Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôi Chùa mang trái tim Bồ Tát và lễ hội Quán Âm

08/04/201316:45(Xem: 8554)
Ngôi Chùa mang trái tim Bồ Tát và lễ hội Quán Âm
lehoiquanam-1

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Ngôi Chùa Mang Trái Tim Bồ Tát Và Lễ Hội Quán Âm

Cư Sĩ Liên Hoa

Nguồn: Cư Sĩ Liên Hoa


Cảm niệm của một ngưòi Phật tử về :
NGÔI CHÙA MANG TRÁI TIM BỒ TÁT
& LỄ HỘI QUAN ÂM

Đứng nhìn Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao lên trên bầu trời, một hình ảnh quá thiêng liêng và tuyệt đẹp. Tượng Ngài màu trắng nổi bật trên nền màu xanh, có những đám mây trôi qua, nhẹ nhàng càng tô điểm thêm vẻ đẹp, vô hình chung làm hài hoà giữa Tôn Tượng và thiên nhiên mang hương trầm đầy Đạo vị.

Gió rì rào khua động những cành lá của các cây dừa. Mọi người đến đây, ai nấy đều cảm nhận như lạc vào cảnh giới vừa xa lạ vừa gần gũi, êm dịu, giải thoát và các cây lá chung quanh uốn mình, vang động như cùng nhau góp lời thuyết pháp của thiên nhiên, trong cảnh giới Cực Lạc.

Một buổi sáng mai, hoa nở
Nắng lung linh tô điểm sắc da trời
Ngôi Chùa vàng, vươn mình trong mây nhạt
từng lời kinh, vang nhẹ tiếng chuông ngân
Bao cảnh vật bỗng đồng thời rực rỡ
tiếng Nam Mô che mát, ấm lòng người
hỡi những ai đã bao lần say giấc
cùng về đây buông bỏ bước chân hoang
để sáng tỏ trong tâm kinh vừa nở
mắt từ quang chiếu rọi khắp muôn loài

( Minh Thanh )


Khi còn ở Louisiana, một vài lần gia đình tôi có đi Houston, Texas và có viếng Chùa Việt Nam cách đây nhiều năm về trước. Ngôi Chùa lúc đó chưa thành hình, chỉ có ngôi Chánh điện tạm, chung quanh còn là bải đất trống, hồ nước hoang vu, sơ sài. Nay thì cảnh vật và ngôi Chùa đã khác lạ hoàn toàn.

Sau khi dọn qua Houston. Nhiều lần đến Chùa, và mỗi lần đến viếng ngôi chùa nầy lại là mỗi lần tôi thắc mắc. Vẫn biết rằng " Y báo đi theo Chánh báo", nhưng người sáng lập, tạo dựng ngôi Chùa nầy phải là người mang hoài bão lớn, đem mọi ước muốn, đem Văn hoá của Dân tộc, đem suối nguồn của Giáo Pháp để làm lợi lạc con người. Chúng ta cảm nhận được đều đó qua bao sắc thái có mặt, hiển hiện phiá trước, chung quanh Chùa.

Nầy- cổng Tam quan khi bước chân vào cổng như đi vào nhà của Ba Ngôi Báu để đến nơi Ba Cửa Giải thoát: Khổ Không-Vô thường-Vô Ngã. Kia- Bốn Trụ đá cao sừng sững, vững vàng trước phong ba sóng gió như áng ngữ trước Chùa bằng tấm lòng Từ bi Hỷ Xả, bằng Bốn Thánh Đế…Đây hồ nước thanh lương có những cành sen vươn lên từ bùn, toả hương sen nhẹ dịu, bản chất của năm loại hương: Giới-Định-Tuệ-Giải thoát-Giải thoát Tri kiến…Chiếc cầu bắt qua hồ, đẹp dịu dàng để nâng bước chân con người đến cửa Phật, phải chăng bước chân lên được trên cầu là đã đi qua một cảnh giới khác- cảnh giới sống với " trực tâm " của Ngài Duy Ma Cật.

