Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Màu Sắc Pháp Phục

23/11/201010:28(Xem: 5327)
Màu Sắc Pháp Phục

phat-va-tang-doan

 

Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật; và chiếc y cũng giúp người khoác nó luôn nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình.

 

Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với người xuất gia Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của “nóng, lạnh và ruồi muỗi”, chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.

Tuy nhiên, vì y áo được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu nên việc hình thành những giới luật liên quan là điều đã xảy ra. Nhưng dù Luật Tạng có những quy định về việc khâu, nhuộm và sử dụng y phục thì màu sắc cụ thể của y như thế nào lại không được nhắc đến.

Chúng ta không rõ vào thời ấy Đức Phật đắp y màu gì. Kinh luật không đề cập đến màu y cụ thể của Đức Phật cũng như của Tăng chúng. Tuy nhiên, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chúng ta gặp một đoạn nói về việc cư sĩ Pukkusa, dòng tộc Mallā, đã cúng dường Đức Phật và Tôn giả Ananda hai chiếc y màu “kim sắc, vàng chói”. Điều này dường như rằng y phục của Đức Phật thường có màu vàng, hay một màu tương tự như vậy, mà nó được xem là tương ứng với sắc da của Ngài (?).

Có quan điểm cho rằng y phục của Tăng sĩ thời ấy có màu vàng nghệ, hoặc màu nâu vàng (hay vàng cam), là những màu sắc y áo mà du Tăng của các giáo phái khác nhau thường sử dụng, bởi vì những sắc màu này phù hợp với các du sĩ rày đây mai đó, đầu đội trời chân đạp đất và đẫm mình với gió bụi. Và thêm một lý do nữa khiến người ta suy luận như vậy là do sự phổ biến của truyền thống dùng cây mít làm thuốc nhuộm, mà y áo được nhuộm bằng chất liệu này thường cho ra màu vàng. Truyền thống nhuộm y theo cách này hiện vẫn được một số Tăng sĩ theo truyền thống Theravada duy trì.

Bên cạnh đó, giả thiết y có màu vàng còn đến từ truyền thống nhuộm y bằng các loại rễ, lá hay vỏ cây, nhưng có bổ sung thêm củ cây nghệ. Tuy nhiên, chúng ta không tìm thấy bằng chứng cho những điều này trong các kinh luật.

A-Monk001s-content

Trong Samantapasadika, một luận giải về Luật Tạng do Ngài Phật Âm (Buddhagosha) sưu tập và dịch từ tiếng Sinhala sang Pali vào thế kỷ thứ V, chúng ta bắt gặp một đoạn thế này: “Đức Phật đưa cánh tay phải ra khỏi chiếc y màu đỏ, nói với những người muốn xuất gia với Phạm âm ‘hãy đến đây, ông sẽ sống đời xuất gia để chấm dứt khổ đau.’ Vừa sau khi kết thúc những lời này, thân tướng cư sĩ biến mất, thân tướng Tăng xuất hiện. Một lễ thụ giới hoàn tất. Những người này đầu sạch tóc, khoác cà-sa (kasava), mặc một y, khoác một y (bên ngoài) và đắp một y trên vai.” Đó là một đoạn chúng ta thấy có nhắc đến màu y của Đức Phật: màu đỏ.

Tuy nhiên, căn cứ vào những trình bày trong Luật Tạng liên quan đến y phục của Tăng, chúng ta thấy rằng người xuất gia thời ấy không sử dụng thuần nhất một màu sắc, bởi vì y áo tùy thuộc vào loại cây làm thuốc nhuộm mà mỗi vị Tăng sử dụng. Nhưng có một điều chúng ta có thể biết là màu sắc y áo của Tăng sĩ thời ấy thường có màu tối, sẫm, và là một sắc màu không đẹp. Điều này có thể biết được qua những quy định về các loại thuốc nhuộm mà Đức Phật cho phép sử dụng. Và nó cũng được thể hiện ngay nơi việc dùng chữ kasava (S. kasaya) để chỉ cho y áo; kasava có nghĩa là sự úa màu, bạc màu, hay như thường được gọi là “hoại sắc”.

