Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vậy mà chẳng phải vậy

30/03/201303:38(Xem: 7082)
Vậy mà chẳng phải vậy

VẬY MÀ CHẲNG PHẢI VẬY
Đỗ Hồng Ngọc

do-hong-ngocLại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.

Hơn hai ngàn năm trăm năm sau, chúng ta cũng đang rất muốn nghe, cũng đang dỏng tai lên mà nghe, bởi chưa bao giờ con người sống trong sợ hãi, lo âu, căng thẳng như bây giờ, với chiến tranh dịch bệnh thiên tai đủ thứ! Con người mắc đủ thứ bệnh tật mà y học dù rất tiến bộ cũng lúng túng, bó tay… Các loại bệnh cứ xà quần, hết thứ này sanh thứ khác, bởi cái gốccủa nó không ở cái thân xác kia, nên đi đủ thứ bác sĩ cũng không khỏi cho đến khi vớ phải một… lang băm! Y học đã phải bào chế ra nhiều thứ thuốc, nào an thần, nào thuốc ngủ, nào giải lo (anxiolytique), thậm chí những thứ thuốc cực mạnh để cắt đứt cơn suy nghĩ của con người, làm cho họ rơi vào trạng thái hôn mê ngắn hạn để được thảnh thơi đôi chút, xa rời đôi chút với những lo âu phiền muộn sợ hãi bao quanh!

Phậtbảo: Muốn hàng phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần “diệt độ” tất cả chúng sanh, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết bàn sạch trơn, nhưng rồi thật ra… chẳng có chúng sanh nào đựơc diệt độ cả!

Ốitrời! Thiệt là choáng váng! Chưa kịp trấn tĩnh, Phật đã nói tiếp: “Tại sao vậy? Tại vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì… chẳng phải là Bồ tát! ”. Lúc đó hẳn một số người trong thính chúng cũng hoang mang, thôi không dám làm Bồ tát nữa và xin rút lui có trật tự! Chính Tu Bồ Đề cũng phải kêu lên: Con có thể hiểu không khó những lời Phật dạy, nhưng liệu năm trăm năm sau, người tacó thể hiều được không? Phật đã phải quở ngay: “Ông chớ nói thế!”. Bởi Phật tin tưởng ở tương lai, người ta có thể hiểu Phật nhanh hơn, phương tiện truyền thông tiến bộ hơn, và… đời sống con người càng… khổ đau hơn,dù vật chất có được cải thiện mà phiền não thì cứ gia tăng! Tuy vậy, Phật cũng nói thêm: Sau này, ai được nghe mà “không kinh, không hãi, không sợ” thì người đó hẳn phải có nhiều “thiện căn”! Nửa thế kỷ trước đây, Edward Conzé, nhà Phật học nổi tiếng, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh, bảo bạn ông, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch đó đã kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhưng Erward Conzé không thấy điên, lại còn khẳng định: hiệu quả sẽ đựơc chứng minh qua áp dụng vào đời sống hằng ngày! Vậy chắc hẳn phải có điều gì đó… bí ẩn! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kim Cang cả ngàn lần, rồi mới cảm hứng viết “Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đà”…! Còn người xưa thì cũng đã “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”!.

Cho nên thật không dễ chút nào!

Phậtnói muốn hàng phục tâm thì có bao nhiêu loại chúng sinh, dù sinh từ thai, sinh từ trứng, từ thấp, từ hóa, từ có hình hoặc không có hình, từ có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc chẳng có tưởng mà cũng chẳng phải chẳng có tưởng… đều phải “diệt độ” tất cả, cho vào… “Niết bàn” sạch trơn! Rồi, tuy“diệt độ” vô số sô lựơng vô biên chúng sanh như vậy mà thật ra… chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả! Lâu nay ta vẫn nghĩ chúng sanh là beings, là êtres, là những sinh vật- gồm có cả con người trong đó nên “diệt độ” hết chúng sanh thì ta ở với ai? Có sách nói phải diệt hết chúng sanh đi mà đừng kể công, ấy mới là lòng quảng đại của Bồ tát. Có sách lại bảo chúng sanh ở đây không phải là người, không phải là sinh vật mà là những tư tưởng, những ý nghĩ trong đầu chúng ta! Mỗi sách một phách, dễ tẩu hỏa nhập ma!

