Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Trạng Bồ Tát Quan Thế Âm

22/09/201015:30(Xem: 14978)
Hành Trạng Bồ Tát Quan Thế Âm

Hành Trạng Bồ Tát Quan Thế Âm

Thích Phước Sơn

Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này. Mỗikhi nói về Ngài, tựa hồ chúng ta ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai dám cho làmình đã hiểu biết đầy đủ tất cả. Thế nên, trong bài này người viết xin giớithiệu cụ thể đôi nét chân dung của Bồ tát một lần nữa, để giúp đại chúng quanchiêm.

Trước hết hãy nói về danh hiệu của Bồ tát. Thông thường cácKinh điển kể về 8 danh hiệu của Ngài như sau:

1. Quan Thế Âm Bồ tát;

2. Quán Tự Tại Bồ tát;

3. Quan Thế Tự Tại Bồ tát;

4. Quan Thế Âm Tự Tại Bồ tát;

5. Hiện Âm Thanh Bồ tát;

6. Quan Âm(*) Bồ tát;

7. Cứu Thế Bồ tát;

8. Quan Âm Đại Sĩ.

Trên đây là những danh hiệu phổ biến mà nhiều người thườngbiết đối với vị Bồ tát này. Thế thì có những Kinh điển chủ yếu nào đề cập đếnxuất xứ, vị trí và những hoạt dụng của Ngài?

* Chúng ta thấy đại khái hành trạng của Bồ tát qua các Kinh:

1) Theo Kinh Đại A Di Đà thì Ngài là Thị vệ bên trái, còn Bồtát Đại Thế Chí là Thị vệ bên phải của đức Phật A Di Đà lo việc cứu độ chúngsinh trong thế giới Ta bà. Cả 3 vị được gọi chung là Tây phương Tam Thánh (3 vịThánh ở phương Tây). Và trú xứ chính thức của các Ngài là cõi Tây phương Tịnhđộ. Phàm khi chúng sinh gặp tai nạn mà chí thành niệm danh hiệu Quan Âm Bồ tát,thì lập tức Ngài đến nơi cứu giúp. Do thế mà Ngài được đức hiệu là Quan Thế ÂmBồ tát (Vị Bồ tát chuyên lắng nghe âm thanh cầu cứu của thế gian).

2) Theo Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Ngài có 33 hóa thân,từ thân Phật, Độc giác… đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêucầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài.

3) Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì pháp môn tu của vị Bồ tátnày là Nhĩ Căn Viên Thông, nghĩa là tai Ngài có thể được sử dụng như năm cănkhác. Ngài phát tâm tu hành nơi pháp hội của đức Phật Quan Thế Âm, và đức Phậtnày đã thọ ký cho Ngài khi thành Phật sẽ có Phật hiệu giống như mình. Do đó màNgài có hiệu là Quan Thế Âm. Đồng thời vị Bồ tát này cũng có 32 ứng thân giốngnhư Kinh Pháp Hoa đã mô tả.

Chỗ khác nhau là Kinh Pháp Hoa kể đến 33 ứng thân, còn KinhLăng Nghiêm thì liệt kê 32 ứng thân. Ngoài ra, hai Kinh này còn giống nhau mộtđiểm nữa là cùng mô tả về 14 đức vô úy của vị Bồ tát này. Số lượng và nội dungcủa các đức vô úy này gần y hệt như sau.

4) Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà la ni thìNgài đã thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chánh PhápMinh Như Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nênNgài hiện thân Bồ tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danhhiệu Bồ tát Quan Âm như chúng ta thường nghe, có đôi chỗ còn gọi là Phật QuanÂm là vì vậy.

5) Theo Kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương thì Ngàilà Thị vệ của đức Phật Thích ca.

6) Theo Mật giáo thì Ngài là hóa thân của đức Phật A Di Đà.

7) Theo Kinh Hoa Nghiêm thì đạo tràng của Ngài ở núi Bồ ĐàLạc trên biển Nam Hải. Đó là đôi nét sơ lược về hành trạng của Bồ tát Quan Âmmà các Kinh đã đề cập đến. Bây giờ chúng ta sẽ bàn rõ thêm một số vấn đề cụ thểkhác.

