quấn quanh mình Ngài và cất cao đầulên che mưa cho Ngài. Trong Đức Phật và Phật pháp của Ngài Nàrada Mahà Thera(Phạm Kim Khánh dịch) ghi sự kiện này xảy ra vào tuần thứ sáu sau khi Phậtthành đạo, thời gian Đức Phật chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Trận mưa bãokéo dài suốt bảy ngày mới chấm dứt. Khi trời quang mây tạnh, con mãng xà tháomình trở ra và hóa hiện thành một thanh niên chắp tay đứng trước Đức Phật. ĐứcPhật đã nói cho người thanh niên nghe một bài kệ có nội dung như sau: “Đối vớihạng người tri túc, đối với người đã nghe và đã thấy chân lý thì sống ẩn dật làhạnh phúc. Trên thế gian, người có tâm lành, có thiện chí, người biết tự kiềmchế, thu thúc lục căn đối với tất cả chúng sinh là hạnh phúc. Không luyến áingười, vượt lên khỏi dục vọng là hạnh phúc. Phá tan được ngã chấp quả thật làhạnh phúc tối thượng”.

2.JPG

Tượng Đức Phật thiền định có rồng che mưa nắng (Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ)

Câu chuyện rắn thần che mưa cho Đức Phật khitruyền sang Trung Hoa đã chuyển thành câu chuyện rồng thần che mưa cho ĐứcPhật. Chính vì thế mà trong nhiều chùa có tranh ảnh, phù điêu khắc họa hình ảnhĐức Phật ngồi nhập định dưới gốc cây giữa trời mưa to gió lớn, có rồng thầnquấn quanh mình và cất cao đầu che mưa cho Ngài. Trong các huyền thoại về ĐứcPhật được ghi lại trong kinh điển, sau khi lưu truyền qua các nước Trung Hoa,Việt Nam...,hình ảnh rồng thần được thay cho hình ảnh rắn thần. Cũng như trong sự kiện trên(Rắn thần che mưa cho Đức Phật), trong sự kiện Đức Phật hàng phục độc xà (sẽnói ở phần sau), các kinh điển Bắctruyền ghi lại hình ảnh một con hỏa long (rồng lửa) thay vì là một con rắn độc.Đối với người Ấn Độ thì rắn là con vật thiêng liêng trong khi ở các nước TrungHoa, Việt Namthì rồng là linh vật.

Phật hàngphục hỏa long

Trong kinh Quá khứ hiện tại nhân quả có thuậtlại rằng: Đức Phật muốn hóa độ ba anh em ông Ưu lâu tần loa Ca diếp và các đệtử của họ, bèn đi đến bờ sông Hằng, nơi họ và các đệ tử trú ngụ.

Khi Đức Phật đến nơi thì trời đã tối, Ngài bènhỏi ông Ca diếp: “Tôi đi lỡ đường, xin ông cho tôi nghỉ nhờ một đêm”. Ông Cadiếp từ chối: “Rất tiếc, ở đây đồ chúng quá đông, không có chỗ nào để mời Ngàinghỉ lại”. Đức Phật nói: “Chỗ nào cũng được. Tôi chỉ xin nghỉ nhờ một đêmthôi”. Ông Ca diếp bèn chỉ về phía một hang động gần đó rồi bảo: “Nơi kia cóthể nghỉ tạm được. Tiếc rằng trong đó có một con hỏa long rất dữ, người lạ vàoe bị nó làm hại”. Đức Phật nói: “Không sao đâu. “Ngã nội thanh tịnh, ngoại taibất nhập” (Bên trong ta thanh tịnh, tai họa bên ngoài không xâm hại được. Xinông vui lòng để tôi ở lại nơi đó”.

3.jpg

Đức Phật vào trong hang động, hỏa long nghe hơilạ bèn bay ra, phun khói độc vào Ngài. Nhưng khi khói độc gần đến chỗ Phật thìbay ngược trở lại. Hỏa long bèn phun lửa, nhưng khi lửa gần đến chỗ Phật thìcháy ngược trở lại hỏa long. Đức Phật bèn nhập định Hỏa quang tam muội hóa lửacháy sáng cả hang động, lửa của hỏa long bị đẩy lùi. Đức Phật từ bi bảo với nó:“Ngươi đã thấy phép thuật của ngươi còn thấp kém chưa?” Đức Phật bèn đưa bình bát ra và nói: “Ngươihãy vào đây để tránh lửa”. Hỏa long vội thu mình bay vào trong bát của ĐứcPhật.

Về sau, ba anh em ông Ca diếp và các đồ chúngnhận thấy thần lực và đức độ của Đức Phật không ai sánh bằng, họ đã xin quy ytheo Phật.

Long nữthành Phật

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm thứ 12 Đề BàĐạt Đa có nói sự kiện Long nữ, con gái Long vương thành Phật như sau:

“Lúc bấy giờ, Bồ tát Trí Tích, thị giả của PhậtĐa Bảo bạch xin phép Phật Đa Bảo trở về nước. Đức Phật Thích Ca mới bảo Bồ tátTrí Tích: “Thiện nam tử, hãy chờ giây lát. Ở đây có Bồ tát Văn Thù, ông và VănThù có thể cùng nhau ra mắt mà luận nói pháp mầu, xong rồi sẽ về”.

Ngay khi ấy, Bồ tát Văn Thù và các Bồ tát tùytùng ngồi trên hoa sen lớn, từ nơi cung Rồng (Long cung) Ta kiệt la trong biểnlớn bay lên hư không, rồi bay đến núi Linh Thứu, từ hoa sen bước xuống, đảnh lễPhật Đa Bảo và Phật Thích Ca, kế đến hỏi thăm Bồ tát Trí Tích, sau đó ngồi quamột bên.