Tứ Phần Luật (Tập 5) có nêu ra một vài cách thức nhuộm y, mà nếu nhuộm theo cách thức này thì ý hẳn phải có màu sẫm và xấu, “Nếu y bị bay màu thì nên nhuộm lại, hoặc nhúng bùn, hay dùng vỏ cây đà-bà, vỏ cây bà-trà, kiền-đà-la, tất bát, a-ma-lặc, hoặc dùng gốc cây, hay cỏ thiến để nhuộm.” (HT. Đổng Minh dịch). Trong Đại Phẩm (Nam truyền), chúng ta thấy có sáu loại thuốc nhuộm được Đức Phật cho phép sử dụng nhuộm y: “Này các Tỳ-kheo, ta cho phép được sử dụng sáu loại thuốc nhuộm. Đó là thuốc nhuộm làm từ rễ cây, thuốc nhuộm làm từ thân cây, thuốc nhuộm làm từ vỏ cây, thuốc nhuộm làm từ lá cây, thuốc nhuộm làm từ bông hoa, thuốc nhuộm làm từ trái cây”. Nhìn chung, dù y được nhuộm bằng loại thuốc nhuộm làm từ chất liệu gì trong sáu loại này thì màu sắc của y thường không phải màu sáng.

A-Monk001h-content

Y cần phải nhuộm cho sẫm màu trước hết để phân biệt với y áo mà người tại gia thuở ấy thường mặc là màu trắng, và thứ nữa nó cần phải làm cho “hoại sắc” để không gây nên sự yêu thích nơi người mặc và người nhìn, tránh sự tham chấp có thể xảy ra! Và việc Tăng sĩ mặc y sáng màu cũng là điều bị xã hội thời ấy phê phán. Trong Đại Phẩm có nhắc đến trường hợp các Tỳ-kheo mặc y “màu ngà voi” và bị dân chúng phê bình.

Đó là những thông tin về màu sắc của y mà ta tạm có. Còn về kiểu thức của y, dựa vào những trình bày trong Luật Tạng chúng ta thấy rằng, y của người xuất gia thời ấy thường là một miếng vải hình chữ nhật (hoặc gần như vậy), và không được để nguyên mà phải được ghép thành từ nhiều mảnh rời. Mặc y để nguyên miếng là điều không phù hợp với các Tăng sĩ của nhiều giáo phái chứ không riêng gì Tăng sĩ Phật giáo.

Vào thời điểm ban đầu, việc sử dụng y được khâu ghép lại từ nhiều mẩu vải chưa được Đức Phật quy định; Tăng chúng mặc bất cứ loại y áo nào mà họ kiếm được, hoặc nguyên tấm, hoặc do nhiều mảnh ghép thành. Nhưng về sau khi dân chúng phê bình việc các Tỳ-kheo mặc y nguyên tấm, Đức Phật nhân đó mới dạy rằng nên mặc y cắt, tức y do nhiều mảnh vải ghép thành. Và ý tưởng may y từ những mảnh vải vuông cân đối đã xảy ra sau đó khi Đức Phật cùng với tôn giả Ananda từ Dakkhiṇāgiri quay trở lại Rājagaha và nhìn thấy những ô ruộng vuông vức bên đường (xem thêm Đại Phẩm, hoặc Tứ Phần Luật quyển V). Điều về sau hình thành một tên gọi khác cho y là “phước điền y”. Và với tên gọi này, y phục của người xuất gia đã có thêm “giá trị” mới: nơi người cư sĩ có thể gieo trồng những hạt giống phước! (tức người khoác y này xứng đáng làm nơi cho người cư sĩ cúng dường để gieo trồng phước lành).

