Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ẩn Dụ Một Đóa Mai

20/09/201016:19(Xem: 6879)
Ẩn Dụ Một Đóa Mai

Chớbảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoàisân đêm trước một đóa mai.

Sựhiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánhlay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ramột mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kếtthúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho nhữngngười đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúngvẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực đểnói về sự hiện hữu của chúng.

Vì ở đây, chúng ta mỗingười phàm tình, đang sống với cảm giác cảm tính chứkhông phải trí giác của trực giác lý tính, do đó mỗi ngườicó mỗi cái nhìn lệ thuộc vào cảm tính tình cảm thiên kiếncủa mỗi cá nhân. Vì vậy mọi cái nhìn đều lệ thuộc vàochủ quan tính, để nói lên cái ngã tính của mình thể hiện.Ở đây, mọi người đều có quyền thể hiện, nhưng sựthể hiện đó, chúng được đánh giá như thế nào còn tuỳthuộc vào tính phổ quát được mọi người chấp nhận vàđồng tình hay không, đó là điều đáng nói; còn chuyện muốnvượt qua khỏi mức độ cho phép, thì đó là một chuyệnkhác, hãy để dành cho đức Phật Di Lặc (hay những vị đạtĐạo) sau này ra đời giải quyết nghi!

Ẩndụ của một đóa mai theo ngôn ngữ luận lý tương đối,chúng ta có thể có khả năng tháo gỡ bóc vỏ để chúng hiệnhữu như chính chúng, trong việc phân tích bằng vào ngôn ngữmà mọi người có thể chấp nhận được thì trước hết,chúng ta phải biết qua xuất xứ của bài kệ này, để từđó đánh giá đúng hơn về tư tưởng ẩn dụ này qua bàikệ, sau nữa là người viết và người đọc phải tham dựvào, tiến trình động não phân tích qua pháp phủ định nhữngnguyên tắc, tưởng chừng như là một chân lý khó phá vỡvượt qua, do kinh nghiệm thói quen tập quán mang lại trên mặthiện tượng. Trước khi thị tịch ngài có để lại cho chúngta một bài kệ nhân khi ngài cáo bệnh dạy chúng:

"Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuânđến trăm hoa cười.

Việcđời qua trước mắt,

Giàđến trên đầu rồí!

Chớbảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoàisân đêm trước một đóa mai."

(ThiềnUyển tập anh).

Quaxuất xứ bài kệ dạy chúng trước khi người thị tịch vànội dung của chúng, đã kết hợp đủ để chúng ta có mộtcái nhìn tổng quát về mặt hiện tượng (tướng-dụng) vàẩn dụ (thể).

Đứngvề mặt hiện tướng là một vị thiền sư, ngài nói lêncái chức năng của một người dẫn đường trước khi mìnhqua đời, để cảnh tỉnh những người còn lại sau này quaviệc sống-chết. Cho dù bằng vào những kinh nghiệm sống,những thói quen tập quán, mà con người đã rút ra đượcnhững chân lý mang tính phổ quát được mọi người chấpnhận đi nữa, thì đó cũng chỉ là một thứ chân lý củatương đối thôi. Vì sao? Vì việc đến đi của mùa xuânchúng tùy thuộc vào vô thường, nếu không có vô thườngthì sẽ không có đến-đi, và không có đến-đi thì sẽ khôngcó mùa xuân. Do đó, việc: "Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đếntrăm hoa cười." chỉ là hiện tượng biến dịch (vô thường)THƯỜNG chứ không gì khác. Ở đây, chúng biểu trưng cho việcsống chết của con người mà lý vô thường luôn được hiệnhữu một cách thường xuyên, để thể hiện luật tắc Duyênkhởi trong hiện tướng (trongThành-trụ-hoại-không) của cácpháp. Chỉ vì chúng ta không nhìn ra được cái lý ẩn của:"Việc đời qua trước mắt, Già đến trên đầu rồi," nêntừ sự vô thường bất toàn của các pháp, con người đâmra ham sống sợ chết, sống vui chết buồn, và cũng từ đómọi sự sợ hãi được hình thành, ám ảnh con người, đểrồi các thứ bệnh tà kiến phân biệt chấp trước đua nhauxuất hiện trong cái lòng tin mù quán của mọi người. Đâycũng là điều mà chính đức Phật đã dạy trong kinh Kalama:

