Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Hạt Kim Cương - Lời Thuyết Pháp Từ Nơi Đức Thế Tôn

07/01/201205:32(Xem: 9948)
Những Hạt Kim Cương - Lời Thuyết Pháp Từ Nơi Đức Thế Tôn

Buddha_12

Những Hạt Kim Cương - Lời Thuyết Pháp TừNơi Đức Thế Tôn

Nguyên Siêu

1.Công việc thường nhật nhưng luôn ở trong Đại Định.

Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. Những bước chân ấy còn in rõ nét trên mặt đường, bên bờ cỏ, nơicông viên, lúc Đức Thế Tôn thuyết pháp cho chư Thiên, giảng đạo cho Thánhchúng, khuyến tu cho các nam nữ cư sỹ tại gia, hay cho các loài quỷ thần, hộpháp.

Hìnhảnh của Đức Thế Tôn sáng nay cũng giống như mọi sáng nào. Dù có ánh nắng vàng rựcrỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiềntừ bi tỏa rộng. Dáng dấp khoang thai đỉnh đạt của một đấng Pháp vương. Tất cảnhững phước đức trang nghiêm, oai nghi thanh thoát đó luôn hiện hữu nơi đôi taytrìu mến, nơi cái nhìn thương cảm, nơi tấm lòng cứu độ, vị tha đều được chanhòa đến từng người, đến từng loài vật, đến từng ngọn cỏ cây, sỏi đá. Dù vô tìnhhay hữu tình lòng từ bi vẫn ban phát. Đôi tay ấy vẫn cứu độ. Đôi chân ấy vẫn duhành cho sự bình yên, hạnh phúc muôn nơi.

Nắngvàng trên cao đã qua khỏi những nhánh cây bồ đề hướng đông, trước cổng tinh xá.Cây bồ này hiện có là do sự yêu cầu của Tôn giả A Nan, khi Đức Thế Tôn an cưmùa mưa ba tháng nơi Bồ Đề Đạo Tràng, vắng bóng Đức Thế Tôn nơi đây, hàng Thánhchúng thương nhớ. Do vậy, tôn giả Đại Mục Kiền Liên đến Bồ Đề Đạo Tràng lấy mộtnhánh nơi đó đem về trồng nơi đây - Tinh Xá Kỳ Viên. Biểu hiện Đức Thế Tôn, hiệndiện, làm bóng cây che mát hàng Thánh chúng. Làm hình ảnh thương yêu, an ủilòng người, làm biểu tượng thiêng liêng của Bậc Giác Ngộ, làm hình ảnh cha lànhsưởi ấm đời con... Cây bồ đề xanh tươi; tỏa rộng bóng mát trong khu vườn đã đemnguồn tỉnh dưỡng, ý vị hiền hòa chân thiền định cho chúng đệ tử xuất gia cũngnhư tại gia. Cây bồ đề buổi sáng hôm nay, khoe lá xanh dưới làn nắng ấm. Lá cànhlung lay qua làn gió nhẹ hây hây. Một buổi sáng tinh khôi, mầu nhiệm. Một buổisáng thanh bình, tịnh lạc giữa đất trời thư thái mang nhiên.

Buổisáng hôm nay, nơi khu rừng của Thái tử Kỳ Đà, vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc,hai vị đại thí chủ đã phát tâm hiến cúng ngôi Tinh xá Kỳ Viên này. Đức Thế Tônvà hàng Thánh chúng trú ngụ đã bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu mùa an cư kiếthạ. Qua bao nhiêu lần thiền hành, khất thực, bố tát, giảng kinh, theo thông lệcủa Chư Phật, mà sáng hôm nay cũng không ngoài thông lệ ấy.

Gầnđến giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y, ôm bình bát vào thành xá vệ theo thứ lớpkhất thực. Đức Thế Tôn chậm rãi đi từng bước. Đứng yên lặng. Mắt nhìn xuống.Hai tay ôm bình bát trang nghiêm. Tất cả những cử chỉ đó được thể hiện trước từngcăn nhà của chư vị đàn việt. Đàn na thí chủ có ai đó phát tâm dâng cúng buổi ngọtrai này, một cách thành kính, để đồ ăn vào bình bát một cách kính cẩn, khiêmcung, xong rồi đảnh lễ Đức Thế Tôn ba lạy trong ý thức trong sáng, tâm hồn thuầnkhiết, yên lặng lui vào nhà.

Từngỏ nhà này đến ngỏ nhà khác tuần tự thứ lớp khất thực, dù được cúng dường haykhông, Đức Thế Tôn vẫn đứng bình thản đôi ba phút rồi tiếp đến nhà khác. Đây làcung cách của một đấng Thế Tôn, là ruộng phước của chư Thiên và loài người, màĐức Thế Tôn không phân biệt đây là nhà giàu sang, cơm ăn nước uống thơm ngonhãy đến khất thực, hay kia là nhà nghèo khó cơm thô canh cặn mà không nên đếnxin. Làm ruộng phước cho chư Thiên và loài người gieo trồng phước đức một cáchbình đẳng, Đức Thế Tôn đã thể hiện.

Ánhnắng đã lên cao, mặt trời gần đỉnh đầu, Đức Thế Tôn cũng khất thực đã xong.Bình bát vừa đủ thức ăn cho một ngọ trai - không quá nhiều, không quá ít. Nếuthức ăn quá nhiều thì sẽ không ăn hết, phải bỏ - đàn na, tín thí khó tiêu. Cònnếu quá ít thì ăn không đủ. Cả hai cách đều không phải. Do vậy mà bình bát khấtthực được có tên là ứng lượng khí. Bát đựng cơm tùy theo số lượng ít nhiều. "NhưLai ứng lượng khí, ngã kim đắc phu triển, nguyện cúng nhất thiết chúng, đẳngtam luân không tịch. Án tư mạ mo ni tóa ha."