Ngọn Ngũ hành sơn mang dấu ấn của Năm Uẩn ẩn mình sau lưng Tựợng Quan Âm, bởi vì Sắc-thanh-hương-vi-xúc vốn là Không, bị soi rõ trước đôi mắt Tuệ quán chiếu của Ngài.

Đi theo lối giữa, hai bên hai hàng cây cao, theo khoảng đường rộng lớn dẫn đi lên những bậc thang để vào Chánh điện. Ngôi Đại Hùng Bửu Điện, mọi người vẫn thường gọi như vậy với lòng cung kính, bởi vì đây là nơi thờ Đức Phật Thích Ca- Giáo chủ của cõi Ta bà, người khai sáng ra Đạo Phật.

Đây cũng là nơi tích tụ những năng lực siêu việt của Bi-Trí-Dũng biểu lộ trên một con người siêu việt trên con người. Vẫn biết rằng " không thể lấy sắc thanh hương …hay là bất cứ những gì khác " để nói để thấy về Ngài, vì Ngài vượt lên trên tất cả để trở thành " Con Người Bình Thường".

Đạo Phật là Đạo của Trí tuệ, cho nên không bao giờ hướng dẫn người tín đồ qui kính Tôn Tượng một cách mù quáng như một thần linh. Nhưng, người con Phật lại vẫn muốn qua hình tượng của Ngài để cung kính, chiêm ngưỡng vị Thầy Dẫn Đường và qua biểu tượng cao quí nầy, noi theo gương hạnh của Ngài để thấy lại vị Phật của nơi chính mình. .

Tôn Tượng Đức Phật Thích Ca được thờ, ngồi giữa Chánh Điện, tạc bằng đá cẩm thạch trắng. Gương mặt Từ bi toả sắc Giải thoát, Tự Tại, miệng hơi cười mỉm. Mặc dù chỉ là Tượng bằng đá, nhưng khi người Phật tử cúi mình đảnh lễ Ngài đều cảm nhận được sự ấm áp, từ lực và an lạc như trở về với ngôi nhà tâm linh của mình, bên cạnh người Cha Hiền.

Buổi lễ Cầu Nguyện bắt đầu. Tôi quì xuống đảnh lễ Phật và chấp tay, nghe lời bản nhạc Trầm Hương Đốt….Mọi người con Phật đang tựu tập nơi đây đều lắng lòng, chú tâm, chánh niệm.

Tại Chùa ngoài những Khoá lễ thường nhật sáng chiều, hay những ngày Niệm Phật, thọ Bát Quan Trai, Đạo tràng Pháp Hoa v.v…Mỗi Chủ Nhật đều có khoá lễ cho tất cả Phật tử, cũng là lúc có đọc sớ Cầu An cho người bện hoạn và cầu Siêu cho những Vong linh ký tự.

Bài Kinh của ngày Chủ Nhật rất ngắn, nhưng nội dung lại chứa đựng, dung thông cả Thiền Tịnh Mật. Quả là người sáng tạo ra Nghi Thức Lễ Cầu Nguyện nầy đã đơn giản hoá khi trích từ trong các Bộ Kinh Tạng của Đạo Phật, để cho mọi người Phật tử đọc tụng có thể hiểu và sống với lời Kinh để chuyển hoá tâm. Nhiều người tự hỏi, chỉ có bao nhiêu lời, bao nhiêu chữ đó thôi thì làm sao có thể chuyển đổi tâm người, nhưng quên rằng tất cả sự kỳ diệu đều đến bằng những sự bình dị…

Có khi chỉ là đóm lửa nhỏ
Mang thân hình hận thù
Làm dậy sóng cuồng phong
Thiêu rụi cả đời người

Có khi chỉ là đóm lửa nhỏ
Mang tấm lòng kỳ diệu
Sáng rực tan bóng vô minh
đốt cháy rừng u mê

Phật là Phật từ tâm
Trí tuệ mang bầu trời
Khi muôn loài thức tỉnh
Vô minh chợt lìa xa…..

