Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chìa Khóa Dẫn Đến Giác Ngộ

09/01/201117:43(Xem: 5924)
Chìa Khóa Dẫn Đến Giác Ngộ
buddha
CHÌA KHÓA DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ
(The Key to Enlightenment)

Thứ hai, ngày 02 tháng 05 năm 1994
Lời khai thị tâm yếu từ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII

Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không là điều không thể chắc chắn. Tích cực khai triển trí tuệ thế gian trước khi ta bước trên con đường đạo của sự trải nghiệm thực chứng là việc làm thực tiễn, hữu ích và quan trọng, tuy nhiên chỉ với điều kiện ta đủ sắc bén để không bị ‘lạc đường’ mà điều này thì dĩ nhiên phụ thuộc nơi sức mạnh của nội tâm. Ở đây, tôi dùng từ ‘lạc đường’ để hàm chỉ rằng thông qua trí tuệ thế gian tầm thường ta có thể làm đánh mất Đại Trí Tuệ.



Thực tế là tất cả chúng ta đều biết rất nhiều điều về thế giới sự vật hiện tượng và điều đó không hề giúp ích gì cho chúng ta tìm ra con đường chân thật tới giác ngộ. Mà trái lại, nó gây chướng ngại cho trí tuệ chân thực và vì thế, chúng ta lừa dối chính bản thân mình. Những gì mà rất nhiều người trong chúng ta cho là rất có ý nghĩa thì thực tế chúng lại chẳng có ý nghĩa gì, và chúng ta cứ mãi hành động một cách si mê tất cả chỉ vì chúng ta không có chiếc chìa khóa vàng Đại Trí Tuệ.

Có hai loại si mê - si mê về mặt tâm linh và si mê thế gian. Si mê trong tâm linh đơn giản là một sự bám chấp vào cuộc sống, đặc biệt là bám chấm vào những nghi lễ mà không một chút hiểu biết chân thực về ý nghĩa sâu xa của nó. Loại si mê này sẽ tan biến khi bạn khai triển được Đại Trí Tuệ chân thật về những gì mà bạn gắn kết trong quá trình tu tập như bản tôn, các nghi thức, thiền định và cầu nguyện, v.v…

Sự gắn kết này cũng có thể được gọi là tín tâm chí thành hay đức tin (hay chính tín chứ không phải mê tín, niềm tin mù quáng). Là một hành giả thực hành chính đạo, bạn cần phải có sự hiểu biết tư duy logic và chân thực. Sẽ rất đáng kinh ngạc nếu một ai đó có thể đặt chân bước đi trên con đường đạo pháp với một niềm tin mù quáng. Cho dù không có gì là không thể xảy ra trên thế giới này, điều này là hầu như không thể.

Về tín tâm chí thành dâng hiến, một hành giả cần phải biết phân biệt giữa tín tâm chí thành và ái chấp hay sự bám chấp thường tình. Hầu hết chúng ta đều thủ nhiễm ái chấp một cách rất tự nhiên mà không một chút trí tuệ hiểu biết. Nếu con đường giác ngộ chỉ yêu cầu thứ ái chấp này thì tại sao chúng ta đến giờ vẫn chưa giác ngộ? Như đã bàn đến trước đó, tín tâm chí thành dâng hiến là trí tuệ hiểu biết sâu xa không điều kiện. Ví dụ như, nếu một người nào đó hiểu biết về cây tre rằng thân tre rỗng ở bên trong thì dù người khác có cố thuyết phục họ rằng một thân tre nào đó là đặc, không rỗng đâu thì cũng không thể thuyết phục nổi họ.

Vì thế, bạn cần phải thực sự hiểu được sự khác biệt giữa tín tâm dâng hiến và thủ chấp. Để làm được điều này, như đã đề cập tới ở trên, bạn phải có được trí tuệ đúng đắn. Trong tiếng Tạng, trí tuệ này được gọi là ‘sherab’, nghĩa là ‘đại trí’. Trí tuệ ấy siêu việt hơn mọi thứ trí tuệ hiểu biết thông thường khác. Gọi là ‘đại’ vì nó thù thắng hơn sự hiểu biết thế gian của phàm nhân, bởi vì nó có năng lực giúp ta tái sinh vào những cõi giới cao hơn và cuối cùng là vì nó mang lại sự giải thoát tối thượng. Ngoài ra, trí tuệ ấy ‘vĩ đại’ vì nó có năng lực ban mọi điều tốt đẹp của thế gian và xuất thế gian.