ĐứcNhư Lai sửa lại chiếc y kim sắc, nâng chiếc bình bát cao hơn một chút, mắt nhìnvề Tinh xá Kỳ Viên, xoay mình, chậm rãi từng bước thanh thản. Dáng dấp của mộtđấng Như Lai sao mà trang nghiêm quá! Uy hùng quá! Từ mẫn quá! Tự tại quá! Ngàikhông hấp tấp, băng khoăng, không lôi thôi xốc xếch, không thô kệch vụng về nhưchúng ta. Trong chiếc y vàng sậm quấn từng nếp đều đặn, thanh nhả, không quá rộng,không quá chật, không quá dài, không quá ngắn, thật thích hợp trên thân của NhưLai.

Về đếncổng Tinh xá Kỳ Viên, bước vào khu vườn, đến dưới một gốc cây, Như Lai trải tọacụ, ngồi xấp bằng, để bình bát trước mặt, nhất tâm chú nguyện phước lạc đến chotừng nhà, đến cho từng người, đến cho khắp pháp giới, chúng sinh đều được ântriêm công đức. Như Lai thọ dụng buổi trưa trong sự yên tỉnh của tâm hồn. Trongsự yên tỉnh của cảnh vật. Trong sự yên tỉnh của thức ăn. Trong sự yên tỉnh củangười hiến cúng. Đức Như Lai ăn cơm không quá mau không quá chậm, vừa phải.Ngài ăn trong sự quán tưởng công lao của người nông phu làm ruộng, của người nhổmạ cấy lúa. Của người cày sâu, cuốc bẩm từng luống đất khô. Ngài ăn trong ý thứcchánh niệm, để tưởng nhớ đến công ơn của người làm nên bát cơm này. Bao nhiêu mồhôi, công sức của sức người, của sức con vật, trải qua bao ngày tháng, bao nắngmưa, bao sương khuya gió sớm, để có được đồ ăn. Đức Như Lai quán tưởng và hồihướng phước lạc đến cho tất cả.

Trongkhông khí êm đềm thanh thoát của khu vườn, khắp đó đây cùng thời gian, các vịthánh giả cũng dùng cơm ngọ xong, cũng định tỉnh bình an, cũng tỉnh giác trongmọi cử chỉ hành động, cũng thư thái nhẹ nhàng, tự tại của một hành giả hướngthân trên lộ trình thánh đạo. Các ngài trông cách ăn của Đức Thế Tôn, không cúiđầu xuống quá thấp; không ngẩng đầu lên quá cao; không hả miệng quá sớm khi đưathức ăn vào, không nhai thức ăn thành tiếng. Tay bưng bình bát cũng không quáthấp từ nơi miệng sẽ bị rơi thức ăn ra ngoài, cũng không bưng bình bát quá caolàm khó bóc đồ ăn. Tất cả mọi trạng thái đều đơn giản, dung dị. Tâm hồn của mộtbậc Thánh bình an vô sự.

Saukhi Đức Thế Tôn dùng cơm xong, Ngài rửa bình bát, tráng nước để uống, Ngài niệmtưởng đến các loài sinh vật trong bát nước, chú nguyện cho chúng sinh được siêusanh. Nhưng không, ấy chỉ là một cách nói. Vì các loài sinh vật nào đụng vàothân Như Lai hay bị ảnh hưởng bởi động tác của Như Lai, tất cả đều được phước lạc.Vì Đức Như Lai đã chứng tứ thần túc. Đức Như Lai đã chứng tứ vô lượng tâm. Do vậy,mà các loài sinh vật không bị thiệt hại mà còn tăng trưởng phước lành. Một hômcó người Bà la môn rình Đức Thế Tôn đi, thấy dấu chân Đức Phật, người ấy bắtcon dế, bóp đầu rồi bỏ trên dấu chân ấy, và vu khống với mọi người rằng, Đức ThếTôn đi đạp chết loài sinh vật. Mọi người xúm lại xem, chẳng ai thấy con dế bịchết mà rõ ràng, con dế đang bò trên mặt đất. Điều này chứng tỏ cho thấy rằng,một bậc Như Lai chứng tứ vô lượng tâm - Từ - Bi - Hỷ - Xả, là không làm tổn hạiđến bất cứ một loài sinh vật nhỏ nhiệm nào. Hơn nữa, đại bi tâm của Ngài đượcxây dựng trên mọi sự sống của muôn vạn quần sanh, kể cả loài thảo mộc, sỏiđá... Chính vì vậy, Đức Thế Tôn dạy phải bảo vệ sự sống, phải bảo vệ môi sinh,phải biết thương yêu và trưởng thành, phải biết xây dựng và tác tạo các thiệnnhân, hòa mình trong cộng đồng để cùng cộng sinh, cộng hưởng. Có cùng một cộngnghiệp thiện trong xã hội.

ĐứcThế Tôn đậy nắp bình bát, thu xếp tọa cụ, rửa tay chân, khoang thai đứng dậy điquanh một vòng thư thả. Ngài vắt y trên vai đến dưới một gốc cây khác, trải tọacụ, ngồi kiết già thiền định.