( Minh Thanh )

Bài ca Trầm Hương Đốt thật nhẹ nhàng để khởi đầu, làm lòng mọi người có mặt hoan hỉ, an lạc. Vị Chủ Lễ đối trước Phật, xướng tụng bài Niệm Hương cúng dường và Bài Tâm Kinh Bát Nhã được nối tiếp . Bài nầy đã được dịch ra tiếng Việt để dễ hiểu, đem ánh sáng của trí tuệ soi rõ các Pháp. Niệm Danh hiệu Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, và vị Tuyên Sư tuyên đọc Sớ Văn để Cầu Siêu- Cầu An.

Có người thắc mắc rằng sao không đọc Sớ Kỳ nguyện nầy riêng biệt cho những người hữu cầu, vì đây là Lễ Cầu Nguyện chung cho mọi người vào ngày Chủ Nhật.

Vâng, chúng ta đúng, nhưng lại quên đi « Phương tiện thiện xảo » mà vị Hướng dẫn tinh thần mong đạt tới. Ngày Chủ nhật là một ngày mà tất cả chúng ta đến Chùa, sau một tuần lễ bận rộn sinh kế, đến để sống một ngày tâm linh, được gặp lại bạn bè, người thân hoặc sơ giao.

Mái Chùa lại là nơi dung chứa, bảo tồn và nuôi dưỡng nếp sống của Văn hoá Dân tộc. Những bản sắc Văn hoá là sức sống của một Dân tộc được cấy trên đất nước mới cần phải được nuôi dưỡng, dung hoà, phát triển dưới ánh sáng Trí tuệ cuả Đạo Phật, vì Đạo Phật đã gắn liền với dòng sinh mệnh của Việt Nam trong suốt chiều dài Lịch sử đã hơn Hai ngàn năm qua và mãi sau nầy.

« Tiếng Việt còn, Văn hoá còn thì người Việt Nam còn tồn tại, dù bất cứ nơi đâu ». Khi rời xa quê hương, chúng ta mất tất cả, chỉ còn lại nền Văn hoá và nếp sống Tâm linh đem theo. Chúng ta có bổn phận duy trì và phát triển cho hiện tại và mai sau. Có khi chính những người đang xa xứ, sống tại quê hương mới lại là những người đang duy trì và bảo tồn được nền Văn hoá và làm cho Bản sắc nầy kỳ diệu hơn, vì họ ý thức được bổn phận, trách nhiệm và sống cùng, không phá bỏ, hũy hoại làm tổn thương nét Văn hoá của Dân tộc và làm đau lòng Mẹ Việt Nam.

Đạo Phật lại sống động và vi diệu hơn qua tư tưởng của Hoa nghiêm, vì cho rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ đều liên hệ lẫn nhau, tương duyên tương sinh để cùng tồn tại, hiện hữu. Không có một Pháp nào sống đơn độc mà không lệ thuộc lẫn nhau. Cho nên, sau thời Khoá Lễ, chúng ta có an lạc, hạnh phúc…nên đều cùng chí tâm, góp sức cầu nguyện cho nhau, cầu siêu cho những người đã mất mà chúng ta vừa nghe được tên hay cầu an cho những người, dù mình chưa biết, vì biết đâu lại có một ngày đó lại chính chúng ta lại được những người khác cầu nguyện đến. Do đó, sự Cầu Nguyện nầy tạo được sợi dây thân ái, hoà đồng, chia sẻ v.v..cho nhau theo tinh thần của Đạo Phật và tinh thần của Làng Xã Việt Nam.

Bài Thần Chú Vãng Sanh và Chú Tiêu Tai lại là dấu ấn đậm cho tấm lòng đó. Rồi đến Lời Quán Nguyện để cho chúng ta sống và thực hành những Đức Tánh An Lành và rồi đến Ba Tự Quy để trở về nương tựa Phật Pháp Tăng và để sống với sự Sáng Suốt, Giải Thoát và Hoà hợp của chính mình.