2009_pic003p-content

Như vậy, y của các Tỳ-kheo thường có hình chữ nhật với những mảnh vải ghép lại. Việc mặc y do nhiều mảnh vải ghép lại như vậy, một mặt do vì các vị du sĩ thời ấy thường nhặt những mảnh vải ở các nghĩa địa và đống rác rồi khâu kết thành (để rồi nó trở thành một quy ước), và mặt khác để nó “phù hợp với sa-môn, và để những kẻ đối nghịch nhìn thấy không khởi tâm mong muốn.” (Đại Phẩm).

Theo truyền thống, một vị Tăng khi khoác y thường để trần một vai, cách thức biểu lộ lòng tôn kính, đặc biệt khi thưa chuyện hay học hỏi với một vị trưởng lão. Điều này cũng là một quy ước của xã hội thời ấy. Việc mặc y để trần vai phải, thực ra, không phải là truyền thống riêng của Phật giáo, bởi vì khi Uruvela Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp) đến gặp Đức Phật để xin gia nhập Tăng đoàn ông cũng đắp y để trần vai phải. Người Ấn Độ cổ đại có truyền thống mặc áo để trần vai phải khi gặp những bậc trưởng lão, những đạo sư hay đến các thánh địa.

Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, dưới sự tác động của một nền văn hoá đặc thù ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Khổng giáo, hình thức đắp y để trần một vai đã không còn phù hợp đối với các Tăng sĩ khi xuất hiện ở quốc gia này. Ngược lại với văn hoá Ấn, người đắp y để trần vai không được xem biểu lộ sự lịch thiệp ở Trung Quốc. Người Trung Quốc xem một người ăn bận kín thân là biểu hiện của sự tôn trọng. Và do đó y phục của Tăng đã có sự thay đổi. Bên cạnh đó, việc thay đổi kiểu thức y phục còn chịu sự ảnh hưởng cách ăn mặc của các tu sĩ Lão giáo, và cả điều kiện khí hậu. Việc sử dụng áo hậu dài có tay rộng là do ảnh hưởng kiểu áo của Tăng sĩ Lão giáo. Hẳn nhiên các Tăng sĩ Phật giáo đã có sửa đổi, khi khoác thêm bên ngoài chiếc y có những ô (điều), một cách vừa sáng tạo để phù hợp với ngữ cảnh văn hoá mới, nhưng cũng giữ lại nét truyền thống riêng có của mình.

Nhưng khi y áo có sự thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh văn hoá mới, thì cách sử dụng ba y của Tăng sĩ theo Phật giáo Đại thừa đã không còn giống với truyền thống ban đầu; và những nghi thức liên quan đến y cũng đã được quy định: ba y được sử dụng cho những trường hợp cụ thể, và chúng còn liên quan đến vấn đề hạ lạp và vị trí của người sử dụng.

KagyuMonlamChenmo_001c-content

Khi đã trở thành một vật không chỉ dùng “che chở nóng lạnh” như thời kỳ đầu, y ít nhiều trở thành vật mang tính biểu tượng và được gắn thêm những giá trị khác. Và khi y đã có những liên hệ với lễ nghi, được quy định mặc trong những trường hợp nào thì việc hình thành nên các loại áo nhật bình là điều tất yếu phải có. Nhưng việc sáng tạo thêm những loại áo nhật bình khác không chỉ vì “tam y” đã ít nhiều gắn liền với lễ nghi, mà còn vì các Tăng sĩ không còn thực hành truyền thống khất thực như ở Ấn Độ mà phải lao động độ nhật. Việc khoác y để lao động chân tay là điều không mấy phù hợp. Và ở đây màu sắc của từng loại y áo lại có sự khác nhau, để cho nó tương hợp với từng hoàn cảnh.

