Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Aputtaka-Sutta: Sự Giàu có của một người Keo kiệt

25/11/201102:46(Xem: 6897)
Aputtaka-Sutta: Sự Giàu có của một người Keo kiệt
APUTTAKA-SUTTA
Sự Giàu có của một người Keo kiệt
Hoang Phong

Cómột lần khi Đấng Thế Tôn ngụ tại thành Xá-vệ (Sâvatthi) thì vào một buổi chiều,đức vua Pasenadi của xứ Kiêu-tát-la (Kosala) thân hành đến viếng thăm Ngài. VuaPasedani tiến đến gần Đấng Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi sang một bên. Đấng Thế Tôncất lời hỏi vua Pasedani như sau:

-Này đại vương, ngài mới đến đấy à. Thế lúctrưa này ngài ở đâu?

VuaPasenadi đáp lại như sau:

- BạchThế Tôn, tại thành Xá-vệ này có một ngườithật giàu có vừa qua đời. Hắn chết mà lại không có con [thừa kế]. Sau khi đem hếtcủa cải của hắn xung vào ngân khố hoàng gia thì tôi đến đây: [của cải của hắn]gồm tám triệu đồng tiền vàng, và số tiền bằng bạc thì nào có đếm xiết được. Thếnhưng, Bạch Thế Tôn, lúc còn sống thì hằng ngày bữa ăn của người giàu có ấy chỉgồm có một cái bánh làm bằng đậu khô để ăn kèm với cháo. Quần áo thì vỏn vẹn chỉcó một tấm vải dệt bằng chỉ gai đủ quấn được hơn nửa thân người. Phương tiện dichuyển của hắn là một chiếc xe bò cũ kỹ, nóc lợp bằng rơm.

Đức Phật bèn bảo rằng:

- Đúng đấy, này đại vương, cũng có thể xảy ra như thế được. Một người keokiệt vơ vét được một gia tài kếch xù, không dám tiêu xài để mang lại niềm hânhoan và thích thú cho riêng mình. Hắn không dám tiêu xài để mang lại niềm hânhoan và thích thú cho cha mẹ. Hắn không dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan vàthích thú cho gia đình. Hắn không dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan vàthích thú cho tôi tớ trong nhà, cho thợ thuyền và những người hầu cận. Hắnkhông dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho bạn hữu và nhữngngười cộng sự. Hắn không dành riêng một phần của cải để cúng dường người tuhành và các vị tu sĩ để mang lại công đức hầu đạt được niềm hạnh phúc thánh thiệnvà hướng mình [tái sinh] vào cõi thiên nhân.

"Củacải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽbị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn, bị cuốntrôi vì lũ lụt, hoặc rơi vào tay những người thừa kế chẳng biết yêu quý mình.Này đại vương, nếu không biết sử dụng của cải một cách thích đáng để mang lại hạnhphúc thì rồi cũng sẽ bị mất đi như thế.

"Nàyđại vương, đấy cũng chẳng khác gì một cái hồ đầy nước mát, tinh khiết, ngọt lànhvà trong vắt, thế nhưng lại ở vào một chốn hoang vu, không có ai đến được để uống,hoặc tắm mát, hoặc dùng vào việc này hay việc nọ. Này đại vương, nếu nước khôngđược sử dụng để mang lại hạnh phúc thì cũng sẽ bị thất thoát đi một cách vô ích.

Cũngthế, này đại vương, một người keo kiệt có một gia tài kếch xù không hề biếttiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho mình. Hắn không biết tiêuxài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho cha mẹ [...]. Như thế, này đạivương, nếu một gia tài kếch xù không được sử dụng thích đáng để mang lại hạnhphúc thì rồi cũng sẽ bị mất đi như thế.

"Thếnhưng, này đại vương, nếu đấy là một người có lòng rộng lượng, tích lũy được mộtgia tài kếch xù, biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thúcho mình. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho chamẹ. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho vợ con.Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho tôi tớtrong nhà, cho thợ thuyền và những người hầu cận. Hắn biết đem ra tiêu xài đểmang lại niềm hân hoan và thích thú cho bạn bè và những người cộng sự. Hắn biếtđể riêng ra một ít của cải để cúng dường người tu hành và các tu sĩ để mang lạicông đức hầu đạt được niềm hạnh phúc thánh thiện và hướng mình [tái sinh] vào cõithiên nhân.