Đừngvội tin tưởng vào bất cứ điều gì mà chúng ta thườngnghe nhắc đi nhắc lại luôn luôn. Đừng vội tin tưởng vàođiều gì mà điều đó được coi như là một tập tục từngàn xưa để lại. Đừng tin tưởng vào những sáo ngữ màngười ta thường đề cập đến luôn. Đừng tin tưởng bấtcứ điều gì dù đó là bút tích của thánh nhơn. Đừng tintưởng vào điều gì dù là thói quen từ lâu, khiến ta nhậnlà điều ấy đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởngtượng ra mà lại nghĩ rằng do một vị tối linh đã khai thịcho ta. Đừng tin tưởng vào bất cứ điều gì mà điều đóchỉ dựa vào uy tín của các thầy dạy cho các người. Nhưngchỉ tin tưởng vào cái gì mà chính các người đã từng trải,kinh nghiệm và nhận cho là đúng, có lợi cho mình và ngườikhác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa chocon người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉnam cho mình.

Chínhvì sự sợ hãi trước cuộc sống-chết của chính mình, quanhững biến động đổi thay của vô thường luôn luôn hiệnhữu bên cạnh, nên lòng mê tín dị đoan của chúng ta nổidậy tin chấp tà kiến vào những thế lực bên ngoài, đểrồi bị chúng cuốn hút luôn, không làm chủ được mình.Do đó, Thiền sư Mãn Giác mới cảnh giác chúng của ông vànhững người đi sau như chúng ta, qua pháp phủ định nhữngxác định mà người đời đã coi chúng như là một thứ chânlý, qua hai câu song thất của bài kệ:

Chớbảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoàisân đêm trước một đóa mai.

Quapháp phủ định này, trước hết đứng về mặt biểu hiệnthì sự hiện hữu của một đóa mai, không bị lệ thuộcvào việc xuân đến hay là xuân đi như chúng thường đượcchấp nhận một cách tự nhiên, được coi như là một thứchân lý xưa nay theo kinh nghiệm: "Xuân đi trăm hoa rụng, xuânđến trăm hoa cười" theo tiến trình thời gian, phân bố điềutrong một năm qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Như vậy có nghĩalà chúng sẽ hiện hữu vào bất cứ lúc nào, khi những điềukiện duyên cùng hoàn cảnh môi trường chung quanh, đủ chophép để hiện khởi thì chúng hiện hữu. Đó là chỉ nóiđến một sự hiện hữu chưa được xác định qua phủ định,nhưng ở đây chúng ta được thiền sư tự xác định thờigian và nơi chốn hiện hữu của chúng qua câu hai: "Ngoài sânđêm trước một đóa mai."

Vậyở đây, đêm trước là đêm nào? và chúng thuộc vào mùanào trong năm? điều này cũng dễ thôi nếu chúng ta biết liênhệ đến thời gian cáo bệnh để dạy chúng của người.Theo tiểu sử thì ngài nói ra bài kệ này cùng ngày trướckhi ngài thị tịch, như vậy ngày ngài qua đời là ngày 30tháng 11 năm Hội phong thứ 5 (1096). Qua đây chúng ta đã xácđịnh được ngày tháng năm và nơi chốn đóa mai hiện hữu.Chính sự hiện hữu của đóa mai này đã nói lên được:thứ nhất sự phủ định của ngài đã đánh đổ đi đượcnhững lệ thuộc ước lệ thời gian từ ngàn xưa để lại,mà mọi người trong chúng ta đã từng chấp nhận như là mộtchân lý. thứ hai sự hiện hữu của đóa mai có thể là bấtcứ lúc nào, bất cứ nơi nào miễn có đầy đủ mọi duyêncùng hoàn cảnh môi trường chung quanh cho phép thì chúng sẽhiện hữu. Mai nở vào mùa đông có gì không phải? Hiện tạikhoa học dư sức để tạo môi trưòng về việc này, ngay đếnviệc tác tạo ra thai nhi trong ống nghiệm họ còn làm được,qua việc trích ly tinh trùng và noãn sào của người đàn ôngvà đàn bà phối hợp với nhau, cùng tạo môi trường dinhdưỡng đầy đủ v.v... thì thai nhi hiện hữu và lớn lên.Cũng vì việc tác tạo thai nhi trong ống nghiệm của các nhàkhoa học, mà họ đã từng bị một số tôn giáo phản đói. Nhưng đó là việc của tôn giáo, còn khoa học vẫn là khoa học, khoa học không phải vì thế mà chúng mất đi giá trịchân lý của chúng. Chân lý vẫn là chân lý khi khao học làbiểu tượng cho những thành tựu chân lý của chính nó, trongkhi tư tưởng phản khoa học chúng là vật cản đường đểđi đến chân lý, những thứ nọc độc cặn bã này rồi cũngsẽ bị thời gian đào thải mà thôi. Qua đây đủ nói lêntính ưu việt của thuyết nhân duyên sanh khởi của đạo Phật,mà qua đó khoa học càng ngày càng nhận thấy, những kếtquả thực nghiệm của họ khám phá ra trong hiện tại, luônluôn tương ứng và khế hợp với những lời dạy của đứcPhật cách đây hơn hai ngàn năm.

