Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân... khoảnh khắc hay mùa Xuân… vĩnh cửu?

15/02/201106:21(Xem: 8662)
Mùa Xuân... khoảnh khắc hay mùa Xuân… vĩnh cửu?
hoa_mai_5

Kính thưa quí vị và các bạn,

Một mùa Xuân nữa lại về, đất trời lại thay đổi, lòng người cũng rộn ràng… nhưng sinh hoạt của người Huynh trưởng GĐPT có hơi khác so với mọi người vì được học Kinh, Luật, Luận đại thừa lẫn Nikaya… nên thường quán chiếu, suy gẫm nhiều vấn đề ngay cả những đề tài quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Anh chị em Huynh trưởng được học rằng, “thời gian không có thực tính”, không gian không có bờ mé, cho nên mới có câu “khoảnh khắc là thiên thu” và “một hạt cải chứa cả tam thiên đại thiên thế giới”, v.v… Như vậy mùa Xuân của đất trời có phải là mùa Xuân trong lòng người Huynh trưởng GĐPT hay không? Mùa Xuân ấy dài bao nhiêu? Trong khoảnh khắc hay bất tận? Mùa Xuân có phải đồng hóa với hạnh phúc không? Như vậy đau khổ phiền nào là mùa nào trong năm? v.v… ☺☺!! Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân. Xin quí vị và các bạn đóng góp thêm ý kiến để bổ sung và xin chỉ dạy cho những tu duy chưa hợp lý (không lô gích) hay không đúng với Phật pháp.

Xin chân thành cảm ơn!

A: Hôm nay chúng ta nói về đề tài mùa Xuân hả?

B: Phải. Đúng hơn là nói về mùa Xuân vĩnh cửu, Xuân trong khoảnh khắc, tâm Xuân hay vũ trụ Xuân…

C: Mình nghĩ là có thể nói về một mùa Xuân chuyển hóa, hoặc một mùa Xuân vô ngã, v.v… nữa đó!

A: Các bạn hay thật đó, đề tài này giúp chúng ta nhiều trong khi giảng cho các em bài học “tính không thực có của thời gian” nữa phải không?

B: Đúng vậy và còn nữa, vì bản thân chúng ta cũng phải xem làm sao để tiếp xúc và sống với Xuân nữa chứ!☺☺!

C: Người ta thường nói: Mỗi năm có bốn mùa, Xuân Hạ Thu Đông nhưng mình nghĩ trong một ngày thôi cũng có đủ bốn mùa rồi, có phải không các bạn?

A: Mình hiểu ý bạn rồi, đúng đó, nhưng không chỉ một ngày mà trong một giờ, một phút, một giây, v.v… cũng có khi có đủ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông!

B: Mình cũng hiểu rồi, các bạn muốn nói đó là các mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) của từng tâm trạng của chúng ta, thay đổi từng ngày từng giờ, có khi từng sát-na… phải không?

C: Phải rồi, tùy theo những điều kiện tâm lý mà hiện tượng “mùa Xuân” xuất hiện trong tâm ta, như một nhà thơ nào đã nói, “Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi; Trong vườn thơm ngát của hồn tôi”. Như vậy, không phải tâm của tác giả đang ở trong mùa Xuân sao? Trái lại, Chế Lan Viên thì than vãn: “Tôi có chờ đâu có đợi đâu. Đem chi Xuân lại gợi thêm sầu? Với tôi tất cả như vô nghĩa. Tất cả không ngòai nghĩa khổ đau”. Tâm của thi sĩ bây giờ đang là mùa Đông lạnh giá, hơn nữa thi sĩ đang ở trong cảnh giới của khổ đau trong khi có thể là Xuân đang về ở ngoài kia!

A: Vì vậy, chúng ta thấy rằng điều quan trọng là làm sao để tiếp xúc với mùa Xuân, để sống với Xuân. Mình nghĩ rằng tiếp xúc với Xuân là tiếp xúc với nguồn sống mãnh liệt, vô tận, nghĩa là sống ngay trong từng khoảnh khắc của giây phút hiện tại, sống tự nhiên, trọn vẹn. Đó chính là sống với mùa Xuân đích thực trong lòng, không chỉ là mùa Xuân hiện tượng của trời đất.