Nàyđại vương, đấy là cách biết sử dụng gia tài kếch xù của mình một cách thích đáng,không bị vua chúa tịch thu, không bị trộm cắp vơ vét, không bị thiêu hủy vì hỏahoạn, không bị cuốn trôi vì lũ lụt, không rơi vào tay những kẻ thừa kế không biếtyêu thương mình.

"Nàyđại vương, đấy là cách sử dụng của cải một cách thích đáng, không để bị mất đi màbiết đem ra tiêu xài để mang lại hạnh phúc. Này đại vương, đấy cũng giống như mộtcái hồ đầy nước mát, tinh khiết, ngọt lành và trong vắt, ở vào một nơi thuận tiện,cạnh một ngôi làng hay một thị trấn giúp cho mọi người có thể đến uống, tắmmát, hoặc để dùng vào việc này hay việc nọ. Này đại vương, nếu nước được sử dụngthích đáng thì chẳng những sẽ không thất thoát đi mà lại còn mang lại hạnhphúc.

"Cũngthế, này đại vương, một người có tấm lòng rộng lượng, thu góp được một gia tàikếch xù và biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú chomình. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho cha mẹ.Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho giađình.[...]. Này đại vương, sử dụng gia tài kếch xù một cách thích đáng không phảilà một sự phí phạm, mà đấy là cách tiêu xài để mang lại hạnh phúc.

Consuối mát nơi chốn hoang vu,
Nàocó ai đến được để uống?
Nướctràn đi, phí phạm và vô ích.
Nàocó khác gì của cải của một người keo kiệt,
Khôngbiết tiêu xài cho mình, cũng chẳng biết hiến dâng.
Ngườicó tấm lòng rộng lượng,
Thugóp được của cải và ý thức được bổn phận mình,
Sẽtiêu dùng để nuôi dưỡng mẹ cha và giúp đỡ bạn bè.
Thanhcao, tấm lòng luôn rộng mở,
Khichết hắn sẽ tìm thấy phúc hạnh nơi cõi thiên nhân.
(Samyutta Nikaya,I, ed. PTS, 1884-1898, 91-92)

Vài lời ghi chú

Aputtaka, tên của bản kinh có nghĩa là "Người không có con"(để thừa kế), không phải là tên củamột nhân vật nào cả. Theo Pya Tan (SamyuttayaNikaya, translated and annotated by Pya Tan, 2006) thì chữ này có ý ám chỉ mộtngười không đáng để cho chúng ta ghi nhớ, tức mang ít nhiều tính cách miệt thị.Thật ra thì có ít nhất hai bản kinh mang tên là Aputtaka-Sutta, cả hai đều cóphần bố cục khá giống nhau, chỉ có phần nội dung nhằm mô tả người keo kiệt thì mớicó sự khác biệt (Smyuttaya NikayaSN,III, 19 và SN, III, 20). Bài kinh chuyển ngữ dưới đây là bài kinhAputtaka-Sutta -1.

Giới luật Phật Giáo cấmngười xuất gia không được giữ bất cứ một thứ gì gọi là của riêng. Thế nhưng đốivới người thế tục thì Phật giáo không cấm đoán họ làm giàu, nếu làm giàu bằng "những phương tiện sinh sống đúng"(Bát Chánh Đạo), và luôn nhắc nhở họ: "Phải tiêu xài và giúp đỡ người khác".Thật thế có rất nhiều kinh sách đề cập đến vấn đề này, chẳng hạn như khuyên phảitiêu xài các nguồn lợi nhuận mà mình thu góp được để mang lại hạnh phúc, để nuôinấng mẹ cha, giúp đỡ bạn bè, cấp dưỡng cho người tu hành (Anguttara Nikaya, III, 259); phải kiếm tiền một cách lương thiện, tứckhông gây ra thiệt hại cho các chúng sinh khác (lường gạt, hay chăn nuôi súc vậtđể giết thịt) và môi trường thiên nhiên (chặt cây, phá rừng...), và nhất là phảichia sẻ sự giàu có với những người chung quanh, và phải luôn tự cảnh giác khôngđược để vướng vào các thứ cảm tính kiêu căng (AnguttaraNikaya, I,181), v.v...