Mọicông việc làm thường nhật trong ý thức tỉnh lặng, mọi động tác sinh hoạt, bằngcái đi, cái đứng, cái nằm, cái ngồi... đâu đâu cũng đều thấy biết như cái nhìnquả xoài trên lòng bàn tay, không lầm lạc, không lãng quên, không mê muội, u mêtrì trệ. Bởi vì Đức Thế Tôn đã đốt cháy, đã dập tắt cội nguồn vô minh si ám, đãtát cạn biển phiền não sinh tử. Như Lai đến như vậy và đi như vậy. Hay Như Lailà bất động. Như Lai luôn ở trong đại định.

Bằngcái nhìn bình dị nhưng thâm trầm, đơn sơ nhưng cao cả, được thể hiện qua nếp sốngthường nhật, Đức Phật cũng có phong thái sống giống như chúng ta. Giống ở chổ,vì ý nghĩa của sự thị hiện của báo thân, ứng thân hay hóa thân, trong mọi độngtác không rời thế giới loài người mà có. Từ thế giới loài người mà thành tựu tấtcả, để từ đó sống trong thế giới loài người mà độ sinh, tu chứng. Nhưng trongcái phong thái sống người ấy có hàm tàng một Phật cách siêu việt. Một trí tuệtuyệt luân. Một lòng từ bi cao cả. Một cái gì của Phật mà mình chưa có. Cái Phậtấy, chúng ta phải tu, phải hành trì, phải bước đi trên con đường Đức Phật đãđi. Phải ăn, phải nói, phải làm cái Phật đã làm, đã ăn, đã nói. Đã, đang, sẽ phảihành động những gì mà Đức Phật thị hiện trong suốt ba a tăng kỳ kiếp qua. Cáiđó là Phật tánh, Phật tâm, Phật hành động cụ thể, hiển bày thành sự thật, làcon đường của các bậc Thánh đi qua, là cái Đức Phật đã đi qua: "Yết đế, yếtđế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha."

2.Trụ tâm và hàng phục tâm.

ĐứcNhư Lai đang ngồi dưới gốc cây trong tư thế kiết già. Tâm Phật bình lặng và sâuthẳm như lòng đại dương, mênh mông tỏa rộng như thái hư tràn khắp ba cõi đất trờikhông một nơi nào sơ sót. Đức Phật đang quán chiếu đến từng căn cơ của chúngsinh, xem ai là người có nhân duyên hóa độ. Ai là người mới phát tâm. Ai là ngườiđang hướng tâm đến thánh quả. Ai là người đang ly khai tâm phàm phu, tận diệt lậuhoặc, để Phật tiếp trợ công đức tu hành mà chóng thành đạo quả. Và đây là sự đảnhlễ, thưa thỉnh của tôn giả Tu Bồ Đề, bạch Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, rất làhi hữu trong cuộc đời, không phải ngay bây giờ mà nhiều thời gian trong quá khứ,cũng như nhiều thời gian trong tương lai, Đức Thế Tôn phương tiện, quyền xảo,khéo hay hộ niệm cho các vị Bồ tát. Bạch Đức Thế Tôn, có người thiện nam haytín nữ mà đã có lòng, có tâm, có ý phát khởi mong cầu quả vị vô thượng, chánh đẳngchánh giác, thì làm sao mà an trụ được cái tâm của mình. Làm sao hàng phục, giữgìn, trói buộc cái tâm ấy?" Vì tâm giống như người họa sỹ vẻ ra tất cả cáchình tượng núi non, sông ngòi, thành quách, trăng sao, kể cả các hình ảnh vôhình, vô tướng, không dấu vết như chim bay ngang bầu trời; như lưỡi dao chém xuốngmặt nước, tất cả đều không lưu vết tích, nhưng tâm đều có thể vẻ vời đủ mọi sắtthái, tướng trạng. Tâm như khỉ chuyền cây, như ngựa rong ngoài đường, có khinào tâm dừng chân đứng lại yên nghỉ. Tâm thênh thang băng qua núi đồi. Tâm vượtđèo băng suối. Tâm đến. Tâm đi. Tâm tạo tác tất cả. Nào ai thấy được lằn vết củatâm, nếu tâm không được "trụ" và "hàng phục". Vì lòng từbi, xin Đức Thế Tôn chỉ bày cho chúng con hôm nay, cũng như chúng sinh trong thờicách Phật lâu xa, biết được để hành trì, để tu tập, để chứng đắc. Ấy là lòngmong cầu, ước vọng của những người muốn tiến thân trên con đường Đạo. Con đườngtối thượng. Con đường tối thắng. Con đường tối tôn. Con đường nhiệm mầu đưa ngườiqua bến giác.

Ấylà lời thỉnh cầu của tôn giả Tu Bồ Đề. Ngài đại diện cho con người, cho chưthiên, cho hết tất cả chúng sinh để đảnh lễ Đức Thế Tôn, để trình bày tấm lòngmuốn tu, muốn chứng, muốn cứu độ vạn loại sinh linh trong thế giới ba ngàn này.Vì hình tướng, sự tạo tác của tâm mà chúng sinh cứ qua lại trong tam giới. Khithăng lúc trầm, khi thiện lúc ác, khi phàm phu, lúc thánh nhơn, nhiều vô số kiếp.

