Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Nhảy Thời Gian

23/01/201106:50(Xem: 7368)
Bước Nhảy Thời Gian

hoa cuc 4
BƯỚC NHẢY THỜI GIAN
Ngô Khắc Tài

Ta mê ngủ, ngủ nhiều đâu hay nó đã làm cho cuộc đời ta ngắn đi, tâm sẽ rơi vào chỗ mờ tối trở nên ngu si. Hãy tỉnh thức. Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.

I.

Mới có mùng mười tháng Chạp chưa gì con tôi đã kêu - Tết rồi tía ơi. Ngày hai mươi ba lo sửa soạn cúng ông Táo, vừa nghĩ ngợi việc tiền nong không biết mình có bao nhiêu nhuận bút để lo sắm sửa gia đình, lo mối quan hệ bên ngoại, bên nội, bên vợ cần phải có một năm một lần xuân cho vui vẻ, ngặt nỗi giá cả thị trường cứ như con ngựa chạy.

Mấy thầy tu coi vậy mà sướng không phải lo đám cưới, đám hỏi những việc hiếu hỷ gì hết, các thầy lo việc khác để trả nợ cho đời. Cõi nhân gian, cái gì cũng có hai, riêng cái miệng chỉ một nhỏ xíu lại đẻ ra lắm điều, từ đó còn sinh ra đủ thứ vui buồn.

Ông con đã tám tuổi, lớn trọng cãi sao mà còn thơ ngây, có xôi chè thôi thì ăn đi, đằng này vừa ăn vừa nhìn quanh ngẫm nghĩ - Tết vui quá hả tía - có mày vui, mà Tết hồi nào còn bảy tám ngày nữa. Bực mình tôi trả lời con để rồi quên đi mình khá vô lý trước con trẻ ngây thơ. Cũng như tôi quên bao thứ khác, trong những đêm cuối năm êm đềm như vậy gió chuyển mùa rì rào, cây mai trước sân nhà không ngủ đang rung theo gió nhẹ chuyển mình nở ra một nụ, hai nụ rồi ba bốn nụ.

Vì quên nên buổi sáng mở cửa ra cảm thấy bất ngờ nhìn những đóa hoa vàng như đến đúng hẹn. Nay đã lo xong mọi thứ vừa đủ, ăn Tết xong việc gì nữa tính sau, bụng dạ trống trải nên có chỗ để nhìn hoa bâng khuâng ngẫm nghĩ, và trí não sau khi dứt điều vụn vặt mới sáng ra. Hỏi mình hay là hỏi ai, chính xác xuân len lén tìm đến trong lúc nào. Có phải lúc mình đang lo lắng bận rộn đó lại là mùa Xuân.

Hay đợi đến lúc hoa nở rộ, ngày mùng một, tháng Giêng mới gọi bắt đầu vào xuân. Mùa đến mang ý nghĩa gì, sao nhà thơ Xuân Diệu kêu lên - Xuân đã tới nghĩa là xuân đã qua “đi”. Đến rồi đi cặp hành trình song đôi không tách rời nhau nên một nhà thơ khác đã viết - Ôi đẹp quá mùa Xuân trong mùa Hạ. Ông này viết lạ quá có phải là một vị thiền sư không. Như vậy tâm xuân nằm trong tất cả, trong đất, trong gió, trong bốn mùa. Sao tôi đã không nhận ra, trong khi đứa nhỏ lại nhận ra.

Điều này nó như xác định - ai là người vui nhất mùa Xuân, có thể chính là nó, tuổi thơ ngây không như người lớn vừa nặng nề với quá khứ, vừa lo lắng cho tương lai mà vẫn chưa biết bao giờ xong việc. Mùa Xuân chỉ tiếp nhận những ai biết vui, bằng lòng với hiện tại. Còn ta hay còn bao nhiêu người khác nữa đợi đến khi hoa nở thẩn thơ tìm tới ngắm nghía rồi ngơ ngác, từ cội hoa như phát ra tiếng nói chê trách - thưa anh đã già.

II.

Đó là lời phát ra từ hoa hay đó là tiếng thì thầm của ai. Kiếp người rồi chỉ hữu hạn so với thời gian một dòng chảy không biết bắt đầu từ lúc nào và kết thúc ở đâu. Rồi thời gian nhập với không gian trở nên vô hạn. Tự nhiên đâm ra thương lấy mình và thương cho người khác. Tỷ như thương cho Văn Cao những năm cuối đời làm bài thơ:

Thời gian qua kẽ tay
Làm úa những chiếc lá

Kỷ niệm rơi như tiếng sỏi …

Rơi mất tăm. Thời gian khép lại màu trắng lạnh lùng rồi tiếp tục mở ra với người khác. Thời gian có màu điều này thật là hý luận. Màu sắc tùy theo con mắt lăng kính người ta, tỷ như có lúc người nhìn nó là màu vàng, lúc nhận ra nó là màu hồng như Đoàn Phú Tứ trong bài thơ Màu thời gian, cùng một lúc thấy “màu thời gian xanh xanh - màu thời gian tím ngắt”.