Nghĩcho cùng, cốt lõi có lẽ nằm ở hai chữ “chúng sanh”! Giải mã được từ khóa này thì mở được “Càn khôn đại nã di tâm pháp” như Vô Kỵ dưới hầm sâu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung! Một hôm, tôi đem thắc mắc “chúng sanh” này hỏi một vị sư. Sư trả lời ngắn gọn: Tùychúng duyên nhi sanh! Rồi thôi, chẳng nói gì thêm. Thế là đã đủ, đã rõ!Vậy mà phải mất bao nhiêu thời gian trăn trở, kiếm tìm, suy gẫm. Tôi hiểu tại sao các vị thiền sư thường bắt học trò giã gạo, gánh nước, bửa củi nhiều năm mà chả chịu dạy gì, cho đến khi đủ chín muồi tự trong bản thân học trò! Cũng như người xưa đến thầy xin học thuốc, thầy coi giò coi cẳng xong mới cho vào học, lúc đầu bắt chẻ thuốc, bào thuốc, tán thuốc, sắc thuốc… chừng năm bảy năm trời rồi mới cho bắt mạch, kê toa, bởi lầm một chữ là chết người. Đến khi thành tài… thầy còn gả con gái cho không chừng! Như vậy có thể nói chúng sanh ở đây không phải là chúngsanh như ta vẫn hiểu mà là do các “chúng duyên” mà “sanh” ra thôi! Duyên hết thì chúng sanh cũng hết! Học Phật không được chỉ dựa vào câu chữ mà cũng không được rời câu chữ! Ở đoạn sau của Kim Cang nói rõ: “chúng sanh tức phi chúng sanh”! Ta làm quen cách nói “tức phi… thị danh” trong Kim Cang! Đây là thứ ngôn ngữ “phá chấp”, cũng gọi là “ngônngữ ly niệm”, nhằm giúp phá vỡ “khái niệm” đã đóng khuôn trong vỏ não ta từ lâu. Bởi muốn giúp giải thoát con người thì trước hết phải vựơt qua những khái niệm, những định nghĩa cứng ngắc, chằng chịt, như lướinhền nhện làm cho con người bị gò bó, dính mắc, khó mà thoát ra được. Mỗi ngành học đều có những terminology, thuật ngữ riêng của mình. Danh từ y học chẳng hạn, chỉ người trong ngành hiểu với nhau, người ngoài không sao hiểu chính xác đựơc, thậm chí một số từ y học không thể dịch mà phải phiên âm, phải giữ nguyên gốc để diễn đạt đầy đủ ý nghĩa sâu xa nhất. Chính vì thế mà các thầy thuốc thường châm… tiếng Latinh với nhaukhi nói chuyện, làm cho bệnh nhân nghe chới với không hiểu mô tê, rồi có khi diễn dịch sai, hiểu lầm, đâm ra hoang mang.

Tùy“chúng duyên nhi sanh” là tùy theo các duyên mà sanh ra thứ “chúng sanh” này hay “chúng sanh” khác! Cho nên mới có “vô số vô lượng vô biên”chúng sanh! Bản thân ta cũng là một chúng sanh vì do các “uẩn” (chúng) sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà thành…. Nói cách khác, do ba mẹ mình “duyên”… với nhau mà có mình, chớ nếu hai người “vô duyên đối diện bất tương phùng” thì còn lâu! Đó là chưa kể ông nội “gặp gỡ” bà nội, ôngngoại “gặp gỡ” bà ngoại. ( Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gìhaykhông? ND). Cho nên mình mới có cơ hội mang gène của cả dòng họ kể cả gène tính khí hoặc gène suyễn, tiểu đường! Hai nguyên tử H và O “duyên”với nhau thì sinh ra thứ này hay thứ khác, nếu thêm C vào nữa thì có khi thành dấm, có khi thành rượu! Ta mà “duyên” với rượu thì cũng lắm chúng sanh sẽ được tạo ra! Cơn giận chẳng hạn. Vì một lời nói xúc xiểm nào đó của ai đó có khi làm ta bừng bừng nổi giận! Lời qua tiếng lại mộtlúc thì “chúng” đã “sanh” ra lắm chuyện! Từ chúng sanh “lời nói” có thểchuyển sang chúng sanh “đấm đá”… như chơi! Cơn giận, lòng tham, nỗi buồn, sự sợ hãi, lo âu, căng thẳng… đều là những “chúng sanh”, nó quậy phá trong tâm ta làm cho ta bị bấn loạn, phiền não, khổ đau không ngớt! Ngay cả những con người rất dễ thương quanh ta, có khi mới sáng sớm là tiên, là nhơn, chiều đến đã biến thành Atula, Dạ xoa… các thứ! Mà ta cũng vậy dưới mắt người khác!

