Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình sơ chuyển Pháp luân của đức Phật

22/09/201015:22(Xem: 12800)
Hành trình sơ chuyển Pháp luân của đức Phật
buddha
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau.

Xã hội Ấn Độ là một trong những quốc gia sản sinh ra nhiều nhân tài,nhiều triết gia, và cũng là nơi rất phức tạp trên các lãnh vực kinh tếchính trị, văn hóa, ngôn ngữ, triết lý và tôn giáo… Chính vì sự đa dạng như vậy, nên khổ đau và hạnh phúc sẽ được đề cập đến nhiều hơn. Khổ đau như một sự thật hiển nhiên của cuộc đời mà bất cứ một thời đại nào, một quốc gia nào, một con người nào không biết và không cảm nhận, khổ đau đó không chỉ đúng với ngày xưa mà còn đúng cả hôm nay và mai sau.

Cũngở nơi đây, cách đây trên 2500 năm, xã hội hình thành nên những giáo phái, những học thuyết với những chủ trương khác nhau để lý giải về hai nhu cầu bức thiết, không định hình được đâu là chân là giả, khiến khổ đau vẫn hoàn là khổ đau và nó mãi vây lấy kiếp người chưa một lúc nào ngừng nghỉ. Chính trong thời điểm đó, trong bối cảnh tàn khốc đó, mọi người ai cũng mong chờ có một bậc vĩ nhân xuất hiện để giải thoát họ ra khỏi sự nô lệ của kiếp người. Đức Phật đã ứng hiện. Cả cuộc đời của Ngài luôn đi sâu vào quần chúng, tìm hiểu nỗi đau của chúng sanh rồi tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn, quyết định bỏ lại sau lưng tất cả mọi cám dỗ của dục lạc trần gian, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan. Ra đi với nhiều thao thức mong sao chính bản thân mình tìm ra một con đường bất tử cứu nhân độ thế. Suốt cuộc hành trình ra đi trong tịch tĩnh, cuối cùng Ngài đã tìm ra được đạo lộ của cánh cửa vô sanh, cánh cửa mà từ đây chư thiên và loài người sẽ không còn bơ vơ lạc lõng hay sống trong sự lo sợ của sanh già bệnh chết, thay vào đó là sự sống trong an lành và giải thoát. Ngài đã giác ngộ sau quá trình tư duy bằngtuệ quán, suy nghiệm và không ngừng nỗ lực tu tập. Chính sự quyết địnhnày đã mở con mắt tuệ cho chúng sanh, đập tan đi mọi thành kiến mê lầmchấp ngã đã hằn sâu trong vô lượng kiếp, khẳng định lại giá trị hạnh phúc, nhân bản của một con người từng đánh mất đi giá trị có trong tầm tay của mình.