Thật ra bản chất thời gian là màu trắng vì màu trắng là tổng hợp của màu sắc (thí nghiệm Newton để 7 màu lên chiếc dĩa quay nhanh nó hóa ra màu trắng). Con số 7 cũng thật là trùng hợp khi Đức Phật nói tâm người chứa những điều lục dục thất tình. Những tham, sâm, si, biện (luận) nghị, kiến, thủ dẫn tới những điều hỷ nộ ái ố. Để rồi mái tóc ai cũng trở nên bạc phơ đó chính là màu thời gian. Thời gian như bóng câu bay qua cửa sổ ngày xưa Tô Đông Pha cũng đã thấy:

Xuân sắc tam phần
Nhị phần trần thổ

Nhất phần lưu thủy

Tế khán lai… (ngó lại càng)

Dựa theo đó ta ngó lại thời gian tính theo. Thường ta nghe sống đến “thất thập cổ lai hy” xưa nay hiếm, ta thử nâng nó lên 80 năm cuộc đời thống kê người còn được điều gì cho mình. Trong 80 năm phải bỏ ra bao nhiêu năm dành cho các khoản lao động, ăn, ngủ, đi chơi, chuyện trò, vệ sinh, yêu đương.

Ngay chuyện ngủ mỗi ngày mất 8 tiếng là đi đứt 27 năm, đời còn lại 53 năm. Để cho dễ hình dung, một ngày sau khi ngủ còn lại 16 giờ, dành cho 6 giờ kiếm miếng ăn, 2 giờ nấu nướng, 1 giờ tắm rửa vệ sinh, chuyện trò, trang điểm, uống cà phê…

Sau khi trừ ra các khoản như vậy một ngày ta chỉ có được hai tiếng dành cho riêng ta là đã nhiều. Cuối cùng trong 53 năm ta thử tính ta còn được bao nhiêu năm để ngồi một mình trầm ngâm để hiểu coi mình là ai, chạy đuổi theo ảo ảnh cuối cùng cái thật, cái tâm kia nó là gì.

Đó là chưa kể khoản yêu đương, cái này thì khoa học đã tính rất là kỹ giùm cho ta, từ lúc phát đến già con người phải bỏ ra khoảng thời gian dành cho ì ạch yêu đương là 4 năm. Kể ra cũng thích thú tuy nhiên phải thấy là nó chiếm quá nhiều thì giờ vô ích trong khi cuộc đời quá ngắn, lại sinh ra nhiều hệ lụy mệt mỏi. Đó cũng là lý do những nhà chủ trương tiết dục phải hạn chế để cuộc đời được dài hơn, dành thời gian đó cho tâm hồn, trí tuệ - nơi chứa niềm vui không dứt cần cho ta hơn.

III.

Nói dông nói dài cốt để hiểu sâu vì sao Đức Phật dạy hai chuyện trọng đại của con người là sống và chết ngầm mang ý nghĩa bên trong thời gian nó dành cho ta rất là ít, sống không hiểu mình là ai tất nhiên chết cũng chẳng nhẹ nhàng.

Ngài cũng đã chỉ ra con ma hôn trầm tức con ma ngủ luôn rình rập lấy đi thời gian của ta. Ta mê ngủ, ngủ nhiều đâu hay nó đã làm cho cuộc đời ta ngắn đi, tâm sẽ rơi vào chỗ mờ tối trở nên ngu si. Hãy tỉnh thức. Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng. Một ngày có 24 giờ ta bối rối thấy ngày trôi qua rất nhanh, không nhớ ta đã mất quá nhiều với những việc thừa thãi vô ích.

Giả sử ta bớt đi những điều thừa thãi vô ích, thời gian như có bước nhảy rút ngày ngắn xuống còn 22 tiếng việc gì sẽ xảy ra ta không đủ thời gian chăng? Không thí dụ có một ngày ngắn ngủi như vậy cuộc sống vẫn đầy đủ vì ta làm chủ được thời gian và đã sống trọn vẹn cùng nó theo hiện tại từng giây phút trôi qua, cũng chẳng thừa mà cũng chẳng thiếu. Chẳng phải có những người tuổi tác đã cao mà tâm hồn vẫn luôn còn trẻ trung đó sao. Đây cũng là bí mật lớn của thời gian.

Ngô Khắc Tài
(Xuân Mậu Tý)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2022(Xem: 6785)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 5456)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
17/02/2022(Xem: 7203)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4825)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4635)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8658)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
13/02/2022(Xem: 6244)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 7271)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 7495)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 12428)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]