Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Để Làm Gì ?

06/05/201106:26(Xem: 6710)
Sống Để Làm Gì ?

buddha
SỐNG ĐỂ LÀM GÌ?

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.

Chúng ta ai cũng nghĩ ăn uống, ngủ nghỉ cho sướng cái thân, mình đi làm kiếm tiền cũng chỉ để nuôi sống bản thân và tìm kiếm sự sung sướng, hạnh phúc chứ không ai dại gì đi tìm nỗi bất hạnh, khổ đau. Trên đời này ai cũng mưu cầu hạnh phúc, từ kẻ cùng đinh hạ tiện cho tới vua chúa quan quyền, tổng thống, thủ tướng, giám đốc đến người làm công, ngay cả những người xuất gia đi tu cũng vì muốn tìm một sự an lạc, hạnh phúc chân thật. Cái bản năng đi tìm kiếm hạnh phúc này hình như đã ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi người.

Nhưng ít ai nghĩ rằng mọi người từ đâu đến, sinh ra đời để làm gì và sau khi chết sẽ đi về đâu? Một người bình thường sẽ trả lời: "Ta từ bụng mẹ chui ra, sinh ra đời để sống như bao người khác và chết thì trở về với cát bụi. Thế là hết một kiếp người!" Chúng ta mới nghe thấy dường như xuôi tai, nhưng thực tế không phải đơn giản như vậy. Chết không phải là hết mà chết chỉ thay hình đổi dạng tuỳ theo nghiệp nhân đã gieo tạo trong hiện tại mà cho ra kết quả ở tương lai. Chính vì vậy, ta phải sống làm sao ngay nơi cõi đời này để có được bình yên, hạnh phúc chân thật.

Có người đang học giữa chừng phải nghỉ học và bắt đầu đi làm việc để tìm kế sinh nhai. Có người được học tới nơi tới chốn rồi sau đó mới kiếm việc làm. Khi có công ăn việc làm ổn định thì chúng ta mới nghĩ đến chuyện cưới vợ, lấy chồng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Ta sống với vợ hoặc chồng một thời gian cũng cảm thấy hạnh phúc nhưng đến lúc có con thì bắt đầu từ đó…. Có con rồi thì mọi việc lại khác đi, gánh nặng gia đình bắt đầu nhiều hơn với chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện công ăn việc làm, chuyện ổn định đời sống gia đình cùng với nhiều nỗi lo toan khác. Cuối cùng, hạnh phúc có được chẳng bao nhiêu mà thấy toàn chuyện buồn phiền, thất vọng não nề bởi nhu cầu sống ngày càng cao mà khả năng làm ra tiền có giới hạn.

Cuộc đời có nhiều cái thật oái ăm! Chúng ta vì thấy biết sai lầm do si mê chấp ngã cho thân này là mình thiệt nên muốn chiếm hữu, từ đó ta mới hành động tạo nghiệp xấu ác và cuối cùng phải chịu quả khổ đau không có ngày thôi dứt. Muốn hết khổ thì chúng ta phải học hỏi và tu sửa. Tu là sửa và cũng có nghĩa là chuyển hoá hoặc thay đổi những thói quen xấu thành tốt. Muốn vậy, chúng ta phải có trí tuệ, muốn có trí tuệ thì chúng ta phải có thời gian để nghiệm xét, quán chiếu soi sáng thân tâm, hoàn cảnh để thấy tất cả đều vô thường. Nhờ vậy, ta mới dần hồi chuyển hoá tâm si mê chấp ngã.

Nhưng có nhiều người lại lầm tưởng rằng tu là tránh né, chạy trốn cuộc đời nên họ mới tìm một chỗ yên thân để tu tập chuyển hoá. Muốn tu hành trước tiên chúng ta cần phải có thầy lành bạn tốt hướng dẫn để tu tâm sửa tánh chứ không phải bỏ trốn lên rừng sâu núi thẳm. Sau một thời gian tu học, chúng ta cần phải đối diện, tiếp xúc với cuộc đời để phát triển khai mở tâm từ bi rộng lớn nhằm giúp đỡ, sẻ chia với mọi người khi có nhân duyên. Hoa sen không thể mọc và nở nơi thiên đường mà mọc ở nơi bùn lầy.

Chúng ta muốn hết phiền muộn, khổ đau thì phải tu, phải sửa, cái gì hư hỏng thì sửa lại cho tốt đẹp. Những gì có hình tướng thì ta sửa lại được, còn sửa tâm thì ta phải từ bỏ những tâm niệm xấu ác có tính cách làm tổn hại người vật. Cho nên, tu sửa như vậy còn được gọi là chuyển hóa; chuyển phiền não tham-sân-si thành vô thượng trí tuệ từ bi; chuyển bất hạnh, khổ đau thành an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. 

Mục đích của tu là sửa những thói quen xấu có hại cho mình và người. Cho nên, ta cần phải dùng pháp của Phật để chuyển hoá phiền não tham-sân-si bằng cách tụng kinh, sám hối, ngồi thiền, niệm Phật-Bồ tát, bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia với người bất hạnh rồi nghiệm xét, quán chiếu thân tâm, hoàn cảnh để thấy rõ tất cả đều vô thường.

Đọc tụng là bước đầu để hiểu lời Phật dạy, kế tiếp là chúng ta phải thực hành nhằm sửa đổi những cố tật phiền não tham lam, giận hờn, ích kỷ, ganh ghét, tật đố. Càng niệm Phật-Bồ tát tâm ta càng thanh tịnh, vắng lặng, không bị phiền não tham-sân-si làm xao xuyến, vọng động nên ta hãy siêng năng tinh tấn nhiều hơn. Càng tụng kinh ta càng hiểu đạo, bớt chấp trước, dính mắc, đắm nhiễm thì ta nên tụng kinh nhiều hơn nữa. Càng ngồi thiền chúng ta càng cảm thấy an lạc, hạnh phúc vì biết buông xả các tạp niệm xấu ác thì ta càng phải ngồi thiền nhiều hơn nữa.

