Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chắp Tay Lạy Người (sách PDF)

27/08/201113:19(Xem: 19437)
Chắp Tay Lạy Người (sách PDF)
Buddha_3
CHẮP TAY LẠY NGƯỜI
Nguyên Minh
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh 2011




Chắp Tay Lạy Người, Nguyên Minh (Bản PDF) 765KB


Thay lời tựa

chaptaylaynguoi-bia2Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó.

Kinh điển gọi những lời dạy về nội dung này là giáo lý vô ngã. Trải qua hàng ngàn năm được truyền lại qua các thế hệ, những lời dạy về vô ngã đã trở thành cốt lõi của hầu như tất cả các tông phái khác nhau trong đạo Phật.

Trong cuộc sống thông thường, phần lớn những động lực thôi thúc chúng ta nỗ lực làm việc hay theo đuổi một mục tiêu nào đó đều xuất phát từ trung tâm điểm là nhận thức về sự tồn tại độc lập của bản thân ta. Chúng ta nỗ lực làm việc, gầy dựng sự nghiệp để bản thân ta không rơi vào cảnh nghèo hèn khốn khó, để gia đình của ta không thua kém gia đình của người khác, để con cái của ta được học hành đến nơi đến chốn... Ở mức độ cao xa hơn, ta tham gia hoạt động xã hội để thôn xóm của ta được phát triển, hoặc để công ty, tổ chức của ta ngày càng lớn mạnh, để đất nước của ta vươn lên thành một cường quốc không thua kém lân bang... Nếu không có một cái gì đó “của ta” trong mục tiêu phía trước, ta sẽ cảm thấy hầu như chẳng có gì để thôi thúc ta phải nỗ lực làm việc cả.

Trong một chừng mực nào đó, những động lực thúc đẩy như trên, hay cách suy nghĩ và hành động dựa vào những động lực đó, là cần thiết và không có gì sai trái. Nói một cách chính xác hơn, bản thân ta cũng như gia đình và xã hội, đất nước... hầu như luôn được phát triển trên căn bản những động lực thúc đẩy đó. Thử hình dung, nếu những động lực thúc đẩy đó nhất thời bị triệt tiêu, liệu chúng ta có thể nào tiếp tục làm việc một cách hăng say không mệt mỏi từ ngày này sang ngày khác được chăng?

Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi những cái “của ta” không phải bao giờ cũng tương hợp hoàn toàn với “của người khác”. Khi mỗi người đều có một “cái ta” cá biệt thì điều tất yếu xảy ra là phải có lúc những “cái ta” đó có những thôi thúc, đòi hỏi tương phản, mâu thuẫn nhau. Vì thế, bức tranh thực tế bao giờ cũng là một sự cân bằng và trộn lẫn giữa nhu cầu chung và mâu thuẫn riêng của những “cái ta” khác nhau. Nhiều “cái ta” trong một gia đình hợp thành một “cái ta” lớn hơn, vì có cùng những thôi thúc, đòi hỏi như nhau. Tương tự, nhiều “cái ta” trong một phe nhóm, tổ chức cũng hợp thành một “cái ta” của phe nhóm, tổ chức đó... Cho đến lớn lao hơn là “cái ta” của những đất nước khác nhau trên toàn cầu. Những mâu thuẫn riêng sẽ được gạt bỏ khi nhu cầu chung của cả nhóm là cần thiết và quan trọng hơn.

Nhưng nếu xem xét vấn đề một cách chi tiết, chúng ta sẽ thấy rằng mọi mâu thuẫn vẫn luôn còn đó, ngay cả trong một gia đình, tổ chức hay đất nước đang hòa hợp, bởi những cái ta đang “hợp tác” cùng nhau đó cũng không phải là hoàn toàn tương hợp. Vẫn luôn có những mâu thuẫn, những tương phản giữa những “cái ta” cá biệt. Chỉ có điều, khi mâu thuẫn đó còn chưa đủ lớn để vượt qua nhu cầu “hợp tác” để cùng phát triển thì nó sẽ chưa bộc lộ mà thôi.

