Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vậy mà chẳng phải vậy

30/03/201303:38(Xem: 5503)
Vậy mà chẳng phải vậy

VẬY MÀ CHẲNG PHẢI VẬY
Đỗ Hồng Ngọc

do-hong-ngocLại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.

Hơn hai ngàn năm trăm năm sau, chúng ta cũng đang rất muốn nghe, cũng đang dỏng tai lên mà nghe, bởi chưa bao giờ con người sống trong sợ hãi, lo âu, căng thẳng như bây giờ, với chiến tranh dịch bệnh thiên tai đủ thứ! Con người mắc đủ thứ bệnh tật mà y học dù rất tiến bộ cũng lúng túng, bó tay… Các loại bệnh cứ xà quần, hết thứ này sanh thứ khác, bởi cái gốccủa nó không ở cái thân xác kia, nên đi đủ thứ bác sĩ cũng không khỏi cho đến khi vớ phải một… lang băm! Y học đã phải bào chế ra nhiều thứ thuốc, nào an thần, nào thuốc ngủ, nào giải lo (anxiolytique), thậm chí những thứ thuốc cực mạnh để cắt đứt cơn suy nghĩ của con người, làm cho họ rơi vào trạng thái hôn mê ngắn hạn để được thảnh thơi đôi chút, xa rời đôi chút với những lo âu phiền muộn sợ hãi bao quanh!

Phậtbảo: Muốn hàng phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần “diệt độ” tất cả chúng sanh, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết bàn sạch trơn, nhưng rồi thật ra… chẳng có chúng sanh nào đựơc diệt độ cả!

Ốitrời! Thiệt là choáng váng! Chưa kịp trấn tĩnh, Phật đã nói tiếp: “Tại sao vậy? Tại vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì… chẳng phải là Bồ tát! ”. Lúc đó hẳn một số người trong thính chúng cũng hoang mang, thôi không dám làm Bồ tát nữa và xin rút lui có trật tự! Chính Tu Bồ Đề cũng phải kêu lên: Con có thể hiểu không khó những lời Phật dạy, nhưng liệu năm trăm năm sau, người tacó thể hiều được không? Phật đã phải quở ngay: “Ông chớ nói thế!”. Bởi Phật tin tưởng ở tương lai, người ta có thể hiểu Phật nhanh hơn, phương tiện truyền thông tiến bộ hơn, và… đời sống con người càng… khổ đau hơn,dù vật chất có được cải thiện mà phiền não thì cứ gia tăng! Tuy vậy, Phật cũng nói thêm: Sau này, ai được nghe mà “không kinh, không hãi, không sợ” thì người đó hẳn phải có nhiều “thiện căn”! Nửa thế kỷ trước đây, Edward Conzé, nhà Phật học nổi tiếng, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh, bảo bạn ông, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch đó đã kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhưng Erward Conzé không thấy điên, lại còn khẳng định: hiệu quả sẽ đựơc chứng minh qua áp dụng vào đời sống hằng ngày! Vậy chắc hẳn phải có điều gì đó… bí ẩn! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kim Cang cả ngàn lần, rồi mới cảm hứng viết “Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đà”…! Còn người xưa thì cũng đã “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”!.

Cho nên thật không dễ chút nào!

Phậtnói muốn hàng phục tâm thì có bao nhiêu loại chúng sinh, dù sinh từ thai, sinh từ trứng, từ thấp, từ hóa, từ có hình hoặc không có hình, từ có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc chẳng có tưởng mà cũng chẳng phải chẳng có tưởng… đều phải “diệt độ” tất cả, cho vào… “Niết bàn” sạch trơn! Rồi, tuy“diệt độ” vô số sô lựơng vô biên chúng sanh như vậy mà thật ra… chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả! Lâu nay ta vẫn nghĩ chúng sanh là beings, là êtres, là những sinh vật- gồm có cả con người trong đó nên “diệt độ” hết chúng sanh thì ta ở với ai? Có sách nói phải diệt hết chúng sanh đi mà đừng kể công, ấy mới là lòng quảng đại của Bồ tát. Có sách lại bảo chúng sanh ở đây không phải là người, không phải là sinh vật mà là những tư tưởng, những ý nghĩ trong đầu chúng ta! Mỗi sách một phách, dễ tẩu hỏa nhập ma!

