Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thuyết cháo Lạp Bát

13/02/201116:21(Xem: 10809)
Truyền thuyết cháo Lạp Bát


chao lap bat2
Khi nói đến cháo một loại món ăn nào chúng ta không thể không truy nguyên nguồn gốc cúa nó. Ẩm thực là lĩnh vực chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội ngày một phát triển. “Dân dĩ thực vi thiên” (cái ăn được coi là trên hết), ẩm thực là nhu cầu chính yếu của con trong sinh tồn của loài người. Món ăn của mỗi quốc gia đều thể hiện nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng riêng. Do vậy, để gởi đến độc giả gần xa tìm hiểu món cháo Lạp Bát của Trung Quốc có nguồn gốc từ đâu và đặc trưng của nó ảnh hưởng trong đời sống sinh hoạt của người Trung Quốc thế nào? Người viết xin trình bày sự hiểu biết thô thiển của mình trong quá trình lược dịch.

Truyền thuyết cháo Lạp Bát

Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật. Trong Mộng Lương Lục quyển 6, Ngô Tự Mục có chép: Vào ngày này, hầu hết các tự viện đều thiết bày cháo Ngũ Vị còn có tên là cháo Lạp Bát sau đó cháo Lạp Bát cũng được gọi thành cháo Thất Ngọc. Cháo Lạp Bát là một loại cháo nấu bằng gạo đỗ cùng củ quả như: táo, hạt dẻ, hạt sen để cúng Phật. Bát cháo này được dùng làm phẩm vật cúng dường Đức Phật, vào ngày Ngài thành đạo (mùng 8 tháng 12 Âm lịch), sau thành tục lệ lưu truyền trong dân gian Trung Quốc.

Trong Võ Lâm Cựu Sự, quyển thứ 3, Châu Mật ghi: ngày mùng 8 tháng 12 các tự viện và những gia đình mộ đạo dùng gạo nếp, đường trắng, hồ đào, hạt thông, nấm, sữa, quả hồng, hạt dẻ(1) và như thế để làm cháo, nên gọi là cháo Lạp Bát. Nhưng trong Yến Kinh Tuế Thời Ký, Phú Sát Đôn Tông lại ghi rằng: cháo Lạp Bát người ta sử dụng gạo màu vàng, nếp, hạt kê, củ ấu (củ Lăng), hạt dẻ, đậu đỏ bóc vỏ cùng với nước sôi mà làm, ngoài ra gia thêm hạt táo đỏ, hạnh nhân, hạt dưa, đậu phụng và đường trắng nấu cho chín mền. Cháo này cũng gọi là cháo Thất ngọc ngũ vị. Vì ban sơ Món cháo này chỉ dùng đậu đỏ cùng với gạo vàng nấu thành, về sau, bởi sự tiến hóa của nông nghiệp, công nghiệp cùng sự tiến hóa và đa dạng về thực vật kết hợp bản sắc địa phương dần dần cháo Lạp Bát có nhiều hình dạng và sắc thái khác nhau.

Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, cho rằng: Sa môn Cù Đàm, trong bước đường tu tập, Ngài trải qua những năm tháng khổ hạnh nơi sơn lâm, nhưng không đạt được kết quả giải thoát. Cho đến một hôm Ngài nhận bát cháo cúng dường của Nàng chăn cừu, ăn xong, Ngài cảm nhận tinh thần minh mẫn, thể lực khôi phục, tiếp tục tọa định dưới cội bồ-đề và triệt ngộ chân lý vào rạng sáng ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Sa môn Cù Đàm đã thành Phật, hiệu Thích-ca Mâu-ni. Vào khoảng năm 525 TCN. Sự chứng ngộ của Sa môn Cù Đàm đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội Ấn Độ, và Ngài đã đánh thức tư tưởng Bà-la-môn giáo, từ đây thế giới biết về đức Phật như một vị triết gia, một con người vĩ đại hơn bao sự vĩ đại. Do đó, mùng 8 tháng 12 được gọi là Lễ Phật thành đạo.

Từ đây, hằng năm các tự viện tại Trung Quốc vì tưởng nhớ Đức phật và tấm lòng của nàng chăn cừu đã cúng dường đức Phật bát cháo trong thời khắc thiêng liêng quan trọng của 2500 năm về trước mà dùng hương hoa, ngũ cốc làm thành cháo Lạp Bát cúng Phật. Cháo Lạp Bát sớm trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Trung quốc. Theo như Bách Trượng thanh quy đã ghi thì nguồn gốc và điển tích cháo Lạp Bát được xuất hiện sau sự kiện đức Phật thành đạo là điều đáng tin cậy.