Và sự mâu thuẫn, xung khắc giữa những “cái ta” cá biệt chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hầu hết mọi bất ổn trong đời sống cộng đồng, tập thể, cho dù tập thể đó là một gia đình hay một tổ chức... Khi mâu thuẫn lớn lên và vượt quá nhu cầu hợp tác giữa các thành viên trong một gia đình, một tổ chức... thì điều tất yếu là gia đình đó, tổ chức đó... sẽ tan vỡ, và tất nhiên là luôn kèm theo với những tư tưởng, lời nói và hành vi gây tổn thương cho nhau.

Như vậy, nếu như nhận thức của mỗi chúng ta về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu là đúng thật, nghĩa là luôn tồn tại một “cái ta” cá biệt trong mối tương quan với người khác, vật khác, thì tất cả những bất ổn trong đời sống của chúng ta sẽ là điều tất nhiên tồn tại và vô phương cứu vãn!

Trong thực tế, nhận thức về một “bản ngã có thật” không chỉ dẫn đến những mâu thuẫn trong phạm vi cá nhân, gia đình, tổ chức... mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những cuộc xung đột, chiến tranh đẫm máu giữa các quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù có thể được diễn dịch theo nhiều cách khác nhau, nhưng mục tiêu cốt lõi của tất cả những cuộc xung đột, chiến tranh đều chính là để bảo vệ và phát triển “cái ta” của những người tham chiến.

Nhưng liệu nhận thức về bản ngã đó có đúng thật hay chăng? Và nếu như nó là không đúng thật - như đức Phật đã từng chỉ ra từ cách đây hơn 25 thế kỷ - thì tại sao nó vẫn có khả năng tồn tại, đeo bám trong mỗi chúng ta để không ngừng gây ra vô số bất ổn cho đời sống?

Trả lời cho những câu hỏi này không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận buông bỏ mọi định kiến và nhận thức lại toàn bộ vấn đề một cách hoàn toàn khách quan, sáng suốt. Dù vậy, chúng ta thật may mắn là đã có sẵn một con đường để bước đi mà không cần phải tìm tòi, dò dẫm. Tuy nhiên, mỗi bước chân đi vẫn phải là của chính chúng ta, và việc tự mình nhận hiểu về tính đúng đắn của con đường đó là điều tất yếu trước khi khởi sự.

Điều đáng mừng ở đây là, một khi đã nhận hiểu đúng được vấn đề và khởi sự tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc nêu trên, chúng ta sẽ ngay lập tức tháo gỡ được dần dần những trói buộc, vướng mắc trong cuộc sống. Do đó, điều chắc chắn là cuộc sống ta sẽ trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn... Và quan trọng nhất là, ta có nhiều tự do hơn trong cuộc sống.

Con đường mà tôi muốn nói đến ở đây chính là giáo lý vô ngã trong đạo Phật. Những lời dạy về vô ngã của đức Phật trước hết được xuất phát từ kinh nghiệm chứng ngộ trực tiếp của bản thân ngài, nhưng đồng thời sự sắp xếp và trình bày những lời dạy ấy trong kinh điển về sau cũng đã hình thành một hệ thống lý luận chặt chẽ mà cho đến nay vẫn giữ nguyên hoàn toàn giá trị. Học hỏi và thực hành giáo lý vô ngã sẽ giúp ta tìm ra được câu trả lời xác đáng cho những thắc mắc đã nêu trên.

Thế nhưng, cần biết rằng việc tiếp nhận giáo lý vô ngã qua kinh điển và trực tiếp nhận hiểu vô ngã qua kinh nghiệm thực hành của tự thân là hai vấn đề có tương quan nhưng hoàn toàn khác biệt nhau. Nói cách khác, một người có khả năng giảng giải uyên bác và thông suốt về vô ngã chưa hẳn đã là người có kinh nghiệm thực chứng; ngược lại, một người đã đạt được kinh nghiệm sống vô ngã cũng chưa hẳn đã có khả năng giảng giải hay trình bày mạch lạc về chủ đề này với người khác. Tuy nhiên, mọi sự thực hành đều khởi đầu dựa trên lý thuyết, và một lý thuyết đúng đắn chắc chắn sẽ dẫn dắt người thực hành sớm đạt được những kết quả mong muốn.