Nếu bạn thực hành tiệm tu hoặc bằng cách sử dụng thứ trí tuệ siêu việt này như là nền tảng căn bản, hoặc bằng cách xem nó như phần tinh túy bên trong bất khả phân của tín tâm dâng hiến, thì bạn sẽ nuôi dưỡng được tín tâm đúng đắn chân thật dựa trên một nền tảng vững chãi. Thông qua sức mạnh năng lực trưởng dưỡng tín tâm chân thật ấy, một cách tự nhiên vô tác, bạn sẽ khai phát tâm nguyện muốn giải phóng khỏi cỗ máy của luân hồi sinh tử và mong muốn đạt đến sự an lạc thù thắng siêu vượt luân hồi tử sinh. Quan kiến vô biên về thực tại sẽ bừng sáng trong tâm bạn thông qua trưởng dưỡng tín tâm chân thành ấy. Bạn sẽ thực chứng rõ ràng minh xác Đức Thượng Sư, Phật, Pháp, Tăng của chính mình, lý nhân quả, ý nghĩa của kiếp sống quá khứ và vị lai cũng như trực nhận được rằng vạn pháp đều là thân giác ngộ. Tất cả những âm thanh bạn nghe thấy đều là khẩu giác ngộ và bạn sẽ biết được tâm của người khác như tâm của chính mình vậy. Được truyền cảm hứng từ niềm tin xác quyết rằng trí tuệ bí mật này hiện hữu trong tất cả mọi chúng sinh phàm tình, bạn sẽ phát khởi tâm nguyện thành tựu đại giác ngộ. Đây được gọi là tâm chí thành tín nguyện.

Thủ chấp hoàn toàn đối lập với tâm chí thành tín nguyện. Bạn cần phải quán chiếu tầm quan trọng để không bị lẫn lộn mịt mờ.

Bạn cũng cần phải soi xét tìm hiểu xem mục đích đến với đạo pháp của mình là gì. Thực hành đạo vì mục đích mưu cầu hạnh phúc cho đời này và để được tái sinh vào cảnh giới cao hơn được gọi là sơ tín tâm. Tuy nhiên, một số Phật tử trong xã hội hiện đại ngày nay xem đây là tín tâm chân thành vì tín tâm khởi phát nơi mỗi người có thể là ngụy tạo và duy ý chí.

Nếu bạn thực hành Phật Pháp với tâm nguyện muốn giải thoát mình khỏi luôn hồi thì đó gọi là trung tín tâm.

Nếu phát tâm thực hành đạo pháp không chỉ vì lợi ích giải thoát khỏi luân hồi của riêng mình mà còn thành tâm mong muốn giải thoát hết thảy chúng sinh khỏi luân hồi và thiết lập họ trong đại giải thoát vô thượng thì đây gọi là thượng tín tâm. Sự tín tâm này được thực hành chủ yếu dựa trên tâm từ bi. Sẽ khá là khó khăn nếu trưởng dưỡng lòng tín tâm thượng đẳng này mà không có sự hỗ trợ của tình yêu thương và lòng bi mẫn, cho dù thậm chí nếu nó có thể được dựa trên nền tảng trí tuệ đã được khai triển ở một mức độ nhất định.

Bàn về tín tâm dâng hiến, tôi cho rằng những hành động như ‘ngước mắt sùng bái’ hay chảy nước mắt xúc động trước một bài pháp là rất không phù hợp bởi lẽ đó đơn thuần chỉ là những cảm xúc bột phát của một sự xả ly giả tạo. Phản ứng này giống như bông hoa khô héo vào buổi cuối thu vậy. Tín tâm dâng hiến chân thật là thứ trí tuệ tôn quý hợp nhất của tín tâm, tinh tiến, trí tuệ và hạnh xả ly.

Đặc biệt là trong mối liên kết thượng sư và đệ tử, tôi chẳng thấy ở đó bất kỳ một ý nghĩa nào trừ phi mối quan hệ ấy được truyền cảm hứng từ tâm xả ly mạnh mẽ của đại trí tuệ trân quý. Mọi người theo đuổi nó rất nghiêm chỉnh nhưng thực sự giống như họ đang chơi trò xây lâu đài bằng cát của trẻ con vậy. Những người thày và đệ tử như thế thật đáng chê cười. Mối quan hệ của họ được gắn kết với nhau bằng một sự dính chấp mạnh mẽ ngụy trang dưới vỏ bọc của tín tâm nhưng lại không có sự xả ly trong đó.