Nói đến Lạp Bát tiết hay cháo Lạp Bát có lẽ mọi người rất xa lạ, nếu như trên không giái thích về nguồn gốc và nguyên nhân của nó. Khi xưa một số tu viện ở phương Bắc Trung quốc, vào ngày mùng 8 tháng 12, chư Tăng mang bình bát vào làng khất thực, những thực phẩm chư tăng khất thực được như: gạo, hạt dẻ, táo, trái hạnh, v.v… đều nấu thành cháo Lạp Bát bố thí cho người nghèo. Những người nghèo cho rằng: họ ăn cháo Lạp bát sẽ được Phật Tổ bảo hộ bình an, thân vô bệnh. Do đây, những người nghèo gọi cháo này là “cháo Phật”. Và người xưa cũng gọi ngày mùng 8 tháng 12 là “Lạp Nhựt” hay “Lạp Bát tiết”.

Bắt đầu từ triều đại Tần Hoàng, cháo Lạp Bát thành ra lễ hội Lạp Bát tiết. Lễ hội này nhà nhà đều nấu cháo Lạp Bát dâng cúng tổ tiên và các vị thần linh, cầu nguyện cho mùa màng thu hoạch đạt kết quả.

Những điều nêu trên là truyền thuyết của Trung Quốc nói về nguồn gốc của loại cháo này. Bên cạnh đó còn có thuyết nói về cháo Lạp Bát như sự kiện liên quan đến sự chứng ngộ của Sa môn Cù Đàm.

Nhưng nếu như nguồn gốc của cháo Lạp Bát ra đời đồng hành với sự tướng nhớ ngày Phật thành đạo thì tại sao hầu hết các tài liệu đăng tải trên trang Baidu (百度) Trung Quốc lại ghi rằng: Lịch sử cháo Lạp Bát có mặt tại Trung Quốc chỉ hơn một ngàn năm, bắt đầu sớm nhất vào đời nhà Tống, mà Đức Phật thành đạo đến nay đã hơn 2500 năm? Đây là vấn đề cũng chưa có tài liệu nào làm sáng tỏ. Trong tài liệu được đăng trên trang Baidu chỉ ghi rằng: mỗi năm đến Lạp Bát tiết, bất luận là triều đình, quan phủ, tăng lữ hay bá tánh đều làm cháo này trước dâng cúng chư Phật, tổ tiên, thần linh và sau đó là xem như món ăn quan trọng không thể thiếu trong ngày tiết này. Đến triều đại nhà Thanh, thói quen ăn cháo Lạp Bát ngày càng thịnh hành, trong triều đình trên từ Hoàng đế, Hoàng hậu, Phi tần, Hoàng tử, dưới đến quan võ, quan văn, cung nữ… kể cả việc tiếp đãi khách đều dùng loại cháo này. Ngoài ra, vào tiết này, triều đình cũng cung cấp gạo muối rau quả làm thực phẩm cúng dường tăng lữ.

Tập tục trong “tiết Lạp Bát”
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, Tần vương hạ lệnh lấy ngày mùng 8 tháng 12 hằng năm cải thành “Lạp Nguyệt”. Từ “Lạp” chính thức xuất hiện từ thời đại nhà Hán. Nguyên nhân lấy ngày mùng 8 tháng 12 gọi thành “Lạp Nguyệt” (腊月), vì trong ngôn ngữ Trung quốc, rất nhiều từ đồng âm, do vậy chữ lạp “蜡者” có bộ “Trùng虫” bên cạnh là chỉ ngọn đèn sáp, bên trong ngọn đèn có sợi dây, do đó chữ “Lạp 蜡” cũng được hiểu là chữ “Tố 索”, đọc trại âm thành ra “tuế 岁”. Tuế có nghĩ là tuổi. 12 Tháng được coi là 1 tuổi, tháng 12 là tháng tích tụ tinh túy của vạn vật trong trời đất, do đó cả hai chữ “Lạp 腊và 蜡” đều mang nghĩa chỉ chung cho những hoạt động cúng tế thần thánh. Đa phần người nông dân đều tiến hành nghi thức tế tự vào tháng 12 âm lịch cuối năm, do đây tháng 12 được gọi là “Lạp tuế” cũng gọi là “Lạp tế”.