Bồ tát Trí Tích bèn hỏi Bồ tát Văn Thù: “Ngàiqua cung Rồng hóa độ được bao nhiêu chúng sinh?” Bồ tát Văn Thù đáp: “Vô lượng.Nếu Ngài không tin, sẽ tự chứng biết”.

Bồ tát Văn Thù nói chưa dứt lời thì có vô số Bồtát ngồi hoa sen từ biển bay lên đến núi Linh Thứu, trụ trên hư không, tất cảđều do Bồ tát Văn Thù hóa độ. Bồ tát Văn Thù nói: “Ở biển, ta thường tuyênthuyết kinh Diệu Pháp”. Bồ tát Trí Tích hỏi: “Kinh này rất thâm diệu. Vậy cóchúng sinh nào siêng tu theo kinh này mà mau thành Phật không?” Bồ tát Văn Thùđáp: “Có con gái của Long vương, mới lên tám tuổi mà đầy đủ trí đức, trongkhỏanh khắc phát Bồ đề tâm, được bậc bất thối chuyển, biện tài vô ngại, từ birộng lớn, công đức đầy đủ, có khả năng đến Bồ đề”.

Bồ tát Trí Tích không tin hỏi: “Chính Đức PhậtThích Ca còn phải trải qua vô lượng kiếp tu tạo nhiều công đức, làm những hạnhkhó làm mới thành đạo Bồ đề, làm sao tin được Long nữ trong chốc lát mà chứng thànhChánh giác”.

Đàm luận chưa xong, Long nữ bỗng hiện ra, cungkính đảnh lễ Phật rồi đứng qua một bên, nói kệ xưng tán pháp thân và cho biếtnhờ nghe được diệu pháp mà nàng đã thành Bồ đề, nhưng việc này chỉ Phật chứngbiết mà thôi.

Bấy giờ Tôn giả Xá Lợi Phất nói với Long nữ:“Thân gái nhơ uế, có năm điều chướng ngại, còn con đường Phật đạo xa diệu vợi,phải trải qua vô lượng kiếp cần khổ mới đi hết, mà ngươi nói tu không bao lâuđã chứng được vô thượng Chánh giác. Làm sao tin được?” Long nữ bèn lấy một hạtchâu hiến dâng Đức Phật Thích Ca, Đức Phật thọ nhận. Bấy giờ Long nữ hỏi Bồ tátTrí Tích: “Tôi hiến châu, Thế Tôn nhận lấy, việc ấy có mau chăng?” Bồ tát TríTích đáp: “Mau”. Bấy giờ Long nữ nói: “Ông hãy lấy thần lực của ông xem đây,tôi thành Phật còn mau hơn việc đó”.

4.jpg

Chúng hội liền thấy Long nữ thoạt nhiên biếnthành nam tử, đủ hạnh Bồ tát, qua cõi Vô cấu phương nam, ngồi hoa sen báu, thànhbậc Đẳng Chánh giác”.

Câu chuyện Long nữ thành Phật có ý nghĩa caosâu: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, dù là loài nào, nam, nữ, già, trẻ, bé,lớn đều có khả năng thành Phật nếu như đầy đủ trí tuệ và công đức phước báu, tuhành không thối chuyển, có tâm từ bi rộng lớn, có vô ngại biện tài. Cũng nhưLong nữ vốn là loài rồng (súc sinh), lại mang thân nữ, chỉ mới tám tuổi thôi,nhưng nhờ tu tập, tích chứa công đức phước báu, có tâm tánh, ý chí của bậc namnhi trượng phu quân tử (Long nữ biến thành thân nam), hội đủ điều kiện nhânduyên (thành tựu Lục độ vạn hạnh, chứng đạt tâm thanh tịnh, sạch vô minh phiền não(qua cõi Vô cấu) mà Long nữ đã thành bậc Đẳng Chánh giác.

Theo kinh điển Phật giáo, Rồng là một trong Tám bộchúng thường theo ủng hộ Phật pháp (Thiên long bát bộ): Thiên (Trời), Long(Rồng), Dạ xoa (Thần Dạ xoa, quỷ Dạ xoa), Kiền thát bà (Thần âm nhạc ở cõitrời, thường tấu thiên nhạc hầu vua trời Đế Thích), A tu la (Phi thiên, cácchúng sinh này có phước báu như chư thiên nhưng kém đức, tâm thường sân hận vàưa tranh đấu), Ca lâu la (Kim sí điểu, loài chim cánh vàng), Khẩn na la (Nhơnphi nhơn, hình dáng giống con người nhưng chẳng phải người, là vị thần đánhpháp nhạc cho trời Đế Thích nghe), Ma hầu la già (Thần mình người đầu rắn, bụngto). Trong các thời pháp của Đức Phật đều có sự tham dự của hàng Thiên long bátbộ.
Phan Minh Đức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/07/2010(Xem: 8457)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 14896)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 7459)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 7319)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 6488)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 5580)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 8770)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 6387)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
09/05/2010(Xem: 10606)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
26/04/2010(Xem: 7125)
Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ Sau Đại lễ Phật Đản, tôi đến Chùa thăm Sư Phụ và Chư Tôn Đức. Lúc chờ ở ngoài sân Chùa, phía sau hiên nhà bếp, tôi gặp rất đông anh em làm công quả đang đứng ngồi giải lao. Họ hỏi tôi: - "A Di Đà Phật, lúc này anh Thị Chơn có khám phá ra điều gì lạ không? Nói cho tụi em biết với". - "A Di Đà Phật. Lạ thì chẳng có gì lạ cả". Tôi trả lờirồi tiếp:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567