Vìtâm không "trụ" và không "hàng phục" nên tâm tự do dong ruổi.Tâm tạo tác nghiệp nhơn sinh lên trời thì làm chúng sinh loài trời. Tâm tạo tácnghiệp nhơn loài người, thì sẽ làm chúng sinh loài người. Tâm tạo tác nghiệpnhơn chim bay, thú chạy, cá bơi, côn trùng... thì sẽ làm loài chúng sinh như vậy.Ấy là thành quả tạo tác của tâm. Cho nên giá trị của sự tu tập là biết "trụ"tâm và "hàng phục" tâm. Tâm dừng lại, không dong ruổi là tâm định tỉnh.Tâman lạc. Tâm tỉnh giác. Tâm bất loạn. Tâm điều phục. Tâm chân thật của tâm. Còntâm không đứng lại. Không "trụ", không "hàng phục" là tâm động.Tâm như trận cuồng lưu. Tâm như cơn bão dữ. Như cơn bão tố. Như cơn bão nổi.Như cơn sóng thần. Như cơn địa chấn, cuồng phong... làm sụp đổ lâu đài thànhquách, núi lở cát bay. Ấy là hiện tượng giới, là cảnh vật bên ngoài. Là pháp hữuvi, là pháp hữu lậu, là cái có thể mắt thấy tai nghe. Còn tánh giới, tâm giớithì sao. Cái mà không thể dùng mắt thấy, tai nghe, cảm xúc. Cái không hình,không tướng, không hương, không vị. Mặt dù không nhưng lại có năng lực siêunhiên, có sức bọc phá, có sức kiện thành, có sức tạo dựng, duy trì tương tục.Nhưng dù cho gì đi nữa, tánh hay tướng, hữu hay vô, bản chất của tâm ấy vẫnchưa được "trụ" hay "hàng phục". Tâm chăn trâu trong Thập mụcngưu đồ, là tâm chưa hàng phục. Vì chưa hàng phục nên phải tạo nhiều phương tiện.Tìm dấu chân trâu. Vạch lá, vén lau, chen cây, leo núi. Và khi thấy được dấuchân trâu rồi thì lần theo đó mà gặp được trâu. Nhưng tâm vẫn còn bị núi rừngche khuất. Bị cái hoang vu ngàn năm bưng bít, đông đặc, nên trâu vẫn tiếp tụcquay đầu bỏ chạy. Chạy sâu vào rừng. Chạy sâu vào núi. Vào hang cùng ngỏ hẻm.Vào chốn thâm u. Vào nơi mịt mù của cõi hoang sơn, dã địa. Ấy là bản chất củatâm khi chưa được "trụ" và "hàng phục". Khi chưa được"trụ" và "hàng phục" thì gọi là tâm đen, hay trâu đen. Đentừ mõm đến đuôi. Không một chút lóm đóm trắng. Cái đen của vô minh. Cái đen củakhông một chút tia sáng. Cái đen của thời vô thủy, của thuở hồng hoang, của trờiđất u u minh minh. Cái đen của tâm khi chưa "trụ" và "hàng phục".

Bằngphương tiện khéo léo, người tìm trâu - kẻ chăn dắt tâm, phải nhử trâu bằng rơmcỏ. Bằng đồ ăn nước uống. Bằng cử chỉ thân thiện, tao nhả. Bằng lời nói êm dịu.Bằng cái nhìn trìu mến. Bằng cái, tất cả đều buông lơi. Không dính mắc. Không cốý. Không dụng tâm.

Nắmcỏ trong tay. Dây xỏ mũi nơi tay. Tất cả đều sẵn sàng cho một công trình hoánchuyển từ đen thành trắng. Từ cõi hoang vu núi rừng thành chốn bình nguyênthành thị. Trâu đen được nhử, được dỗ dành, được khuyến dụ. Trâu nghe lời, tâmtrâu mềm xuống. Tâm trâu êm dịu. Tâm trâu giảm chút ngông nghênh. Tâm trâu chịutuân phục đôi chút. Trâu nhai cỏ. Trâu để cho xỏ mũi, nhưng dưới sức cưởng chếcủa mục đồng.

Bắtđược trâu. Thấy được lằn vết của tâm, nhưng tâm chưa thuần thục. Trâu chưangoan ngoản. Trâu còn phải chăn dắt, ghì kéo từ núi rừng về lại chuồng. Trêncon đường kéo về lại chuồng, trâu vẫn dùng dằn và nhiều lần quay đầu nhìn lạichốn núi rừng hoang vu ấy. Nơi mà trâu một thời đã sống, đã hung hăng từ bản chấtcố hữu. Bản chất đen, hắc nghiệp. Đi ngang qua cánh đồng, qua bờ ruộng, trâu gụcđầu gặm ăn lúa mạ, ăn khoai sắn. Người chăn trâu phải ghì mõm trâu lại. Trâunghe lời - tuân phục, nghễnh đầu lên nhìn người chăn dắt. Nhìn mây bay, nhìncánh đồng lúa chín, nhìn dòng nước trong xanh. Trâu đứng yên. Tâm được tỉnh lặngđôi chút. Mõm trâu. Cổ trâu. Vai trâu lần trắng. Chầm chậm. Thoát xác. Vứt bỏthú tâm.