Người Hán Tộc hầu hết sống ở phía Bắc Trung quốc, vào mùa Đông, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thổ nhưỡng phương Bắc phần lớn là sa mạc và thảo nguyên, rất khó trồng cây lương thực, do vậy nhân lúc nhàn rỗi, họ đều đi săn bắn trước là chuẩn bị một số thực phẩm để trang trải thiếu hụt trong những tháng mùa Đông, thứ hai là săn bắt thú để làm thực phẩm cúng tế cầu nguyện tổ tiên quá cố ủng hộ người hiện tại được trường thọ và trách những điều tai ách đến với họ.

Vào thời Tống, tại Tokyo Nhật Bản, mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng 12, các tự viện đều dâng cháo “Thất ngọc ngũ vị” tức cháo “Lạp Bát” lên cúng dường Phật. Cũng trong “Đông Kinh Mộng Hoa Lục” Mạnh Nguyên Lão ghi: ngày mùng 8 tháng 12 các tự viện làm lễ tắm Phật, các Phật tử mang cháo “Thất ngọc ngũ vị” đến chùa cúng Phật. Có nhiều tín đồ chỉ dùng 5 loại trái cây nấu thành cháo Lạp Bát cúng Phật nên gọi là “cháo Phật”. Lục Du, thi nhân đời Tống đã cảm nhận cái đẹp trong hình ảnh cháo Lạp Bát, đã là hai câu thơ:
Kim tiêu “Phật chúc” cánh tương quỹ,
Phạn giác giang tôn tiết vật tân.

Cháo Lạp Bát trong văn hóa vùng miền

Cháo Lạp Bát ngày nay ở những địa phương khác nhau của Trung Quốc có nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau, nhiều địa phương đã dùng đặc trưng của riêng xứ sở mình mà tạo nên những phong vị và nghệ thuật khác nhau. Đặt biệt, người Bắc Kinh làm món cháo này trông rất đẹp mắt và ngon miệng. Ngày nay món cháo này được làm từ rất nhiều loại thực phẩm tổng số gần hai mươi loại thực phẩm. Trong đêm ngày mùng 7 tháng 12 âm lịch người dân bắt đầu bận rộn rửa gạo, ngâm trái cây, xay thực phẩm, đãi đậu… Sau đó dùng táo tàu, hạt sen, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt thông, nhãn thịt, vải thịt, nho khô, bạch quả, củ ấu, trái hồng, đậu đỏ, đậu phộng… vào giữa đêm bắt đầu nấu, với mực lửa rất nhỏ mãi cho đến sáng sớm hôm sau cháo mới hoàn toàn chín thục. Có nhiều gia đình rất coi trọng món cháo này nên đã dùng các loại trái cây khắc thành hình động vật, hoa, hình con sư tử lớn nhỏ khác nhau rất đẹp đặc vào nồi cháo càng làm tăng thêm nét thẩm mỹ, khi múc bát cháo ra, trên mặt bát cháo đặt hình con sư tử trông rất đẹp mắt. Cháo Lạp Bát ngoài việc thờ cúng tổ tiên, còn dùng vào những ngày Quốc tang.

Người Quảng Đôngnấu cháo Lạp Bát sử dụng vật liệu đa phần là gạo nếp, đậu đỏ, hạt dẻ, đậu phụng, táo tàu, bạch quả, hạt sen nấu cho chín, sau đó cho thêm nhãn đã được bóc vỏ và hạt vào. Mùa đông dùng cháo này thơm ngon và bổ dưỡng và dễ dàng cho vấn đề tiêu hóa. Giúp cho sức khỏe được lành mạnh, tuổi thọ tăng thêm.

Người Thiên Tânnấu cháo này cũng giống như người Bắc Kinh, họ lại cho thêm một số loại thực phẩm như: gạo ren (tiếng Ý), hạt lúa mạch, ngũ cốc , gạo nếp vàng, gạo trân châu, mạch nhân, gạo nếp vàng, đậu xanh, nhãn, vải, thịt viên, bạch quả, táo tàu, gia thêm vị quế. Mùi thơm, màu sắc, và hương vị tuyệt vời. Loại cháo mà người Thiên Tân làm ăn có thể trị bệnh nhứt mỏi, khai tùy, bổ khí, an thần và có công năng lọc máu và nuôi dưỡng máu.

