Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gửi Con Yêu Quý

09/05/201303:36(Xem: 7323)
Gửi Con Yêu Quý

TO OUR DEAR CHILD:

On the day
when you see us
old, weak and weary…
Have patience
and try to understand us…

If we get dirty when eating…
If we cannot dress on our own…
Please bear with us
and remember the times we spent
feeding you
and dressing you up.

If, when we speak to you,
we repeat the same things
over and over again...
do not interrupt us…
listen to us.
When you were small,
we had to read to you
the same story
a thousand and one times
until you went to sleep.

When we do not want to have a shower,
neither shame nor scold us…
Remember
when we had to chase you
with your thousand excuses
to get you to the shower?

When you see our ignorance
on new technologies…
help us navigate our way
through those worldwide webs.

We taught you
how to do so many things…
To eat the right foods,
To dress appropriately,
To fight for your rights…

When at some moments
we lose the memory or
the thread of our conversation…
let us have the necessary time to remember…
and if we cannot,
do not become nervous…
as the most important thing
is not our conversation
but surely to be with you
and have you listening to us…

GỬI CON YÊU QUÝ:

Một ngày nào đó con ơi
Cả hai cha mẹ con thời già đi
Chán chường, yếu đuối còn chi…
Mong con kiên nhẫn nghĩ suy tỏ tường
Để rồi bộc lộ tình thương
Cảm thông cha mẹ nay đương nhọc nhằn…

Nếu mà cha mẹ khi ăn
Lỡ gây dơ bẩn và làm phiền con…
Áo quần không mặc được luôn…
Mong con chịu đựng và không buồn lòng
Nhớ xưa cha mẹ nuôi con
Lo ăn lo mặc chẳng còn thảnh thơi.

Nếu khi cha mẹ thốt lời
Nói với con cứ nhắc hoài một câu…
Con đừng vội vã chặn đầu…
Hãy nghe cho trọn trước sau con à.
Khi con còn nhỏ quá mà,
Một câu truyện bắt mẹ cha kể hoài
Cả ngàn lần một truyện thôi
Đến khi con ngủ yên rồi mới ngưng.

Mẹ cha nếu tắm chẳng ưng
Con đừng gắt gỏng cũng đừng chê bai…
Xưa con không tắm, ham chơi
Nêu ngàn lý lẽ để rồi chạy xa
Bao lần làm khổ mẹ cha
Phải lo rượt đuổi để mà cầm chân?

Thời nay kỹ thuật tối tân
Mẹ cha nào biết, vô ngần hoang mang…
Mong con giúp vượt dễ dàng
Mạng tin quốc tế thông thường hiểu ngay.

Con làm được nhiều việc thay
Mẹ cha dạy dỗ trước đây lâu rồi…
Chỉ ăn thực phẩm tốt tươi,
Mặc thời tươm tất trên người chớ quên,
Đấu tranh giành lại nhiều quyền
Quyền con được hưởng, chớ nên lơ là…

Con ơi đôi lúc mẹ cha
Hầu như trí nhớ nhạt nhòa buông trôi,
Ngập ngừng nói chuyện chẳng xuôi…
Hãy cho cha mẹ một thời tĩnh tâm
Để mà nhớ lại dần dần…
Nếu cha mẹ vẫn đôi phần lãng quên
Mong con đừng bực bội thêm…
Chuyện trò nào quan trọng trên cõi đời,
Chỉ cần con lắng nghe thôi
Và mong con cứ mãi ngồi gần bên…

If ever we do not feel like eating,
do not force us.
We know well when we need to
and when not to eat.

When our tired legs give way
and do not allow us
to walk without a cane.
Lend us your hand.
the same way we did when
you tried your first faltering steps.

And when someday
we say to you
that we do not want to live anymore,
that we want to die.
Do not get angry.
Some day
you will understand.
Try to understand that our age
is not just lived but survived.

Some day
you will realize that,
despite our mistakes,
We always wanted the best for you
And we tried to prepare the way for you.

You must not feel sad, angry
nor ashamed
for having us near you.
Instead, try to understand us
and help us
like we did
when you were young.

Help us to walk…
Help us to live the rest of our live
with love and dignity.
We will pay you with a smile
and by the immense love
We have always had for you
in our hearts.

We love you, child.

MOM and DAD

(Anonymous)

Khi nào cha mẹ chẳng thèm
Bỏ ăn, bỏ uống, đừng phiền muộn chi
Con đừng nên ép làm gì
Mẹ cha biết rõ ăn khi nào cần.

Nếu khi cha mẹ đau chân
Phải dùng cây gậy để lần bước đi
Mong tay con giúp tức thì
Giống như thuở trước có gì khác đâu
Khi con chập chững bước đầu
Mẹ cha dẫn dắt xiết bao nhọc nhằn.

Nếu ngày nào đó bất thần
Mẹ cha ngỏ ý chẳng cần sống thêm
Muốn lìa đời thật êm đềm.
Mong con đừng giận, đừng nên bực mình.
Một ngày nào hết vô minh
Con rồi sẽ hiểu tâm tình mẹ cha
Rằng người sống tới tuổi già
Chỉ còn lây lất chờ xa cõi đời.

Một ngày nào sắp tới nơi
Chắc con cũng sẽ tức thời nhận chân
Dù cha mẹ có lỗi lầm
Nhưng luôn chuẩn bị người thân của mình
Muốn con tiếp bước đăng trình
Đường đời vạn nẻo an bình tương lai.

Con đừng sầu thảm u hoài
Đừng hờn, đừng thẹn vì nơi gia đình
Vì cha mẹ ở gần mình.
Mà nên thông cảm tỏ tình thiết tha
Giúp cha mẹ lúc tuổi già
Như cha mẹ giúp con qua một thời.

Giúp cha mẹ lúc già rồi
Để khi đi lại thảnh thơi chẳng phiền…
Giúp cho cha mẹ sống thêm
Quãng đời còn lại được yên thân già
Với thương yêu mãi thăng hoa
Vẹn toàn nhân cách, nếp nhà trang nghiêm.
Tình con cha mẹ nào quên
Nụ cười đáp lại nở trên môi này
Cùng tình yêu vĩ đại thay
Mẹ cha ấp ủ lâu nay trong lòng.

Yêu con thắm thiết vô cùng.


MẸ và CHA

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2010(Xem: 8832)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9265)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8840)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 8052)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9537)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 16203)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 9954)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 9190)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 9069)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 7134)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com