Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật ngồi trong mưa

05/12/201010:28(Xem: 6628)
Phật ngồi trong mưa
Phat_Ngoc_4
Tôi đứng trước Phật, dưới cơn mưa nhẹ.

Năm giờ sáng, mây xám tuy mỏng, nhưng che phủ bầu trời, che cả những vì sao muộn khiến không gian ẩm tối, lạnh lẽo và rưng rức quạnh hiu!

Vậy mà có vị Phật lặng thinh ngồi đó.

Trong bóng tối, dưới mưa bay, tôi vẫn lờ mờ thấy nụ cười từ ái, an nhiên của Phật. Phật ngồi trên bục gỗ đơn sơ, lưng dựa vách tường của một kho hàng, chung quanh không hoa đèn, trên đầu không tàn lọng. Phật ngồi bình dị như một vị Phật ở làng quê hẻo lánh, có mặt để giữ niềm tin cho người tuyệt vọng, để an ủi kẻ bần hàn vất vả ngược xuôi.

Nhưng đây là thị trấn một quốc gia giầu có. Và vị Phật đang ngồi trong mưa là vị Phật được hàng triệu người trên khắp thế giới chiêm bái.

Đó là tượng Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới.

Tôn tượng đã vân du từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, nơi nơi đều được cực kỳ sùng phụng, được đón rước cực kỳ trang trọng bằng những phương tiện tối tân nhất, rực rỡ nhất, tốn kém nhất mà khả năng nơi thỉnh Phật có thể làm được.

Những ai không hội đủ duyên đến chiêm bái Phật Ngọc, cũng có thể thấy được những hình ảnh độc đáo của thế kỷ này, qua bước chân hoằng hóa của Tôn Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca được tạc bằng ngọc quý, qua những kỹ thuật thông tin tân tiến.

Vậy mà hôm nay, Phật Ngọc đang ngồi hiu quạnh trong bóng tối mưa bay…

Tôi bật khóc!

Nhưng lập tức, điều gì đó khiến tôi nhận ra ngay, nhận rất rõ, tôi không khóc vì thương Phật ngồi dưới mưa. Tôi khóc để tạ ơn Phật đã ngồi đây, trong không gian này, cho kẻ vô minh u tối là tôi có phút giây mầu nhiệm bật nhớ tới bát cháo thiu của bà lão nghèo khổ đã cúng dường Ngài Tôn Giả Đầu Đà Đệ Nhất Đại Ca Diếp.

Tôn giả thực hành pháp tu Hạnh Đầu Đà từ trước khi được gặp Phật, và trong mười điều rất nghiêm minh khổ hạnh của pháp tu này, tôn giả chỉ không triệt để tuân theo điều thứ năm, là “Khất thực không phân biệt giầu nghèo”. Với tâm từ bi lớn, Tôn Giả nghĩ rằng, người giầu đã đủ phước mới đang hưởng giầu; người nghèo cần được giúp đỡ hơn, để gieo duyên lành, mới mong có cơ hội hưởng phước điền.

Phật Ngọc đã hiện diện ở rất nhiều nơi trên thế giới, qua bao hình thức cực kỳ rực rỡ, tráng lệ. Nay bất ngờ Phật về đây, một nơi không phải chùa, mà chỉ là một phòng sinh hoạt cộng đồng, nơi bất cứ ai cũng có thể mướn để sinh hoạt. Một nơi như thế, làm sao thiết lập bệ cao uy nghiêm, trang hoàng rực rỡ như những nơi Phật từng dừng bước?

Vậy mà,

Đáng phục thay, niềm tin của những người con Phật trẻ tuổi!

Đáng quý thay, sự can đảm của lòng kính ngưỡng trong sáng!

Chủ đề “Phật Ngọc Trong Ta”của nhóm “Mắt Thương Nhìn Đời” đã nói lên điều này.