Người Sơn Tâylại gọi cháo này là “cháo Bát Ngọc” chủ yếu dùng gạo làm, sau đó bổ sung thêm gạo nếp, gạo nếp vàng, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phụng, đậu đũa, nhãn, táo tàu. Khi ăn trông rất ngọt.

Hầu hết khu vực Đông Nam Trung Quốcsử dụng đậu đỏ, đậu đỏ hạt nhỏ, đậu xanh, hạt đậu đũa, khoai lang, đậu phụng, gạo nếp, nho khô, kết hợp nước cháo mà làm thành.
Cao nguyên phía bắc tỉnh Thiểm Tây trong ngày này ngoài việc sử dụng nhiều loại gạo và đậu ra cũng gia thêm nhiều loại hoa quả khô, đậu phụ (đậu hủ) đun hỗn hợp với thịt mà nấu thành món cháo này. Thường ăn vào buổi sáng. Sau khi ăn xong, cháo này được lưu lại một ít nơi bếp hoặc bên ngoài hay trên cây để trừ tà, tránh họa, đồng thời cầu mong mùa màng đặng hạt.

Người Thiểm Tâychỉ dùng 5 loại ngũ cốc, phân thành “ngũ vị” và “bát vị”. Ngũ vị là vì thưở xưa dùng: gạo, nếp, đậu phụng, bạch quả, đậu xanh nấu thành. Bát vị là về sau gia thêm thịt bằm, đậu hủ và củ cải.

Tại thành phố Lan Châu, khu phố bạch Ngân, cháo này dùng gạo, đậu, táo tàu, bạch quả, hạt sen, nho khô, hạnh nhân khô, dưa hấu khô, hồ đào nhân, thanh hồng tơ, đường trắng, thịt bằm. Nấu cháo xong đem cúng thần cửa, thần đất, thân bếp, thân tài và cầu cho mưa thuận gió hòa, sau đó phân phối cho thân nhân, hàng xóm, cuối cùng là gia đình để thưởng thức.

Người Ninh Hạở tỉnh Cam Túc chủ yếu dùng các loại ngũ cốc và rau quả để làm cháo này, sau đó gia thêm lúa mạch, nên gọi cháo này là: “Mạch Tuệ Tử” cũng làm thành những viên tròn giống đầu chim Tước nên gọi là “Tước Nhi Đầu” sau khi nấu chín cho thêm hành vào trông rất thơm ngon.

Người Thanh Hải đã không khuyến khích ăn cháo Lạp Bát mà là ăn “miến” được làm từ hạt lúa mì, gia thêm thịt dê, muối, gừng, mần tỏi, táo khô và gia vị thơm khác. Sau một đêm nấu sôi thịt, lúa mì và các gia vị khác trộn chung ăn vào buổi sáng, mùi của các món ăn này rất thơm ngon. Thích hợp cho những vùng có tuyết bao phủ.

Người Sơn Đôngkhi xưa dùng cháo Lạp Bát quy định cho “chế độ ăn uống của nho sĩ”. Có hai loại: loại thứ nhất dùng nhãn, hạt sen, hạt bách hợp, hạt dẻ, táo tàu, với gạo luộc, nấu thành. Loại thứ hai, thêm các ngũ quả vào nên gọi là: “Chúc quả” món cháo thứ hai này chỉ dành riêng cho các bậc Nho sư trong 12 phủ của tỉnh Sơn Đông thời trước. Ngoài ra một loại chỉ dùng: dùng gạo, thịt miếng, cải trắng, đậu hủ nấu thành món cháo này cho các Quan làm việc trong miếu Khổng tử thời trước.

Người Hà Namdùng 8 loại thực phẩm để nấu cháo này: gạo, đậu xanh, đậu đũa, lúa mạch, đậu phụng, táo tàu, bắp, hồ đào nhân với đường nâu làm thành chao Lạp Bát.

Người Giang Tôcó hai loại cháo Lạp Bát là loại ngọt và không ngọt. Thông thường nấu với Hồ đào nhân, tùng tử nhân, hạt súng, hạt sen, táo tàu, trái vải và thịt viên, nấm đông cô, nấm mộc nhĩ, cải xanh, kim chi nên cháo ngọt và thơm ngon, họ quan niệm rằng ăn mon cháo này cầu sống lâu dài.