Saukhi thành đạo dưới cội Bồ-đề, đức Thế Tôn băn khoăn: rằng nên hay không nên vận chuyển bánh xe pháp, hay là sẽ nhập Niết-bàn, bởi vì Giáopháp Ngài vừa chứng ngộ không phải là một giáo pháp bình thường mà giáo lý vừa chứng ngộ đó là một giáo pháp thật thâm áo, khó thấy, khó hiểu, dựa trên thực nghiệm, tuyệt diệu, không thể do lý luận có thể giải thích, tế nhị, chỉ người trí mới thấu hiểu được. Một giáo lý chỉ cóngười trí mới thấu hiểu, chỉ có những con người ly trần diệt nhiễm mớiliễu ngộ thì thử hỏi ở thế gian được bao nhiêu người. Điều này khiến cho Thế Tôn, bậc Vô thượng Chánh đẳng giác, đã khởi lên tâm niệm muốn nhập Niết- bàn. Trong các kinh điển Pàli, chúng ta thấy có ghi lại tâm trạng này dưới hình thức một cuộc đối thoại với Phạm thiên Sahampati. Rõ ràng, đức Phật muốn dấy lên sự xung đột giữa các tư tưởng nội tâm của Ngài trở thành dễ hiểu nên đã sử dụng hình ảnh vị Phạm thiên lừng danh xuất hiện để trình bày những tư tưởng tranh luận cuối cùng trước khi quyết định có nên vận chuyển bánh xe pháp hay không. Chính sự vận động đấu tranh tư tưởng cuối cùng này đã mở ra một con đường thênh thang cho chúng sanh sau này nương nhờ, khai mở con đường bất tử đang đợi chờ ở phía trước. Đức Phật bảo: “Thế giới này thích thú dục lạc, song giáo pháp của ta hướng đến viễn ly, ly tham, ái diệt. Giả sử ta thuyết giảng giáo pháp này, tức phải đi ngược dòng, và người đời không hiểu được ta, điều ấy sẽ gây khó nhọc lòng cho ta”. Vị Phạm thiên trả lời: “Thế giới sẽ hủy diệt nếu đấng Toàn giác không quyết định thuyết pháp. Do vậy, cầu xin đức Thế Tôn hãy thuyết pháp. Có những người ít nhiễm bụi trong mắt, nếu không được nghe Pháp, chúng sẽ sa đọa. Song nếu chúng nghe Pháp, chúng sẽ đạt giải thoát”. Qua lời đối thoại ngược trở lại đó, vị Phạm thiên đã làm sanh khởi lòng từ bi và tâm nguyện độ sanh nơi đức Phật. Ngài nhận ra được mục đích ra đời của Ngài, sự tu tập của Ngài trải dài từ vô lượng kiếp đến nay không phải chỉ tu cho riêng mình, cho cái thân thể nằm trong một trượng sáu này của mình mà sự ra đời đó vì an lạc cho chư thiên, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Giữa một xã hội rối ren, rối ren như một đống tơ vò, bao đau khổ triền miên quấn chặt trải trùm trên tâm tư kiếp người không thể nào vượt khỏi, chưa có một hình thái nào để định hướng, dẫn dắt chúng sanh đoạn trừ hay dứt khoát như vậy, thì ngay nơi đó, ngay chính trong sự khổ đau cùng cực đó, sự hiện hữu của Ngài là một khởi điểm của ánh sáng chân lý, ánh sáng giải thoát giác ngộ, mở ra một chântrời thoáng đãng, thanh thản, nhẹ nhàng, khai triển hiển bày một thôngđiệp hòa bình nhân bản, tình thương và trí tuệ. Sự hiện hữu của Ngài đã rống lên tiếng rống sư tử, cảnh tỉnh cho những ai đang sống trong dục vọng ý thức được rằng, mọi huyễn tướng của ràng buộc, mọi bóng tối của vô minh đang hiện bày từ đây sẽ đi lụi dần vào bóng đêm và sẽ chuyển hóa trong ánh sáng nhiệm mầu. Vì thế, Ngài đã tuyên dương Pháp thoại: “Cánh cửa bất tử sẽ rộng mở cho những ai muốn nghe pháp”. Ngài đồng ý với lời thỉnh cầu của Phạm thiên và sẽ lên đường thuyết pháp. Phạm thiên hân hoan vui mừng đi nhiễu xung quanh ba vòng rồi biến mất.

Saukhi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng, có người cấu nhiễm, có người thanh tịnh, cũng như Hoa sen mọc từ trong bùn, có cành hoa vươn lên khỏi mặt bùn, có cành hoa đang nằm trong mặt nước không vươn lên mặt bùn, có cành sen nằm sâu dưới đáy. Căn cơ của chúng sanh cũng như những cành sen này, cóngười không ô nhiễm, có người ít bụi nhiễm, có người bụi nhiễm rất nhiều, có cao có thấp khác nhau. Qua hình ảnh hoa sen đó, Ngài khởi ý niệm nên đi đến giáo hóa cho người nào. Ngài liền nghĩ ngay đến những vị từng là đạo sư của Ngài: Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta. Khi biết rằng cả hai đều từ trần, Ngài liền nghĩ ngay đến năm vị đồng tu khổ hạnh với Ngài thuở trước hiện đang trú tại vườn Lộc Uyển gần Ba-la-nại (Benares). Ngài thầm nghĩ, nếu năm vị ấy khi nghe được những lời dạy này sẽ có thể thấu hiểu được một cách dễ dàng.

Trongniềm hân hoan đó, Ngài liền rời cội Bồ-đề đi đến thành Ba-la-nại. Sự quyết định giảng pháp này đã đánh dấu con đường chuyển giao giữa mê và ngộ, giữa khổ đau và hạnh phúc. Như vậy từ đây, chánh pháp được bậc giác ngộ chuyển khai sau khi đã hành trì tu tập, thế gian từ đây không còn sống trong ngục tù, không bị ràng buộc bởi bọn ma vương cám dỗ, tài, sắc, danh, thực, thùy, không sống trong vòng kiềm tỏa câu thúc củakhát ái, lệ thuộc vào khổ đau. Ánh sáng giác ngộ sẽ phá tan màn vô minh u tối đã bao trùm từ vô lượng kiếp.