Nói chung đối với ngườithế tục Phật giáo không cấm cản việc tìm kiếm những thứ thích thú "giác cảm",dù đấy chỉ là những thứ hạnh phúc hời hợt và tạm bợ, bởi vì Phật Giáo ý thức đượclà không thể nào giúp tất cả mọi người trong chốc lát có thể quán thấy được nguồngốc sâu xa của khổ đau phát sinh từ những thứ hạnh phúc ấy. Dầu sao thì nhữngniềm hạnh phúc tạm bợ đó ít ra cũng tránh cho họ được phần nào những thứ khổ đauthật thô thiển, chẳng hạn như hận thù, hung dữ, ích kỷ, tham lam, keo kiệt, bủnxỉn... Vì thế trong bài kinh trên đây Đức Phật cũng đã khuyên những người có củacải nên đem ra tiêu xài để mang lại "niềmhân hoan và thích thúcho chính mình,cho cha mẹ và những người chung quanh".

Cách nay đã hơn hai ngànnăm trăm năm thế mà Đức Phật đã nêu lên tệ nạn nghèo đói và xem đấy là một sự bấtcông trầm trọng của xã hội:

"Khi sự giàu có không được chia sẻ cho người nghèo, thì tình trạngnghèo đói lại càng gia tăng. Khi tình trạng nghèo đói gia tăng, thì trộm cắpcũng gia tăng. Khi trộm cắp gia tăng, thì con số khí giới (để tự vệ và trừkhử bọn cướp giật) cũng sẽ gia tăng. Khi khí giới gia tăng thì việc sát nhân cũnggia tăng"(Anguttara Nikaya,III, 68).

Ngày nay dân số trên địacầu đã tăng lên bảy tỉ người, tình trạng nghèo đói trở nên trầm trọng hơn baogiờ hết. Ủy Ban Nhân Quyền của cơ quan Liên Hiệp Quốc cho biết là cứ mỗi nămgiây thì lại có một đứa bé chết vì đói. Con số khí giới trên hành tinh này cũngtheo đó mà gia tăng, có khi còn nhiều hơn cả sự cần thiết, để thích nghi với sựnghèo đói đang gia tăng ấy, hầu để bảo vệ miếng ăn cho một số người, trong sốđó biết đâu cũng có cả chúng ta.

Phật giáo luôn luônkhuyến khích các hành động từ thiện cùng việc bố thí (dâna) và xem đấy là nhữngđiều xứng đáng tạo ra nghiệp lành cho kiếp sống hiện tại và cho cả các kiếp sốngtương lai. Không nên "ăn một mình" và "làm ngơ" trước cái đóicủa kẻ khác. Những gì mình được hưởng hôm nay là nhờ vào những gì xứng đáng màmình đã tạo được trong các kiếp trước, thế nhưng nếu chỉ biết sống một cách bầntiện, keo kiệt thì tránh sao khỏi sẽ tái sinh trong một hoàn cảnh đói nghèo. Đấylà những gì sơ đẳng nhất trong giáo lý nhà Phật.

Thế nhưng oái oăm thay,nào có mấy người trong chúng ta lại tự nhận là mình giàu có đâu. Gặp nhau thìthan thở là chứng khoán dạo này tuột nhanh quá, thật là dại vì tiền dư bao nhiềulà dồn cả vào đấy cho mất toi, trong khi đó thì tiền mua nhà trả góp cho ngân hàngcòn hơn chục năm nữa mới hết, tệ hơn nữa là hôm qua đã dốc túi mua mấy chục tấmvé số mà chẳng trúng được đồng nào. Tết nhất đến nơi, còn phải quà cáp biếu xéncho thầy cô của bọn trẻ. Vật giá thì gia tăng, thế nhưng lại phải ăn Tết cho ravẻ với người ta chứ..., toàn là nợ nần và các chuyện phải tiêu xài. Thương thaycho sự túng quẫn của họ.