Người Tứ Xuyênnấu đa dạng cháo Lạp Bát, có ngọt và cay, thành phần chủ yếu để làm cháo này là: đậu vàng, đậu phụng, thịt bằm, củ cải trắng, củ cải đỏ nấu thành. Thế nhưng, phần nhiều người nông dân ăn mặn nhiều hơn nên có thế dùng thêm nước tương, tùy theo khẩu vị của mỗi địa phương mà thêm gia vị. Ngày nay mỗi địa phương hầu hết đều có cách làm cháo Lạp Bát của riêng mình, và tùy theo khẩu vị của mỗi nơi mà món cháo này có nhiều sai khác.

Cách thức làm cháo Lạp Bát phổ thông

Nguyên liệu:

50 gram gạo nguyên (tức gạo lức), 50 gram hạt kê vàng, 50 gram gạo nếp, 50 gram bột ngũ cốc, 50 gram lúa miến (còn gọi là gạo Cao lương)(2), 100 gram đậu đỏ, 100 gam hạt sen, 100 gam đậu phộng, 100 gram long nhãn, 100 gram hạt dẻ, 100 gram táo Tàu nhỏ màu đỏ, lượng đường thích hợp.


Phương pháp chế tác:

Trước tiên hạt sen cho vào trong nước ngâm, sau đó cho vào nồi (hay cái xửng) chưng lên, chưng khoảng 1 giờ đồng hồ, chưng mền sau đó dùng dụng cụ kịp thời lấy ra.
Sau đó đem nhãn bóc vỏ, bỏ hạt chỉ giữ lại phần cơm của trái nhãn, hạt dẻ bóc sạch vỏ và lụa của nó.
Cho hạt dẻ, gạo Cao lương, hạt sen, đậu đỏ, đậu phụng, táo Tàu rửa sạch cho vào nồi và cho lượng nước thích hợp vào nồi, bắt đầu nấu cho đến khi độ chín của các loại thực phẩm được một nữa (nghĩa là mới sơ chín).

Đem gạo nguyên, hạt kê vàng, gạo nếp vo sạch cho vào nồi nấu, cho lửa nhỏ, cho đến khi cháo chín được 70, 80﹪, đem hạt sen đã được chưng chín và các thực phẩm dã được nấu cho chung vào cho vào nồi khuấy đều, sau khi mở nắp nồi ra liền cho lửa rất nhỏ, chú ý kẻo khê. Lúc này bắt đầu rắc đường trắng vào. Như thế là chúng ta đã có một nồi cháo Lạp Bát vô cùng thơm ngon. Hiện nay trong các siêu thị có nhiều loại cháo Lạp Bát với nguyên liệu rất tốt, nhưng người ta cũng có thể theo thói quen ăn uống của riêng mình và điều kiện vật chất của họ mà lựa chọn cháo lạp bát. Cháo Lạp Bát là niềm tự hào duy nhất.

Cháo Lạp Bát là món ăn dưỡng sinh

Người Trung Quốc ngoài việc ăn cháo Lạp Bát như là một món ăn truyền thống, nó còn rất thích hợp với khoa học hiện nay. Triều đại nhà Thanh có học giả Tào Yến trong cuốn “Chúc Phổ” ông đã giảng giải rất cặn kẽ giá trị của cháo Lạp Bát đối với việc bảo đảm cơ thể lành mạnh nó còn là một loại thực liệu trị bệnh đái tháo đường, bổ phổi, nhuận trường, thông mạch, an thần… món cháo này hiện nay đã được y học chứng nghiệm là có ích cho mọi có thể. Trong các nguyên liệu chính của cháo Lạp Bát là ngũ cốc. Gạo có chất đạm, chất béo, sắt và canxi cùng các thành phần khác khiến dạ dày và cơ quan nội tạng nhuận trường. Tác dụng lúa mạch phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh tim mạch. Trong các loại ngũ cốc đều giàu vitamin và sinh tố. Củ cải trắng và cải đỏ có nhiều canxi và chất sắc phòng ngừa bệnh huyết quản và tiêu trừ các mần bệnh nguy hại. Không thể xem nhẹ hàm lượng chất bổ trong cháo Lạp Bát, vì trong quả hạnh nhân có tác dụng của vị thuốc, đậu phụng có nhiều canxi và vitamin E quả hạnh nhân có thể dùng làm thuốc chống suy yếu và lão hóa. Nếu như cháo Lạp Bát lại gia thêm thịt bò, thịt gà lại càng khiến cháo Lạp bát tăng phần bổ dưỡng. Đối với người gìa và người bệnh cao huyết áp dùng thêm yến mạch vào sẽ khống chế lượng đường tăng cao, và bệnh trạng ngày càng thuyên giảm.