Sauđó, Ngài khởi hành đi đến Benares, trên đường đi Ngài gặp một du sĩ ngoại đạo theo trường phái cực đoan. Vị này thấy trên khuôn mặt Ngài lộvẻ hân hoan, thanh thoát nên đã chú ý và hỏi bậc Đạo sư của Ngài là ai, và giáo Pháp mà Ngài vừa chứng ngộ được học như thế nào? Đức Phật đầy lòng tự tin tuyên bố Ngài đã được giải thoát nhờ ái diệt, hữu diệt,thủ diệt. Ngài là vị thắng giả trên chiến trường. Vì vậy, Ngài không có Đạo sư, mà chính Ngài là bậc Đạo sư. Nghe điều này, Upaka tuy cảm phục nhưng vội lắc đầu và rẽ vào con đường khác. Vậy tại sao đức Phật lại lạc quan như thế, dám tuyên bố với vẻ đầy tự tin như vậy, mới nhìnvào ai cũng có thể dễ hiểu lầm, nhưng thực tế đó mới là điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ. Đối với một bậc đã giải thoát khỏi ái nhiễm, đã thoát ly mọi triền phược, thì không còn e ngại khuất phục hay sợ hãi trước một thế lực nào, vì người này đã làm chủ được tâm mình, làm chủ được tư tưởng của mình thì còn ai là người có thể điều khiển được tâm tư an tịnh đó. Một bậc giác ngộ tượng trưng cho một hạng người độc nhất, trên thực tế tuy có hình dáng bề ngoài như mọi người, vẫn chịu biến hoại về thể chất, nhưng vị ấy không còn bị chi phối trong vòng sanh tử luân hồi, đã thực sự thoát ly mọi ái nhiễm. Hình tượng oai nghinày đã đập mạnh vào trong tiềm thức của năm anh em Kiều-trần-như, phá vỡ những thành kiến cống cao ngã mạn và niềm tin không tốt về con đườngmà Ngài đã chọn trước đây. Năm vị này đã đến cầm lấy những y bát, soạnchỗ ngồi, lấy nước rửa chân và xưng gọi Ngài là bậc Hiền giả như trướcđây đã từng xưng gọi. Đức Thế Tôn không chấp nhận điều này và tuyên bố: “Này các ông, đừng gọi Như Lai là Hiền giả. Này các ông, Như Lai làbậc A-la-hán, Chánh đẳng giác”.

Lờituyên bố ấy đã mở đầu một pháp thoại, hé lộ con đường bất tử. Con đường khước từ thái độ cực đoan tham đắm vào cuộc sống sung túc để hướng tâm đến việc tìm ra chân lý. Chân lý chỉ khai mở khi tâm hồn con người biết quay về, biết nhìn lại chính mình, cùng tu tập và gọt giũa tất cả những cấu uế đã định hình trong tâm từ xưa đến nay. Chân lý đó được Ngài khai mở trong thời điểm thích hợp, làm sáng tỏ thêm mọi việc thông qua bài pháp thoại đầu tiên, khởi đầu sự nghiệp hoằng pháp của Ngài mà đời sau gọi đó là thời pháp “sơ chuyển Pháp luân”. Bài pháp nàyđược đức Thế Tôn trình bày trên phương diện, bác bỏ hai lối sống cực đoan đó là con đường khổ hạnh ép xác và con đường hưởng thọ dục lạc, rồi Ngài khuyến tấn hành giả hãy thực tập theo con đường Trung đạo, đồng thời Ngài trình bày về hệ thống bốn chân lý, đó là một giáo lý cănbản, hàm tàng những yếu nghĩa xuyên suốt về bản chất của cuộc đời hạnhphúc hay khổ đau, chứa đựng sự tinh vi am tường một cách rốt ráo:

“Cóhai cực đoan, này các Tỳ-kheo, mà người xuất gia không nên hành trì. Đó là hai lối sống cực đoan? Những gì là hai. Một là đắm mình vào dục lạc, thấp kém, tầm thường, hạ liệt, không xứng đáng bậc Thánh, không lợi ích. Hai là chuyên tâm khổ hạnh ép xác, gây đau khổ cho thân tâm, không xứng đáng bậc Thánh, và cũng không có lợi ích. Này các Tỳ-kheo, Như Lai đã tránh xa hai cực đoan này, và tìm ra con đường Trung đạo, con đường này chính là con đường khiến cho ta thấy và biết, con đường đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.”

Saukhi tuyên bố hai lối sống cực đoan đem lại tai hại, đức Thế Tôn thuyếtgiảng con đường Trung đạo thông qua bốn hành tướng chân lý nhiệm mầu:

“Nàycác Tỳ-kheo, đây là thánh đế về khổ: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; gần gũi những gì ta không thích là khổ, cầu không được là khổ, xa lìa những gì ta thích là khổ. Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ.