Một hành giả phải có ít nhất là sơ tín tâm như giảng giải ở trên. Dường như những người đệ tử thời nay không chịu trưởng dưỡng sơ tín tâm cũng như chẳng tìm thấy lý do gì để dự phần vào mối liên kết thày trò ngoại trừ họ tự mắc bẫy chính mình với tâm bám chấp và ái nhiễm, giống như loài thú đói khát hau háu tìm miếng mồi ngon vậy, và họ sẽ chỉ chuốc lấy khổ đau và lừa dối lẫn nhau mà thôi.

Tựu chung, một cảm giác an lạc trong sáng tự nhiên hiện khởi khi bạn hiểu được những nguyên nhân căn bản dẫn bạn đến với đạo pháp, rồi sau đó lắng nghe, tìm hiểu và ghi nhớ những phẩm tính giác ngộ. Đây được gọi là tín tâm chí thành minh quang (đức tin chân thật).

Sự khác biệt giữa chính tín tâm này với dục lạc đến từ thủ chấp rất vi tế cho nên rất khó phân biệt chúng. Câu kệ dưới đây trích từ một trong những bài ca của Đức Jetsun Milarepa vô song có lẽ sẽ giúp ta phân biệt được sự khác biệt:

Ngươi, giống như loài cá,
Tín tâm càng nhiều
Con nước càng sâu hơn,
Còn ta, hành giả yogi
Mang lòng sùng kính trong tâm.

Tín tâm của một hành giả yogi sẽ bất động không đổi thay trước những khó khăn dù là khắc nghiệt nhất. Nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh thuận hay nghịch. Cho nên tôi thiết nghĩ các bạn cũng có thể phân biệt được theo cách này.

Ha! Ha! Hãy kiểm chứng xem điều này đúng hay không!
Hi! Hi! Như Đức Phật Thích Ca đã dạy:
Tựa như vàng phải dùng lừa để thử,

Cắt, mài và dũa,

Hãy kiểm chứng chân lý

Đừng vội chấp nhận chỉ vì lòng tôn kính.

Vì thế, bạn có quyền được kiểm chứng chiêm nghiệm.

Người thày ít nhất phải là người có sự trải nghiệm thực chứng trong tu tập thực hành, có những phẩm hạnh hoàn hảo rõ ràng không lầm lẫn như tín tâm chí thành và những phẩm chất khác mà tôi đã đề đề cập đến ở trên về những tiêu chí yêu cầu đối với người đệ tử. Chắc chắn không phải là người thày không cần tuân theo những quy tắc còn người đệ tử thì bị buộc phải kinh qua những thử thách gam go. Vai trò trách nhiệm của người thày phải là nhấn mạnh được tầm quan trọng của sự gắn kết với Phật đạo (chứ không phải là với tích cách của người thày). Trong khi nhất tâm hướng về Phật đạo một cách đúng pháp vì lợi ích tha nhân, người thày cũng đồng thời bảo hộ chăm lo cho những người đệ tử bắt đầu bước trên con đường đạo. Dẫn dắt đệ tử trên con đường tu Phật và nhiêu ích tha nhân là mục đích chính yếu của thực hành Phật đạo. Nếu không làm lợi ích cho hữu tình thì toàn bộ sự nghiệp tu hành Phật Pháp mất đi mục đích đích thực của nó.

Đức Jetsun Milarepa đã hát rằng:

Là điên đảo nếu một người dẫn dắt những người khác ra khỏi luân hồi trong khi bản thân họ còn chưa đáo bỉ ngạn. Cũng giống như một người đuối nước mà lại cố sức giải cứu mình bằng cách túm lấy một kẻ chết đuối khác vậy’.

Theo cách này, mọi nỗ lực chắc chắn đều tan thành mây khói. Mục đích ý nghĩa chân thực của đời này và các kiếp vị lai đều là uổng phí, bản thân mình và tha nhân đều chuốc lấy khổ đau mà thôi.

Tôi, Drukpa đời thứ XII, tên thường gọi đơn giản là ‘Padma’, vì không thể khước từ lời cầu pháp chân thành của bạn hữu nên viết bài pháp này với mong nguyện nhỏ nhiệm thôi là có thể đem lại lợi ích cho tha nhân.

Nguồn/Source: The Key to Enlightenment(www.drukpa.com)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1124)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1087)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1684)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1238)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1117)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2113)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1411)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 835)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 940)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1789)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567