Cháo Lạp Bát với nhà văn Băng Tâm

Lời tác giả: “Tôi nhớ về ngày ấy, mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng 12 , mẹ chúng tôi nấu cháo Lạp Bát cho chúng tôi ăn. Mẹ nói món cháo này vốn xuất phát từ điển cố Phật giáo, và điển cố của 18 vị La hán, sau phong tục này đã ăn sâu đậm và thực hành rộng khắp trong dân gian. Nhân vì mượn lễ hội này mọi nhà đem tất cả những loại thực phẩm còn thừa lại trong nhà làm món cháo nấu cho các con ăn, cũng là cách tiết kiệm đối với những gia đình nghèo khó.” Sau đó, mẹ thở ra thật dài, man mác nỗi buồn, lúc ấy tôi chỉ mới có 4 tuổi, thân lại bệnh hoạn, hiện trạng rất nguy kịch, gia đình đã chạy ngược xuôi để tìm cái ăn, cái mặc… thế rồi mẹ đã để chúng tôi lại mà ra đi. Đến đây tôi lại nhớ đến mẹ, nhớ đến nồi cháo “Lạp Bát”. Ngày nay tôi nấu cháo Lạp Bát là để kỷ niệm Mẹ. Mẹ đã vĩnh viên rời xa tôi vào ngày 7 tháng 1 năm 1930, cũng chính là ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Nồi cháo tuy đơn sơ nhưng là cả tấm lòng của chúng tôi hướng về mẹ, về những ngày gian nan khổ nhọc, và mãi mãi về sau tôi vẫn nấu cháo Lạp Bát để tưởng niệm Mẹ trong ngày mùng 8 tháng 12 này. “Kháng chiến Bắc Bình (nay là Bắc kinh) chấm dứt, lúc đó tôi vẫn đang ở nước ngoài, đặc biệt 10 năm nay tôi dường như không có quê hương để đi về, nồi cháo Lạp Bát cũng đã bị lãng quên. Năm nay, sáng sớm “Lạp Bá tiết” bỗng nhiên tôi nhìn thấy 3 đứa trẻ ngồi quanh chiếc bàn bóc vỏ lạc, rửa táo. Thấy tôi, đến chúng đều nói, Bà ơi! chúng ta mỗi năm đều nấu cháo Lạp Bát hả Bà? Nghe đến đây lòng tôi bồi hồi, nôn nao, xao xuyến lẫn cả nỗi tiếc thương… Tôi nhớ mãi, năm ấy là ngày 8 tháng 1 năm 1976, đúng vào ngày mùng 8 tháng 12 năm Ất Mão, người cháu đẩy mảnh giấy đến trước mặt tôi và nói rằng: Ông nội đã nói đừng quên cháo Lạp Bát bà nha! Tôi chẳng nói gì, chỉ nhẹ nhẹ cuối đầu cùng đứa cháu đi bóc vỏ lạc.”(3)


Ngày nay đất nước tôi (Trung Quốc) đang phát triển về mọi phương diện, hàng hóa không ngừng phát triển, đời sống người dân đã được cải thiện, nền kinh tế phát triển tốc độ nhanh, mức sống sinh hoạt người dân cũng được nâng cao, những bữa ăn thường ngày của những gia đình bình thường cũng đã có sự phong phú. Thế nhưng món cháo Lạp Bát vĩnh viễn đã trở thành linh hồn trong mỗi con người. Tuy phương thức nấu cháo Lạp bát có khác nhau nhưng tựu chung vẫn dùng các loại ngũ cốc.

Nét đặc trưng độc đáo và hương vị đặc biệt của món cháo “Lạp Bát” cho đến nay vẫn được người Trung quốc duy trì và bảo tồn như một niền tự hào về nét ẩm thực có một không hai này. Nó đã thấm sâu vào huyết quản con người cho dù có đi bất cứ nới đâu!