Sau đó, tất cả Phật tử đều đãi cơm chay tại Chùa. Đây là những bửa cơm do sự đóng góp của những nhà hào tâm, những Phật tử cúng dường cho mọi người. Những người đến công quả vui vẻ, xới cơm vào dĩa có thức ăn rau cải, canh, tàu hủ chiên v.v... Đó là tấm lòng cao quí quá, làm cho mọi liên hệ lẫn nhau giữa người con Phật đầy ấm tình người. Biết bao nhiêu người đã đóng góp gạo, thức ăn rau quả, công sức để có những hạt cơm với nhiều món ăn, tuy thanh đạm…

Và những vị Hướng dẫn Tinh Thần nầy phải là những người đặc biệt, mang tâm nguyện của những vị Bồ Tát tại thế gian nầy, đã làm hình thành ngôi Chùa mang trái tim Bồ Bồ Tát- CHÙA VIỆT NAM, và có được những người Phật tử được hướng dẫn tu trì và cùng mang hạnh nguyện đó, mà chúng ta thấy rõ hiện diện nơi bếp Chùa với bao nhiêu người lăn xăn cho kịp bửa ăn trưa cho Phật tử, của những người quét dọn, lau chùi nhà cầu v.v…mà những vị nầy có thể trước đó hay hiện tại là những người có địa vị, danh vọng, giàu có ngoài xã hội, và đang tập xả bỏ dần cái ngã qua những công việc rất tầm thường, mà chúng ta không dám hy sinh làm.

Tất cả những điều kỳ diệu, sống động đã được nói và đang nói đến ở trên, đều bắt nguồn từ tấm lòng của hai vị Sư bình thường : TT. Thích Nguyên Hạnh và TT. Thích Nguyên Đạt.

Thầy Nguyên Hạnh là nhà tu hành bình thường, nghiêm trang, đạo hạnh mang hoài bão lớn làm sống động cho Phật giáo qua tinh thần dấn thân, duy trì và phát triển Đạo Phật tại nước ngoài, cũng như góp phần duy trì và bảo tồn nếp sống văn hoá Việt Nam.

Thầy Nguyên Đạt là người vui tánh, năng động, sáng tạo, hoà đồng v.v…đã nối kết cùng Thầy Viện chủ, đều cùng nhau mang sứ mạng làm sáng rực, nuôi dưỡng nếp sống Văn hoá và Tâm linh của Đạo Phật. Hai vị đã và đang làm nên những kỳ tích tại điạ phương nầy, cũng như ảnh hưỡng lan truyền đến những nơi khác.

Tôn Tượng Bồ Tát Quan Âm mỉm cười. Ngọn gió mang hơi lạnh thổi qua, lất phất vài giọt mưa làm tôi chợt giật mình, thoát ra khỏi vòng suy tưởng đã dẫn dắt đi qua một khoảng thời gian dài. Vì ngày hôm nay là ngày Lễ Hội Quan Âm- Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện.

Tất cả Lễ Đài, sân khấu lộ thiên, những gian hàng bán đồ dân gian, những bích chương quảng cáo của các nhà tài trợ, bảo trợ v.v.. đã chuẩn bị đầy đủ, để đón mừng Lễ Hội được Tổ chức Lần Thứ 6 tại Chùa Việt Nam. Một Lễ Hội mang tầm vóc quốc tế.

Chúng tôi không muốn đi vào chi tiết mang từng nét một của Lễ Hội, nhưng chỉ muốn biểu lộ những cảm nghĩ và ảnh hưỡng về những ấn tượng đẹp mang màu sắc Văn hoá Dân gian và Đạo vị nầy. Việc nói về từng những chi tiết cũng như quá trình tổ chức Lễ Hội Quan Âm, đã có biết bao nhiêu người viết và đề cập đến.