Thật vậy có mấy ai nhìnthấy cái "giàu có" của mình đâu? Củacải thật ra chỉ là những con số vô nghĩa, sự giàu có đích thật là ở trong đáytim mình. Tết nhất đến nơi, khi ra đường ta trông thấy một đứa bé lang thang, ráchrưới, đen đúa và bẩn thỉu đang đứng nhìn những chiếc quần áo mới treo lủng lẳngtrong các cửa hàng, đôi khi cũng khiến cho ta phải bật khóc. Những giọt nước mắtấy mới đúng thật là sự giàu có, tuy yên lặng thế nhưng rạt rào như đại dương mênhmông.

Ngoài ra còn có một sựgiàu có khác nữa mà tất cả mọi người đều ngang hàng nhau, không thể vin vào đấyđể ganh tị hay so đo với nhau được. Đấy là tất cả mọi người trong chúng ta đềucó hai mươi bốn giờ trong một ngày. Chúng ta sử dụng chúng như thế nào? Phải chăngđể xem phim Hàn quốc bất tận, xem cô này "yêu" cậu kia, cậu kia"thương" cô khác, ghen tuông, khóc lóc, đủ mọi chuyện éo le, gay cấn?Hay là chúng ta thích sang nhà hàng xóm tán gẫu hay đánh bài, hoặc rủ nhau đi quánnhậu, đi uống "cà-phê vườn", "cà-phê đèn mờ" để nghe nhạc"trữ tình" bất tận? Đấy là một sự phung phí lớn lao nhất của kiếp conngười, tương tự như chúng ta có một cái "hồnước mát và tinh khiết",thế nhưng không biết lấy nước ấy để tắm và cũngkhông có ai đến được để uống một ngụm nào, cứ để cho nước tràn đi và thất thoát.

Nếu biết sử dụng nhữnggiây phút quý báu của kiếp người để học hỏi, tự trau dồi hầu giúp mình trở nên nhữngcon người xứng đáng hơn và cao cả hơn, thì những giây phút ấy sẽ trở thành mộtgia tài kếch xù, một nguồn tài nguyên bất tận và vô giá. Đấy cũng là một cách "mang ra tiêu xài của cải của mình mộtcách thích đáng". Nếu quay nhìn lại quãng đời đã trải qua thì mỗi ngườitrong chúng ta cũng nên tự hỏi xem mình đã phí phạm bao nhiêu giây phút quý báuấy của kiếp người.

Tuy nhiên cũng có thể cóngười phản kháng lại và cho rằng việc học hỏi và tu tập vượt quá khả năng của họ.Thật vậy những gì mình muốn thu đạt được từ bên ngoài thì có thể đòi hỏi nhiếucố gắng và kiên trì, thế nhưng những gì phát xuất từ đáy tim mình thì cũng khôngđến đỗi khó khăn gì cho lắm. Chẳng hạn, nếu trông thấy cha mình ngồi trong yênlặng, bâng khuâng nhìn ra đường, thì rót một tách nước trà để mời cha rồi ngồixuống với cha vài phút, nếu trông thấy những nét u uẩn hiện lên trong đôi mắt củamẹ thì cố tìm một vài lời ngọt ngào để gợi chuyện với mẹ, nếu không thì cũng cóthể chạy sang nhà hàng xóm chơi đùa với mấy đứa trẻ con để cho mẹ chúng có thìgiờ dọn dẹp nhà cửa hoặc bắc nồi cơm lên bếp. Những việc nhỏ nhoi như thế nào cókhó khăn gì đâu, dần dần rồi ta sẽ có thể thực hiện được những việc khó khăn hơn,ít ra thì những giây phút đó cũng ích lợi hơn là ngồi xem "Cô gái ĐồLong" tung chưởng hết hiệp này sang hiệp khác, đến khi đứng lên thì uể oải,tâm trí trở nên đờ đẫn và ù lì.

Tóm lại hãy hiến dângnhững gì mình có trong hai tay, trong đáy tim mình và cả những giây phút của kiếpngười này. Chúng ta luôn luôn giàu có hơn là chúng ta tưởng vì thế đôi khi cũngnên nhìn lại xem mình có keo kiệt lắm hay không. Thiển nghĩ bài kinh trên đây dạycho chúng ta hiểu rằng những gì chúng ta ôm lấy khư khư chẳng những không ích lợigì mà chúng sẽ mất đi vào một lúc nào đó.