Những người trẻ phải tin bằng niềm tin mãnh liệt nhường nào, nơi lời Phật dạy, là mỗi chúng sanh đều có một vị Phật Bên Trong, mới dám thỉnh Phật Bên Ngoài về, trong phương tiện hạn hẹp như thế!

Những người trẻ cũng phải can đảm bằng sự can đảm phi thường nào, mới dám an vị Phật giữa sương gió tối tăm thế này!

Nếu lắng tâm suy nghĩ, bốn chữ “Phật Ngọc Trong Ta”của chủ đề, đã đủ giải tỏa sự việc hy hữu này. Tôn tượng Phật Ngọc quý giá ngồi nơi đơn sơ đạm bạc hay nơi hào nhoáng hoa đèn cũng chỉ để nhắc nhở chúng ta quán chiếu tự thân mà hiển lộ Phật Ngọc tự tâm. Chỉ điều này thôi. Và chỉ điều này mới là điều mười phương Chư Phật nhìn xuống, sách tấn chúng sanh. Dù Tôn Tượng bằng đồng bằng đá, hay kim cương ngọc ngà quý báu, dù Phật ngồi nơi xóm làng nghèo khổ hay đô thị giầu sang cũng không vị Phật nào chờ đợi chúng sanh sùng phụng mà không hành trì lời dạy.

Có tình cờ không, khi nhóm Phật tử trẻ đã can đảm thỉnh Phật Ngọc về nơi đơn sơ này để nói lên điều cực kỳ đáng nói, là “Phật Ngọc Trong Ta”? Nhóm trẻ đã được một vị thầy khả kính hết lòng yểm trợ tinh thần. Chính thầy, suốt thời gian Phật Ngọc ngự giữa gió sương, Thầy đều có mặt từ năm giờ rưỡi sáng để hướng dẫn đại chúng tọa thiền và lạy Hồng Danh Sám Hối.

Chính buổi sáng mưa bay này là buổi đầu tiên, Thầy chậm rãi bước tới, không che dấu nụ cười cảm động ẩn sau khăn áo mầu nâu sậm:

- Mưa gió lạnh lẽo thế này mà qúy vị cũng có mặt rồi ư?

Thầy từ bi hỏi thế, nhưng Thầy cũng đã thấy, như chúng con thấy, là Phật đang ngồi kia, dưới mưa! Và chính Thầy, thưa Thầy, Thầy cũng đang đến với chúng con, không dù, không nón, có lẽ không đủ cả áo ấm! Ôi, chỉ thế thôi, đã khiến chúng con cùng bật khóc! Không cần ngôn ngữ nào, bởi không ngôn ngữ nào chở nổi tình thương bao la của Đức Phật đang ngồi dưới mưa, của vị Thầy đang hiển lộ bước chân 1250 vị Tỳ-kheo năm xưa!

Vô hình chung, tâm tình này, cảnh giới này cũng đang thể hiện hài hòa sự hành trì của hai vị, Đầu Đà Đệ Nhất và Giải Không Đệ Nhất, trong Thập Đại Đệ Tử của Phật. Tôn Giả Đại Ca Diếp khi khất thực chỉ độ nhà nghèo vì nghĩ họ quá nghèo, thiếu hoàn cảnh và phương tiện cúng dường nên Tôn Giả phải tìm đến, giúp họ gieo duyên. Trái lại, Tôn Giả Tu Bồ Đề khi khất thực chỉ tới nhà giầu vì nghĩ rằng họ đắm nhiễm giầu sang, lơ là tu tâm tích đức, hưởng hết phước kiếp này, kiếp sau nhiều phần sẽ đọa lạc trầm luân, nên Tôn Giả đến khất thực để nhắc nhở. Hai môi trường khác nhau nhưng đều xuất phát từ tâm từ bi.

Vậy điểm hội tụ đó là gì? Có phải là từ ÁNH SÁNG PHÁP THÂN PHẬT ẩn sau hình thức Tôn Tượng, tạc bằng bất cứ chất liệu gì, an vị ở bất cứ nơi nào?