Từ khi Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm được hoàn thành và nhân ngày Tổ chức An vị Tôn Tượng của Ngài. Trước Ông Thị Trưởng Thành Phố Houston, các vị Quan khách, Chánh quyền, Các Hội Đoàn v.v…Thầy Nguyên Hạnh đã tuyên bố « Dâng tặng Tôn Tượng Mẹ Hiền Quan Âm » cho Thành phố Houston, như một đóng góp của Người Việt Nam và Đạo Phật cho đất nước Hoa kỳ nói chung và địa phương Texas nói riêng, để làm đẹp thêm cho nền Văn hoá và đời sống Tâm linh của đất nước nầy. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều xúc động vì tấm lòng cao quí đó..

Đạo Phật là như vậy. Trong Lịch sử truyền bá Giáo Pháp Từ Bi-Trí Tuệ và Giải Thoát đến bất cứ quốc gia nào, chưa bao giờ Đạo Phật lại là nhân tố xâm chiếm, hũy hoại, tiêu diệt v.v…nền văn hoá của Quốc gia đó để thống trị, chi phối và độc tôn. Đạo Phật chỉ biểu lộ sự khiêm cung, kính trọng, chia sẻ, hoà đồng v.v…cùng với nền văn hoá bản địa để cùng sinh tồn, dung nhiếp tạo thành nền Văn hoá Nhân bản, sâu sắc, là tinh hoa cuả Sáng suốt và Giác ngộ, và làm phong phú và nuôi dưỡng đưa con người đến Chân Thiện Mỹ, qua tư tưởng sáng ngời của Đức Phật : « Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành ».

Thầy Nguyên Hạnh lại một lần nữa lập lại lý tưởng đó. Người không đem Thành phố nầy để hiến cúng cho trái tim Bồ tát Quan Âm, nhưng lại dâng tặng Tôn Tượng của Ngài cho Thành Phố, vì Đạo Phật là nếp sống tâm linh của biết nhiêu con người Việt Nam xa quê hương, đến đây an cư lạc nghiệp, đem dâng tặng cho đất nước Hoa kỳ một nếp sống tâm linh An Lành và Hạnh phúc. Cám ơn Thầy- TT. Thích Nguyên Hạnh.

Và khởi từ ngày đó đến nay, trở thành truyền thống Lễ Hội Quan Âm của Chùa Việt Nam và là biểu tượng làm sống lại Lễ Hội Dân gian ở quê nhà, như đi Trẩy Hội Chùa Hương. Nhưng ngày Lễ Hội ngày càng trở thành một nhu cầu tâm linh bức thiết hơn nữa, giữa biết bao nhiêu sự bạo động, chiến tranh, chết chóc do hận thù, kiêu ngạo, độc tôn về mọi mặt, bắt nguồn từ vô minh.

Tất cả mọi người con Phật hay bất cứ ai, dù có tôn giáo hay không, khi đau khổ và cầu cứu đến Ngài dều được sự che chở, cứu giúp. Hình ảnh của Ngài là biểu trưng cho lòng từ, không phân biệt, như tấm lòng thương yêu của Bà mẹ đối với đàn con thơ dại, luôn luôn nâng niu, che chở, hướng dẫn dù phải hy sinh tánh mạng. Có thể vì môi trường sống, vì những nhu cầu thường nhật che lấp, chúng ta đã vô tình hay cố ý lãng quên tấm lòng của Ngài, và đây cũng là dịp để chúng ta hành hương và sống với những hạnh nguyện đó.

mẹ đã có bên anh,
như giọt cam lồ xoá tan vết hằn sâu
chị buổi mai còn trong sáng
từng ngày qua chồng chất vui buồn
có một lúc nào chợt thấy đời hư ảo
mẹ mỉm cười đã có bên chị yêu
tình Mẹ là cánh chim sải trên bầu trời
ôm ấp chị vào lòng, truyền hơi ấm
là giọt nước mưa thấm vào lòng đất lạnh
để muôn loài vẫn còn có bên nhau…………