* Cuộc đời Ngài qua các phương diện:

1) Về tín ngưỡng Quan Âm

Tín ngưỡng này phát xuất từ Ấn Độ, Tây Vức, sau đó nhờ côngtác phiên dịch Kinh điển mà nó được truyền sang Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản,Triều Tiên, Việt Nam v.v… Bản Kinh có đề cập đến Bồ tát Quan Âm là Kinh PhápHoa Tam Muội, gồm 6 quyển, do Chi Cương Lương Tiếp dịch vào năm Ngũ phụng thứ 2(255) triều đại nhà Ngô thời Tam Quốc. Đây là bộ Kinh được dịch sớm nhất làloại này. Sau đó, Trúc Pháp Hộ dịch Chánh Pháp Hoa Kinh Quan Thế Âm Phổ Mônphẩm vào năm Thái Khang thứ 7 (286). Rồi Cưu ma la thập dịch Diệu Pháp Liên HoaKinh Quan Thế Âm Bồ tát Phổ Môn phẩm vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời DiêuTần.

Bắt nguồn từ các Kinh được phiên dịch ra chữ Hán kể trên màsự tín ngưỡng Quan Âm dần dần phát triển mạnh. Tại Tây Tạng, nền tín ngưỡng nàyrất thịnh hành. Lạt ma giáo cho rằng đức Đạt Lai Lạt Ma được tái sinh nhiều đờichính là hình ảnh hóa thân của Bồ tát Quan Âm. Ngoài ra, các nước khác tại ChâuÁ, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc truyền thì hình ảnh Bồ tát Quan Âm tượngtrưng cho mẹ hiền cứu khổ, được nhiều người thành kính tin tưởng và rất mực tônsùng.

2) Về diệu dụng của Quan Âm

Về sức uy thần diệu dụng của vị Bồ tát này theo Kinh PhápHoa thì thường có 33 hiện thân như sau:

1. Thân Phật;

2. Thân Độc Giác;

3. Thân Duyên Giác;

4. Thân Thanh Văn;

5. Thân Phạm Vương;

6. Thân Đế Thích;

7. Thân Tự Tại Thiên;

8. Thân Đại Tự Tại Thiên;

9. Thân Thiên Đại Tướng quân;

10. Thân Tứ Thiên Vương;

11. Thân Thái tử của Tứ Thiên Vương;

12. Thân Nhân Vương;

13. Thân Trưởng giả;

14. Thân Cư sĩ;

15. Thân Tể quan;

16. Thân Bà la môn;

17. Thân Tỷ kheo;

18. Thân Tỷ kheo ni;

19. Thân Ưu bà tắc;

20. Thân Ưu bà di;

21. Thân Nữ chúa;

22. Thân Đồng nam;

23. Thân Đồng nữ;

24. Thân trời;

25. Thân Rồng;

26. Thân Dược xoa;

27. Thân Càn thát bà;

28. Thân A tu la;

29. Thân Khẩn na la;

30. Thân Ma hầu la già;

31. Thân Người;

32. Thân Phi nhân;

33. Thân Thần Cầm Kim Cương.

Đó là những hóa thân của Quan Âm Bồ tát. Đồng thời Ngài còncó 14 năng lực Vô úy khác nữa phát sinh hiệu dụng khi nào chúng sinh thành tâmniệm danh hiệu của Ngài, mà Kinh Pháp Hoa cũng như Kinh Lăng Nghiêm đã mô tảnhư sau:

1. Chúng sinh khổ não trong 10 phương thành kính niệm danhhiệu Ngài, liền được giải thoát;

2. Chúng sinh gặp lửa dữ…, lửa không thể thiêu đốt;

3. Chúng sinh bị nước cuốn trôi…, nước không thể nhận chìm;

4. Chúng sinh vào xứ ác quỉ…, ác quỉ không thể làm hại;

5. Chúng sinh gặp đao trượng…, đao trượng liền gãy;

6. Chúng sinh gặp ác quỉ, ác thần…, thì chúng không trôngthấy;

7. Chúng sinh bị gông cùm, xiềng xích…, thì xiềng xích đượctháo ra;

8. Chúng sinh khi vào đường nguy hiểm…, giặc cướp không thểcướp đoạt;

9. Chúng sinh nhiều tham dục…, liền dứt khỏi tham dục;

10. Chúng sinh nhiều nóng giận…, liền dứt hết nóng giận;

11. Chúng sinh nhiều mê ám…, liền dứt hết mê ám;

12. Chúng sinh muốn cầu con trai…, liền được con trai;

13. Chúng sinh muốn cầu con gái…, liền được con gái;

14. Chúng sinh niệm danh hiệu Quan Âm thì được lợi ích bằngniệm tất cả các danh hiệu khác.

Đó là 14 diệu dụng mà đức Bồ tát này dùng để hóa giải áchnạn, ban phát ân huệ cho những chúng sinh nào có lòng thâm tín đối với Ngài.

* Về Hình Tượng Quan Âm

Trước hết hãy nói về giới tính của Ngài, thông thường đượcthể hiện qua 2 hình thức, hoặc là Nam tính, hoặc là Nữ tính.