Nghĩcho cùng, cốt lõi có lẽ nằm ở hai chữ “chúng sanh”! Giải mã được từ khóa này thì mở được “Càn khôn đại nã di tâm pháp” như Vô Kỵ dưới hầm sâu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung! Một hôm, tôi đem thắc mắc “chúng sanh” này hỏi một vị sư. Sư trả lời ngắn gọn: Tùychúng duyên nhi sanh! Rồi thôi, chẳng nói gì thêm. Thế là đã đủ, đã rõ!Vậy mà phải mất bao nhiêu thời gian trăn trở, kiếm tìm, suy gẫm. Tôi hiểu tại sao các vị thiền sư thường bắt học trò giã gạo, gánh nước, bửa củi nhiều năm mà chả chịu dạy gì, cho đến khi đủ chín muồi tự trong bản thân học trò! Cũng như người xưa đến thầy xin học thuốc, thầy coi giò coi cẳng xong mới cho vào học, lúc đầu bắt chẻ thuốc, bào thuốc, tán thuốc, sắc thuốc… chừng năm bảy năm trời rồi mới cho bắt mạch, kê toa, bởi lầm một chữ là chết người. Đến khi thành tài… thầy còn gả con gái cho không chừng! Như vậy có thể nói chúng sanh ở đây không phải là chúngsanh như ta vẫn hiểu mà là do các “chúng duyên” mà “sanh” ra thôi! Duyên hết thì chúng sanh cũng hết! Học Phật không được chỉ dựa vào câu chữ mà cũng không được rời câu chữ! Ở đoạn sau của Kim Cang nói rõ: “chúng sanh tức phi chúng sanh”! Ta làm quen cách nói “tức phi… thị danh” trong Kim Cang! Đây là thứ ngôn ngữ “phá chấp”, cũng gọi là “ngônngữ ly niệm”, nhằm giúp phá vỡ “khái niệm” đã đóng khuôn trong vỏ não ta từ lâu. Bởi muốn giúp giải thoát con người thì trước hết phải vựơt qua những khái niệm, những định nghĩa cứng ngắc, chằng chịt, như lướinhền nhện làm cho con người bị gò bó, dính mắc, khó mà thoát ra được. Mỗi ngành học đều có những terminology, thuật ngữ riêng của mình. Danh từ y học chẳng hạn, chỉ người trong ngành hiểu với nhau, người ngoài không sao hiểu chính xác đựơc, thậm chí một số từ y học không thể dịch mà phải phiên âm, phải giữ nguyên gốc để diễn đạt đầy đủ ý nghĩa sâu xa nhất. Chính vì thế mà các thầy thuốc thường châm… tiếng Latinh với nhaukhi nói chuyện, làm cho bệnh nhân nghe chới với không hiểu mô tê, rồi có khi diễn dịch sai, hiểu lầm, đâm ra hoang mang.

Tùy“chúng duyên nhi sanh” là tùy theo các duyên mà sanh ra thứ “chúng sanh” này hay “chúng sanh” khác! Cho nên mới có “vô số vô lượng vô biên”chúng sanh! Bản thân ta cũng là một chúng sanh vì do các “uẩn” (chúng) sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà thành…. Nói cách khác, do ba mẹ mình “duyên”… với nhau mà có mình, chớ nếu hai người “vô duyên đối diện bất tương phùng” thì còn lâu! Đó là chưa kể ông nội “gặp gỡ” bà nội, ôngngoại “gặp gỡ” bà ngoại. ( Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gìhaykhông? ND). Cho nên mình mới có cơ hội mang gène của cả dòng họ kể cả gène tính khí hoặc gène suyễn, tiểu đường! Hai nguyên tử H và O “duyên”với nhau thì sinh ra thứ này hay thứ khác, nếu thêm C vào nữa thì có khi thành dấm, có khi thành rượu! Ta mà “duyên” với rượu thì cũng lắm chúng sanh sẽ được tạo ra! Cơn giận chẳng hạn. Vì một lời nói xúc xiểm nào đó của ai đó có khi làm ta bừng bừng nổi giận! Lời qua tiếng lại mộtlúc thì “chúng” đã “sanh” ra lắm chuyện! Từ chúng sanh “lời nói” có thểchuyển sang chúng sanh “đấm đá”… như chơi! Cơn giận, lòng tham, nỗi buồn, sự sợ hãi, lo âu, căng thẳng… đều là những “chúng sanh”, nó quậy phá trong tâm ta làm cho ta bị bấn loạn, phiền não, khổ đau không ngớt! Ngay cả những con người rất dễ thương quanh ta, có khi mới sáng sớm là tiên, là nhơn, chiều đến đã biến thành Atula, Dạ xoa… các thứ! Mà ta cũng vậy dưới mắt người khác!