Để thay cho phần kết luậncũng xin trích thêm một bài kinh khác thật ngắn mang tên là Aditta-Sutta,tìm thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya, I, 41). Aditta có nghĩa là bốc cháy, do đó có thểtạm dịch bài kinh này là bài Kinh về HỏaHoạn. Khi một căn nhà bốc cháy thì những gì cất dấu trong đó sẽ hóa thànhtro bụi, chỉ có những gì đã mang cho người khác thì mới còn lại mà thôi.

Thế nhưng đâu phải chỉcó một gian nhà bốc cháy mà cả thế gian này đang bốc cháy. Già nua đang bốc cháy,cái chết đang bốc cháy. Theo định nghĩa của Phật Giáo thì quá trình của sự giànua bắt đầu từ khoảnh khắc tiếp nối ngay sau khi thụ thai, và cái quá trình đóvận hành không ngưng nghỉ cho đến lúc cái chết xảy ra. Vì thế tất cả chúng sinhtrong thế giới này, không có một ngoại lệ nào cả, đều đang bị ngọn lửa của vôthường thiêu đốt. Một người tu tập khi đã ý thức được ngọn lửa mênh mông đóđang thiêu đốt thân xác mình và cả thế gian này, thì sẽ không còn nghĩ tới việcso kè từng xu mà chỉ biết nhìn lại xem trong hai tay mình còn lại những gì đểhiến dâng cho kẻ khác.

Bối cảnh của bài kinh nàythật thi vị và thiêng liêng. Đức Phật đang ngồi thiền yên lặng giữa đêm khuya nơingôi vườn Kỳ Viên thì có một nữ thiên nhân (devata) hiện ra, ánh hào quang soisáng cả khu vườn. Vị nữ thiên nhân tiến đến gần Đấng Thế Tôn và đảnh lễ, rồi ngồisang một bên. Đấng Thế Tôn cảm ứng cho vị nữ thiên nhân hát lên bài hát của mộttrận hỏa hoạn để hàng ngàn đệ tử của Ngài và các người thế tục đang mơ màngtrong khu vườn có thể lắng nghe giữa đêm thâu thanh vắng. Sau đây là phần chuyểnngữ toàn bộ của bài kinh trên đây dựa theo bản dịch từ tiếng Pa-li sang tiếngAnh của Thanissaro Bhikkhu (The Access toInsight, June, 2010):

"Tôi từng được nghe như thếnày: Có một lần Đấng Thế Tôn đang ngụ tại tu viện của ngài Cấp Cô Độc(Anathapindika) trong khu vườn Kỳ Viên, gần thành Xá-Vệ (Savatthi). Vào lúc nửađêm, hiện ra một nữ thiên nhân tỏa ánh hào quang chiếu sáng cả khu vườn. Vị nữthiên nhân tiến đến gần Đấng Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi sang một bên. Sau khingồi sang một bên thì cất tiếng để hát lên bài hát sau đây:

"Khi căn nhà bốc cháy,
Những gì còn sót lại,
Là những vật đã cho.
Kìa của cải giữ lại,
Đang hóa thành bụi tro.
Cả thế gian bốc cháy!
Tuổi già thanh củi mục,
Cái chết ngọn lửa hồng.
Bảo toàn nhanh của cải:
Hiến dâng bằng hai tay.
Vật cho là quả ngọt,
Giữ lại, mối lo buồn:
Nào vua quan dòm ngó,
Nào kẻ trộm rình mò,
Hỏa hoạn, một đống tro.
Kìa thân xác bỏ lại,
Nằm kia cùng của cải.
Hỡi những ai giác ngộ!
Nắm lấy hạnh phúc này,
Bằng hai tay để ngửa.
Hân hoan đôi bàn tay,
Dù chỉ là ít ỏi,
Một chút này hiến dâng.
Con đường nào rộng mở,
Cõi thiên nhân đón chờ".
(Tương Ưng Bộ Kinh, Samyutta Nikaya, I,41)

Dịch thơ rất khó để tôn trọngtừng chữ một, do đó xin chép lại dưới đây bản dịch bằng tiếng Anh củaThanissaro Bhikkhu nhằm giúp các độc giả nào muốn tìm hiểu thêm:

When a houseis on fire
the vessel salvaged
is the one that will be of use,
not the one left there to burn.

