Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa xuân phía trước

18/01/201204:54(Xem: 7258)
Mùa xuân phía trước

Xin chào nhau giữa con đường/ Mùa xuân phía trước miên trường phía sau...

Có một thời khi cánh cổng tu việnChơn Không mở ra, nhiều người nuôi mộng lên núi tu thiền. Tên bạn trẻ vừa gởilời từ biệt theo kiểu “nhất đao đại đoạn”, ý rằng tui sẽ mai danh ẩn tích turục, thế là có người chép vội mấy câu thơ mượn ở đâu đó:

Người đi mưa bụi trên rừng vắng
Chắc cũng đong đầy theo gót xưa
Cỏ úa một hồn ta tĩnh lặng
Cũng sầu theo sóng gió đong đưa.

9293.jpg

Biết rằng hắn chẳng có buồn sầu gì,nhưng ít ra tặng vài câu thơ đưa tiễn, người đi kẻ ở diễn ra rất đúng điệu. Cổngtu viện rất đơn sơ bằng gỗ khép nhẹ, một khoảng sân có nhiều cây bông sứ trắng,gốc nổi sù sì bên mấy phiến đá, Nhà khách, Trai đường và Nhà bếp gần nhau,khoảng không gian có gì đó thu hút. Người ta bước vào đó thong thả nhẹ nhàng,khuất bên trong là Thiền đường, Tăng đường, chỗ tu luyện nội công. Vì đangtrong thời truyện kiếm hiệp của Kim Dung đầy dẫy trên các trang báo, thiền sưcũng như kiếm khách, thích các câu chuyện lãng đãng bồng bềnh.

Thiền sa Trường Sa Cảnh Sầm một lầnnọ đi dạo chơi trên núi, lúc trở về gặp Thủ tọa ngoài cổng hỏi, Hòa thượng điđâu về? Trường Sa đáp, du xuân đỉnh núi. Thủ tọa hỏi, Ngài đã đi đến những nơinào? Thiền sư: Lần đầu theo dấu vết cỏ non đi, lại theo hoa rụng trở về (Thủy tùy phương thảo khứ, hựu trục lạc hoahồi). Đối thoại vắn tắt đơn giản mà cũng thành thơ được, đi và về như bướctheo cỏ hoa. Té ra trong đời sống chỗ nào cũng có thể thấy ra mùa xuân. Ngườita ái mộ các câu chuyện thiền là như vậy.

Kim Dung để cho Hoàng Dung và QuáchTĩnh tình cờ gặp nhau trong tửu điếm, sau đó trên võ lâm nhiều chuyện tranhhùng. Hòa thượng mở tu viện dạy thiền, dạy cách sống giữa cuộc đời cho tỉnh táo.Nhiều người thích đọc chuyện Kim Dung lại đầu quân vào thiền viện. Cho đến bâygiờ mỗi khi về thăm lại Chơn Không, tôi luôn nhớ lại khoảng thời gian tu học ởđây rất thú vị. Cửa thiền đường mở ra một khoảng trời mây, trống vắng đến tậncùng, những bản kinh ngồi chép ở trên bàn, gió thổi qua bay đi vô ý. Khi cóhuynh đệ nào xuống núi, được gọi là hạ sơn, nghe y như chuyện Tàu. Hòa thượngrất ít cho phép đi đâu, mặc dù ở gần biển cũng không được ra biển, hạ sơn gầnnhất là đi chợ Vũng Tàu – Thành phố đó cũng thường vọng lên thiền viện nhữngbản nhạc mang điệu Boléro, báo hại giờ thỉnh nguyện có người ra thú tội. Mangtất cả đống tâm tư lộn xộn đó đặt dướichân Thầy, dù không đến nỗi tệ hại, nhưng mơ mộng giống thiền sư thì chưa giốngđược.

Bên ngoài cổng tu viện có mấy thấtcốc của các bà già. Bà Năm Oshawa ở gần nhất, có biệt danh như vậy vì bà ngangtàng bướng bỉnh không thua Kim Hoa Bà Bà, cả đời không nể ai trừ Krishnamurtivà ông Oshawa, bà cất cốc ở đây để tìm “Tự do đầu tiên và cuối cùng.” Chuyệntrò với bà rất thoải mái nhưng đừng hòng ăn uống gì được vì trong tủ của bà chỉcó gạo lứt muối mè. Các thất kia hiền lành hơn, cô Ba Tịnh Viên, cô Ba Chơn Huệthường có bánh kẹo, phía dưới một chút là thất cô Như Năng, bà cô Từ Tánh cũnghay đón đường chia sẻ quà vặt. Thất cô Ba Nhi, cô Hồng, bà Hiển, cô Thuần Thiệnở phía đối diện, những ngày học rộn rịp khách quen. Người ở thành phố, ở miền xavề tụ tập nghe giảng, cười nói vang rân như một cõi riêng. Thầy chỉ dạy tu thôi,chỉ nói những lời của Phật của Tổ, khô khan không pha trò, không thêm bớt.Ngoài các giờ Thiền học, thỉnh thoảng thầy mở lớp dạy các bộ kinh căn bản dễhiểu cho các lão bà, không khí như Phật thời xưa giảng dạy cho đệ tử dưới nhữngtán cây rừng. Các tâm hồn già nua trở nên tươi tắn nhẹ nhàng. Bây giờ kiểm lại,những thất chủ của một thời Chơn Không đã qua đời rất nhiều. Cô Ba Chơn Huệ mớimất đây, chỉ còn một hai người già của xóm cũ, tôi tưởng tất cả niềm vui củamình bay theo các bà cụ.

Tưởng không có gì reo ca trong tâmmình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vàocửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng, Thầy đang bước vào chỗ tu học của mình. Đơngiản như không, có phải thầy vừa ra đi theo dấu cỏ, và trở về theo hoa rụng? Thầyđi như là mùa xuân ở phía trước. Tu viện có gì trong đó? Đời sống tăng nhân thếnào? Nếu đọc Tây Du Ký chúng ta sẽ thấy đoạn miêu tả các thầy tu rất nhộn vàquậy. Thầy trò Đường Tam Tạng đi đến Bảo Lâm tự, nước Ô-kê lỡ đường xin vàochùa tạm trú, tăng quan xua đuổi không cho, ông ta nói trước đây cũng có cácthầy đến xin trọ, mấy người đó toàn là:

Lúc rỗi trèo tường ném đá
Khi buồn lên vách nhổ đinh
Trời rét bẻ chấn song đốt
Mùa hè ngáng cửa nằm kềnh
Giải phướn làm dây buộc cẳng
Mạch nha trộm đổi rau xanh
Dầu ở dĩa đèn thường đổ trộm
Cạo nồi vét bát sạch sành sanh.

Tác giả Ngô Thừa Ân hẳn cũng có tiếpcận đời sống tăng lữ, cách diễn tả của ông không khách sáo. Chúng ta cũng biết khôngphải chùa nào cũng là Niết bàn thanh tịnh. Nhưng hình ảnh một nhà tu bước vàocổng chùa của mình, gợi lên một nét đẹp. Tôi nghĩ rằng nếu sau này cụ bà nàotrở lại với hình thức ông thầy, chắc chắn sẽ có vì hồi xưa các lão bà rất ái mộchư Tăng, thường tìm cách cúng dường. Nếu gặp nhau ở trên đường vào tu viện,tôi sẽ đọc hai câu thơ của Bùi Giáng :

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau.

Như Đức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1073)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1036)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1586)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1184)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1066)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2068)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1340)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 794)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 879)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1437)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567