Cóthực “ba cái lăng nhăng nó quấy ta” chăng? Không hẳn! Gió không động, phướn không động. Tâm ta mới động. Tâm ta mà thanh tịnh rồi thì “chấp” hết! Cơn giận nỗi buồn gì cũng “diệt độ” xong ngay! “Chúng” nào “sanh” ra thì ta… “diệt độ” hết, nghĩa là dẹp bỏ sạch trơn. Đến lúc mặt hồ không xao động thì ánh trăng mới vằng vặc soi! Nhưng, còn lâu! Còn phải khổ công rèn luyện dài dài! Không thể nóng vội được. Thiệt ra chữ “diệt”ở đây cũng không phải là tiêu diệt, mà là “dẹp” qua một bên, hay còn có nghĩa là “không để sanh ra”, tức là “vô sanh”! Tiếng Việt ta thật hay: sanhsự thì sự sanh! Vô sanh thì vô sự, mà vô sự thì bình an: “Bình an vô sự”! Vậy nếu ta … luyện tập giỏi, ta có thể “diệt độ chúng sanh” đựơclắm chớ! Diệt độ hết chúng sanh mà thực ra không có chúng sanh nào đượcdiệt độ cả, bởi có còn sanh ra nữa đâu mà diệt!

Nhưng hình như thế vẫn còn chẳng phải!

Đỗ Hồng Ngọc
(Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2022(Xem: 3226)
Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa Kệ Bāhiya Sutta (Thể song thất lục song bát) * Lê Huy Trứ
20/09/2022(Xem: 1842)
"Bài kinh giảng cho Girimānanda" / Girimānanda Sutta (AN 10.60) là một bài kinh ngắn nhưng thuyết giảng về một phép luyện tập thiền định thật quan trọng, thiết thực và cụ thể, giúp người đau ốm mượn hơi thở để trở về với chính mình, làm lắng dịu các sự đau đớn trên thân thể và mọi lo lắng trong tâm thần. Ở các cấp bậc lắng sâu hơn, phép luyện tập này cũng có thể làm cho căn bệnh hoàn toàn chấm dứt, mang lại một niềm hân hoan và thanh thoát thật sâu xa.
16/09/2022(Xem: 1684)
Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.
15/09/2022(Xem: 1572)
TIỄN BẠN Tuệ Thiền Lê Bá Bôn Ừ thì bạn đi trước Mình rồi cũng theo sau U70 đã cạn Ai cũng đã bạc đầu
07/09/2022(Xem: 1580)
Cái tôi" là một sự cảm nhận về con người của mình, một thứ cảm tính giúp mình nhận biết và phân biệt mình với kẻ khác và môi trường chung quanh, tức là thế giới. Qua một góc nhìn khác thì chính mình và thế giới sở dĩ hiện hữu là nhờ vào sự cảm nhận hay cảm tính đó về cái tôi của chính mình. Theo cách nhận định đó thì "cái tôi" không phải là quá khó hiểu, thế nhưng chúng ta lại thường hay thổi phồng "cái tôi" đó và phóng tưởng nó xa hơn, biến nó trở thành một cái gì khác quan trọng và rắc rối hơn, khiến cuộc sống của mình cũng trở nên phức tạp hơn.
02/09/2022(Xem: 3474)
CHÁNH PHÁP Số 130, tháng 9 2022 Hình bìa của MoeRasmi (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NẮNG HẠ NHÂM DẦN - 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
31/08/2022(Xem: 1713)
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc.
28/08/2022(Xem: 1661)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 2746)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 2118)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567