B: Như vậy chúng ta có thể nói rằng mùa Xuân của trời đất là một hiện tượng tự nhiên, mỗi năm xuất hiện một lần theo định luật tuần hoàn của vũ trụ. Còn mùa Xuân trong lòng chúng ta xuất hiện trong từng khoảnh khắc hay vĩnh cửu tùy theo những điều kiện tâm lý khởi lên và mùa Xuân trong lòng thì không theo định luật tuần hoàn của vũ trụ nhưng lại bị chi phối bới những định luật tâm lý!

C: Vì vậy, mình nghĩ là không thể có mùa Xuân vĩnh cửu, mặc dù đó là tâm Xuân hay vũ trụ Xuân; vì vạn vật không ngừng biến đổi, vô thường là định luật tự nhiên chứ không có gì có thể gọi là vĩnh cửu cả! ☺☺!!

A: Phải! Phải! Tuy nhiên vĩnh cửu hay ngắn ngủi là tùy tâm trạng của người cảm nhận, ví dụ mấy câu như: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong tù bằng ngàn năm được tự do ở ngoài) cũng là thời gian 24 giờ nhưng người tù thấy thời gian đi quá chậm, như trải qua 1000 năm vậy.

B: Ngoài ra, các bạn cho biết tại sao hồi nãy chúng ta nói rằng trong một ngày chúng ta có thể trải qua cả bốn mùa?

C: Thì phải rồi! Không phải khi bạn nổi nóng thì bạn có thể đem cả cái nóng của sa mạc Sahara vào trong phòng bạn hay sao? Sức nóng đó có khi còn hơn cái nóng của sa mạc nữa! Vậy là mùa Hạ nóng bức khó sống đã ngự trị trong tâm bạn rồi!

A: Còn đối với Chế Lan Viên thì mỗi khi Xuân về, ông ta lại coi đó là “một trời đau khổ”, không phải trong lòng ông ta chỉ có mùa Đông đen tối thôi sao?

B: Đúng, tất cả do tâm mà ra. Hèn chi trong Duy thức học có nói, “vạn pháp do tâm tạo”. Thật ra bốn mùa của trời đất, vũ trụ Xuân, Hạ, Thu, Đông là trung hòa, vô tính, thản nhiên, nhà Phật gọi là vô ngã.

C: Nếu mùa Xuân là vô ngã thì mùa Hạ, Thu và Đông cũng đều vô ngã. Cho nên ta có cách nào để chuyển hóa các mùa khác thành ra mùa Xuân hết hay không?

A: Nếu biến mùa Đông đang lạnh giá, đang có bão tuyết ngoài kia thành mùa Xuân ấm áp, trăm hoa đua nở thì không được nhưng có thể chuyển biến tâm mình từ nhỏ hẹp thành rộng lớn để có thể chấp nhận sự thuận nghịch của bốn mùa. Thế thì sự chuyển hóa của tâm có thể đưa đến cảm thọ được không khí Xuân trong mùa Đông lạnh giá. Đó chính là những nụ hoa mai chỉ có thể nở ra nhờ cái lạnh thấu xương của mùa Đông.

B: Đúng vậy, cho nên nói mùa Xuân trong khoảnh khắc hay mùa Xuân vĩnh cửu cũng giống nhau phải không các bạn? Bởi vì vĩnh cửu hay thiên thu được tạo nên bằng những khoảnh khắc, nếu chúng ta có mùa Xuân trong lòng, trong từng khoảnh khắc, đừng để phiền não khổ đau chen vào thì khoảnh khắc sẽ biến thành thiên thu, không phải sao?

C: Mình cũng hiểu nhu vậy. Nếu chúng ta có mùa Xuân trong tâm và cái nhìn mới mẻ, tinh khôi, biết chấp nhận những cái khác biệt đối với mình để chuyển hóa chúng thành sức mạnh cho chính mình thì mùa Xuân sẽ vĩnh viễn ở lại với ta vì mùa Hạ đến sau mùa Xuân, tuy oi bức, gay gắt nhưng cũng được tiếp nhận với Tâm hoan hỷ , với lòng bao dung. Mùa Hạ như vậy chỉ là một sự thách thức đầy thú vị đối với Tâm không chấp trước của chúng ta. Ta đi vào mùa Hạ cũng với tâm thảnh thơi trí sáng suốt thì không có gì là không vượt qua được.

A: Bạn C nói rất đúng. Một khi chúng ta đã có mùa Xuân tinh khôi ở trong tâm thì bản thân chúng ta chính là hải đảo an toàn cho chính mình nương tựa và cho những ai cần nương tựa khi tiếp xúc với nắng Hạ nóng bức hay chạm trán với băng giá cùa mùa Đông. Chúng ta đều nhớ bài hát Thiền này phải không?