Các nước theo Phật giáo Đại thừa phần lớn tiếp nhận Phật giáo qua cửa ngõ Trung Quốc, và rồi chừng mực nào đó đã chịu ảnh hưởng một vài nét đặc trưng của Phật giáo nước này. Khi một vị Tăng Trung Hoa đến một nước khác truyền đạo, người đệ tử xuất gia của vị này không thể không dùng kiểu pháp phục của Thầy mình (ít nhất vào lúc đầu). Chính lý do này mà Tăng sĩ các nước theo Phật giáo Đại thừa có pháp phục phần nào giống với pháp phục Tăng sĩ Trung Quốc, dễ thấy nhất là cách choàng y ra ngoài áo hậu. Nếu nhìn pháp phục của Tăng sĩ Hàn Quốc, chúng ta thấy nó không khác mấy pháp phục của Tăng sĩ Trung Quốc. Dù về sau người Hàn đã có sự thay đổi, chẳng hạn như họ không giữ nguyên kiểu hậu dài của Tăng sĩ Trung Quốc, và y cũng có một vài “điều chỉnh”, nhưng trên căn bản là thừa kế truyền thống pháp phục Trung Quốc.

Nhật Bản đầu tiên tiếp nhận Phật giáo từ Hàn Quốc, và sau đó từ Trung Quốc, pháp phục do đó ít nhiều chịu ảnh hưởng pháp phục Tăng sĩ Trung Quốc. Tuy nhiên, Tăng sĩ Nhật thường rất có tính sáng tạo nên không dễ tiếp nhận nguyên vẹn kiểu pháp phục đó. Họ tạo ra nhiều loại y áo khác nhau, cả y áo dùng trong nghi lễ và cả y phục thường nhật, con số tên gọi vượt lên con số chục.

Về màu sắc, y áo của Tăng sĩ theo Phật giáo Đại thừa không có sự đồng nhất. Ngay ở Trung Quốc, không phải tất cả Tăng sĩ đều có chung màu sắc y phục: các loại màu thường được sử dụng là vàng, nâu vàng, nâu, xám, xanh, đen và xám đen. Vào đời nhà Đường, còn xuất hiện thêm một loại y tía, là y nhà vua ban cho những vị cao Tăng.

VKB_KMonk002-content

Y áo Tăng sĩ Hàn Quốc thường có các màu: xám, nâu vàng, hoặc xanh (Tăng sĩ Hàn Quốc thường khoác y màu nâu vàng, hậu và y phục thường nhật có màu xám hoặc lam). Tăng sĩ Nhật thì thường có y màu vàng, xám hoặc đen, và cũng có thêm y tía, một loại y có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng ở Nhật màu sắc y phục còn liên quan đến vị trí và cấp bậc của người mang nó. Ví dụ những người tập sự (như các chú tiểu ở Việt Nam) thường chỉ mặc y phục màu đen, và họ chỉ được mang y vàng sau khi đã thọ giới. Ở Nhật màu sắc pháp phục còn tùy thuộc vào vị trí của từng ngôi chùa. Ví dụ, chỉ những chức sắc tại các ngôi chùa lớn mới được khoác y màu tía. Màu sắc pháp phục ở Nhật cũng liên quan đến vấn đề bộ phái; và những tranh luận về màu sắc pháp phục đã từng xảy ra. Vào thế kỷ 13, người sáng lập Thiền Tào Động, Đạo Nguyên (1200 – 1253), cho rằng màu hoàng thổ là màu phù hợp nhất đối với y áo, tuy nhiên các màu khác như xanh, vàng, đỏ, đen, tía và màu kết hợp tất cả những màu này, cũng được phép sử dụng.