Lam Yên
(tổng hợp)

Chú thích:
1. Các loại hạt này hàu hết được trồng ở Phương Nam Trung Quốc.
2. Loại lúa này chỉ có hầu hết ớ phía Bắc Trung Quốc
3. Băng tâm: nhà thơ hiện đại nổi tiếng, là nhà phiên dịch, là tác gia. Người Trường Lạc, TP Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung quốc. Sanh năm 1900, mất năm 1999.

Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc: Đại học ngôn ngữ Bắc kinh xuất bản
2. Phong tục tập quán Trung quốc: Đại học ngôn ngữ Bắc kinh xuất bản
3. Văn hóa Trung quốc: Đại học ngôn ngữ Bắc kinh xuất bản

Nguồn: Tập san Pháp Luân số 70

 

Trung Quốc: Trụ trì Thiếu Lâm Tự vận động duy trì phát triển truyền thống Cháo Bát Lạp Kỷ niệm ngày đức Thích Ca thành đạo


chao lap bat


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2022(Xem: 4786)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu, mà phải trải qua bao cuộc thăng trầm vinh nhục, đau thương và sợ hãi. Nỗi đau khổ và sợ hãi lớn nhất của con người là sự chết. Không ai muốn chết nhưng cái chết vẫn cứ đến. Cái chết đến theo chu kỳ sinh, già, bệnh rồi chết, nhưng cũng có khi nó đến bất cứ lúc nào không ai biết trước được. Cái chết chấm dứt đời sống này, nhưng rồi lại phải tái sanh qua đời sống khác hầu trả nghiệp do mình đã tạo ra. Cứ như thế mà chịu trầm luân trong sáu cõi Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Muốn thoát khỏi vòng luân hồi, con người cần phải tu tập buông bỏ những khát vọng luyến ái đam mê, buông bỏ những ham muốn dục lạc thế gian, hành trì quán chiếu theo lời dạy của Đức Phật, diệt tận tham, sân, si. Đức Phật là ai?
20/04/2022(Xem: 4438)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Thiền pháp này đang được dạy ở bệnh viện để giúp bệnh nhân giảm đau, ở trường học để học sinh nhạy bén hơn, ở nhà tù để tù nhân giảm thói quen bạo lực, ở quân trường để chiến binh bình tỉnh đối phó các tình huống nguy hiểm, ở các doanh nghiệp lớn để hiệu năng làm việc tăng cao hơn, và ở gần như tất cả các lĩnh vực có thể có.
14/04/2022(Xem: 6432)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa trùng tụng Tam Tạng Thánh điển Pali TIPITAKA được khai hội và đang diễn ra tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 16 trùng tụng TIPITAKA theo thông lệ hàng năm gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia,
11/04/2022(Xem: 3263)
Choden Rinpoche – thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất. Trước năm 1985, ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng. Sau năm 1959, ngài không trốn khỏi quê hương, mà cũng không bị cầm tù. Thay vì vậy, ngài sống trong một căn nhà ở Lhasa, không bao giờ ra khỏi căn phòng nhỏ, tăm tối, trống trải trong mười chín năm, ngay cả khi đi vệ sinh, và không bao giờ cạo râu cắt tóc.
11/04/2022(Xem: 5481)
AH - Toàn bộ luân hồi và niết bàn chẳng có nền tảng và cội nguồn. Hoàng Hậu Kim Cang là không gian bao la. Không gian bao la rỗng lặng là Bà Mẹ Vĩ Đại.
11/04/2022(Xem: 5011)
Khi tâm buông thư và được phóng thích Không lay chuyển vì gió vọng tưởng. Như đại dương lặng sóng, An trụ trong phẩm chất, Không trạo cử hay hôn trầm.
11/04/2022(Xem: 4319)
Dhīḥ! Trước đấng Văn Thù trí tuệ, xin cung kính đảnh lễ. Ở đây, tôi sẽ giảng giải những điểm trọng yếu của Trekchö – Đoạn Trừ Triệt Để. Đừng sửa đổi tâm, mà hãy để nó ổn định như thị. Và trong trạng thái này, hãy tự nhiên nhìn vào bên trong.
01/04/2022(Xem: 8631)
CHÁNH PHÁP Số 125, tháng 4.2022 Hình bìa của Minka2507 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 THƠ ĐỀ MÙ SƯƠNG, CHỐN ĐẤT XƯA (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9
28/03/2022(Xem: 9682)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
28/03/2022(Xem: 12562)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]