Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đất mẹ yêu thương

06/07/201515:20(Xem: 7458)
Đất mẹ yêu thương

Su Ong Nhat Hanh-2

Đất mẹ yêu thương
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh




Hành tinh xinh đẹp, trù phú, và tràn đầy sức sống mà ta gọi là Trái Đất đã và đang sản sinh ra mỗi con người chúng ta; trong từng tế bào của ta cũng có luôn cả Trái Đất.

Ta và Đất Mẹ là một
Trái Đất là người Mẹ của ta nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta trong từng giây phút; Đất Mẹ cho chúng ta không khí để thở, nước ngọt để uống, thức ăn và những loại dược thảo để chữa trị mỗi khi chúng ta bị bệnh. Mỗi hơi thở mà chúng ta hít vào chứa đựng khí Nitơ, khí ô-xy, hơi nước và cả những nguyên tố vi lượng khác. 
 
Khi mình thở trong chánh niệm, mình có thể trải nghiệm sự tương tức giữa mình với bầu không khí đầy tinh tế, với những loài cây cỏ, và thậm chí cả ánh Mặt trời chiếu ánh sáng màu nhiệm để sự quang hợp có thể diễn ra. Với mỗi hơi thở, chúng ta có thể kết nối; với mỗi hơi thở chúng ta có thể nếm được những điều tuyệt vời của cuộc sống này.

Chúng ta cần phải thay đổi cách ta suy nghĩ và nhìn vạn vật. Chúng ta cần nhận thấy rằng Trái Đất không phải chỉ là một môi trường sống đơn thuần. Trái đất không phải là cái gì đó ở bên ngoài. Hãy thở từng hơi thở chánh niệm và quán tưởng cơ thể của bạn cho sâu sắc, bạn sẽ nhận thấy rằng chính bạn là Trái đất đấy! 
 
Bạn sẽ nhận thấy ý thức của mình cũng là cái ý thức của Trái Đất. Vậy hãy nhìn cho kỹ xung quanh, cái bạn thấy không phải là một môi trường sống đơn thuần mà đó chính là bạn. 
 
Đất Mẹ vĩ đại
Cho dù chúng ta thuộc một quốc gia hay nền văn hóa nào, dù cho ta đi theo đạo nào, dù cho ta là một Phật tử, hay người Công giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, hay vô thần đi nữa, chúng ta có thể nhận thấy Trái đất không phải là một cái gì đó vô tri. 
 
Mẹ Đất là một dạng sống vĩ đại đã tự mình sinh ra những dạng sống cũng vĩ đại: những vị Bụt và Bồ Tát, những nhà tiên tri và thánh thần, những người con trai và con gái của Chúa trời và cả nhân loại nữa. Đất mẹ là một người Mẹ đầy tình thương, nuôi nấng và bảo vệ tất cả các dân tộc và tất cả những loài chúng sanh mà không có chút kỳ thị, phân biệt nào cả!

Khi bạn nhận thấy rằng Đất Mẹ là hơn cả một môi trường sống đơn thuần, bạn sẽ có những hành động để bảo vệ Đất Mẹ như là bạn đang bảo vệ chính bản thân mình. Đó gọi là một dạng thức tỉnh, dạng thức tỉnh mà chúng ta cần phải có, và tương lai của hành tinh này phụ thuộc vào việc ta có thể tưới tẩm hạt giống của sự tỉnh thức này hay không. 
 
Trái đất và mọi loài chúng sinh đang trong tình trạng nguy hiểm thực sự. Nhưng nếu ta có thể củng cố mối liên hệ sâu chặt với Đất Mẹ, chúng ta sẽ có đủ tình yêu, sức mạnh và sự giác ngộ để thay đổi cách sống của mình. 
 Su Ong Nhat Hanh
Yêu lấy Đất Mẹ
Chúng ta sẽ thấy ngưỡng mộ và yêu kính Mẹ Đất khi chúng ta thấy được sự hài hòa, thanh lương và xinh đẹp của Mẹ. Một cái nhánh của cành hoa đào khẳng khiu, một cái vỏ ốc hay là một đôi cánh của chú dơi nào đó – tất cả đều là bằng chứng cho thấy sự sáng tạo bậc thầy của Mẹ. Mỗi một bước tiến trong tri thức khoa học của mình đều phụ thuộc vào lòng kính ngưỡng và tình yêu của chúng ta dành cho người Mẹ kì vĩ này.

Chỉ khi nào chúng ta thực sự quay về yêu thương Đất Mẹ thì những hành động của ta mới toát lên lòng tôn kính và trí tuệ đến từ sự tương liên của mình với Đất Mẹ. Nhưng nhiều người chúng ta đã trở nên xa lạ với Mẹ Đất. Chúng ta đã lạc lối, bị cô lập, và cô đơn. 
Chúng ta làm lụng quá vất vả, cuộc sống của ta quá bộn bề, chúng ta căng thẳng và mất tập trung, đánh mất chính mình trong vòng xoáy của sự tiêu xài. 
 
Nhưng Đất Mẹ thì lúc nào cũng ở đó vì chúng ta, ban cho ta mọi thứ cần thiết để nuôi dưỡng và trị liệu: hạt bắp nhiệm màu, dòng suối trong lành, cánh rừng thơm ngát, đỉnh núi phủ tuyết hùng vĩ, và tiếng chim hót yêu đời lúc rạng đông. 
 
Hạnh phúc đích thực được xây dựng bằng tình yêu
Nhiều người trong chúng ta nghĩ ta cần nhiều tiền, nhiều quyền lực và danh vọng rồi mới có hạnh phúc. Chúng ta rất bận rộn dành cuộc sống của mình chạy đuổi theo tiền bạc, quyền lực và danh vọng mà bỏ quên luôn những điều kiện cho một niềm hạnh phúc đích thực có thể đạt được. 
 