( Minh Thanh )


Lễ Hội Quan Âm năm nào cũng báo động là thời tiết xấu, có mưa lớn. Và năm nay, cũng không ngoại lệ, nhưng mưa gió không làm quản ngại, ngăn trở được tấm lòng của mọi người. Hơn 165 vị Tôn Túc, Tăng Ni đã đến từ các Tiểu bang ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới và trên 10 ngàn Phật tử qui tụ về đây để biểu lộ tấm lòng qui ngưỡng đó. Ôi có còn hạnh phúc nào lớn bằng, có còn niềm vui nào cao quí hơn nữa, vì cái nhìn chia sẻ với nhau, cùng chung tấm lòng, cùng chung niềm cầu nguyện v.v…để sống trọn vẹn và làm biểu lộ tấm lòng của Mẹ Hiền Quan Âm.

Tiếng chuông vang lên đi tận vào các cõi, tận đáy sâu của tấm lòng, lòng người…Hỡi những ai lạc bước mau dừng lại, để quay về bờ Giác. Chiến tranh phải chấm dứt, mong đừng ai vì thù hận, ganh ghét, bất đồng chánh kiến, theo tôn giáo bảo thủ hay nhân danh bất cứ lý do gì v.v…mà gây khổ đau cho nhau, cho đồng loại.

« Tất cả nước mắt cùng mặn, dù chúng ta khác màu da, khác chủng tộc, khác tôn giáo v.v…nhưng chúng ta đều là con người, có máu cùng màu đỏ ».

Nước mắt Mẹ Quan Âm đã bao lần rơi xuống vì sự đau khổ của muôn loài, ngày nào sự thống khổ nầy còn tồn tại, chế ngự tâm mọi người, Ngài sẽ không bao giờ thành Phật. Tất cả chư Phật đều hiện thân xuống các cõi, các cảnh giới…đều tùy tâm của các loài mà cứu khổ, ban vui. Tất cả chư Bồ Tát đều biến hoá ra thiên hình vạn trạng cùng vì mục đích giải thoát các loài như vậy, và đó là tấm lòng cao thượng của các bậc Giác ngộ, và hạnh nguyện của các Ngài đang được noi theo, tiếp bước của biết bao nhiêu người con Phật trên toàn thế giới.

Mặt hồ sen bỗng rực sáng, cánh sen vươn lên giữa bùn lầy, trong tâm là ánh sáng của ngọn đèn trí tuệ soi sáng cuộc đời u tối. Ngọn lửa chợt bốc cháy, phừng lên, bừng lên giữa đêm tối, muôn lòng đều lắng đọng, ngắm nhìn Tôn Tượng Bồ Tát…ánh lửa như đánh thức lòng người, ánh lửa làm xoá tan màn vô minh…Hỡi loài người ! Hỡi nhân loại ! Thế giới đã đảo điên lắm rồi, biết bao nhiêu quốc gia, biết bao nhiêu con người đang đau khổ, gào thét, quằn quại trong niềm thống khổ, chết chóc, đói khổ, lầm than…bao thảm cảnh đã bày diễn ra bởi những hận thù, dã man của những chủ nghiã, tôn giáo vô tâm….Chiến tranh phải chấm dứt, mọi người nên nhìn nhau như anh em ruột thịt….để sự khổ đau nầy không còn. Loài người sẽ làm gì trước thảm cảnh nầy ? Tất cả người con Phật- những con người đang noi theo hạnh của Đức Phật, của Bồ tát Quán Thế Âm sẽ làm gì và chúng ta- chúng ta sẽ làm ???

