Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Sử Các Thánh Tích Phật Giáo Tại Ấn Độ

14/07/201112:22(Xem: 12866)
Lược Sử Các Thánh Tích Phật Giáo Tại Ấn Độ

LƯỢC SỬ CÁC THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ

H.T. Thích Trí Chơn

toyoq

DUYÊN KHỞI

Là Phật tử, ai cũng mong có dịp đến chiêm bái, ít nhất là một lần trong đời mình, các thánh tích Phật Giáo tại Ấn Độ. Đọc lịch sử đức Phật, phần đông Phật tử đều biết đại khái qua kinh sách Phật giáo, rằng quê hương của đức Phật là vương quốc Thích Ca (SakyaKingdom), thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavastu). Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath)và nhập Niết Bàn (tịch diệt) ở rừng Sa La tại Câu Thi Na (Kusinagara); nhưng không phải ai cũng có duyên lành hành hương đến được đất Ấn để chiêm bái, chứng kiến tận mắt các Phật tích đó.

Từ lâu, ngay khi đang còn tu học ở Ấn Độ, khoảng hơn 30 năm trước, chúng tôi đã có ý định biên soạn một cuốn sách, viết đầy đủ về lược sử các Phật tích nói trên, để giúp cho Phật tử Việt Nam, dù chưa có dịp qua Ấn chiêm bái, vẫn hiểu biết được phần nào các Thánh Tích Phật Giáo thiêng liêng tại Ấn Độ, nhưng vì lúc ấy, quá bận lo đèn sách, nên chúng tôi chưa thực hiện được. Hoài bão này cứ ôm ấp mãi cho đến giữa năm 1977, vì nhu cầu Phật sự, chúng tôi đành rời quê hương xứ Phật trong luyến tiếc, để sang Hoa Kỳ.

Từ ngày đặt chân lên đất Mỹ, gần 8 năm qua, chúng tôi lại phải dấn thân vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh: lập chùa làm trụ trì, lãnh đạo, hướng dẫn Phật tử, nên rồi ngày lại, tháng qua, năm đến; cứ như vậy, cuộc đời người tu sĩ trên đất cờ hoa, mãi bận lo suốt ngày với không biết bao nhiêu Phật sự đa đoan chồng chất, đến nỗi hằng ngày không có chút thì giờ rảnh rỗi để nghỉ ngơi, còn nói chi đến việc đọc, và viết sách.

Tám năm nhanh chóng trôi qua như “bạch câu quá khích” (ngựa trắng chạy qua cửa sổ), đời người tăng sĩ, nhất là tăng sĩ Việt Nam nơi hải ngoại, với biết bao nhiêu khó khăn, gian lao thử thách, biến đổi thăng trầm; mãi đến hôm nay, nhờ nhân duyên Phật Pháp nhiệm mầu xoay chuyển, chúng tôi mới có hoàn cảnh để thực hiện nguyện ước hơn 30 năm trước của mình, là viết về lược sử các Thánh tích liên hệ đến cuộc đời cao siêu của đức Phật ở Ấn Độ.

Phật giáo ngày nay đã trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, chiếm hàng trăm triệu tín đồ khắp năm châu. Do đó, người Phật tử muốn thấu hiểu giáo lý của đức Phật, không thể không biết, hay biết lờ mờ và sai lạc về nơi nguồn gốc đã phát sinh ra Phật Giáo, và các Thánh tích gắn liền với đời sống vị giáo chủ của mình, là đức Phật ở Ấn Độ. Hơn nữa, kiến thức lịch sử về các Phật tích, sẽ soi sáng giúp chúng ta hiểu biết tường tận, với nhiều thích thú hơn, về cuộc đời của đức Bổn Sư Thích Ca Từ Phụ, và làm tăng thêm niềm tin ở chúng ta rằng, đức Phật là một Thánh nhân lịch sử có thật, không phải là một nhân vật thần thoại; với các di tích còn lại đến ngày nay, rải rác khắp nơi trên đất Ấn, mà chúng ta có thể đến chiêm bái tại chỗ, nhìn thấy tận mắt; dù đã trải qua hơn 2.500 năm, với những công trình khảo cứu, khám phá, xác nhận của các sử gia, và những nhà khảo cổ trứ danh Đông lẫn Tây Phương. Chính vì ý thức được tầm quan trọng, cũng như sự đóng góp lợi ích lớn lao của các Phật tích Ấn Độ, cho việc nghiên cứu và hiểu biết, nhất là làm tăng trưởng niềm tin Tam Bảo đối với hàng con Phật, trí thức lẫn bình dân khắp năm châu, mà sau khi Ấn Độ thu hồi độc lập từ chính quyền Anh quốc vào năm 1947, ông Jawaharlal Nehru (1989-1964), vị thủ tướng Ấn đầu tiên đã chỉ thị cho nhà cầm quyền các tiểu bang nỗ lực trùng tu, sửa sang lại tất cả những thánh tích Phật giáo Ấn Độ.