Đượcnhiều thời gian huấn luyện. Được nhiều gian đoạn chăn dắt. Được nhiều sự cốcông của mục đồng, trâu an nhàn, qui hướng. Trâu uống nước, ăn cỏ. Trâu biếtlàm gì nơi tự tâm mình. Trâu không làm vướng bận đến người chăn dắt nữa. Trâuhiền ngoan. Tâm thuần thục. Tâm không khuấy động tâm. Trâu không còn chướng tật.Ăn cỏ xanh, uống nước trong, trâu nằm dưới gốc cây ngơi nghỉ. Người chăn trâucũng vậy, gối đầu nơi gốc cây nằm ngủ. Người chăn trâu có tự tại của mình. Trâukhông còn chăn dắt, có tự tại của trâu. Bây giờ, cả hai không còn lo nghĩ chonhau nữa. Cả hai không còn bị chi phối với nhau nữa. Hai khung trời. Hai vầngtrăng trong sáng vằng vặt trên không. Ánh sáng mầu nhiệm tỏa ra từ nơi tâm thuầntịnh. Bạch nghiệp. Trâu đã trắng toàn thân, chỉ còn chút lông đuôi chưa trắng -chi mạc vô minh. Nhưng trâu biết chắc rằng một ngày nào đó. Phút giây nào đó,trâu sẽ trắng toàn thân. Tâm trở thành bạch tịnh. Băng qua lằn vết giữa phàm vàthánh. Giữa mê và ngộ. Giữa hữu vi và vô vi. Giữa chơn đế và tục đế. Hòa quangđồng trần. Thỏng tay vào chợ. Năng sở đều không. Tâm đã "trụ" đã"hàng phục".

3. Độchúng sinh nhập Vô dư niết bàn.

ĐứcThế Tôn dạy cho tôn giả Tu Bồ Đề là chư vị Bồ tát nên an trụ tâm như vậy, hàngphục tâm như vậy. An trụ tâm như vậy, hàng phục tâm như vậy là trong pháp giới chúngsinh có loài sinh ra bằng trứng, có loài sinh ra bằng thai, có loài sinh ra bằngẩm ướt, có loài sinh ra bằng biến hóa. Trong bốn loài chúng sinh này, có loàicó hình sắc, có loài không có hình sắc, có loài có tưởng, có loài không có tưởng...Đức Thế Tôn hóa độ, được nhập Vô dư niết bàn, an tịnh giải thoát. Sự hóa độ nhưvậy. Sự diệt độ như vậy đếm nhiều vô lượng, vô số, vô biên chúng sinh, muôn loàitrong pháp giới mà thật không có chúng sinh nào được hóa độ, được diệt độ. Vì nếuBồ tát còn có cái thấy về tôi. Cái thấy về người. Cái thấy về chúng sinh. Cáithấy về sự sống thì thật chẳng phải là Bồ tát.

Đếnđịa vị Bồ tát là đã xa rời mọi chấp trước, mọi sự trói buộc, mọi sự tù túng,lăn xăn. Bồ tát làm công việc độ sinh như đói thì ăn, khát thì uống. Tự nhiên.Không dụng công. Không ráng sức. Vì Bồ tát còn dụng công, còn ráng sức thì Bồtát hãy còn ở trong vòng đối đãi. Trong vòng nhị biên, lưỡng cực. Sự độ sinh củaBồ tát như khí trời để vạn vật hít thở. Như ánh nắng để chiếu soi muôn loài. Vạnvật đều trưởng thành trong ánh nắng. Bồ tát được trưởng thành từ chúng sinh. Dovậy, Bồ tát ý thức cứu độ chúng sinh là công hạnh, là thệ nguyện. Bồ tát độ sinhmà không thấy có một chúng sinh nào được mình hóa độ thì sự hóa độ đó mới rốtráo, viên dung. Chúng sinh cũng vậy, mình được diệt độ, được chứng đắc mà khôngthấy mình có được diệt độ, chứng đắc thì mới thật là diệt độ, chứng đắc. Vìgiai đoạn phàm phu là giai đoạn chấp ngã sâu dày. Cái tôi thật lớn, mà tiếntrình tu tập là đốn ngã cái chấp ngã ấy, chặt đứt cái tôi ấy. Nhờ đốn ngã cáichấp ngã, chặt đứt cái tôi mà chuyển mê khai ngộ, dứt phàm đạt Thánh. Nhưng khiđạt Thánh rồi mà còn thấy quả vị để đạt, thấy có quả Thánh để thành, thì hóa ragiống như giai đoạn còn là phàm phu không khác. Một cái chấp ngã của phàm phuđã chết đi rồi, giờ làm sống dậy cái ngã của bậc Thánh. Giết chết cái chấp ngãđể nuôi dưỡng một cái chấp ngã khác thì không phải là rốt ráo, cứu cánh của sựtu chứng. Sự chấp ngã hay bản ngã đều là không thật. Dù chấp ngã, bản ngã đó làcủa phàm phu hay Thánh nhơn. Hạnh nguyện của Bồ tát là cứu người qua bể khổ,giúp đở phương tiện để con người qua được bờ bên kia. Việc làm này tự thân củaBồ tát không thấy có người cứu độ và kẻ được cứu độ. Vì còn thấy có người cứu độthì không thể gọi là Bồ Tát. Bởi vì Bồ Tát đã không còn cái chấp ngã về cáitôi, về con người, về chúng sinh, về sự sống.

Bồtát xây dựng con đưởng của mình đi gọi là Bồ tát đạo. Lập hạnh nguyện độ sinh gọilà Bồ tát nguyện. Và thực hành công việc cứu độ chúng sinh, đưa tất cả chúngsinh qua bờ bên kia gọi là Bồ tát hạnh. Đưa hết chúng sinh qua bờ bên kia, cònBồ tát thì ở bờ bên này. Ở bờ bên này hay ở bờ bên kia, Bồ tát đều không có sựchấp trước.