Cóthực “ba cái lăng nhăng nó quấy ta” chăng? Không hẳn! Gió không động, phướn không động. Tâm ta mới động. Tâm ta mà thanh tịnh rồi thì “chấp” hết! Cơn giận nỗi buồn gì cũng “diệt độ” xong ngay! “Chúng” nào “sanh” ra thì ta… “diệt độ” hết, nghĩa là dẹp bỏ sạch trơn. Đến lúc mặt hồ không xao động thì ánh trăng mới vằng vặc soi! Nhưng, còn lâu! Còn phải khổ công rèn luyện dài dài! Không thể nóng vội được. Thiệt ra chữ “diệt”ở đây cũng không phải là tiêu diệt, mà là “dẹp” qua một bên, hay còn có nghĩa là “không để sanh ra”, tức là “vô sanh”! Tiếng Việt ta thật hay: sanhsự thì sự sanh! Vô sanh thì vô sự, mà vô sự thì bình an: “Bình an vô sự”! Vậy nếu ta … luyện tập giỏi, ta có thể “diệt độ chúng sanh” đựơclắm chớ! Diệt độ hết chúng sanh mà thực ra không có chúng sanh nào đượcdiệt độ cả, bởi có còn sanh ra nữa đâu mà diệt!

Nhưng hình như thế vẫn còn chẳng phải!

Đỗ Hồng Ngọc
(Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2016(Xem: 10351)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6389)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13300)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
23/04/2016(Xem: 8108)
Bình bát cơm ngàn nhà Thân chơi muôn dặm xa Mắt xanh xem người thế Mây trắng hỏi đường qua
22/04/2016(Xem: 11294)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6064)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao. Chuyện là chúng tôi có Vườn Yêu Thương. Triết lý cũng rất giản đơn và do thầy Hùng - người lập ra công ty sách Thái Hà của chúng tôi đưa ra: “Chút điều xấu cùng ngăn cùng giữ. Chút điều lành cùng thử cùng làm”.
16/04/2016(Xem: 8223)
Rohith Vemula không bao giờ có thể thoát ra khỏi những sự trói buộc của nhóm “sinh đẻ hạ cấp" của mình. Anh đã là một "Dalit" - một thuật ngữ dịch nôm na là giới "bị đổ vỡ, hư hỏng vứt đi" - một nhóm của những tầng lớp thấp nhất được gọi là "Hạ tiện". Những điều ghi chép trong nhật ký cá nhân và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của anh ta đã mở ra cho thấy một cuộc sống đầy ngập những khó khăn của việc lớn lên trong sự nghèo khó, và những phấn đấu với một xã hội mà, đối với anh, dường như chống lại sự tiến bộ của một sinh viên như anh. Cái đòn sau cùng làm anh gục ngã là khi trường đại học Hyderabad Central University thu hồi lại học bổng rất khó khăn mới đạt được của anh sau khi có một nhóm những sinh viên khác, phần lớn thuộc đẳng cấp cao, báo cáo là anh đang tham dự trong những hoạt động "phản quốc" - - như trường hợp, biểu tình phản đối việc xử tử hình một tên khủng bố mà anh đã tin là bị xử oan .
07/04/2016(Xem: 7694)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
04/04/2016(Xem: 7935)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 9057)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]