Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Của Phật Giáo

09/01/201213:27(Xem: 10465)
Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Của Phật Giáo
lotus_53
HẠNH PHÚC
THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO

Thích Trí Giải

Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau.

Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú.

Con người biết tư duy, có tổ chức thành gia đình, làngxóm, và hình thành cộng đồng xã hội. Con người hành nhiều nghề khác nhau để duytrì cuộc sống.

Ngoài vấn đề ăn mặc, con người sản sinh ra nhiều nétvăn hóa như nghệ thuật, thẩm mỹ, thơ ca, khoa học…Mục đích của con người nhằmmưu cầu, tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mỗi người. Ở đây người viết xin trình bàythế nào là chân hạnh phúc con người cần nên tìm

I. Nhómhạnh phúc thứ nhất là con người biết an phận:

Quan niệm của họ là xây dựng một mái ấm gia đình nhonhỏ, vợ chồng con cái sống an vui, hòa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Họkhông ước vọng cao sang tiện nghi vật chất; cơm đủ ăn, áo mặc đủ ấm là hạnhphúc, phần đông họ sống ở nông thôn, làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi vàcác nghề thủ công, có một số ở thành phố là những giáo viên, công chức. Hạnhphúc của họ quả thật đơn sơ nhưng không kém phần nên thơ lý tưởng:

“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng hòa, vợ thuận, gật đầu khen ngon”
(Ca dao Việt Nam)

II. Nhómhạnh phúc thứ hai ước vọng cao hơn, phù hợp với xã hội phát triển ngày nay:

Phần lớn họ sống ở thành thị, có chung ước vọng họchành, có bằng cấp, có địa vị, danh vọng, tiền của, nhà cửa cao sang, huy hoàngvà lộng lẫy, vợ đẹp con xinh, đầy đủ tiện nghi, theo cách nghĩ của họ sống màthiếu tiện nghi là không có hạnh phúc. Bởi vì họ là người tạo ra của cải vậtchất nên họ có quyền thụ hưởng, cho rằng đó là hạnh phúc cuộc đời.

III. Nhómhạnh phúc thứ ba thanh cao hơn, đó là những vị ẩn sĩ sống nơi non cao, núi thẳm.

Họ muốn ra khỏi chốn hồng trần đầy đau khổ này. Hay lànhững người Phật tử hiểu được chân lý của cuộc đời, sống cuộc sống thiểu dụctri túc, vui với đạo, vui với nội tâm, không màng đến danh lợi, họ tìm cuộcsống hạnh phúc thanh cao hơn, tao nhã hơn. Hằng ngày làm bạn với cỏ cây, sôngnúi, vui bên chén trà, nghe tiếng chim hót, hay là tụng Kinh, ngồi thiền… cóphải hạnh phúc của họ được mong cầu lên cảnh giới chư thiên hưởng thú vui dụclạc trên ấy hay không?

“Cuộc thế công danh mơ tưởng hão
Bầu tiên phong nguyệt thú vui cùng”
( Lê Thánh Tông)

Trên đây chỉ phân tích theo từng nhóm. Người viết muốnnêu lên hạnh phúc cụ thể hơn, tùy theo độ tuổi, tùy theo hoàn cảnh sống, tùytheo địa vị xã hội. Hạnh phúc của em bé là được vuốt ve, âu yếm của người mẹ,được bú mớm, được cưng chiều, hạnh phúc của nó là ở gần bên cha me, gần bênngười thân yêu.

Có người cho rằng hạnh phúc là những điều mình mongmuốn, có người thấy thân mình đẹp, đoan trang là hạnh phúc, có người cho rằngmạnh khỏe không bệnh tật là hạnh phúc…những điều hạnh phúc nêu trên thật sựkhông bền chắc.