Cùng lúc đó, chúng ta đánh mất chính mình trong việc mua sắm và tiêu thụ những thứ không cần thiết, đeo cái ách của sự căng thẳng vào cổ mình và vào cả hành tinh. Những thứ mà chúng ta ăn uống, xem nhìn là chất độc làm nhiễm ô cả tâm và thân; những thứ độc ấy chính là bạo lực, sự giận hờn, nỗi lo sợ và sự tuyệt vọng.

Cũng như sự ô nhiễm môi trường sống từ khí carbon dioxide, chúng ta cũng có thể nói tương tự như thế về sự ô nhiễm tinh thần của con người: cái lối sống chứa đầy độc tố và sự hủy hoại mà chúng ta đang tạo ra từ cách chúng ta tiêu thụ. Chúng ta cần phải tiêu thụ để làm sao cho sự bình an và hạnh phúc luôn được duy trì. Chỉ khi chúng ta ta duy trì được tính nhân văn trong mỗi con người thì nền văn minh nhân loại mới được bảo tồn. Hạnh phúc trong giây phút hiện tại là điều có thể đạt được.

Chúng ta không cần thiết phải tiêu thụ nhiều để có được hạnh phúc; sự thực chúng ta có thể sống rất giản đơn. Với ánh sáng của chánh niệm, mỗi phút giây là một giây phút hạnh phúc. Nếm từng hơi thở, dành khoảnh khắc để dừng lại và ngắm nhìn bầu trời xanh trong, hoặc tận hưởng thật trọn vẹn sự hiện diện của người mình thương mến... có thể làm cho ta cảm thấy hạnh phúc vô bờ. Mỗi chúng ta cần trở về để tái lập mối liên hệ với bản thân ta, với những người mình thương và cả với Đất Mẹ. Để được hạnh phúc, ta đâu cần tiền hay quyền uy hay sự tiêu xài đâu, ta chỉ cần có sự hiểu và thương trong trái tim mình.


Su Ong Nhat Hanh-3



Ổ bánh mì trên tay là hình hài của vũ trụ
Ta cần phải tiêu thụ theo cách để làm sao lòng từ bi của ta luôn được tưới tẩm. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta làm việc đó rất bạo lực. Những cánh rừng bị chặt phá để xây trang trại nuôi bò lấy thịt, hay trồng ngũ cốc làm rượu bia, trong khi đó, hàng triệu con người trên thế giới đang chết dần vì thiếu cái ăn. 
 
Giảm thiểu lượng thịt ta đang ăn và lượng bia rượu ta tiêu thụ xuống phân nửa chính là hành động chân chính của tình yêu cho bản thân mình, cho Đất Mẹ, và cho những người khác nữa. Ăn với tâm từ bi có thể giúp chuyển hóa được vấn đề mà hành tinh chúng ta đang đối mặt và phục hồi lại sự cân bằng trong chính ta và cho cả Trái Đất.

Không gì quý hơn tình huynh đệ, nghĩa chị em
Có một cuộc cách mạng cần phải diễn ra và bắt đầu từ bên trong mỗi con người mình. Mình phải tình thức và yêu lấy Đất Mẹ. Mình đã là người tinh khôn lâu rồi thì bây giờ phải là người tỉnh thức. Tình yêu của chúng ta và sự kính ngưỡng Đất Mẹ có công năng gắn kết mọi người và xóa bỏ tất cả những rào cản, sự phân biệt và kì thị. Thời đại của chủ nghĩa cá nhân và tranh đấu đã đem đến sự tàn phá và tha hóa vô cùng nghiêm trọng. 
 
Chúng ta phải tái thiết lập sự đối thoại – đối thoại thực sự - với chính ta, với Mẹ Đất, và với mỗi những con người như là những đứa con cùng một Mẹ. Chúng ta cần nhiều hơn để bảo vệ hành tinh này, công nghệ thôi chưa đủ. Chúng ta cần một sự đối thoại và hợp tác đúng đắn. Tất cả những nền văn minh xuất hiện trên Trái đất này đều vô thường và phải đi đến chỗ diệt vong một ngày nào đó. 
 
Nhưng nếu chúng ta vẫn cứ tiếp tục đi theo cái đà hiện bây giờ thì nền văn minh này sẽ bị hủy hoại sớm hơn ta tưởng. Mẹ Đất cần hàng triệu năm để hồi phục, để lấy lại sự quân bình, và để khôi phục lại vẻ đẹp như xưa. Mẹ Đất vẫn có thể phục hồi nhưng loài người và các chúng sinh sẽ diệt vong cho đến khi Mẹ Đất thấy đủ điều kiện để sinh chúng ta ra một lần nữa, trong những hình hài mới. 
 
Chỉ khi ta có thể chấp nhận tính vô thường của nền văn minh này với tâm bình an, chúng ta mới có thể giải phóng chính mình ra khỏi nỗi sợ. Khi đó mình có đầy đủ sức mạnh, sự tỉnh thức và tình yêu để đem mọi người lại với nhau. Tâm tình với Mẹ Đất yêu quý -  yêu lấy Mẹ Đất -  không phải là một điều bắt buộc. Đó chính là chất liệu có trong mỗi con người, trong niềm hạnh phúc chung, và cả trong sự sống còn.

 Nguyễn Hoàng Nam dịch

Nguồn tiếng Anh: 
http://newsroom.unfccc.int/unfccc-newsroom/falling-in-love-with-the-earth/
blank

blank

blank

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2010(Xem: 9350)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 8259)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9710)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 16381)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 10514)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 9491)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 9628)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 7271)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 11433)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 8479)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]