Bồtát tạo lập con đường, phát lời thệ nguyện, và xông xáo vào đời cứu độ chúngsinh là gieo cấy hạt mầm giác ngộ cho kẻ khác, và cuối cùng hạt mầm giác ngộnơi chính mình, hạt mầm giác ngộ nơi kẻ khác, hạt mầm giác ngộ nơi cả hai đượcthành tựu viên mãn - Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Bồ tát có ý chí độsinh kiên cường, bất khuất - Đại hùng. Bồ tát có sức mạnh dõng mãnh bằng năng lựcbất thối trước sự khổ nạn độ sinh - Đại lực. Bồ tát có tấm lòng yêu thương rộnglớn ban vui cứu khổ cho chúng sinh - Đại từ bi. Bồ tát có đủ năng lực, tiềm lực,nghị lực, trí lực, tâm lực, giải thoát lực, giác ngộ lực cho mình và cho người.Do đó Bồ tát bất thối. Bồ tát không còn bị trầm nịch bờ bên này hay bờ bên kia.Bồ tát tự tại. Bồ tát rộng đường thênh thang để đi. Bồ tát an nhiên trên ngọnsóng bạc đầu. Bồ tát hóa thân trên đỉnh núi tuyệt cùng. Bồ tát hóa hiện vào biểnđời trầm luân sinh tử. Bồ tát có mặt ở mọi phương sở, Bồ tát vô ngại.

"Mườiphương tất cả chư Bồ tát và quyến thuộc ấy đều sinh ra từ hạnh nguyện của Bồtát Phổ Hiền. Nhờ trí nhãn thanh tịnh, họ thất tất cả chư Phật trong quá khứ,hiện tại và vị lai, nghe luôn cả một biển lớn kinh điển và chư Phật chuyển phápluân. Các Ngài thảy đã thành thục các Ba la mật thiện xảo, thân cận và cúng dườngtất cả Như Lai đang thị hiện thần biến trong mọi sát na, có thể hiện thân đầykhắp cả hư không vô biên, bằng thân ánh sáng, các Ngài làm nảy sinh tất cảchúng hội đạo tràng của chư Như Lai, thị hiện tất cả các thế giới trong một vitrần, một và tất cả với những thiên hình vạn trạng của chúng; và trong những thếgiới sai biệt này, họ chọn thời cơ thích hợp nhất để giáo hóa và thành tựu hếtthảy chúng sinh; bằng âm thanh tròn đầy, vi diệu, phát ra từ mỗi lổ chân lông,vang dội khắp cả vũ trụ, các Ngài tuyên thuyết giáo pháp của hết thảy chư Phật".[1]

Bồtát vừa độ sinh, vừa tuyên dương giáo pháp của Phật, vừa thành lập các đạotràng cho chúng tu học. Bồ tát vận dụng trí tuệ siêu việt của mình để độ sinh -Đại Trí Văn Thù. Bồ tát tận dụng công hạnh một cách thiện xảo của mình để xây dựngsự sống lợi lạc quần sanh - Đại Hạnh Phổ Hiền. Bồ tát lắng tai nghe tiếng kêuthan đầy sự thương đau của kiếp người trầm luân khổ hải để hiện thân ban vui cứukhổ, thoát cảnh tai nàn - Đại Bi Quán Thế Âm. Bồ tát bằng khí tiết kim cương, bằngnăng lực vô ngại, phương tiện năng lực này mà hàng phục hết thảy mọi chướngduyên nghịch cảnh để tiếp độ chúng sinh an lành nơi bến giác - Đại Lực Đại ThếChí. Ấy là thật thể của Bồ Tát. Thật tâm của Bồ tát. Thật hạnh của Bồ tát. Thật nguyện của Bồ tát.Thật tu của Bồ tát. Thật chứng của Bồ tát. Tất cả các hành tướng "Thật"của Bồ tát, đều xuất phát từ Đại bi tâm, Bồ đề tâm, hay Giác ngộ tâm, mà Bồ tátthường hằng, vĩnh viễn sống và hành hoạt trong lòng bồ đề tâm ấy.

"Nhưchất kim cương chỉ sản xuất từ mỏ kim cương hoặc mỏ vàng. Cũng vậy, Bồ đề tâmnhư kim cương chỉ sản xuất từ mỏ công đức của kim cương đại bi, nơi Bồ tát hiệnthân để cứu vớt thế gian; hay từ mỏ vàng siêu việt trí là cảnh giới thù thắng củaNhư Lai.

"Nhưcó loại cây vô căn, không ai tìm thấy gốc rễ của nó nhưng tất cả cành, lá, cây,trái và hoa đều thấy sinh sôi rậm rạp. Cũng vậy, không có ai có thể thấy gốc rễcủa Bồ đề tâm ở đâu, nhưng hoa công đức, trí tuệ và thần thông đều sầm uất vàtâm đại bi của Bồ tát rợp bóng tất cả thế gian, như một màng lưới.

"Kimcương không cất giữ trong bình sứt mẻ, bất toàn, mà được cất giữ trong chiếcbình trong sáng, kiên cố hoàn toàn. Cũng vậy, kim cương Bồ đề tâm không cất giữtrong bình của các loài ít tín tâm, kém giới hạnh, méo mó, trì trệ, tối tăm, rạnvỡ. Cũng không cất giữ trong chiếc bình dành cho tâm thối đọa và dao động vìthiếu tri kiến, mà chỉ được cất giữ trong chiếc bình được dùng để phát khởi tâmBồ tát.

"Nhưkim cương xuyên thủng mọi thứ cẩm thạch, Bồ đề tâm cũng xuyên thủng kho tàngchánh pháp.

"Nhưkim cương có thể đập vỡ mọi núi đá, kim cương bồ đề tâm cũng đập vỡ mọi núi đátà kiến.

"Kimcương dù bị vỡ vẫn thù thắng hơn tất cả các thứ đá quí và quí hơn các thứ trangsức bằng vàng khác. Cũng vậy, Bồ đề tâm dù khiếm khuyết và bất toàn vẫn thù thắnghơn các thứ trang sức bằng vàng của công đức nơi các hàng Thanh Văn và DuyênGiác.