Đứngvề mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm traocho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chếtcủa đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bảnlai diện mục" của các loài hữu tình nói riêng, và vạn vậtvô tình nói chung. Chúng luôn luôn tồn tại và biến dịchtrong từng sát na một, chúng luôn tùy thuộc vào các duyênđủ để hiện khởi, và biến khác đi nhờ lý vô thườngtác động để hình thành luật tắc "vô thường tức thịthường." Ở đây, trong tất cả những duyên đủ để hìnhthành sự hiện hữu của một vật, thì các loài hữu tìnhchỉ khác với loài vô tình về nghiệp lực qua năm uẩn (Vềvật chất (sắc): đất, nước, gió, lửa, không. Về tinh thần(tâm): thọ, tưởng, hành, thức) mà thôi.

Nhưchúng ta biết tiến trình sinh hóa của vũ trụ vạn vật chúngluôn tùy thuộc vào các duyên đủ để hiện khởi, do đóviệc đóng khung vào những hiện tượng bên ngoài theo kinhnghiệm, để phân chia cắt xén thời gian và, áp đặt lênnó một nhãn hiệu nào đó theo đạo Phật điều đó là mộtviệc làm sai lầm. Cũng đứng trên quan điểm này thiền sưMãn Giác dùng "đóa mai" làm ẩn dụ cho "Bản lai diện mục"của mỗi chúng ta. Bản lai diện mục này không những chỉhiện hữu trong kiếp này để rồi biến mất sau khi chếtđâu, mà chúng hiện hữu bất cứ lúc nào và bất cứ nơiđâu trong ba cõi sáu đường luân hồi này nếu đủ duyên,việc đủ duyên ở đây chúng tôi muốn nói đến y báo vàchánh báo của nghiệp. Như vậy vấn đề sống-chết hay sinh-diệtcủa các pháp ở đây chúng tôi chỉ mới nói đến Phân đoạnsanh-tử chứ chưa đề cập đến vấn đề Biến dịch sanh-tử.Cũng như đóa mai chúng sẽ nở ra bất cứ mùa nào trong nămcho dù là mùa đông nếu hội đủ các điều kiện của mùaxuân thì chúng hiện hữu.

Quapháp ẩn dụ này tuy chúng ta đã được thiền sư Mãn Giáchướng dẫn cho chúng ta một cách nhìn đúng về sự hiệnhữu và biến dịch của của cái Bản lai diện mục chínhmỗi người qua pháp phủ định, và chúng sẽ hiện hữu -biến dịch vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trongba cõi sáu đường. Nhưng ở đây có một điều quan trọnglà chúng ta chưa thấy được bộ mặt thật của cái Bảnlai diện mục của chúng ta như thế nào? Điều này là mộtvấn đề cần thiết cấp bách dành cho việc nỗ lực thựchành.của mỗi chúng ta, mà thiền sư Mãn Giác cần nơi chúngta tự giải quyết nghi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 5593)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10266)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7099)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8381)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6930)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10026)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7398)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 5925)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6406)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 6754)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]