Nếu đem trí tuệ của đạo Phật mà quán chiếu thì thấynhững hạnh phúc ấy mong manh, dễ tan vỡ như giọt sương lúc ánh nắng ban mai, vìbản chất cuộc đời là vô thường, duyên sinh vô ngã,

“Hãy nhìn như bọt nước
Hãy nhìn như cảnh huyễn
Quán nhìn đời như vậy
Thần chết không bắt gặp
( Pháp cú 170 )

Ngài Vạn Hạnh thiền sư đã “Thị Đệ Tử ”bằng bài kệ

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn vật xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.

Những hạnh phúc này theo lăng kính của Đạo Phật thìchúng chính là mầm mống của sự khổ đau vì chất chứa nhiều sự lo âu, phiền não,sầu khổ. Ví dụ: Có người nói rằng, gần người mình yêu là hạnh phúc. Bạn có chắcchắn rằng người yêu ấy có chung thủy với bạn suốt đời không? Người yêu ấy khôngcó bị sanh, lão, bịnh, tử không?

Nếu như tất cả đều theo ý muốn của bạn thì quan niệmhạnh phúc của bạn là đúng. Nhưng có bao giờ được như vậy không? Có những đôitình nhân nghĩ rằng được sống gần bên nhau là hạnh phúc. Nhưng cuộc sống baogiờ cũng có hợp ắt phải có chia lìa, yêu nhau xa nhau sinh ra sầu khổ (ái biệtly khổ). Trong cái hợp đã có mầm móng của sự chia lìa.

Điều họ nghĩ: “đaukhổ vì nhau, buồn nhớ vì nhau là hạnh phúc”hạnh phúc của họ là thứ hạnh phúc chờđợi héo mòn, và hạnh phúc của sự âu lo. Thật sự, hạnh phúc của ái tình rất mongmanh, chóng tàn, là thứ tạm bợ, giả tạm mà có trong chốc lát, chứ không phảihạnh phúc miên viễn.

Vì sao nói hạnh phúc của thế gian luôn luôn có sự ưunão, buồn khổ? Bởi vì, hạnh phúc ấy xuất phát từ lòng tham ái, chấp thủ. Ở đâucó mặt của tham ái, ở nơi đó có mặt của đau thương và thù hận.

Nhất là trong vấn đề tình yêu đôi lứa thường hay thờthốt với nhau, tiếng nói ấy cũng chính từ cái tâm chấp ngã mà có đôi khi đểđánh lừa đối tượng, không phải thứ tình yêu chân thật.

Một người có tình yêu chân thật thì luôn có sự hy sinhvà trao tặng cho người mình yêu thương, không mong cầu đón nhận. Tình yêu còncó bản ngã, còn có chấp thủ thì sao có sự hạnh phúc chân thật và bền vững được.Nên chúng ta hãy xem quan niệm hạnh phúc trong phật giáo như thế nào?

IV. Hạnhphúc theo quan điểm của Phật giáo

Hạnh phúc trong Đạo Phật luôn luôn đòi hỏi sự hành trìthâm hậu ở mỗi con người. Con người luôn ý thức và làm chủ ngũ dục (tài, sắc,danh, thực, thùy) và những vật chất hữu vi chỉ là phương tiện sống. Mục đíchchính là con người phải biết quay về đời sống tinh thần tu tập diệt trừ mọiphiền não để tâm hồn thanh tịnh, an lạc ngay trong kiếp sống hiện tại.

Đạo Phật không quan niệm vàng bạc, ngọc ngà châu báulà hạnh phúc, Hạnh phúc càng không phải đặt chân vào lâu đài tình ái. Hạnh phúckhông phải hình thành từ chất liệu ngũ dục thế gian…không phải chạy theo tiếnggọi của mỹ nhân để được nghe lời hay ngọt ngào, âu yếm cho là hạnh phúc, nhữngthứ này chỉ làm cho tâm con người quay cuồng trong vòng xoay sinh tử, khôngbiết bao giờ ngưng nghỉ, và tạo thêm khổ đau.