Rừng áo vàng toả sáng. Màu áo của Tăng già, màu của đất nhẫn nhục, cưu mang, chịu đựng…

Có một lần, được nghe Giáo sư Hồ Hũu Tường tại Viện Đại học Vạn Hạnh, đề cập tới nền Văn Minh Tu Sĩ. Lúc đó, ai nấy đều ngờ ngợ, hoài nghi…vì tất cả mọi độc tôn đều nên cần loại bỏ. Nhưng nay, trước thế giới cuồng loạn, đưa đẩy mọi người vào cảnh chiến tranh, sống chết không biết ra sao…Sự định đoạt mạng sống của con người do bàn tay, suy tính của người khác đang mang đầy hận thù. Văn Minh Tu Sĩ lại càng được đánh động, thức tỉnh…Không phải biến tất cả mọi người thành tu sĩ, nhưng là khơi dậy Tánh Phật, Tánh giác có mặt trong tâm tất cả muôn loài. Chỉ khi nào nền Văn minh Tâm linh nầy soi sáng, vô minh hay dục vọng v.v…mới có cơ chuyển đổi lòng người, vượt thoát khỏi nạn trầm luân, đau khổ.

Con đường mà ngày xưa Chư Tổ đã đi, các vị Tôn Túc, tăng Ni đang mang và tất cả người Phật tử bằng năm giới, sáu hoà hay tất cả những người đặt sự tồn vong của con người, của nhân loại…đang noi theo, thực hành. Cố Hoà Thượng Thiện Minh có một lần đã nói : « Nếu tôn giáo hay những tư tưởng bảo thủ nào đem lại cho con người sự đau khổ, chia rẽ, hận thù, độc quyền, độc tôn v.v…thì chẳng thà chúng ta không cần đến tôn giáo đó, mà mọi người còn nhìn lại nhau với tình yêu đồng loại với Hạnh phúc, An lạc ».

Chiếc áo cà sa của Tổ Huệ Năng đã theo chư Tôn Đức trải rộng trên mặt đất ngày hôm nay, chan hoà trong tâm kính của mọi người. Rất là xúc động, rất là cảm kích, rất là trân quí. Màu vàng của Tâm Sáng trải dài, phủ đến đâu, bóng tối lùi bước đến đó.

Ba bước một lạy ( Tam bộ nhất bái ). Cái hạnh khiêm cung, xoá bỏ ngã của mọi người luôn luôn sống động bằng sự thực hành, bằng sống với…mà không bằng lời nói. Ba bước đi để nhớ về Ba Ngôi Tam Bảo cao quí của cuộc đời. Ba bước đi để kính lòng với Ba Đời Chư Phật. Ba bước đi như dẫm chân lên Ba Món Độc: Tham Sân Si, để kính dâng tấm lòng trong sáng, An Lạc, Hạnh Phúc, Tự Tại lên Chư Phật, Chư Bồ Tát và Mẹ Hiền Bồ Tát Quán Thế Âm.

Những chiếc bong bóng nhiều màu sắc bay lên trên bầu trời, từng đợt pháo hoa đăng sáng rực…nhưng, nước mắt tôi chợt rơi xuống vì niềm vui vô tận, vì hạnh phúc không cùng…Nhìn chung quanh, trên gương mặt của mọi người, đều bắt gặp được những hình ảnh tương tự. Ngày Lễ Hội Quan Âm- Ngày Hành Hương và Sống Với Lời Cầu Nguyện. Vâng, chúng ta không thể Hành Hương và Cầu Nguyện không, mà còn sống với chính lời cầu nguyện của mình bằng sự tu tập, phát triển Tâm Bồ đề, nuôi dưỡng Tánh giác…để cho mình và cho những người thân và những người mà chúng ta tiếp cận, sống với…đều được thọ hưởng sự An Lạc Hạnh Phúc. Chỉ tiếc rằng, với số lượng người tựu tập quá đông không thể tưởng tượng được, nếu có một giờ Thuyết Pháp để giảng rõ thêm ý nghiã nầy, thì sự mầu nhiệm sẽ vô cùng.