So when theworld is on fire
with aging and death,
one should salvage [one's wealth] by giving:
what's given is well salvaged.

What's givenbears fruit as pleasure.
What isn't given does not:
thieves take it away, or kings;
it gets burnt by fire or lost.

Then in theend
one leaves the body
together with one's possessions.
Knowing this, the intelligent man
enjoys possessions and gives.

Havingenjoyed and given
in line with his means,
uncensured he goes
to the heavenly state.


Bures-Sur-Yvette, 21.11.11

Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2020(Xem: 7236)
Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.
28/08/2020(Xem: 7379)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Dươc Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính Bái Bạch Thượng Tọa Thích Tâm Phương, Tổng Vụ Trưởng TV Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức, Thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đinh Phật Tủ Việt Nam tại Úc Đại Lợi, chúng con cung kính cung thỉnh Thầy hoan hỷ quang lâm chứng minh buổi: Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Nạn Nhân Covid-19 & Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu Qua trực tuyến: https://youtu.be/__xo5VCsy34 Vào tối Thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2020 lúc 23:00g Melbourne.
28/08/2020(Xem: 15418)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 12783)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
27/08/2020(Xem: 7181)
Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi ngài dùng những ví dụ, những ngụ ngôn. Có khi ngài dùng những định nghĩa. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẽ.
27/08/2020(Xem: 4721)
Tiến sĩ Phật tử Pierce Salguero là một tác giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, người hâm mộ và nhà phê bình Phật giáo & Y học Châu Á. Ông là Tổng biên tập Y học Châu Á: Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Y học Cổ truyền Châu Á; là Phó Giáo sư Lịch sử Châu Á & Nghiên cứu Tôn giáo; Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Liên ngành.
26/08/2020(Xem: 7756)
Phần này bàn về cách dùng quan tiền và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ quốc ngữ và nước ngoài. Ngoài ra, một số nhận xét của người ngoại quốc khi dùng đồng tiền An Nam cũng cho thấy thực trạng của loại tiền này. Các phê bình này hầu như thiếu vắng trong tài liệu Hán, Nôm hay chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập hay khảo sát sâu xa.
25/08/2020(Xem: 10282)
Cư sĩ George Kinder được Quốc tế công nhận là Cha đẻ Phong trào Lập Kế hoạch Cuộc sống(*), ông được đào tạo tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và đã thực hiện một cuộc cách mạng về tư vấn tài chính trong hơn 30 năm, bằng cách đào tạo hơn 3.000 chuyên gia tại 30 quốc gia trong lĩnh vực tài chính lập Kế hoạch Cuộc sống (the field of financial Life Planning). Ông thành lập Viện Kế hoạch Cuộc sống Kinder (the Kinder Institute of Life Planning) vào năm 2003 sau 30 năm làm nhà Hoạch định tài chính và Cố vấn thuế.
25/08/2020(Xem: 6347)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường. Họ cứ như một tiểu thuyết gia tài tình, uốn nắn nhân vật trong truyện với ngòi bút tinh xảo đầy quyền uy của mình thành một nhân vật như ý muốn: "Muốn sống được sống, muốn chết được chết và đặc biệt đang từ một Nữ Hoàng Đế mộ Đạo Phật trở thành một người phụ nữ dâm đãng, tàn ác giết người không thương tiếc". Nhân vật tôi muốn viết dưới đây là vị Nữ Hoàng Đế của triều đại Đường bên Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, người đàn bà lừng danh kim cổ có một không hai trong lịch sử loài người.
25/08/2020(Xem: 6102)
(Ghi chú của người dịch: Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh. Bài này nêu ra hai phong cách: nhóm thứ nhất, những người dùng thiền chánh niệm cho các mục tiêu thế gian, và nhóm thứ nhì, những người có niềm tin Phật Giáo và dùng thiền chánh niệm cho lộ trình tu học giải thoát. Thiền chánh niệm hiện đang dùng cho nhiều mục tiêu trần gian, ở bệnh viện, trường học, quân đội… Thiền đưa tới nhiều lợi ích tới nổi nhiều tu sĩ các tôn giáo khác cũng Thiền tập và ứng dụng theo kiểu riêng của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]