Nàycác Tỳ-kheo, đây là Thánh đế về nguyên nhân đưa đến đau khổ. Đó chính là khát ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm kiếm lạc thú chỗ này chỗ kia, đó là dục ái, hữu ái và vô hữu ái.

Nàycác Tỳ-kheo, đây là Thánh đế về Khổ diệt, chính là sự đoạn trừ, diệt tận hoàn toàn khát ái đó, sự quăng bỏ nó, chấm dứt nó, xả ly nó, không chấp thủ nó.

Nàycác Tỳ-kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt. Đó là thánh đạo tám ngành, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánhnghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định”.

NămTôn giả chăm chú lắng nghe lời Ngài dạy. Chẳng bao lâu, năm Tôn giả Kiều-trần-như đoạn tận mọi ái nhiễm, chứng đắc các Thánh quả, trở thành các vị đệ tử đầu tiên trong giáo đoàn của đức Phật. Sau bài pháp đầu tiên, đức Phật tiếp tục giảng bài kinh Vô Ngã tướng, phủ nhận sự hiện hữu của tự ngã. Đây là giáo lý mang một ý nghĩa hết sức thiết thực, chỉ cho con người thấy rõ sự hiện hữu của mình trong cuộc thế nhân sinh là một tập hợp của năm uẩn. Chính điều này đi ngược lại ý tưởng đương thời, gây kinh ngạc trong hệ thống các giáo lý thần linh, đánh ngã mọi học thuyết chủ trương tự ngã là trường cửu hay đoạn diệt lúc bấy giờ.

Quabài kinh Vô ngã, đức Phật đã mở ra một cái nhìn mới về con người, về cuộc đời. Con người không phải là một thực thể bất biến mà nó là duyên sinh. Con người chỉ là một tập hợp của năm thành tố, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nên không có một cái ngã thực hữu, thường hằng. Con người làsự kết hợp trọn vẹn hai mặt vận hành đó là thân thể vật lý và cấu trúctâm lý mà không có một linh hồn-thực thể hằng biến như chủ trương của các học phái ngoại đạo lúc ấy. Mặt khác, con người sở dĩ đau khổ là docon người không hiểu rõ được bản chất của đau khổ, không hiểu rõ nguồngốc đưa đến đau khổ. Đó là không thấy rõ sự biến chuyển, hoại diệt củanăm uẩn; không thỏa mãn trước sự thay đổi của những tâm lý vọng cầu tham lam đắm nhiễm vào trong khoái lạc nhục dục lục trần, chấp chặt chorằng cái thân năm uẩn này là thực có, là thường hằng, một khi nó mất đi thì tâm niệm đau khổ hiện ra.

Khinăm vị Tỳ-kheo nghe xong bài pháp thoại này, tâm của các vị ấy hoàn toàn ly nhiễm, thoát khỏi mọi lậu hoặc, và ngay lúc đó trở thành A-la-hán. Tri kiến hoàn toàn thanh tịnh, mênh mông sâu thẳm và hiểu cácpháp một cách rốt ráo.