Nam tính: Phật giáo Tây Tạng thờ Bồ tát Quan Âm theo hìnhthức Nam tính. Đồng thời tương truyền từ đời Đường trở về trước các nước Phậtgiáo khác tại Châu A cũng tạc tượng Ngài theo hình thức Nam tính.

Nữ tính: Theo sách Trang Nhạc Ủy Đàm thì từ đời Đường trở vềsau, các nước chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa, khi tạc tượng Ngài đều dùnghình thức Nữ tính.

Ngoài ra, 3 chi phần khác là đầu, mắt, và tay của Bồ tátthông thường được minh họa như sau:

Đầu: Từ một đầu, 3 đầu, 5 đầu, nghìn đầu, cho đến 84.000đầu.

Mắt: Từ 2 mắt, 3 mắt, cho đến 84.000 mắt.

Tay: Từ 2 tay, 4 tay, cho đến 84.000 tay.

* Về Những Ngày Kỷ Niệm

Như tất cả chúng ta đều biết, đặc biệt vị Bồ tát này hằngnăm có đến 3 ngày kỷ niệm, đó là kỷ niệm các ngày Đản sanh, Xuất gia và Thànhđạo:

Ngày Đản sanh: nhằm ngày 19/02 âl.

Ngày Xuất gia: nhằm ngày 19/06 âl.

Ngày Thành đạo: nhằm ngày 19/09 âl.

* Về Nơi Cư Trú

Tất nhiên, do sức thần thông diệu dụng và do bản hoài cứukhổ chúng sinh nên vị Bồ tát này luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi mỗi khi cóngười thành tâm cầu nguyện, nghĩa là có cảm thì có ứng. Nhưng theo lẽ thôngthường, chúng ta thấy các Kinh ký tải về nơi cư trú của Ngài như sau:

Ở Tây phương Tịnh độ: theo Kinh A Di Đà.

Ở núi Bồ đà lạc trên biển Nam Hải: theo Kinh sớ Hoa Nghiêmsớ.

Ở núi Phổ Đà, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc: theo Kinh QuanThế Âm Bồ tát cứu khổ.

* Quan Âm Liên Hệ Với Chuẩn Đề

Bây giờ xin trình bày về mối quan hệ giữa Bồ Tát Quan Thế Âmvà Bồ Tát Chuẩn Đề. Chuẩn Đề là từ phiên âm của chữ Phạn Cundi, chữ này cònđược phiên âm là Chuẩn Chi, Chuẩn Nê, có nghĩa là thanh tịnh; nói cho đủ làChuẩn Đề Quan Âm, Chuẩn Đề Phật Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn Đề hay Thất Cu Chi PhậtMẫu. Như Vậy, Chuẩn Đề hay Chuẩn Đề Quan Âm chính là một trong những danh hiệucủa Quan Âm Bồ tát. Theo Thất Cu chi Phật Mẫu Chuẩn đề Đà La Ni Kinh thì thânvị Bồ tát này có màu vàng trắng, ngồi kiết già trên đài sen, có hào quang tỏasáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc, có 18 tayđều đeo vòng xuyến, gồm có 3 mắt. Vị Bồ tát này chuyên hộ trì Phật pháp và bảohộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tuhành của vị Bồ tát này là trì tụng bài chú: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệutam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha, án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bàha".

Nếu ai chí thành trì tụng bài chú trên thì sẽ tiêu trừ taihọa, dứt hết bệnh tật, đạt được thông minh…, nhận được một luồng hào quangchiếu đến làm tiêu tan tội chướng, thọ mạng lâu dài, tăng trưởng phước đức:đồng thời được chư Phật, Bồ tát gia bị, đời đời kiếp kiếp xa lìa ác thú, mauchóng chứng đắc Vô thượng Bồ đề.(1)

Thiền tông xem vị Bồ tát này chỉ là một danh hiệu khác củađức Quan Âm nên rất tôn sùng. Còn tông Thai Mật ở Nhật Bản thì xếp Ngài vào địavị Phật, xem là Phật mẫu. Nhưng tông Đông Mật ở Nhật thì thừa nhận Chuẩn Đề làmột trong 6 danh hiệu Quan Âm, thuộc Liên Hoa bộ. Sáu danh hiệu này là:

1. Thiên Thủ Quan Âm;

2. Thánh Quan Âm;

3. Mã Đầu Quan Âm;

4. Thập Nhất Diện Quan Âm;

5. Chuẩn Đề Quan Âm;

6. Như Ý Luân Quan Âm.

Theo Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni Kinh thì vì để hóa độ chúngsinh mà đức Quan Âm ứng hóa thân vào trong lục đạo. Ngài ngự trị ở Biến TriViện thuộc Hiện đồ Thai tạng giới Mạn Trà la(2).