"Kimcương dù rạn vỡ vẫn có thể trừ tuyệt tất cả sự bần cùng. Cũng vậy, Kim cương Bồđề tâm có thể trừ tuyệt mọi bần cùng do sinh tử.

"Mộtmẫu kim cương dù nhỏ cũng đủ sức đập vỡ mọi thứ đá quí hay tiện. Cũng vậy, mộtmẫu kim cương Bồ đề tâm dù nhỏ và không đáng giá vẫn đủ sức diệt trừ vôminh." [2]

4.Vô trụ bất thủ - Hành các thiện pháp.

Hươnghoa vẫn còn thật nhiều quanh nơi thảo tòa của Đức Thế Tôn thuyết pháp trưa nay.Các hàng chư Thiên, con người và vô số chúng hội khác đã quy tụ nơi đây để thừatự giáo pháp từ nơi kim khẩu của Đức Phật. Hành trì những lời từ mẫn. Tiếp thọnhững ý đại bi và tuân thủ luật nghi tế hạnh. Đức Phật đã giảng dạy thật kỷ lưỡngcho hàng đệ tử, cho chúng ta hãy biết làm gì và phải làm gì, làm như thế nào mớiđúng như pháp và làm như thế nào gọi là phi pháp.

Trêntừng chặn đường của sự tu tập, từ thấp đến cao, từ hữu đến vô, từ chấp thủ đếnkhông chấp thủ, trong mọi động tác, ý nghĩ, Đức Phật đều hướng dẫn hành giả điđúng trên đạo lộ tu trì. Đức Phật dạy phải hành các thiện pháp như việc bố thímà không chấp thủ. Bố thí bất trụ tướng. Bố thí không bị dính mắc vào sự vật.Không trụ tướng, không dính mắc như mây trời, bềnh bồng giữa hư không. An nhiêntự tại. Như gió ngàn thổi qua bầu trời, không lưu lại vết tích. Bố thí mà khôngthấy mình là người cho. Không thấy có tài vật để cho. Không thấy có người tiếpnhận tài vật cho. Thật sự như giả danh, ba phạm trù này có thấy bằng cái nhìnthế gian, sai biệt rằng có, nhưng khi bố thí chúng ta ly khai, xa lìa các tướngngã, tướng nhơn, tướng chúng sinh, tướng thọ giả ấy. Khi chúng ta không bị dínhmắc vào các tướng trạng ấy thì tâm chúng ta hồn nhiên như ánh nắng ban mai, chỉcó một sắc dịu thù thắng là làm tươi mát chồi non, lá xanh, trái ngọt, mà ánh nắngban mai không phân biệt đây là ruộng đồng lúa, ngô, khoai, sắn thì chiếu soi đểtạo nên sức sống, còn kia là cỏ, gai, sỏi, đá thì tắt lịm âm u, mà không tô bồinuôi dưỡng. Tâm bố thí cũng vậy, vô phân biệt. Vô trụ bất thủ, thì kết quả sẽto lớn, vì không có sự ràng rịt, dính mắc. Không còn nằm trong phạm trù hữu lậu.Không còn rơi rớt lại. Không còn bị lỗ thủng. Không còn có sanh y.

Bốthí mà tâm không cầu, như chim bay qua hư không, không lưu lại vết tích. Bố thímà ý không nhiều ước vọng như hạt bỏ ao hoang không tham luyến, nhớ tiếc, nhữngcánh đồng đã đi qua, những ao hồ đã ăn cua tôm cá. Tâm rỗng. Tâm Không. Tâm vắnglặng. Tâm trong cõi lặng. Tâm định.

Ấylà những lời Đức Phật dạy cho chư vị Bồ tát, bố thí chẳng trụ tướng. Bố thí chẳngtrụ tướng thì phước đức nhiều không thể gì đo lường. Điều này được ví dụ như hưkhông ở phương Đông. Hư không ở phương Nam, phương Tây, Phương Bắc. Tất cả cácphương hướng ấy, chúng ta có thể suy tư, nghĩ bàn được không về sự to lớn củacác phương hướng ấy. Chắc hẳn chúng ta không thể nghĩ lường được. Vì các phươnghướng ấy là hư không, không có ngằn mé, không có giới vức, không có hạn cuộc,không có mốc điểm. Cái gì không có ranh giới, giới hạn thì cái ấy vô cùng,không đem tâm lượng để hiểu biết, thể đạt.

Saukhi Đức Thế Tôn giảng dạy bài pháp thường nhật. Bài pháp hằng ngày, nhưng quá ưcao siêu, siêu thoát. Vượt thoát giới hạn tâm lượng bình thường. Trong cái thườngngày lại chẳng thường ngày. Trong cái đơn giản lại rất siêu tuyệt. Trong cáiđơn sơ như chẳng quan tâm để ý lại quá ư kỳ cùng, ly ngôn, tuyệt tướng. Đức ThếTôn đi bách bộ, thiền hành quanh khu hương thất, như là thông lệ của Chư Phật,Đức Phật nghĩ tưởng đến các hàng chư Thiên, có ai có nhơn duyên để hóa độ. ĐứcPhật quán tâm đến Long vương, các loài rồng, các loài thủy tộc ở long cung, biểncả. Đức Phật xem xét đến loài người, từ vua quan cho đến lê dân, ai có nhơnduyên trong Phật pháp, trồng hạt giống lành từ nhiều đời kiếp hay chỉ mới hômnay, để Đức Phật phương tiện hóa độ. Ấy là đại bi tâm, là lòng từ mẫn, là sựthương tưởng đến muôn loài của Đức Phật.