Với những ai đi theo con đường sai lệch tầm chương trích cú nhưng không kết hợp với công phu hành trì thì lý thuyết sẽ trở thành sự chướng ngại và là một gánh nặng vô ích, nhưng nếu biết vận dụng thích hợp trong thực hành thì lý thuyết bao giờ cũng là yếu tố quan trọng thiết yếu cho một sự khởi đầu.

Việc tiếp nhận giáo lý vô ngã dù ở bất cứ tầng bậc nào cũng đều mang lại những lợi ích vô cùng lớn lao cho cuộc sống của mỗi chúng ta, miễn là không rơi vào sự diễn giải sai lầm dựa theo những phán đoán chủ quan. Thực hành vô ngã một cách đúng đắn thì ngay từ bước đầu tiên cũng có thể giúp chúng ta cởi bỏ được ít nhiều những sự trói buộc trong cuộc sống. Và sự kiên trì thực hiện chắc chắn sẽ tiếp tục mang đến những kết quả ngày càng lớn lao và mầu nhiệm hơn nữa.

Bản thân người viết tập sách này chỉ là kẻ đang tập tễnh bước đi trên con đường học Phật, nương theo tinh thần “Tự thắp đuốc lên mà đi” như đức Phật đã từng chỉ dạy. Tuy nhiên, với biết bao tình thương yêu sâu nặng mà người viết đã may mắn nhận được từ cuộc sống, biết bao ơn nghĩa lớn lao đã nhận được từ cộng đồng xã hội, và biết bao sự ích lợi nhiệm mầu đã nhận được từ Phật pháp, người viết tự cảm thấy mình có bổn phận phải chia sẻ những gì đã có với tất cả những ai đồng cảm, như một cách để đáp đền trong muôn một đối với tất cả những gì mình đã may mắn nhận được. Tập sách này đã ra đời từ những suy nghĩ đó.

Hầu hết các kinh luận Đại thừa đều có đề cập đến giáo lý vô ngã và hiện nay đã có rất nhiều giảng luận nghiêm túc, sâu xa về đề tài này. Tuy nhiên, người viết hoàn toàn không dám và cũng không có ý lặp lại những gì người đi trước đã nêu ra, chỉ muốn trình bày, chia sẻ những gì tự thân mình đã cảm nhận được và vận dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày. Dù vậy, như đã nói ở trên, lý thuyết và thực hành tuy là hai vấn đề khác biệt nhưng có mối tương quan chặt chẽ, và bất kỳ sự thực hành đúng hướng nào cũng nhất thiết phải dựa trên một nền tảng lý thuyết đúng đắn. Do đó, người viết sẽ cố gắng hạn chế tối đa những suy diễn chủ quan và chỉ dựa vào những gì được ghi chép trong kinh điển để làm kim chỉ nam cho những trang viết của mình. Các nguồn giảng luận khác nếu được đề cập đến sẽ chỉ mang tính cách tham khảo mà thôi.

Từ lâu, không ít người đã xem vô ngã như một phần giáo lý quá cao siêu và trừu tượng, thường chỉ dành cho những ai thuộc vào hàng thượng căn thượng trí, hoặc ít ra cũng phải từng trải qua rất nhiều năm tu tập hành trì. Tuy nhiên, điều đó thật ra là hoàn toàn không đúng. Từ một khởi điểm phổ quát nhất cho tất cả mọi người thì mỗi chúng ta đều có sự nhận biết nhất định về bản ngã, hay nói đơn giản hơn là về bản thân ta trong mối tương quan với người khác, vật khác quanh ta. Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó. Nhận thức hợp lý sẽ giúp chúng ta có những tư tưởng, lời nói và hành vi đúng đắn, mang lại lợi ích cho bản thân và người khác; ngược lại, nhận thức bất hợp lý sẽ khiến ta có những tư tưởng, lời nói và hành vi sai lầm, gây tổn hại cho chính ta và những người quanh ta. Một phần giáo lý đề cập đến những nội dung thiết thực, gần gũi với cuộc sống như thế, rõ ràng không thể xem là quá cao siêu, trừu tượng, mà ngược lại đó chính là nền tảng cơ bản nhất, cần thiết nhất cho tất cả chúng ta.