Ở đây xin giải thích thêm về từ "Phật Mẫu" mà ởtrên đã đề cập.

Phật Mẫu (Buddha màtri, Budhdha màtar) bao gồm 4 nghĩa nhưsau:

1. Chỉ cho Ma da phu nhân (Mahà màyà) thân mẫu của Phật,hoặc chỉ cho Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Mahà Prajàpatì) Di Mẫu của Đức Thích Ca;

2. Chỉ cho Bát Nhã Ba La Mật (panna paramita). Vì Bát Nhã(trí tuệ) có thể sinh ra tất cả chư Phật, nên Thiền tông xem Bát Nhã là PhậtMẫu (mẹ của chư Phật);

3. Chỉ cho pháp. Vì chư Phật lấy pháp làm thầy, do pháp màthành Phật, cho nên gọi pháp là Phật mẫu;

4. Chỉ cho Phật nhãn tôn. Theo Mật giáo, đây là một trongnhững hình thức thần cách hóa(3).

Quan hành trạng của Quan Thế Âm Bồ tát được trình bày trênđây hình như hơi khó thuyết phục đối với nhãn quang của giới khoa học. Tin haykhông tin là quyền của mỗi người. Nhưng nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấyrằng hằng ngày trên thế giới này không biết bao nhiêu thiên tai, chiến nạn xảyra, và cũng không biết bao nhiêu tấm lòng từ bi nhân ái sẵn sàng nhường cơm xẻáo hầu xoa dịu phần nào những nỗi đau thương thống khổ của đồng bào, đồng loại.Chứng kiến những cảnh tượng ấy, hiển nhiên chúng ta sẽ không còn ngờ vực gì nữavề diệu dụng từ bi cứu khổ, cứu nạn của đức Bồ tát Quan Thế Âm đối với thế giannày.

Chú Thích:

(*) Quan Âm: Tên Ngài gọi đủ là Quan Thế Âm, nhưng vì ngườiđời Đường ở Trung Quốc kiêng húy chỉ "Thế" nên gọi tắt là Quan Âm.Rồi từ đó trở về sau, nhiều người gọi mãi thành quen, vì thế mà có danh hiệuQuan Âm Bồ Tát.

(2) (3): Phật Quang Đại Từ Điển, các trang 4058, 5515, 2619.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2016(Xem: 12918)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
23/10/2016(Xem: 6906)
Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
22/10/2016(Xem: 14425)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức giúp mình trở về với chính mình hầu tìm hiểu tâm thức và con người của chính mình. Kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong phép thiền định thật căn bản của Phật giáo Theravada là Vipassana.
22/10/2016(Xem: 6172)
Mỗi lần đến với Frankfurt Book Fair, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là kên kế hoạch thăm ngay 2 nhà xuất bản là Parallax và Wisdom. Hai nhà xuất bản này ở Mỹ nhưng chuyên xuất bản sách Phật giáo và họ rất yêu quý Thái Hà Books nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm nay họ nằm ở hall 6, tầng 2 và dãy A 46. Tôi vui quá! Vui trong mỗi bước chân chánh niệm
18/10/2016(Xem: 13876)
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
18/10/2016(Xem: 7413)
Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.
15/10/2016(Xem: 9719)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh, để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
12/10/2016(Xem: 7674)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không hề làm phương hại đến cuộc sống thường nhật nên người ta không hề xem nó là một thứ bệnh. Trên khắp thế giới mọi người đều xem thứ "bệnh" ấy đơn giản chỉ là một thể dạng tự nhiên nơi mỗi con người. Tuy nhiên nếu suy xét cẩn thận thì người ta sẽ nhận thấy cái thân xác được xem là "bình thường" đó thật ra là đang đau ốm bởi vì các thành phần vật chất và tâm thần tạo ra nó suy thoái trong từng giây phút một, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến điều đó mà thôi.
08/10/2016(Xem: 7699)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
04/10/2016(Xem: 6537)
Cái tin kỷ niệm 18 tuổi đặc san Vô Ưu đã lan truyền hơn nửa năm, rồi thư mời cũng đến với các "cộng tác viên". Anh Tạ Nam Trân chủ nhiệm+Lê Tất Sĩ biên tập viên đã bôn ba xuôi về TP để tìm nguồn tài trợ. Chuyến đi mấy ngày đó, "hầu bao" vẫn còn xẹp một cách đáng thương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]