ĐứcPhật ngồi trên phiến đá dưới gốc cây tất bát la, dung nhan thật kỳ diệu, một nỗian bình tuyệt đối, hiện trên khuôn mặt trăng rằm, trên đôi khóe mắt sen xanh,trên vầng tráng cao siêu thoát, trên tự thân của người Giác ngộ.

ĐứcThế Tôn ngồi, tâm thường đại định, tâm luôn an lạc, thư thái, trong như pha lê.Ngài thấy rõ tự mỗi thân tâm của chúng sinh nghĩ gì, làm gì, tác phước, thọnghiệp, quả báo, luân hồi, sinh tử, qua lại trong sáu nẻo trần gian. Từ sáu nẻonhân gian đó, Đức Phật cũng thấy các đại Bồ tát hòa mình chung sống, chia sẻ,thay thế những điều gì chúng sinh cần thay thế, chia sẻ. Bồ tát xả thân để làmlợi ích cho chúng sinh. Bồ tát hy sinh sự sống của mình để nuôi dưỡng sự sốngcho kẻ khác. Bồ tát cưu mang hành trạng vào đời độ sinh.

Bồtát đi đôi chân trần, nhưng tâm rắng chắc. Chắc như kim cương. Trong như ngọcbích. Bồ tát có dòng sửa ngọt, có lời nói êm, có đôi tay ấm, có tình thương baola. Bồ tát có tất cả phương tiện để sống với chúng sinh. Bồ tát có phương tiệnsống ở mọi nơi, nhưng Bồ tát tự tại. Vì tâm không sầu muộn, nên Bồ tát ban vui.Vì tâm không đau khổ, nên Bồ tát cho đời tịnh lạc nhiều hạnh phúc. Đó là con đườngcủa Bồ tát đi, là hạnh nguyện của Bồ tát làm mà từ nhiều đời kiếp qua Bồ tát cứmãi mãi là Bồ tát.

Mặtđất bình yên nuôi lớn vạn vật. Mặt đất có phương tiện là mưa. Mặt đất có phươngtiện là ánh nắng mặt trời. Mặt đất có phương tiện là ánh trăng sao, là gióngàn, sương lạnh. Mặt đất là mẹ. Mặt đất là cha, là cội nguồn của sự sống. Mặtđất nuôi lớn tất cả. Dù đó là núi non, sông ngòi hay bể cả. Bồ tát nuôi lớn hếtthảy chúng sinh, dù chúng sinh có hạnh lành hay điều ác. Bồ tát không bao giờ bỏchúng sinh. Bồ tát độ sinh như độ mình bằng chí nguyện cầu đạo.

"HoaNghiêm thám huyền ký phân tích có bốn loại nguyện của Bồ tát:

1.Thệ nguyện, ước hẹn thời gian trước khi hành động.

2.Hành nguyện, gồm hai trường hợp: (a) Cùng phát khởi một lần với hành động. (b)Đối sự mà phát nguyện với chủ đích giữ vững tâm chí không để gián đoạn và tánloạn.

3. Nguyệnsau hành tức bằng hành động mà hướng ước nguyện của mình đến bồ đề đạo.

4. Tựthể vô ngại nguyện, tức đại nguyện cứu cánh đồng với biển pháp tánh, thong dongmà thành tựu tất cả sự nghiệp.

Bốnloại nguyện này trải suốt con đường hành đạo từ khi mới phát tâm cho đến khi đạtđịa vị không thối chuyển.

Nhómnguyện thứ nhất, như trường hợp Thiện Tài đồng tử sau khi được Văn Thù giảng dạy,phát tâm hướng thượng mong cầu học hỏi, đầy đủ Phật pháp và giác ngộ rốt ráo.

Nhómhạnh nguyện thứ hai, là những lời nguyện trong lúc hành động như được nói trongphẩm "Tịnh Hạnh" của Kinh Hoa Nghiêm. Theo đó, mỗi hành vi của mình đềumang ước nguyện tưởng đến sự an lạc của chúng sinh. Thí dụ khi trãi giường chiếuthì nguyện như vầy: "Khi trãi giường chiếu, nguyện cho chúng sinh, trải bằngthiện pháp, thấy chân thật tướng". Hoặc khi cất bước ra đường thì nguyện rằng:"Cất bước ra đường, nguyện cho chúng sinh, bước lên lối Phật, vào vô y xứ".Hoặc khi ngủ nghỉ thì nguyện rằng: "Vào lúc ngủ nghỉ, nguyện cho chúngsinh, thân được an ổn, tâm không loạn động". Những lời nguyện như vậy, cómục đính làm cho tâm niệm của mình không hề rời bỏ chúng sinh trong mọi hành vicử chỉ của mình, và do đó không hề xao lãng chí nguyện đại thừa của mình.[3]

Trêncon đường thể đạt Phật tánh, Đức Thế Tôn dạy chúng ta hành các thiện pháp, khilàm các thiện pháp mà tâm chúng ta không chấp thủ.



[1]Thiền Luận, tập III. Lý tưởng Bồ tát và Phật. Trang 123. Bản dịch của Tuệ Sỹ.

[2]Thiền Luận. Tập III. Trang 300 - 301. Bản dịch của Tuệ Sỹ.

[3]Thắng Man giảng luận. Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang. Ban Tu Thư.Trang 66 - 67. Tuệ Sỹ. 2001.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16004)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3694)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6064)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6259)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 3970)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8305)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5584)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15575)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10804)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7895)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]