Hiện nay, di tích các Phật tích còn lại trên đất Ấn rất nhiều, ngoài năm thánh tích danh tiếng: Ca Tỳ La Vệ, Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Lộc Uyển và Câu Thi Na; còn có bốn thánh tích quan trọng khác sau đây, đó là: thành Xá Vệ (Pali hay P: Savatthi; Sanskrit hay Skt.: Sravasti), nơi đức Phật đã thường trú 24 năm, và thuyết tại đây nhiều bộ kinh Đại Thừa quan trọng, trong đó có kinh A Di Đà, mà quý vị Phật tử thường tụng vào dịp lễ cầu siêu; thành Vương Xá (P: Rajagaha; Skt.: Rajagriha), nơi đức Phật đã thuyết kinh Pháp Hoa tại núi Linh Thứu (tiếng Ấn: Gridhrakuta); Tỳ Xá Li (P: Vesali; Skt.:Vaisali), nơi đức Phật lần đầu tiên chấp nhận cho hàng nữ giới xuất gia; và Sankasya (P: Sankassa), ghi dấu nơi đức Phật đã từ cung trời Đao Lợi trở về trần thế, sau khi Ngài vận thần thông lên đó để thuyết giảng luận A Tỳ Đạt Ma (P:Abhidhamma; Skt.: Abhidharma) cho hoàng hậu Ma Gia (thân mẫu của Ngài) và chư thiên.

Ngoài 9 Phật tích trên, còn rất nhiều thánh tích khác như Nalanda, Kausambi v.v... là những nơi khi còn tại thế, đức Phật thường lui tới thuyết pháp cho dân chúng. Tất cả những Phật tích này, trong thời gian gần 12 năm du học tại Ấn Độ, chúng tôi may mắn có đầy đủ phước duyên, đã được đến chiêm bái, và tụng kinh cầu nguyện, nơi nào ít nhất cũng là 2 lần, nhiều thánh tích chúng tôi đến viếng thăm và lễ lạy tới 3 hay 5 lần.

Để giúp quý Phật tử hiểu biết qua, trước khi có duyên lành đến chiêm bái tại chỗ; mở đầu loạt bài viết về “Lược sử các Thánh Tích Phật giáo tại Ấn Độ”, chúng tôi xin giới thiệu trước hết, thánh tích Ca Tỳ La Vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2015(Xem: 8134)
Lần đầu tiên cùng mấy người bạn nước ngoài về thăm Hà Nội vào đầu thập niên 90, tôi vẫn không quên những tấm bảng nguệch ngoạc hai chữ “Thịt Cầy” cùng mấy chú cầy nướng treo lủng lẳng trước dăm ba quán ăn nhỏ trên đường từ phi trường vào trung tâm thủ đô. Biết mấy anh bạn da trắng vốn kỵ thịt chó, tôi bảo họ rằng đấy là những quán bán “thịt nai”! Mãi sau thì họ khám phá ra được và phì cười bảo rằng những con nai của tôi là… “nai biết sủa” (barking deer).
09/04/2015(Xem: 7635)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 6 tháng 4 năm 2015 – Vào buổi sáng, đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi tiếp thân mật với một nhóm các Nghị sĩ Nhật Bản để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Sau khi ăn trưa, Ngài tham gia vào một Diễn đàn Môi trường toàn cầu cho các thế hệ kế tiếp, tại Yomiuri Hall, Tokyo, Nhật Bản. Sau khi Xướng ngôn viên giới thiệu xong, Ngài phát biểu rằng: Anh chị em quý mến ! Thật là một vinh dự lớn và hân hạnh được cùng quý vị chia sẻ trên tình Bồ đề quyến thuộc với nhau. Đó là truyền thống của chúng tôi, tôi nghĩ rằng đã là Bồ đề quyến thuộc trong tình pháp lữ, chúng ta đã biết nhau, tình pháp lữ chúng ta mãi cho đến ngày cuối cùng của mình. Tôi thật cảm động được kết duyên thêm nhiều pháp lữ.
08/04/2015(Xem: 7395)
Cách khoảng 800 km chuyến bay từ Tokyo đến Sapporo, một cuộc hành trình hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhật Bản. Tokyo bầu trời xanh mây trắng bãng lãng, mùa xuân hoa Anh đào nở rộ như một tin vui đón chào một vị Thánh tăng quang lâm. Ngược lại vùng Hokkaido vẫn còn chút mùa Đông tuyết trắng se lạnh. Ngài là vị khách mời đặc biệt của các chi nhánh Sapporo thuộc Junior Chamber International (JCI), một tổ chức xã hội phi chính phủ quốc tế, phi lợi nhuận.
08/04/2015(Xem: 7010)
Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Truyền thống xuất gia gieo duyên cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng là một nét đẹp mà xã hội quốc gia này và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar, hay như vùng dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Mỗi năm tại các Tự viện Phật giáo Thái Lan đều tổ chức lễ xuất gia gieo duyên cho những thanh thiếu niên trong cộng đồng. Một năm tổ chức một vài lần.
08/04/2015(Xem: 9210)
Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
07/04/2015(Xem: 10732)
Như một làn điện chớp sẹt ngang đầu khi thiên hạ nghe tin khó tưởng, cô Hoa Lan lắm lời vừa phát nguyện Tịnh Khẩu. Vâng, chuyện có thật các bạn ạ! Chẳng những Hoa Lan mà còn cả hơn 50 giới tử tham dự buổi Thọ Bát Quan Trai do thầy Hạnh Bảo hướng dẫn tại chùa Linh Thứu.
06/04/2015(Xem: 8815)
Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.
06/04/2015(Xem: 18455)
Trong mọi khóa lễ, Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin: “Trú dạ lục thời an lành”. Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành. Nhưng an lành là gì? Chiến tranh không phải an lành.
05/04/2015(Xem: 388003)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
03/04/2015(Xem: 22294)
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi. Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]