Xin cám ơn Thầy : TT. Thích Nguyên Hạnh. Xin cám ơn TT. Thích Nguyên Đạt, Người đã biến Ngôi Chùa Việt Nam trở thành Ngôi Chùa Mang Trái Tim Bồ Tát. Xin cám ơn tất cả quí Thầy, quí Sư Cô trong Chùa, tất cả quí Phật tử, những người đã hy sinh công sức, thời giờ, tiền bạc… để đóng góp cho Ngày Lễ Hội Quan Âm thành tựu- dù mưa gió, dù thời tiết xấu- nhưng tất cả mọi người đều thấm nhuần mưa Pháp, đóng góp vào sự duy trì Văn hoá Dân gian và Nền Tâm Linh Phật giáo, cho hôm nay và mai sau.
Dù ai vạn nẻo đường trần

Đến ngày Lễ Hội Quan Âm trở về
Từ bi Cam lộ tuôn rơi
Đưa người thoát khỏi bến đời trầm luân….

( Minh Thanh )

Viết xong Ngày 08.04.2007
Houston, Texas.
Cư sĩ Liên Hoa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2017(Xem: 6727)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về. Tại một vài khu phố nổi tiếng bạo lực ở Hoa Kỳ, khi bóng đêm buông xuống, và những hoạt động mờ ám của xã hội trở nên dày đặc hơn, người cảnh sát có khi phản ứng chậm là chết; nhưng nếu phản ứng hấp tấp và bất cẩn, có khi lại gây ra những thương tích và tử vong oan ức. Do vậy, căng thẳng là bệnh thường nhất của cảnh sát.
04/04/2017(Xem: 9840)
"Khi hành giả niệm danh hiệu Phật đến mức nhứt tâm (không xen tạp), tất cả tâm là Phật, tất cả Phật là tâm. Tâm và Phật như là một. Tôi e rằng nguyên lí và cách thực hành nầy không phải ai cũng hiểu được. Tôi luôn luôn có khát vọng xiển dương những điều đó cùng với đại nguyện của đức Phật A-di-đà nhằm cứu độ tất cả chúng sanh. Làm sao tôi dám che giấu sự thật nầy và chỉ tiết lộ cho một mình ngài? Nếu nói có một chơn lí chỉ được kín đáo tiết lộ cho cá nhân, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải Phật pháp. Tuy nhiên, dầu nói thế, lão đạo nầy có một pháp bí mật tuyệt vời của riêng mình. Hôm nay, do quí vị yêu cầu nên tôi không ngại n
04/04/2017(Xem: 8216)
Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.
04/04/2017(Xem: 5830)
Thường thì chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn mới có thể bắt đầu hành trình tâm linh. Thí dụ như một cơn khủng hoảng trầm trọng, sự đau khổ ê chề, hay sự mệt mỏi và chán chường cùng cực vì phải tới lui và tái diễn những vai trò càng lúc càng trở nên vô nghĩa: đó là những yếu tố thúc đẩy hành trình tâm linh (John Snelling, The Elements of Buddhism", p. 117). Câu chuyện sau đây có thể nêu rõ quan điểm nầy:
04/04/2017(Xem: 9225)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại bang Ladakh- India, được cơ hội thân cận các vị LạtMa nơi này và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết.
03/04/2017(Xem: 8005)
Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.
02/04/2017(Xem: 8309)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
01/04/2017(Xem: 13115)
Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.
01/04/2017(Xem: 11842)
Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ở đời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ướcrất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏ bê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này.
31/03/2017(Xem: 9367)
Ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa mồng 3 tháng 3 thầy trò chúng tôi quy tụ tại Pháp Loa Thiền Tự, huyện Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội để tưởng nhớ đến Ngài. Có mặt trong ngày đặc biệt nay có khoảng vài chục quý thầy, quý sư cô đang thực hành thiền cùng các thiền sinh cư sỹ. Buỗi lê thật đơn giản và sâu sắc, ngắn gọn và ý nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]