May mắn thay, những ai có cơ duyên dừng bước trước Hội Trường Sangha thuộc thành phố Huntington Beach, miền Nam California Hoa Kỳ, trong thời gian mười ngày Phật Ngọc ngự tại đây. Mỗi ngày đều có ít nhất ba thời pháp, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Nhìn người bản xứ chăm chú nghe pháp, hoặc thành kính qùy trên nền xi măng, chiêm ngưỡng Phật và lạy Phật, ai trong chúng ta mà không bồi hồi cảm động! Rõ ràng, họ không đến đây để chỉ thưởng lãm, vì không có hình thức nào lộng lẫy để thưởng lãm! Phải chăng họ đã cảm nhận được điều gì thầm lặng, sâu sa nhưng cực kỳ mầu nhiệm, qua thế ngồi lặng thinh, tự tại của Đức Bổn Sư Như Lai mà tìm đến, lạy Phật một lạy, tâm bình, thế giới tất bình theo.

Kính cảm tạ Chư Tôn Đức đã tới chứng minh một điều mà người con Phật cần nhìn thấy, là “Phật Ở Mọi Nơi”.

Kính cảm tạ Chư Vị Giảng Sư đã từ bi và hoan hỷ ban pháp-thực.

Kính cảm tạ HT Thích Phước Tịnh đã có mặt mỗi buổi sáng mờ sương, hướng dẫn đại chúng bằng pháp thân thanh tịnh khi tọa thiền cũng như khi thành kính lạy Hồng Danh Sám Hối.

Kính cảm tạ Đại Đức Thích Hạnh Tuệ đã mỗi chiều hướng dẫn trì tụng Chú Đại Bi trong lễ thắp nến cầu nguyện.

Sự trải lòng tôn kính và giảng bày giáo pháp Chư Phật của quý Ngài đã tỏa trong không gian khiêm tốn này, làn hương kỳ diệu của Giới Định Tuệ, dẫu lặng thinh, vô hình mà thơm tho từ nhành cây đến bụi cỏ.

Sau, không thể không cám ơn và tán thán nhóm bạn trẻ Mắt Thương Nhìn Đời, các thiện nguyện viên từ khắp nơi, đã thể hiện cụ thể hai điều, tưởng dễ, qua lời nói, nhưng không dễ, qua việc làm. Đó là: Niềm tin và lòng can đảm.

Huệ Trân
(Huntington Beach, Cali, trung tuần tháng 11-2010)

Mời Xem Thêm:

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2013(Xem: 44546)
Kinh Pháp Cú được coi là kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Mỗi câu kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ ưu phiền trong cân não, nội tâm. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, với nhiều hình thức: những câu "kệ", những vần thơ "thơ", hoặc "văn xuôi”.
20/12/2013(Xem: 7150)
Lần trước tôi được tổ chức Inwent của Đức và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mời giảng 1 khóa về kỹ năng lãnh đạo 2 ngày tại Hội An cho lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung. Kết thúc khóa học, một số học viên mời tôi về tận doanh nghiệp. Để tôi tham quan và tư vấn thêm. Tuy nhiên, chẳng biết tôi có giúp gì cho họ hay không nhưng những món quà tôi nhận được thì quý giá vô cùng, thậm chí là rất hiếm nữa là khác.
20/12/2013(Xem: 14320)
Phải thú thật rằng tôi đã xem hầu hết các đĩa của chương trình “Phật pháp nhiệm màu” do chùa Hoằng Pháp tổ chức và tôi đã học đươc rất nhiều từ những vị khách mời đặc biệt này. Tôi đã thầm biết ơn Thượng tọa trụ trì và ban tổ chức đã làm nên những sự kiện quý giá và in ra những đĩa VCD hữu ích giúp cho người tu nhìn lại chính mình để học hỏi, tu tập được tốt hơn.
20/12/2013(Xem: 36727)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
20/12/2013(Xem: 11017)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
18/12/2013(Xem: 13739)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 21798)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 14733)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
17/12/2013(Xem: 15137)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 6178)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]