Quay về nương tựa
Hải đảo tự thân,
Chánh niệm là Phật
Soi sáng xa gần
Hơi thở là Pháp,
Bảo vệ thân tâm
Năm uẩn là Tăng
Phối hợp tinh cần
Thở vào thở ra
Là hoa tươi mát
Là núi vững vàng
Nước tĩnh lặng chiếu
Không gian thênh thang
….

B: Phải rồi! Vì vậy, muốn có mùa Xuân vĩnh cửu trong lòng, nghĩa là giữa bầu trời lạnh giá của mùa Đông, cũng vẫn nghe ấm áp, không thấy khó chịu. Chúng ta biết thanh lọc tâm mình, loại trừ những cực đoan, những ham muốn, những thị phi, v.v… thì mùa Xuân sẽ có mặt trong tâm ta ngay.

C: Đúng vậy, muốn có không gian tâm thức “thênh thang” để mùa Xuân hiện hữu chúng ta cần phải chuyển hóa những hạt giống bất thiện của tâm lo lắng, bất an, nghi kỵ, thù hận, đố kỵ, tham đắm, v.v… thành những tâm vô tư, hồn nhiên, hòa thuận, tin yêu, vui vẻ, ít muốn, biết đủ và …

A: …Để nhường đất tâm cho những hạt giống hỷ xả, từ bi và trí tuệ đâm chồi nẩy lộc, đơm bông kết trái, phải không các bạn?

B: Chính xác. Nói tóm lại, nếu tâm chúng ta bận rộn với được–mất, hơn–thua, vinh–nhục… thì không thể nào tiếp xúc được với mùa Xuân. Ngược lại, nếu bầu trời tâm của chúng ta yên tĩnh, trong sáng thì mùa Xuân sẽ xuất hiện tức thì, khoảnh khắc hay thiên thu là tùy theo khả năng cảm thọ của từng tâm trạng.

C: Buổi nói chuyện của chúng ta hôm nay thật là lợi lạc. Năm hết Tết tới rồi, xin chúc các bạn và gia đình một mùa Xuân Di-lặc hoan hỷ, một Năm Mới Tân Mão với 365 ngày an lạc, thảnh thơi. Xin tạm biệt!

A&B: Cảm ơn, tạm biệt! Tạm biệt! Mong mùa Xuân “thường trú” trong tâm mọi người.■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 78

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12859)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 24932)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
08/04/2013(Xem: 6600)
Đứng nhìn Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao lên trên bầu trời, một hình ảnh quá thiêng liêng và tuyệt đẹp. Tượng Ngài màu trắng nổi bật trên nền màu xanh, có những đám mây trôi qua, nhẹ nhàng càng tô điểm thêm vẻ đẹp, . . .
08/04/2013(Xem: 5234)
Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Nhân dịp vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Đề Hải xin đăng một bài giảng của Hòa Thượng vào ngày 16 tháng 3 năm 1976 trong dịp Quán Âm Thất.
08/04/2013(Xem: 6838)
Mấy ngày vừa qua, thành phố Houston- Texas, mưa thật nhiều. Không biết lượng nước mưa từ đâu đổ dồn về, có lúc kéo dài 21 ngày liên tục. nhiều vùng bị lụt, nhiều nơi bị những cơn giông làm sụp nhà cửa. Theo tin tức đã có 13 người chết.
08/04/2013(Xem: 7377)
Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học... Song, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật ...
08/04/2013(Xem: 18717)
Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở.
08/04/2013(Xem: 7263)
Chợt thấy xuân mời, vào một sáng ngồi rơi im lặng, hơi thở bay vào trong phong bão, cơn say tỉnh cơn gió mỉm cười, lay cánh mai
08/04/2013(Xem: 6280)
“Tu Bồ Đề! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn sơ nhựt phần dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; trung nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; hậu nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí, như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhơn văn thử kinh điển tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ; hà huống thơ tả, thọ trì đọc tụng, vi nhơn giải thuyết”.
08/04/2013(Xem: 5198)
Như mọi người đều biết, Đạo Phật trong suốt những thập niên qua đã có nền tảng khá vững chắc tại phương Tây. Riêng tại Đức, sự tìm hiểu và tu tập giáo lý Phật Đà của người bản xứ ngày càng nhiều thấy rõ. Ở điểm này có rất nhiều lý do để dẫn chứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567