Chúng ta thường nghe nói chư Tăng Nam tông khoác y theo truyền thống thời Đức Phật. Có thể điều đó đúng qua kiểu đắp y để trần một vai, nhưng vì màu sắc do không có sự đồng nhất ngay từ buổi đầu nên y phục Tăng sĩ ở các nước Phật giáo Theravada không hoàn toàn có màu giống nhau. Ở Srilanka, màu y phổ biến nhất là nâu vàng (hoặc màu hạt dẻ). Điều này có thể rằng vì ở Srilanka trong quá khứ có nhiều loại cây cho màu sắc này; và màu này vẫn còn thịnh hành ngày hôm nay. Trong khi đó màu y của các sư Miến Điện thường có màu nâu đỏ; khác với với Thái Lan phần lớn y áo có màu vàng nghệ.

Bud_x001m-content

Và ở một vài nước Phật giáo Theravada, các Tăng sĩ trong cùng một xứ đôi khi vẫn không có một màu y áo đồng nhất. Dù không có những quy định được đặt ra, nhưng các Tăng sĩ sống trong rừng thường mặc y màu nâu vàng, trong khi các Tăng sĩ ở thành thị thường mặc y màu vàng nghệ. Điều này thường bắt gặp ở Thái Lan.

Như vậy chúng ta thấy, dù Nam hay Bắc tông, kiểu thức và màu sắc của y không có một sự đồng nhất hoàn toàn. Và chính sự không đồng nhất này, Phật giáo mỗi nước đã tạo nên một nét riêng của mình qua pháp phục. Và cũng dựa vào nét riêng này, chúng ta có thể nhận ra một vị Tăng hay Ni đến từ một đất nước nào đó qua kiểu thức và màu sắc y mà vị này mặc.

Với Phật giáo Việt Nam, cũng như Phật giáo Nhật và Hàn Quốc, y hậu của Tăng sĩ ít nhiều ảnh hưởng kiểu y áo của Tăng sĩ Trung Quốc. Tuy nhiên về màu sắc, Tăng sĩ Việt Nam hầu như đều sử dụng màu vàng cho y hậu, có số ít sử dụng y đỏ (thường là các bậc trưởng lão). Và như vậy về cơ bản chúng ta có sự đồng nhất, tuy nhiên do mức độ đậm nhạt của màu sắc y hậu nên ta chỉ có một sự đồng nhất tương đối. Bên cạnh y hậu, Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam còn có chiếc áo nhật bình (hoặc tràng xiên) của riêng mình. Chiếc áo nhật bình màu nâu là một nét khá đặc trưng của tu sĩ Phật giáo Việt Nam về y phục, tạo cho người tu sĩ Việt Nam có một nét “riêng” nào đó. Và với chiếc áo nhật bình nâu (sồng) này, Tăng sĩ Việt Nam đã tạo nên được một truyền thống riêng có trong pháp phục của mình!

A-Monk002m-content

Phật giáo đã trải qua hơn 2500 năm, có mặt ở nhiều quốc gia và tồn tại dưới nhiều nền văn hoá dị biệt, do đó Phật giáo tại mỗi xứ tất yếu có những đặc trưng riêng, và y áo là một khía cạnh. Nhưng dù người tu sĩ khoác lên mình chiếc y màu sắc và kiểu thức gì, thì y (kasava) như ý nghĩa vốn có của nó vẫn không thay đổi. Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hợn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật; và chiếc y cũng giúp người khoác nó luôn nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình.

Sự đồng nhất hay dị biệt trong kiểu cách và sắc màu y áo do đó không phải là vấn đề cốt yếu. Điều cốt yếu là phải vượt thoát khỏi những dị biệt về sắc tướng áo y - điều ít nhiều liên quan đến vấn đề bộ phái - để thấy rằng chúng ta dù không cùng “áo vuông” thì vẫn chung “đầu tròn”; và sứ mệnh cũng như lý tưởng của người đệ tử Phật, dù đang khoác lớp áo y gì, vẫn không hề khác nhau.

Thích Nguyên Hiệp(theoHoa Linh Thoại)

000-Vaishali02-2004-content

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 9646)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 7146)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 8663)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 9071)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 6841)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 6808)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 10017)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 5071)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 9929)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 11292)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567