Quabài pháp đầu tiên và bài pháp thoại thứ hai, chúng ta thấy sự thành công của đức Phật ngay buổi thuyết giáo đầu tiên. Ngài đi vào lòng quầnchúng, đi vào tâm niệm đệ tử với việc phá vỡ tất cả khúc mắc của họ vàtrình bày lại những sở chứng của mình, chia sẻ cho mọi người cùng hiểu, cùng nắm bắt, cùng thực hành, chứ không phải là những lời dạy mang tính mơ hồ viễn vông. Giáo lý giác ngộ từ đó được vận hành soi sáng trên thế gian, hướng dẫn con người đi những bước đi an tịnh, chắc chắn, hỷ lạc, không ưu tư sầu muộn, đưa đến giải thoát cho bất cứ ai trong khi thâm nhập, tu tập, hành trì giáo lý với tuệ quán thấy được sựthật của khổ đau và nguồn gốc của khổ đau, rồi hướng tâm tới tìm cầu con đường thoát khỏi khổ đau và thực hành phương pháp thoát ly khổ đau.Cuộc hành trình ấy đã thể hiện hai phương diện khổ đau mà thế gian đang phải gánh chịu, và đằng khác là sự thoát ly khổ đau của các bậc Thánh sau khi hành trì Bát thánh đạo, thoát ly hai lối sống cực đoan. Điều này có thể hiểu rằng, bài pháp đầu tiên này mang một ý nghĩa hết sức thiết thực cho kiếp sống nhân sinh, đã mở ra một thông điệp nhân bản cho con người, định hướng cho con người thấy rõ khổ đau và hạnh phúc nằm trong tầm tay của mình, trong cuộc sống hiện hữu của mình chứ không nằm ở đâu xa xôi như thiên đường hay cảnh giới ảo tưởng nào đó. Chỉ khi nào con người biết dừng lại, với tuệ quán nhìn thấy rõ bản chấtcủa nó, biết quay trở lại với bản tâm của mình, thấy rõ thực tướng củanăm uẩn tạo nên khổ đau, nguyên nhân khổ đau, khổ đau biến mất và con đường đưa đến đoạn diệt khổ đau thì con người mới đi được những bước đithảnh thơi, tự tại trên mãnh đất tâm an lạc giải thoát. Bài Pháp đầu tiên và bài pháp thứ hai đã mở một lối đi cho những ai đang còn đắm chìm trong ngục tối vô minh, đang bị ràng buộc trong lệ tình dục nhiễm,hãy ý thức để quay về. Giáo pháp của đạo Phật từ nay sẽ rộng mở cho những ai biết quay đầu phản tỉnh, thiết tha mong cầu thoát khổ để được an vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2020(Xem: 8224)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
04/11/2020(Xem: 5433)
Trước màn hình computer, lướt qua hàng loạt hình ảnh ngập tràn cảm xúc giữa nạn nhân bão lũ, các đoàn từ thiện của chư Tăng ni và quần chúng tự phát. Với cái sống và chết đang đe dọa trong vùng thiên tai, thế mà bao tấm lòng phương xa miền Nam vẫn can đảm ngập lặng trong nước, chìm đắm trong mưa và gió lạnh, để đến trao tận tay những phần quà tình nghĩa. Ca sĩ Thủy Tiên quên cả ăn, uống vội hộp sữa cho qua cơn đói. Tô mì ăn liền nóng hổi cũng tranh thủ dưới vành nón che mưa, hình ảnh đẹp hơn cả khi bảnh bao dưới ánh đèn màu trên sân khấu; ôi, cái đẹp tuyệt trần tình người mà bao lâu Thủy Tiên đã thấm đượm tinh thần từ bi nơi cửa Phật.
04/11/2020(Xem: 5307)
Ở trong một ngôi nhà do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc xây dựng gần thủ đô Lhasa của Tây Tạng, một trong những thành phố cao nhất thế giới, anh Sunnamdanba một cư dân nói với các nhà báo nước ngoài, trong một chuyến du lịch do chính phủ tài trợ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cải thiện đời sống đến mức nào, và tôn giáo đã trở nên không liên quan.
03/11/2020(Xem: 4761)
Phước Hoa Mây Vẫn Trắng Cỏ Cây Lá Vẫn Xanh Ngàn Năm Hương Sen Tỏa Vườn Ươm Mộng Pháp Lành
03/11/2020(Xem: 6040)
Trong những năm tháng còn theo đuổi thú sưu tầm Tem & “Vật phẩm bưu chính” (phong bì FDC ngày phát hành đầu tiên, bì thư thực gửi, bưu ảnh...) về đề tài “Phật giáo”, tôi hữu duyên gặp và sở hữu được một bưu ảnh (postcard) không dán tem ,cũng như không có dấu nhật ấn của bưu điện, giá trị không cao không quý gì mấy đối với những người chuyên sưu tập tem thư, nhưng với tôi thì tôi cho là... vô giá.
03/11/2020(Xem: 5476)
Viện Đại học Phật giáo Viên (원불교대학원대학교, Won Buddhism Graduate School), một cơ sở giáo dục dựa trên tinh thần sáng lập của tông phái Phật giáo Viên (원불교), Hàn Quốc, nhằm mục đích đào tạo các cán bộ giảng dạy Phật giáo Viên. Viện Đại học Phật giáo Viên đủ điều kiện để nhận những sinh viên có bằng Cử nhân tại các Đại học Wonkwang, Đại học Younsan Sunhak. . . Đây là một trường Đại học được thành lập như một nơi để đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Viện Đại học Phật giáo Viên.
02/11/2020(Xem: 6452)
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa. Tuy đã chuẩn bị như thế, nhưng những ngày tháng cuối cùng của Ngài vẫn là những ngày tháng làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi già sức yếu, nhưng Đức Phật không ngần ngại đi bộ trên những con đường chập chùng xa tắp, lên đèo xuống dốc, băng rừng vượt suối...
02/11/2020(Xem: 6317)
Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch: - Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực:
02/11/2020(Xem: 5230)
Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không? Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.
01/11/2020(Xem: 5725)
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]