Nhưng sở dĩ có sự đánh giá sai lệch như trên về giáo lý vô ngã là vì sự nhận hiểu đúng đắn về giáo lý này luôn có những khó khăn nhất định. Khi bị trói chặt trong vô số những thói quen và định kiến từ lâu đời, ta sẽ rất khó lòng tiếp cận một cách hoàn toàn khách quan và sáng suốt với những gì mà giáo lý vô ngã nêu ra. Hơn thế nữa, mỗi chúng ta thường không tự biết được điểm khởi đầu thích hợp của chính mình khi tiếp cận với giáo lý vô ngã, và điều đó khiến ta thường thấy xa lạ với những điều mà lẽ ra phải là tương quan rất mật thiết với đời sống của ta.

Để vượt qua những khó khăn trở ngại đó, tốt nhất là ta phải biết cách vận dụng và so sánh, suy nghiệm ngay từ những gì đang xảy ra với bản thân ta trong cuộc sống hằng ngày. Khi tự mình rút ra được những bài học, những nhận thức sâu sắc ngay từ trong cuộc sống, ta mới có thể nhận hiểu được một cách đúng đắn nhất thế nào là vô ngã, cũng như phải điều chỉnh như thế nào những nhận thức sai lệch từ trước đến nay của ta, nhằm giảm nhẹ mọi khổ đau và hướng đến một đời sống tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn.

Qua tập sách này, người viết hy vọng sẽ có thể chia sẻ với độc giả một cách tiếp cận dễ dàng hơn với giáo lý vô ngã, nhưng vẫn không xa rời những lời Phật dạy trong kinh điển. Tuy nhiên, sự dễ dàng hơn ở đây không có nghĩa là chúng ta đơn giản hóa hay làm sai lệch đi những gì được ghi chép trong kinh điển. Vấn đề chính là mỗi người chúng ta phải biết tìm cho mình một cách tiếp cận thích hợp nhất, phù hợp với khởi điểm hiện tại. Bằng cách vạch ra những mối tương quan giữa thực tiễn đời sống và những lời Phật dạy, người viết hy vọng sẽ có thể giúp mọi người nhận ra được những ý nghĩa cốt lõi nhất cần được vận dụng trong cuộc sống hằng ngày. Và chính thông qua sự áp dụng thực tế mà những khía cạnh sâu xa, tinh tế trong lời Phật dạy sẽ được nhận hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn nhất, như đức Phật đã từng dặn dò rằng, bất kỳ giáo lý nào, dù là do chính ngài giảng dạy, cũng chỉ nên tin tưởng và làm theo sau khi đã tự mình chứng nghiệm được tính đúng đắn của nó.

Tuy nhiên, cho dù mong muốn của người viết là như thế, việc có đạt được hiệu quả mang đến lợi ích cho người đọc hay không hẳn nhiên còn phải tùy thuộc vào trình độ và khả năng diễn đạt, vốn vô cùng hạn chế, của bản thân người viết. Vì thế, điều chắc chắn là sẽ không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót trong tác phẩm này. Rất mong người đọc sẽ được ý quên lời, rộng lòng cảm thông và tha thứ. Mọi sự góp ý, chỉ dạy đều sẽ được hoan hỷ đón nhận với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.

Trân trọng,

Nguyên Minh

Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5356)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8160)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6370)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7254)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5146)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8773)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29872)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10729)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8245)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5273)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]