Hạnh phúc là những ai biết quay về với đời sống tâmlinh cao cả, đó là phần tinh ba cao quý nhất của con người, sống quay về vớichính mình và giây phút hiện tại. Nếu chúng ta rời khỏi mình mà chạy tìm cầu ởngoài thì làm mất đi cái gì quý giá nhất, lạc vào tà kiến, ấy chính là quên đicái sáng suốt vốn có của mình (Phật Tính). Từ trong bóng đêm vô minh mù mịttrải qua hàng vạn kiếp, tâm hồn ta trôi giạt trong biển đời mênh mông, như contàu lênh đênh bị sóng gió dập dồi ở ngoài biển khơi không bến bờ nương tựa. Đóchính là biển ái dục và bão tố vô minh, vùi dập chúng ta quay vòng trong sinhtử vô tận.

Chúng ta học Phật Pháp một cách sâu xa và chắc chắntrong tay có được một ngọn đuốc sáng trên con đường đi tìm chân hạnh phúc. Giátrị nhiệm màu của đạo Phật là “tri”“hành”chứ không phải dùng để nói suông, càngthực hành sâu chừng nào mới thấy giá trị Phật pháp cao siêu chừng đó.

Đức phật tuyên bố: “Giảithoát an lạc, giác ngộ và tịnh độ đều ở ngay trong tâm của chúng ta” hay là “Ta đến đây không phải cứu độ cácngươi, Ta đến đây cốt là để chỉ đường đi sáng suốt cho các ngươi. Các ngươi hãynoi theo đó mà tiến hóa giác ngộ để tự độ lấy mình.”“Ngươi là ngọn đuốc và là nơi nươngnáu cho chính ngươi. Ngươi đừng tự phó thác vào chốn dung thân nào khác”

Hạnh phúc mà Đức Phật muốn dạy chúng ta đạt đến làcảnh giới Niết bàn tại tâm. Niết Bàn là Bản Thể chân thực của ta, củaquần sinh và vũ trụ.

Niết Bàn là hạnh phúc.

Niết Bàn ở sẵn trong tâm khảm con người.

Niết bàn là Chân Thường, Hằng Cửu.

Niết Bàn là một trạng thái tĩnh lặng, bất biến.

Niết bàn có thể thực hiện ngay trong cõi đời này.

Như vậy Niết Bàn là trạng thái mà ta có thể tự tạo chota, ban bố cho ta, chứ không do một vị Thần Phật ngoại tại nào. Tại sao vậy?Thưa chính là vì ta đã nhập thể với Bản Thể vũ trụ, nguồn sinh xuất ra vũ trụ,và chư Phật, chư Hiền Thánh Tăng.

Đến đây tôi sực nhớ lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Các ngươi hãynỗ lực lên. Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ, chứ không giác ngộ thế choai được. Sự trói buộc củama vương sẽ tùy sức thiền định của ngươi mà được cởi mở.” (Kinh Pháp Cú276)

Mới hay công trình tu trì, giải thoát của con ngườicũng đã chịu một định luật thiên nhiên chi phối. Đó là: “Linh tại Ngã, bấtlinh tại Ngã” (Hay tại ta, dở cũng tại ta).

Nếu Niết Bàn là hạnh phúc, là bất biến, là trạng tháicó thể thực hiện ngay ở đời này, thì dĩ nhiên là nếu có được hạnh phúc bây giờ,thì hạnh phúc ấy cũng không thua kém hạnh phúc hưởng được sau khi nhắm mắt tắthơi.

Nhận định này hết sức quan trọng. Bởi vì ngay từ trongcuộc sống hiện tiền của chúng ta có thể đạt được một trạng thái cao siêu nhấtmà trời đất có thể dành để cho chúng ta. Nếu cuộc sống hiện tại chúng ta chưađạt được an lạc nội tâm thì đừng có mơ tưởng viễn vong đến thế giới cao xa

Vì vậy con đường giải thoát là tìm Chân Tâm tự nơimình:

“Hướng ngoại mà tìm cầu,
Tất cả đều ngu si.
Hướng nội mà tùy xứ tiện nghi,
Tất cả đều là chân thật.” [1]

Lục Tổ Huệ Năng nói: trong Pháp Bảo Đàn Kinh: “Tựmình tu, tự mình hành, thấy Pháp Thân của mình, thấy Phật ở Tự Tâm mình, độ lấymình mới được” [2]

Như vậy châm ngôn để đi tìm chân lý sẽ là:

Con đường hướng nội tiến cho sâu,
Càng sâu, càng thấy lắm nhiệm mầu.
Tâm khảm bao la không bờ bến,
Vũ trụ mênh mông đã thấm đâu.