Nhưng đọc kinh, niệm Phật-Bồ tát, niệm hơi thở, ngồi thiền chỉ là phương tiện buổi đầu, sau đó chúng ta cần dùng thiền quán để xem xét muôn loài vật mà biết rõ bản chất thật giả của thân tâm và hoàn cảnh, nhờ vậy ta dễ dàng buông xả mọi chấp trước ở đời. Sau khi đã thuần thục phép chỉ và quán, chúng ta quay lại chính mình để sống với Phật tính sáng suốt thường biết rõ ràng, nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý mà thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát.

Con người là một chúng sinh có tình thức và sự hiểu biết, tức là có tình cảm, vì có tình cảm nên mới có buồn thương, giận ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua. Trong nhà Phật thường nói đến ba nghiệp "thân-miệng-ý", gọi là ba cánh cửa tạo ra vận mệnh tốt xấu của chúng ta. Có ý nghĩ rồi phát sinh lời nói và dẫn đến hành động thiện cảm hay ghét bỏ. Chúng ta sẽ tu sửa ngay nơi ý nghĩ, lời nói và hành động của mình. Đây là cái gốc của sự tu hành chân chánh. Kính mong mọi người ai cũng ý thức được điều này để làm hành trang trên bước đường tu học của chính mình cho đến khi nào thành Phật viên mãn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2018(Xem: 6989)
Đã định trước, sáng nay, nhằm 12 tháng Tư âm lịch, tôi lên xe máy chạy ra hướng Bắc, “độc phi hành đại đạo” qua đường lộ phẳng phiu ven bãi biển thơ mộng, mang theo sách “Động cửa thiền” và Nội san Tâm Thị để cúng dường chư tăng chùa Phổ Minh, sau lần diện kiến ngẫu nhiên hai tháng trước. Trong giai phẩm Tâm Thị kính mừng Phật Đản 2642 kỳ này, có bài viết “Ngẫu hứng Lương Sơn” giới thiệu một số hình ảnh về chùa, nên chắc chắn quý thầy sẽ hoan hỷ đón nhận.
29/05/2018(Xem: 5324)
Trong suốt thời gian hơn một tháng trời thăm hỏi, tham khảo thông tin, chạy xe lòng vòng lên xuống ngày hai buổi tìm mua một căn nhà mới ở ngoại thành để “dời đô” về mà sống thanh thản an nhàn giữa khung cảnh thoáng rộng yên bình, không có ngày nào mà tôi không thắp hương khấn nguyện, cầu chư thiên hộ pháp gia hộ đưa đẩy nhân duyên cho mình được về ở gần một chốn già lam thanh tịnh, để hằng ngày thuận duyên nương tựa Tam Bảo, hướng cuộc sống gia đình đi về một ngày mai an vui với hành trang là Chánh Pháp của đức Như Lai…
28/05/2018(Xem: 14715)
Quý độc giả có thể mua tập sách “ Bát Cơm Hương Tích” này trên trang Amazon, họ sẽ gởi đến tận nhà cho quý vị: https://www.amazon.com/dp/1720339341/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1527489669&sr=1-1
23/05/2018(Xem: 18984)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
22/05/2018(Xem: 8832)
Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ: Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.
21/05/2018(Xem: 7567)
Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai. Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến
17/05/2018(Xem: 6027)
Màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt bao trùm mọi vật. Ánh trăng đêm nay yếu ớt nhưng dịu dàng và dễ chịu, vẫn đủ để cho tôi chiêm ngưỡng dung từ tượng Đức Phật Lộ Thiênngồi yên dưới tàn cây, mắt Ngài như đang nhìn xuống chúng tôi, nhìn xuống chúng sanh, nhìn xuống cuộc đời và kiếp người. Đôi mắt Ngài từ bi, miệng Ngài mỉm cười như chưa bao giờ tắt, hình ảnh Đức Phật ngồi yên đã đi vào tâm thức tôi bao điều kỳ diệu.
16/05/2018(Xem: 9798)
Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một số thầy Tỳ-kheo. Một hôm năm trăm Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường và bàn luận: - Chư hiền, điều gì là hạnh phúc nhất trên đời?
15/05/2018(Xem: 6066)
Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Hau Pham Ngoc, nguyên Đoàn phó Đoàn HSPT Mục Kiền Liên, sáng sớm hôm nay đã chia sẻ về một kỳ niệm tuyệt vời nhân mùa Phật Đàn mà những tường mình đã lãng quên với bao lo toan trong hiện tại.
15/05/2018(Xem: 5731)
Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ, để cúng dường Tam Bảo, và dâng tặng tất cả các bà mẹ từ vô lượng kiếp trên đời này. Bài này ghi về một số vị Thánh Ni thường được nhắc tới trong kho tàng Kinh Tạng Pali, cụ thể tổng hợp từ Therigatha, các sách “Psalms Of The Sisters” của dịch giả Mrs. Rhys Davids, “Inspiration from Enlightened Nuns” cùa dịch giả Susan Elbaum Jootla, “Buddhist Women at the Time of The Buddha” của dịch giả Hellmuth Hecker (dịch từ bản tiếng Đức của Ni Trưởng Khema). (1) Các Thánh Ni này trước khi xuất gia đã là những bà mẹ trong những hoàn cảnh rất mực đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]