Vậy muốn tìm Chân Tâm, muốn tìm Phật Tính, phải tìmngay trong người mình, trong lòng mình.

Phật bảo A Nan: ChânTính đã ở nơi ngươi mà ngươi chẳng tin, lại theo nơi miệng ta mà tìm Chân Tính,vậy ngươi đã lầm chưa? [3]

Hạnh phúc theo Đạo Phật rất đơn giản, bất cứ người nàocũng đạt được hạnh phúc đó, miễn sao đi đúng con đường đức Thế Tôn đã vạch ra.Trong kinh Đức Thế Tôn dạy về sự chấm dứt khổ đau như sau: “Này các Tỳ kheo, trong tất cảpháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (viràga,) là cao cảnhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấpthủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết-bàn.[4]

Nếu ta theo con đường Đức Phật đã dạy thực hành mộtcách kiên tâm trì chí, nếu ta tinh tấn đào luyện và thanh lọc bản thân, nếu tađạt đến mức phát triển tâm linh cần thiết, một ngày kia ta có thể thực chứngNiết-bàn ngay trong ta, không cần phải nhọc trí vì những danh từ lớn lối bíhiểm. Cho nên hạnh phúc trong Phật giáo cũng vậy, người nào thật sự tu tập đoạntrừ tham ái, chấp thủ chính người ấy mới cảm nhận được hạnh phúc.

Hạnh phúc trong Phật giáo là sự từ bỏ“tham ái, chấptrước”có nghĩa là khôngvướng bận bất kỳ mọi hoàn cảnh nào, ở trong khổ đau vẫn thấy an vui, hạnh phúc,ở trong đời ngũ trược đầy dẫy sự đau khổ và bất công, chúng ta cũng có thể tựtại, an vui, cho dù chung quanh của ta toàn là ngũ dục, lạc thú. Chúng ta vẫnkhông vướng mắc đến nó cho nên thật là chí lý khi nói:

“Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau
Giải thoát là ung dung trong ràng buộc”

Chân lý hạnh phúc không chờ đợi ở kiếp sau, và cũngkhông cần tìm kiếm một nơi nào khác, chân lý có thể hiện hữu ngay bây giờ và ởđây. Trong tất cả mỗi người ai cũng có một nguồn hạnh phúc chân thật, nhưng conngười không biết nhìn nhận hạnh phúc này, mà đi tìm cầu cái hạnh phúc giả tạmkia.

Chuông lòng thánh thoát từ tâm
Pháp âm thơm ngát, khói trầm quyện bay
Lòng an, tâm tịnh mỗi ngày
Dứt phiền não đoạn, tỏ bày tánh chơn ... (Hoa Mai)

Thích Trí Giải

Chú thích:

[1] Lâmtế lục thị chúng, ĐĐ ThiênÂn, Triết học Zen, tr.103

[2] PhápBảo Đàn Kinh(Đoàn trung Còndịch), Sám Hối Phẩm, tr. 61

[3] 云 何 自 疑 汝 之 真 性, 性 汝 不 真, 取 我 求 實. Vân hà tự nghi nhữ chi Chân Tính, Tính nhữ bất chân,thủ Ngã cầu thực. – Thủ LăngNghiêm kinh(V.N. P.T. hội xuất bản), q. II, tr. 16-17.- ThủLăng Nghiêm, -Linh Sơn, Phật Học, tr. 113-114

[4] Aṅguttara-Nikāya, II.p.34

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 2237)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 1652)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 2007)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 1793)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 2842)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 2705)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 2164)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 8560)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 1369)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 3001)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567